Triết gia Kim Định với văn hoá dân tộc

03:19 CH @ Thứ Năm - 28 Tháng Năm, 2015

Tên tuổi Kim Định không nói lên điều gì trước đây 15 năm và hơn nữa ở Việt Nam. Cho dù là tác giả của 45 tác phẩm với khoảng 8.000 trang, chuyên về Văn Hóa Việt Nam, còn gọi là “Kinh Việt Nam” (NV).

Trong lần sửa đổi gần đây 09.2012, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia có đăng:

“Giáo sư Kim Định tên đầy đủ là Lương Kim Định (15 tháng 6, 1915 – 25 tháng 3, 1997) là giáo sư, nhà triết học, linh mục Việt Nam. Ông có công lớn trong việc xây dựng nền tảng cho triết học Việt Nam (mà ông gọi là Triết Việt hay Nho Việt ).

Mất tại Carthage, Missouri, Mỹ, thọ 82 tuổi. Trường phái: Nho Việt, Triết Việt. Kim Định sinh tại Trung Thành thuộc huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Ông tốt nghiệp môn Triết học tại Giáo Hoàng Chủng Viện Saint Albert Le Grand. Năm 1943 đến 1946 ông dạy triết học tại Đại Chủng Viện Quần Phương, giáo phận Bùi Chu.

Năm 1947, ông lại sang Pháp nghiên cứu về triết học 10 năm. Ông tốt nghiệp Triết học tại Học viện Công giáo Paris (Institut Catholique de Paris), và tốt nghiệp Nho học tại Học Viện Trung Hoa Paris (Institut des Hautes Etudes Chinoises), Paris. Năm 1958 ông dạy triết học phương Đông tại Học viện Lê Bảo Tịnh, Trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, Viện Đại học Vạn Hạnh và Viện Đại học Đà Lạt. Cùng với Nguyễn Văn Thích và giáo sư Nguyễn Ðăng Thục, ông là người khai mở khoa Triết học Đông phương tại Trường Đại học Văn khoa từ năm 1958 và sau này tại vài trường đại học khác. Từ những năm 1960, ông bắt đầu cho ra mắt một loạt những cuốn sách về minh triết Việt, mở đầu là cuốn Nguyên Nho / Cửa Khổng...”

Tinh thần Văn Hóa Việt Nam nhân bản với tinh hoa Minh Triết và Triết Lý Việt, bắt đầu từ đời sống Văn Hóa Nông Nghiệp Lúa Nước của Việt Tộc cùng với những tên gọi như: Viêm Việt, Cửu Lê, Việt Thường, Hoàng Việt, Di Việt, Man Việt, Miêu Việt, Bách Việt… đã tồn tại cách nay hơn một vạn năm.

Đại chủng Viêm Việt, sau gọi Bách Việt đã từng là chủ nhân Văn Hóa, Ngôn Ngữ và Nông Nghiệp Lúa Nước trên một địa bàn rộng lớn từ nam sông Hoàng Hà tới sông Dương Tử và kéo dài xuống Bờ biển Thái Bình Dương.

Tinh thần Văn Hóa ấy đã lọt vào mắt xanh của Triết gia Kim Định qua những tác phẩm trong “Kinh Việt Nam” và trở thành “Hiện tượng Kim Định” trong lĩnh vực Triết học văn hóa và Triết học sử Việt Nam, có ảnh hưởng rất lớn tới các nhà nghiên cứu văn hóa & lịch sử như Trần Quốc Vượng, Nguyễn Khắc Mai, Trần Ngọc Thêm … chưa kể đến trường phái An Vi ở ngoài nước với Trung tâm An Việt toàn cầu tại London, England.

Được học tập và nghiên cứu tại các Trung tâm Giáo Dục Hàn Lâm Thế Giới về các môn khoa học cơ bản như triết học, thần học, khảo cổ học, nhân chủng học, văn hóa học, ngôn ngữ học, phân tâm học, huyền học, hiện tượng học, cấu trúc luận và những kiến thức của khoa học vật lý hiện đại, đã đúc kết trong con người ông một “năng lượng trí tuệ nhân loại”.

Chính nguồn “năng lượng trí tuệ nhân loại” ấy đã tô thắm thân thế và sự nghiệp của ông như một nhà văn hóa với số lượng tác phẩm có nội dung đầy đủ nhất về Văn Hóa Việt Nam từ trước tới nay (kể từ Lê Quý Đôn năm 1773 với “Vân Đài Loại Ngữ”, được cho là người đầu tiên viết Bách khoa thư về Văn Hóa Việt Nam).

Có thể bắt đầu từ những tác phẩm kinh điển của Triết gia Kim Định, được coi như cuốn Kinh Việt Nam. Tất cả gồm 46 quyển, thất lạc 5 còn 41.

Xin Quý vị độc giả lưu ý những tác phẩm có vai trò cấu trúc hệ thống nền tảng tiêu biểu:

Chữ Thời, Việt Lý Tố Nguyên, Gốc rễ Triết Việt, Cửa Khổng, Vấn đề nguồn gốc Văn hóa Việt Nam, Cơ cấu Việt Nho, Dịch Kinh Linh Thể, Tinh Hoa Ngũ Điển, Pho tượng đẹp nhất của Việt tộc.( X. vietnamvanhien.net )

Song song với việc nghiên cứu Bộ sách “Hành trình tìm lại cội nguồn”, “Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt” và “Tìm cội nguồn qua di truyền học”của Hà Văn Thùy trước và sau khi có kết quả xét nghiệm ADN từ các công trình nghiên cứu ở Việt Nam và Thế giới, độc giả có thể tìm hiểu, tra cứu các tác giả nước ngoài ở các phần chú giải và kiểm chứng từng vấn đề, sự kiện cụ thể.

Xin giới thiệu ba trung tâm Nghiên Cứu Cổ Nhân Học, Khảo cổ học đầu tiên về bức tranh Hành trình của Nhân loại và nền Văn minh nông nghiệp lúa nước đầu tiên trên thế giới – Đông Á- Đông Nam Á với trung tâm là Việt Nam:

  • Prof.AliceRoberts (Birmingham University & BBC) /youtube.com/watch?v=FxstOfFUlSY&feature=endscreen&NR=1, Châu Á
  • Bradshow Foundation Origins Archives (Britain)
  • Nhóm GS J.Y. Chu - PNAS (USA), từ kết quả nghiên cứu gene di truyền, đã đưa ra những bằng chứng về sự thắng thế của Thuyết một trung tâm về nguồn gốc loài người và trung tâm văn minh nông nghiệp đầu tiên của nhân loại là Đông Nam Á .

Lưu ý cách tiếp cận quá khứ bằng sự phân biệt nếp sống Văn Hóa, chứ không căn cứ trên chủng tộc; bằng các phương pháp Huyền sử và Duy sử, nắm vững cơ cấu/cấu trúc/mạch dọc của sự vật, hiện tượng để nhận diện rõ đâu là Văn Hóa Nông Nghiệp, đâu là Văn Hóa Du Mục; đâu là Việt Nho, Tần Nho, Hán Nho, Tống Nho, Đường Nho, Minh Nho …

Chúng ta, từ thời cha ông, suốt mấy ngàn năm sống bên cạnh một cường quốc quá lớn cả về nhân lực lẫn vật lực, luôn bị mặc cảm là tiểu nhược man di, mượn chữ viết nhờ, bị Hán hóa từ gốc… Mạch sống và tinh thần văn hóa tiền sử của Bách Việt bị chôn vùi vĩnh viễn trong dĩ vãng. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến thiếu thông tin, nhận thức và ý thức của nhiều thế hệ người Việt cho đến đầu thế kỷ 21 này về cội nguồn Văn Hóa Dân Tộc.

Sau khi lịch sử được khai quật từ gốc rễ, sự thật được sáng tỏ, chúng ta được giải phóng khỏi sự cầm tù của mặc cảm truyền kiếp nói trên.
Chúng ta có cơ sở để xác định lại những giá trị nguyên sơ của bản sắc văn hóa Việt Nam, đơn cử, về quan điểm nhân sinh là Nhân chủ, Thái hòa, Tâm linh.

  • Nhân chủlà Con Người nối kết được Tiểu Ngã với Đại Ngã, mà Đại Ngã là vô biên. Và chính cái vô biên đem lại cho con người vị trí cao cả và bình đẳng Trong cơ cấu Tam Tài – Thiên, Địa, Nhân: Vua Trời, Vua Đất, Vua Người, làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống, tự lực, tự cường, linh hoạt và sáng tạo.
  • Thái hòa là sống hòa đồng với thiên nhiên, con người, gia đình, xã hội và thế giới bằng tình lý tương tham, tương thân, tương ái với cốt cách là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
  • Tâm linhlà giao hòa, linh ứng với vạn vật trong thế giới siêu nhiên. Nói cách khác, tâm linh là nguồn sống và nguồn sáng.

Nền văn hóa này Triết gia Kim Định gọi là Việt Nho, bởi những giá trị kinh điển của Nho Giáo nguyên thủy, xuất xứ từ trong lòng văn minh nông nghiệp lúa nước mà Việt tộc là chủ nhân. Sau có sự xâm lăng từ phương Bắc của người Mông Cổ phương Bắc xuống Viêm Việt. Trong cuộc xâm lấn này hai tộc người Mông Cổ phương Bắc và Viêm Việt hòa huyết với nhau, xuất hiện người Hoa Hạ (còn gọi là Mông Cổ phương Nam). Tiếp thu và ảnh hưởng sâu sắc văn hóa Nho giáo, nhưng mang bản sắc du mục, cộng đồng Hoa Hạ phát triển và lấn át Việt Nho (Tần Thủy Hoàng đốt sách chôn Nho) và khôn khéo giữ lấy tinh hoa Việt Nho, xóa tên Việt để nghiễm nhiên trở thành Tần Nho. Sau đó, thời Hán, Nho giáo phát triển cực thịnh, trị vì suốt hơn bốn trăm năm (206 TCN-220), Hoa Hạ trở thành Đại Hán, văn hóa thì gọi là Hán văn, văn tự gọi là Hán tự, lấn át cả Trung Hoa thời hiện đại. Văn hóa Đại Hán lan rộng tới các lân bang và Việt Namkhông phải là ngoại lệ.

Suốt mấy ngàn năm người Việt chịu lép vế trước Đại Hán và mang tiếng là bị Hán hóa và là hậu duệ của Tàu. Ngày nay, đau lòng khi nghe một số bậc thầy về văn hóa và ngôn ngữ Trung Quốc nói rằng thời Tần nói tiếng Hán, rồi đến các tác giả và nhà xuất bản văn hóa Việt Nam cũng thiếu thông tin khi đặt tên cuốn từ điển tiếng Trung Quốc và tiếng Việt Nam là “Từ điển Hán-Việt”,trong khi vẫn tồn tại từ điển Trung –Việt nhưng chữ Trung Quốc gọi là chữ Hán mà không lời giải thích.

Có một tiểu tiết đáng nhớ là hơn bốn ngàn năm, kể từ thời Nhà Hạ 2697 TCN (có sách ghi 2205 TCN) đến Cách mạng Dân Chủ Tư Sản năm Tân Hợi 1911, Trung Quốc không có tên nước chung mà chỉ mang tên các dòng họ gắn với các triều đại. Năm 1912 Quốc Dân Đảng đặt tên Trung Hoa Dân Quốc. Sau đó, Cách mạng Vô sản 1949, giai cấp vô sản cướp chính quyền, xua đuổi Trung Hoa Dân Quốc xuống Đài Loan/Đài Bắc (tương tự như Hoa Hạ xua đuổi Bách Việt xuống Lưỡng Quảng và Bắc Việt) và đặt tên Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Như vậy, văn hóa Hán đã thành công bằng hành vi “Cả vú lấp miệng em” ngay nội tại Trung Quốc, sang Việt Nam và lan tỏa khắp thế giới.

Tên gọi Trung Hoa, Trung Quốc chỉ mới tồn tại gần một trăm năm nay so với gần năm ngàn năm lịch sử. Có lẽ nơi dùng nhiều nhất là cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc và Việt Nam từ quãng bảy mươi năm trở lại đây (từ trước đến nay dân ta chỉ gọi là Tàu, Hán hay Hoa).

Trên thế giới không đâu gọi là Chung Kou mà chỉ duy nhất gọi là nước Tần hay nước Gốm sứ, lần lượt : Chine, Porcélan (Pháp và Khối Francophonie), China, Porcelan (Anh, Mỹ và Khối German), Kitaij/Kitai/Kina/Китай, Порселан (Nga và Khối Slave), Hiina (Baltic), Porcelán, Porzelan (Hungary, Germany), Chinee, chinaware, porcelain (Ấn Độ), Κίνα, Πορσελάνη (Hy Lạp), Sinuso/Sinuse (Esperanto), çini (Thổ Nhĩ Kỳ)…

Chúng ta ngày nay mang một sứ mệnh lớn lao với Tổ Tiên, với chính chúng ta và với thế hệ con cháu là rửa nỗi nhục ngàn năm để lấy lại Tinh Thần Văn Hóa Việt Nho, Đạo Việt An Vi, Minh Triết & Triết Lý Việt, khôi phục lại thân phận, diện mạo Dân Tộc và hòa nhập với Thế giới.

Từ nay trở đi, nếu mỗi cá nhân người Việt vô tình, vô ý hay cố ý lãng quên

Đạo Việt thì tương lai Đất Nước sẽ là “Mấy ngàn năm Ta lại là Ta”.

Xuân Quý Tỵ 2013 Thăng Long – Hà Nội

Lê An Vi

Dân ta nên biết sử ta
Cái gì không biết thì tra Gu Gừ

Tài liệu tham khảo

1. Triết gia Kim Định, 41 tác phẩm (còn gọi Kinh Việt Nam) và các nghiên cứu của nhiều tác giả về Văn Hóa Việt Nam - vietnamvanhien.net, anviettoancau.net, dunglac.org, minhtrietviet.net, laclong.tk (Thư viện đồ sộ về VHVN).
2. Việt Nhân, Bộ sách Văn Hóa Đông Nam 3 tập, vietnamvanhien.net phát hành.
3. Hà Văn Thùy, “Hành trình tìm lại cội nguồn” NXB Văn Học 2008, “Tìm cội nguồn qua di truyền học” NXB Văn Học 2011.
4. Bradshowfoundation.com
5.youtube.com/watch?v=FxstOfFUlSY&feature=endscreen&NR=1, CHÂU Á. Alice-roberts.co.uk
6. Ph.D Trần Đại Sĩ, Thử tìm lại biên giới cổ của Việt-Nam,
Viện Pháp-Á (Institut Franco-Asiatique/ IFA)
7. Stephen Oppenheimer, Địa đàng ở Phương Đông NXB Văn Học 2004.
8. Chu J.Y et al: Genetic relationship of population in China. Proc. Natl. Acad. Sci. USA 1998 No. 95, p. 11763-11768.
9. LI YIN, Distribution of halotypes from a chrosmosomes 21 Region - distinguishes multiple prehistotic human migrations - Proc.of Natl. Acad. Sci - USA, Vol.96, pp. 3796-3800 (1999).
10. F. Jullien, Minh Triết Phương Ðông & Triết Học Phương Tây , NXB Ðà Nẵng,VN, 2003 , tr. 42 dịch từ "Un sage est sans idée ou lautre de la philosophie", Du Seuil, Pháp 02/1998.
11. Civilization, Cambrige University - A History of Chinese Civilization
12. The Cambridge History of Ancient China
13. Ballinger, S. W et al: Southeast Asian mitochrondrial ADN Analysis reverals genetic continuity of ancient Mongoloid migration. Genetic 1992 No.130, p. 139-145.
14. Li Yuese (simplified Chinese: 李约瑟; traditional Chinese: 李約瑟; British scientist, historian and sinologist known for his scientific research and writing on the history of Chinese science Chinese.
15. Colani Madelaine, EFEO, Văn hóa Hòa Bình và Bắc Sơn.
16. Nguyễn Đình Khoa, Về vấn đề nguồn gốc người Việt. Khảo cổ học số 3-4/12.1969. Con người thời Hùng Vương. Khảo cổ học số 9-10/06.1971.
17. Wilheim G. Solhem II, Ánh sáng mới trên vùng quên lãng, National Geographic, Vol. 139, No. 3, March 1971.
18. Bùi Văn Nguyên, Việt Nam và cội nguồn trăm họ. NXB KHXH Hà Nội – 2001.
19. Lê Mạnh Thát, Lịch sử Phật Giáo Việt Nam - 3 tập. NXB Tổng hợp TP.HCM phát hành năm 2006.
20. Lê Mạnh Thát, Lục Độ Tập Kinh và Lịch sử cội nguồn dân tộc ta.
21. Lê Mạnh Thát, Tổng tập Văn Học Phật Giáo Việt Nam - 3 tập. NXB Tổng hợp TP.HCM phát hành năm 2006.

Nguồn:Blog
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thời Hùng Vương tổ tiên ăn mặc thế nào?

    14/04/2016Nguyễn Vũ Tuấn AnhNgười Việt thời Hùng Vương đã có một nền văn minh rực rỡ, xứng đáng với danh xưng văn hiến trải gần 5000 năm, một thời huyền vĩ bên bờ nam sông Dương Tử.
  • Tâm linh: Nguồn sống và nguồn sáng của mùa xuân

    27/05/2015An Vi LêSuy đến cùng Tâm Linh chính là nền tảng của Văn Hóa Việt Nam từ cội nguồn. Tâm Linh vừa là nền móng vững bền, vừa là cái cột trụ trời, là cõi siêu linh của Văn Hóa Việt. Hội tụ đầy đủ các yếu tố đặc trưng siêu việt về cả Văn lẫn Vật, cả Văn lẫn Hiến, tự hào là: "Đất Nước Ngàn Năm Văn Vật và Văn Hiến Chi Bang."...
  • Cách tiếp cận các công trình nghiên cứu Nguồn gốc dân tộc

    16/04/2015Việt Nhân & Lê An ViViệc giải nghĩa thuật ngữ, từ ngữ trong các công trình nghiên cứu, cụ thể là các tác phẩm của các nhà nghiên cứu thuộc nhóm An Vi là một việc quan trọng và cần thiết...
  • Kim Định với việc nghiên cứu văn hóa Việt Nam

    09/03/2015GS.TSKH. Trần Ngọc ThêmBài viết gồm bốn nội dung: (1) Hiện tượng Kim Định; (2) Những điểm mạnh và những thành công của Kim Định; (3) Những điểm yếu và những hạn chế của Kim Định; (4) Cơ hội, thách thức và những trách nhiệm của chúng ta.
  • Khái niệm triết học tại Sài Gòn trước 1975

    02/08/2014Dương Ngọc DũngVề phương diện chính trị văn hóa có thể khẳng định ngay thành phố Sài Gòn là trung tâm của miền Nam, giống như Huế ở miền Trung hay Hà Nội ở miền Bắc. Cái gọi là triết học phần lớn phát xuất từ các trí thức Nam bộ có may mắn được đi học trường Tây và hấp thu văn hóa Pháp...
  • Về một thái độ vị chủng văn hóa

    29/07/2014Đỗ Minh TuấnCông trình là những đóng góp đáng trân trọng ghi nhận như là một trong những viên gạch đầu tiên lát trên con đường xây dựng một khoa học về văn hoá. Nhưng chính trong những mặt mạnh này công trình Tìm về bản sắc văn hoá dân tộc của Trần Ngọc Thêm cũng bộc lộ những hạn chế mà chúng tôi xin phân tích cụ thể dưới đây để mong rút kinh nghiệm cho những công trình tương tự...
  • Bước đầu tìm hiểu sự nghiệp triết gia Kim Định

    24/12/2012Hà Văn ThùyTôi xin trình bày ba vấn đề: Thứ nhất, đôi dòng về cuộc đời triết gia Kim Định. Thứ hai, bước đầu tìm hiểu sự nghiệp triết gia kim Định. Và thứ ba, thử đánh giá công hiến của triết gia Kim Định...
  • Triết lý giáo dục

    24/02/2012Kim ĐịnhVấn đề giáo dục và văn hóa khỏi nói ai cũng nhận là quan trọng. Vì vậy ngoài bộ quốc gia giáo dục còn có nhiều hội nghị giáo dục cũng nhóm họp để tìm giải đáp cho những vấn đề liên hệ...
  • Một số ý kiến về minh triết Việt

    02/01/2010TS. Hồ Bá ThâmLàm rõ đặc dểm và vai trò của minh triết Việt Nam trong lịch sử trong quá trình tiến lên văn minh, hiện đại...
  • Trở về cội nguồn minh triết Việt

    10/10/2009Hà Văn ThùyTrong ý nghĩa nào đó thì minh triết là “Sự khôn ngoan và sáng suốt trầm tích trong chiều sâu nhất của văn hóa và tỏa năng lượng nuôi dưỡng nền văn hóa dân tộc.” Vì vậy, muốn tìm cội nguồn của minh triết, trước hết phải tìm ra cội nguồn văn hóa.
  • Luận bàn về những vấn đề minh triết

    10/09/2009Hoàng Ngọc HiếnMinh triết trong vốn trí tuệ và tâm linh của chúng ta không tách rời minh triết nhân loại bao gồm minh triết của nhiều nền văn minh, nhiều khu vực văn hóa, tôn giáo…. Ngay trong bản thân minh triết lưu hành ở Việt Nam có thể tìm thấy nhiều vết tích vang vọng của minh triết những nền văn hoá, văn minh khác. Người Việt không thể không tìm hiểu minh triết của những nền văn hoá khác. Công việc này giúp chúng ta thấy được rõ hơn, tinh tế hơn bản sắc riêng của mình. Đồng thời thấy được tính phổ quát của minh triết, thấy dược cái chung giữa ta và người, cũng có thể xem đây là một sự chuẩn bị tinh thần đi vào con đường hội nhập.
  • xem toàn bộ