Tác phẩm của triết gia Kim Định

11:19 SA @ Thứ Hai - 06 Tháng Bảy, 2015

Nếu đề cập đến Thành Tựu Văn Hóa của Cố Triết Gia KIM ĐỊNH thì có lẽ Ngài đã thực hiện được một TỔNG HỢP Đông Tây về phương diện Triết Học dựa trên những Nguyên Lý của nền Siêu Hình KINH DỊCH đồng thời thâu tóm TINH HOA các bộ môn Khoa Học, Triết Học Hiện Đại. Thành quả là một Công Trình Văn Hóa đồ sộ bao gồm khoảng 45 tập sách mà 32 Tác Phẩm Triết Học đã ra đời xoay quanh hai Chủ Đề Chính Yếu là AN VI và VIỆT NHO.

Sở dĩ phải phân ra hai Chủ Đề là vì từ ngữ AN VI được sử dụng mỗi khi cần bàn đến NỘI DUNG của Triết Thuyết MỚI do Cố Triết Gia khai sáng, còn VIỆT NHO được dùng để nhấn mạnh đến NGUỒN GỐC của Nho Giáo. Đó là một trong vài Tiêu Chuẩn sẽ được áp dụng ở đây để sắp xếp các Tác Phẩm của Ngài.

Tuy nhiên, trong thực tế, việc áp dụng Tiêu Chuẩn nêu trên không phải lúc nào cũng được dễ dàng. Lý do là nếu có thể sắp xếp một số tác phẩm của Ngài vào chủ đề AN VI do việc nhấn mạnh đến Nội Dung của Triết Thuyết, và nếu có thể liệt kê một số khác vào chủ đề VIỆT NHO vì đề cập chính yếu đến Nguồn Gốc VIỆT của Nho Giáo, thì cũng có một số Sách còn lại khó mà phân biệt được Chủ Đề nào (An Vi hay Việt Nho) là chính yếu ? Do đó, với Tiêu Chuẩn đang áp dụng liên quan đến các tác phẩm có thể sắp chung vào tiêu đề lớn là AN VI & VIỆT NHO chúng tôi sẽ phân chia thêm ra làm 3 tiêu đề nhỏ là: 1)An Vi 2) Việt Nho 3) Sách Còn Lại.

Một Tiêu Chuẩn khác cũng được áp dụng ở đây cho một vài tác phẩm tuy chứa đựng nội dung An Vi hay Việt Nho nhưng liên quan chính yếu đến một lãnh vực quan trọng (như Giáo Dục). Do đó, có một tiêu đề lớn khác là GIÁO DỤC.

Thêm một Tiêu Chuẩn nữa mà Cố Triết Gia có đề cập đến lúc sinh tiền qua thuật ngữ “Thứ Tự Sinh Thành”. Có lẽ do nguồn Sáng Tạo nơi Cố Triết Gia quá Phong Phú, nên Ngài sáng tác suốt cả cuộc đời và các tác phẩm của Ngài được ‘ra đời’ theo ‘Thứ Tự Sinh Thành’ của từng tác phẩm. Vậy nên, những người đọc Ngài được khuyên nên đọc theo thứ tự nêu trên để dễ ‘nắm bắt’ Tư Tưởng của Ngài.

Chúng tôi sẽ cố gắng Dung Hòa tiêu chuẩn ‘Thứ Tự Sinh Thành’ với các tiêu chuẩn khác. Ngoài ra, vào gần cuối đời, Cố Triết Gia ý thức về nhu cầu Phổ Biến rộng rãi hơn trong quần chúng, An Vi và Việt Nho, đã viết thêm một số sách dễ hiểu hơn cho mục tiêu nêu trên. Do đó, các Sách loại này, tuy được viết sau cùng, nhưng chúng tôi sắp xếp trong tiêu đề lớn NHẬP MÔN cùng với tác phẩm ‘Những Dị Biệt Giữa Hai Nền Triết Lý Đông Tây’ là Sách tập hợp những bài viết Đầu Tiên của Cố Triết Gia vào đầu thập niên 1960.

Ngoài ra, Cố Triết Gia còn viết hoặc sửa chữa một vài Tác Phẩm vào cuối đời để đánh dấu sự ‘Cất Cánh’ của An Vi Và Việt Nho ra với toàn vùng Đông Nam Á, Thái Bình Dương và khắp Năm Châu. Giai đoạn này có tên là THÁI BÌNH.

Ý thức rằng sự Sắp Xếp nào cũng không tránh khỏi, trong mức độ nào đó tính cách Chủ Quan hay Cưỡng Cầu, chúng tôi chỉ biết cố gắng làm công việc này theo sức hiểu biết thô thiển của mình, trong khi chờ đợi một Bảng Liệt Kê hoàn bị hơn trong Tương Lai.

Ngoài ra, trong mức độ thời giờ và công việc cho phép, chúng tôi sẽ lần lượt cho lên trang mạng Minhtrietviet.net toàn bộ 32 Tác Phẩm của Cố Triết Gia LƯƠNG KIM ĐỊNH.

DANH MỤC 32 TÁC PHẨM CỦA TRIẾT GIA KIM ĐỊNH

NHẬPMÔN

1.1 Những Dị Biệt giữa hai nền Triết Lý Đông Tây

2.2 Hưng Việt

3.3 Gốc Rễ Triết Việt

4.4 Cẩm Nang Triết Việt

5.5 Việt Triết Nhập Môn

GIÁO DỤC

6.1 Triết Lý Giáo Dục

7.2 Định Hướng Văn Học

8.3 Hiến Chương Giáo Dục

9.4 Vấn Đề Quốc Học

AN VI & VIỆT NHO

– AN VI

10.1 Cửa Khổng

11.2 Nhân Chủ

12.3 Tâm Tư

13.4 Chữ Thời

14.5 Vũ Trụ Nhân Linh

15.6 Phong Thái An Vi

– VIỆT NHO

16.1 Hồn Nước với Lễ Gia Tiên

17.2 Việt Lý Tố Nguyên

18.3 Dịch Kinh Linh Thể

19.4 Triết Lý Cái Đình

20.5 Cơ Cấu Việt Nho

21.6 Tinh Hoa Ngũ Điển

22.7 Vấn đề Nguồn Gốc Văn Hóa VN

– SÁCH CÒN LẠI

23.1 Lạc Thư Minh triết

24.2 Loa Thành Đồ Thuyết

25.3 Văn Lang Vũ Bộ

26.4 Hùng Việt Sử Ca

27.5 Kinh Hùng Khải Triết

28.6 Pho Tượng Đẹp Nhất Của Việt Tộc

29.7 Sứ Điệp Trống Đồng

THÁI BÌNH

30.1 Đạo Trường Chung Cho Đông Á

31.2 Hoa Kỳ &Thế Chiến Lược TCầu

32.3 Thái Bình Minh triết

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Lương Kim Định một gương mặt sĩ phu lớn thế kỷ XX

    06/07/2015Nguyễn Khắc MaiTưởng nhớ Triết gia Kim Định, tôi hình dung tới một cây cổ thụ sum xuê, tỏa bóng. Dẫu cổ thụ nào cũng có cành cộc, nên chớ làm con kiến leo ra leo vào. Hãy cố trèo cho đến cành cao, bằng không thì đứng tựa thân cổ thụ nhìn xa ra một chân trời mới, tìm cho mình một Đạo trường , để cho mình được sống An vi, Nhân bản, như cánh diều buộc nơi gốc cây, bay bổng trên trời cao, vẫn níu giữ, gắn liền với nguồn cội...
  • Triết gia Kim Định với minh triết Việt

    04/07/2015Hà Văn ThùyĐơn thương độc mã và chịu nhiều sự đả kích, trong 50 năm qua, triết gia Kim Định đã có những khám phá độc đáo về Minh triết Việt. Tiểu luận này bước đầu trình bày những cống hiến của ông...
  • Vài lời chia sẻ nhân đọc các bài về lịch sử và văn hóa Việt Nam trên vanhoanghean.com.vn

    03/07/2015An Vi LeTôi cũng là độc giả của Văn Hóa Việt Nam (VHVN), đặc biệt là Văn Hóa Việt Cổ (VHVC) từ thời các vua Hùng trở về trước từ 5.000 đến 7.000 năm, bởi vì thời kỳ này rất ít các nhà nghiên cứu Việt Nam đi sâu vào và nó tạo niềm cảm hứng và ấn tượng sâu sắc khi tiếp cận...
  • Triết gia Kim Định với văn hoá dân tộc

    28/05/2015An Vi LêTinh thần Văn Hóa ấy đã lọt vào mắt xanh của Triết gia Kim Định qua những tác phẩm trong “Kinh Việt Nam” và trở thành “Hiện tượng Kim Định” trong lĩnh vực Triết học văn hóa và Triết học sử Việt Nam, có ảnh hưởng rất lớn tới các nhà nghiên cứu văn hóa & lịch sử như Trần Quốc Vượng, Nguyễn Khắc Mai, Trần Ngọc Thêm … chưa kể đến trường phái An Vi ở ngoài nước với Trung tâm An Việt toàn cầu tại London, England...
  • Tâm linh: Nguồn sống và nguồn sáng của mùa xuân

    27/05/2015An Vi LêSuy đến cùng Tâm Linh chính là nền tảng của Văn Hóa Việt Nam từ cội nguồn. Tâm Linh vừa là nền móng vững bền, vừa là cái cột trụ trời, là cõi siêu linh của Văn Hóa Việt. Hội tụ đầy đủ các yếu tố đặc trưng siêu việt về cả Văn lẫn Vật, cả Văn lẫn Hiến, tự hào là: "Đất Nước Ngàn Năm Văn Vật và Văn Hiến Chi Bang."...
  • Kim Định với việc nghiên cứu văn hóa Việt Nam

    09/03/2015GS.TSKH. Trần Ngọc ThêmBài viết gồm bốn nội dung: (1) Hiện tượng Kim Định; (2) Những điểm mạnh và những thành công của Kim Định; (3) Những điểm yếu và những hạn chế của Kim Định; (4) Cơ hội, thách thức và những trách nhiệm của chúng ta.
  • Về một thái độ vị chủng văn hóa

    29/07/2014Đỗ Minh TuấnCông trình là những đóng góp đáng trân trọng ghi nhận như là một trong những viên gạch đầu tiên lát trên con đường xây dựng một khoa học về văn hoá. Nhưng chính trong những mặt mạnh này công trình Tìm về bản sắc văn hoá dân tộc của Trần Ngọc Thêm cũng bộc lộ những hạn chế mà chúng tôi xin phân tích cụ thể dưới đây để mong rút kinh nghiệm cho những công trình tương tự...
  • Bước đầu tìm hiểu sự nghiệp triết gia Kim Định

    24/12/2012Hà Văn ThùyTôi xin trình bày ba vấn đề: Thứ nhất, đôi dòng về cuộc đời triết gia Kim Định. Thứ hai, bước đầu tìm hiểu sự nghiệp triết gia kim Định. Và thứ ba, thử đánh giá công hiến của triết gia Kim Định...
  • xem toàn bộ