Kim Định với việc nghiên cứu văn hóa Việt Nam
Đây là bài viết (có bổ sung) đã trình bày tại Tọa đàm tưởng niệm 15 năm ngày mất của GS. Lương Kim Định do Trung tâm Minh triết phối hợp với Trung tâm Lý học Đông phương tổ chức ngày 14-7-2012 tại Văn miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội (x. tin tại [TT VHH 2012; CAND 2012]).
Bài viết gồm bốn nội dung: (1) Hiện tượng Kim Định; (2) Những điểm mạnh và những thành công của Kim Định; (3) Những điểm yếu và những hạn chế của Kim Định; (4) Cơ hội, thách thức và những trách nhiệm của chúng ta
1.Hiện tượngKim Định
1.1.Tronglịch sửnghiên cứuvăn hóaViệt Nam,có bốn cái mốc quan trọng được tạo nên bởi bốn nhân vật.
Người đầu tiên viết sách vềvăn hóaViệt Nam là Lê Quý Đôn với “Vân đài loại ngữ”(9 quyển, 1773), và sách đó mang tính bách khoa thư.
Người đầu tiên viết chuyên luận về văn hóa Việt Nam và bảo vệ lấy bằng tiến sĩ tạiphương Tây(Đại học Sorbonne, Paris, 1934) là Nguyễn Văn Huyên với luận án chính là “Hát đối đáp nam nữ thanh niên ở An Nam” và luận án phụ “Nhập môn nghiên cứu nhà sàn ở Đông Nam Á”, hai luận án này được xếp loại xuất sắc và được xuất bản ở Pháp với sự hoan nghênh của giớidân tộchọcchâu Âu.
Người đầu tiên viết sách giáo khoa vềvăn hóaViệt Nam theo tiêu chuẩnphương Tâylà Đào Duy Anh, và sách đó là “Việt Namvăn hóasử cương” (1938);ông cũng là một nhà bách khoa thư trong nhiều lĩnh vực.
Tất cả những sách bách khoa thư, sách chuyên luận, và sách giáo trình nêu trên đều được soạn thảo rất công phu và đều là những sách rất cógiá trị(cho đến tận ngày nay), nhưng cả về hình thức vànội dungđều tuân theo những chuẩn mực của thời đại mình. Vì vậy cáctác giảcủa chúng đều sống một cuộc đời suôn sẻ. Con đường quan lộcủaLê Quý Đôn có phần lận đận nhưngôngcũng từng nhiều lần giữcáctrọng trách, khi mất được truy phong là thượng thư Bộ Công.Đào Duy Anh là một nhà giáo khả kính.Nguyễn Văn Huyên là người giữ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam lâu nhất (gần 29 năm).
Tronglịch sửnghiên cứuvăn hóaViệt Nam,người đầu tiênlàm nên một hiện tượng, gây nên một phong trào, và sống một cuộc đời không thể nói là suôn sẻ, ấy làKim Định(1914-1997).
Triết gia Lương Kim Định (1914-1997)
1.2.“Hiện tượng”làmột sự kiện hay sự việc đặc biệt và bất thường. Điềubất thườngvề hình thứcnằm ở chỗ Lương Kim Định là người đầu tiên và cho đến nay là duy nhất viết nhiều sách nhất vềvăn hóaViệt Nam.
Nếu không kể 7 cuốn chưa in, 5 cuốn in rồi mà bị thất lạc,thì Kim Định có tổng cộng 32 cuốn mà ngày nay chúng ta có thể tiếp cận được[1]. Trong đó có20 cuốnđược xuất bản trong giai đoạn1965-1975,và12 cuốnđược xuất bản trong giai đoạn 1979-2000. Có hai năm ông xuất bản tới 4 quyển mỗi năm (1970, 1973) và hai năm ông xuất bản 3 quyển mỗi năm (1969, 1987), x. bảng 1.
Năm | Số lượng | Tên sách | Giai đoạn |
1965 | 1 | Cửa Khổng | 20 |
1967 | 1 | Chữ Thời | |
1969 | 3 | Vũ trụ nhân linh; Định hướng văn học; Những dị biệt giữa hai nền triết lý Đông Tây | |
1970 | 4 | Tâm tư;Việt lý tố nguyên;Dịch Kinh linh thể; Hiến chương giáo dục | |
1971 | 2 | Lạc Thư minh triết; Triết lý Cái Đình | |
1972 | 1 | Cơ cấu Việt Nho | |
1973 | 4 | Loa Thành đồ thuyết;Vấn đề nguồn gốc văn hóa Việt Nam; Vấn đề Quốc học;Tinh hoa Ngũ Điển | |
1975 | 1 | Triết lý giáo dục | |
1979 | 1 | Hồn Nước với lễ Gia Tiên | 12 |
1982 | 1 | Văn Lang vũ bộ | |
1984 | 2 | Hùng Việt sử ca;Sứ điệp trống đồng | |
1986 | 1 | Hoa Kỳ và thế chiến lược toàn cầu | |
1987 | 3 | Đạo trường chung cho Đông Á; Cẩm nang Triết Việt; Hưng Việt | |
1988 | 2 | Gốc rễ Triết Việt; Việt Triết nhập môn | |
1997 | 1 | Thái bình minh triết | |
2000 | 1 | Phong thái An Vi | |
Không rõ năm | 3 | Nhân chủ; Kinh Hùng khải triết; Pho tượng đẹp nhất của Việt Tộc |
Bảng 1: Tình hình xuất bản sách củaKim Định
Trong 32 cuốn đó, cuốn dày nhất, cũng được chính ông đánh giá cao nhất, là “Chữ Thời” dày 700 trang. Có 2 cuốn dày 430 trang là “Việt lý tố nguyên”(430 tr.)và “Sứ điệp trống đồng”(431 tr.).Hai cuốn mỏng nhất là “Đạo trường chung cho Đông Á”(111 tr.)và “Cẩm nang Triết Việt”(80 tr.).27 cuốn còn lại dày trung bình khoảng 200-250 trang.
Sách của Kim Định xuất bản tại Sài Gòn trước 1975
1.3.Dù dày mỏng thế nào thì những gìKim Địnhđể lại cũngthực sự là một di sản vô cùng đồ sộ. Tuy là một di sản đồ sộ, nhưng điều làm nên HIỆN TƯỢNG KIM ĐỊNH không phải là ở hình thứcsố lượng và khối lượng, mà là ởnội dung:Trongnhững cuốn sách đó,Kim Địnhđã đưa ranhững“đề quyếtđộng trời”(như người ta thường nóivà chínhKim Địnhcũng thừa nhận). Ông khẳng định rằnggiống người Việtlàmột sắc tộcđãđến ăn ở trên khắp nước Tàu trước giống người Hoa. Người Việt từng là chủ nhân không chỉ của nước Tàu, mà còn là của phần lớn cácgiá trịvăn hóatinh thầnquan trọng đã bị người Hán dần dần thâu tóm hết là Nho giáo và Ngũ kinh. Theo cách nói củaKim Định,tộc Việt đã xây nền văn hóa minh triết nhân bản rồi người Hoa học theo và chiếm đoạt.
Nếu đang tự nhiên mà có người tuyên bố như vậy hẳn sẽ bịxã hộixem là kẻ không bình thường. Và cách ứng xử thông thường với kẻ không bình thường là không ai thèm để ý đến, nếu có nhắc đến thì là để đem ra chế diễu như người ta đã từng làm đối với ông đạo Dừa.
Với Kim Định cũng đã từng có cách ứng xử tương tự ở Sài Gòn trước năm 1975 và ở hải ngoại sau năm 1975. Song với một người điên bình thường thì sau đó sẽ là quên lãng, như ngườiTây Nam Bộtừng quên lãng vô số cácông đạo Đi, đạo Đứng, đạo Nằm, đạo Ngồi, v.v. đến rồi lại đi ở vùngTây Nam Bộtrong các năm đầuthế kỷXX. Nhưng vớiKim Định thìtình hìnhkhông phải như thếmà tệ hơn rất nhiều. Giới học giả giễu cợt chê bai đã đành, người ta “đánh” Kim Định bằng lời nói và ngòi bút đã đành, ngay cả các cha bề trên trong đạo của ông cũng quay lưng lại với ông. Hà Văn Thùy nhận xét rằng “Gần như suốt cuộc đời, Kim Định sống giữa hai làn đạn” [Hà Văn Thùy 2011].Theo tôi, phải nóilà“Kim Định sống giữa rất nhiều làn đạn” mới đúng!
Vì sao người ta lại sợ ông đến thế?Câu trả lời hình như rấtđơn giản:Là vì ông có quá nhiều người theo. Mà số người theo này lại mỗi ngày một đông. Mà số người mỗi ngày một đông này lại không phải là người bình dân, gần như tuyệt đại bộ phận họ là trí thức(tuy phần nhiều là những người không chuyên sâu trong lĩnh vực này),và làsinh viên, tức những chủ nhân của tương lai.
Tất cả những cáibất thườngđóđãlàm nên “hiện tượngKim Định”.
1.4.Lôi kéo được nhiều người theo, ấyhẳnlà vì ông có những điểm mạnh. Bị nhiều người chống đối, ấychắclà vì ông có những chỗ yếu. Những điểm mạnhsẽ là cơ sở để gặt hái các thành công.Những điểmyếu sẽ là nơi xuất phát dẫn đến những hạn chế.
Chúng ta hãy lần lượt xác định những điểm mạnhvànhữngthành công cùngnhững điểm yếuvànhữnghạn chếấycủaKim Định.
2. Những điểm mạnh và những thành công của Kim Định
2.1.Có thể thấyKim Địnhcó tất cả năm điểm mạnh.
Điểm mạnhthứ nhất củaKim Địnhlà ông tốt nghiệp chuyên ngành Triết Tây; nghĩa là ôngđã được đào tạorấtbài bản và cóphương pháp.
Điểm mạnhthứ hai là ông lại còn học cao học chuyên ngànhTrung Quốchọc(ngành Đông phương học) tại Pháp: Nhờ đó mà ông am hiểulịch sửvàvăn hóaTrung Hoa, tiếp xúc được với các tác phẩmnghiên cứuTrung Quốccủangười phương Tây; trong ông tri thức Tây và Đôngđãbổ sungkhá hoàn hảocho nhau.
Điểm mạnhthứ ba làKim Địnhlàm linh mục tại nhà thờ: do vậy dễ hiểu rằng ông là người ham muốn truyền đạo và rất cóphương pháp, kinh nghiệm trong việctổ chứctruyền đạo, gây dựng phong trào.
Nếu chỉ hoạt độngtôn giáo, chỉ truyền đạo, thìchỉ cần cómộtniềm tin.Nhưngôngcòn có điểm mạnhthứ tư là tham gia giảng dạy triết học tạiđại học; điều đó có nghĩa là ôngcómay mắn sống trongmôi trườngđại họckhuyến khíchtư duysáng tạo.Trong ngành triết học, tư duy sáng tạo ấy đòi hỏi một năng lực suy luận, không loại trừ cả năng lực tưởng tượng phong phú nữa.
Điểmmạnhthứ nămnằm ở chỗKim Địnhlà người sinh ra ở Bắc Kỳ, song lạisống ở Nam Kỳ. Sinh ra ởđấtBắc (Nam Định)nên trong con người ông có cái “máu” thíchlàm lý luận.Nhưng chính cái môi trườngsốngNam Kỳmớilà yếu tố mang tính quyết định trong việc tạo ra “hiện tượngKim Định”.
Nam Kỳ là nơi màvào đầuthế kỷXXtừng cómột công tử Bạc Liêusắmmáy bayđểđi thămđồng (lúc ấy cả nước chỉ có hai người có máy bay riêng là vua Bảo Đại và công tửTrần Trinh Huy), còn nay thì cónhữngnông dân “Hai Lúa” to gan dámtự mìnhchế tạo máy bay(như Lê Văn Danh,Trần Quốc Hải ở Tây Ninh).Kim Địnhhọc được ở họ lối tư duy phóng khoáng,cách hành xử năng động và mạnh dạn, “dám nghĩ dám làm”.
Nam Kỳlại là nơiở xa Đất Tổ; mà người trí thứcnhưKim Địnhcàngởxa Đất Tổbao nhiêuthìtấm lòng và tình cảmhướng về nguồncàngmạnh mẽbấy nhiêu.
Nam KỳthờiKim Địnhcònlàmảnhđất tư bản tự do. Cái chất “tư bản tự do” này nếu đặt trong môi trường phương Tây thì sẽ phát triểnmạnhxu hướngquốc tếmà coi nhẹdân tộcquốc gia;nhưngnếu đặt trong môi trườngphương Đôngthì ngược lại, lại tạo điều kiện cho việc phát huy tinh thầnquốc giadân tộc.
Tổng hợp của tất cảnămđiểmmạnh ấy đã làm nên ba thành công lớn, cũng là nhữngđóng gópcủaKim Định.
2.2.Thành công vàđóng góplớn thứ nhất là trên lĩnh vực hoạt động nghiên cứu khoa học,Kim Địnhlà người đi tiên phong trong việctìm kiếm nhữnggiá trịtinh thần đặc thù của dân tộc.
Trong một bài viếtcông bố năm 2005 nhân dịp 40 năm ngày thống nhất đất nước[Trần Ngọc Thêm2005], chúng tôi đã nhận xét rằngphe TưbảnChủ nghĩa hình thành trước ở khu vực phía Tây, nên mang đậm những giá trị đã định hình của văn hóa phương Tây là coi trọng cá nhân, phát huy dân chủ và phổ biến Kitô giáo. Phe Xã hội Chủ nghĩa thì hình thành muộn hơn ở khu vực phía Đông, nên tư tưởng của K. Marx cùng với kinh nghiệm của V.I. Lenin, được thực hiện bởi I.V. Stalin và Mao Trạch Đông đã kết hợp với những giá trị cổ truyền của văn hóa phương Đông mà thành ba cột trụ là coi trọng cộng đồng, tập trung quyền lực (“chuyên chính vô sản”), và đề cao vô thần luận. Bởi vậy mà ở các nước Xã hội Chủ nghĩa trước đây không có chỗ đứng cho các tư tưởng dân tộc, nếu có sẽ lập tức bị coi là “dân tộc hẹp hòi” (Nguyễn Ái Quốc đã từng bị Quốc tế Cộng sản phê phán như thế). Bởi vậy mà trong khi ở miền Nam, Tổng thống họ Ngô vẫn sử dụng trang phục khăn đóng áo dài trong các dịp quốc lễ, thì cán bộ miền Bắc giai đoạn này lại dùng bộ “đại cán” của người Tàu!
Chính trong bối cảnh ấy mà ở miền Nam giai đoạn 1954-1975 đã có nhiều người quan tâm nghiên cứu văn hóa dân tộc như Nguyễn Đăng Thục, Nguyễn Duy Cần, Toan Ánh, Lê Văn Siêu, Kim Định... và đã xuất bản được nhiều công trình nghiên cứu văn hóa dân tộc có giá trị. Trong khi đó, ở miền Bắc giai đoạn này duy nhất chỉ có ngành khảo cổ học gặt hái được nhiều thành công trong việc tìm về cội nguồn, còn những công trình nghiên cứu văn hóa dân tộc tương tự như của các đồng nghiệp miền Nam thì hầu như vắng bóng.
Trong số những tác giả vừa nêu,Kim Địnhđã nổi lên một cách khác thường, nổi lên như một hiện tượng đặc biệt. Vớithành công này, không ai có thể phủ nhận rằng ông là một người có tinh thần dân tộc đầy nhiệt huyết trong số những người yêu nước, yêu dân tộc.
2.3.Trên lĩnh vực tư tưởng học thuật, với tất cả những thuận lợi và khó khăn vào thời đại của mình,trên cơ sở những tư liệu và tài liệu chưa phải là nhiều,Kim Định đãđưa được cái tinh thần phóng khoáng “dám nghĩ dám làm” của người Nam Bộ vào trong nghiên cứukhoa họcđể đề xuấtnhững nhận định khái quát rất mạnh bạo, rất tiên phong, và, tuy còn chứa nhiều sai lầm mang tính bộ phận, nhưngvề cơ bảnvà trên những nét tổng thể thìcó thể nói là đúng hướng. Đó là nhận xét về vai trò và đóng góp củavăn hóaBách Việt đối vớivăn hóaTrung Hoa.
Những nhận định này đã góp công khai phóng, giải thoát người Việt khỏi thứ tư duy nô lệ coi cái gì cũng từ Trung Hoa mà ra; chúng trở thành nguồn cảm hứng và động viên cho rất nhiều người tiếp tục bỏ công sức đi theo hướng này. Đó làthành công vàđóng góplớn thứ hai củaKim Định.
2.4.Thành công vàđóng góplớn thứ ba củaKim Địnhlà trên lĩnh vực phong trào. Trong hơn 30 năm(1965-1997), với những sức chốngphádữ dộitừ nhiềuphía,nhưngKim Địnhđã không chỉ nghiên cứu một mình,màông đãkhởitạo rađược mộtphong trào nghiên cứuvăn hóaViệt,tưtưởng Việt...,ông đãkhơigợilênđược lòng yêu nước, yêudân tộctrong một phạm vi rộng lớn trí thức và lớp trẻ.Hội An Việttại Vương Quốc Anh (do ông Vũ Khánh Thành thành lập năm 1982), Hội An Việt toàn cầu,phong trào Hùng Việt là những minh chứng.
Đúng như GS. TrầnVăn Ðoàn, nguyên trưởng khoa triết họctạiĐại họcQuốc giaĐài Loan,đãnhận xét: “Từ các tiểu bang bên Mỹ, cho tới các nước tại Âu Châu, từ Gia Nã Ðại cho tới Âu Châu, nơi đâu cũng có phong trào Hùng Việt hấp dẫn cả ngàn người. Thật là một hiện tượng chưa từng thấy”.“Có thể nói mà không sợ lịch sử chê bai, cụ Kim Ðịnh có lẽ là một người trí thức Việt duy nhất có thể gây lên một ảnh hưởng như vậy”[Trần Văn Ðoàn 1997].Là người khá gần gũi với GS. Trầntrong định hướng nghiên cứu (nên được ông mời làm một trong năm thành viên nòng cốt của Ủy ban Nghiên cứu Tư tưởng Việt [Trần Văn Đoàn1999]) và cũnggần gũi với GS. Trầntrong cách đánh giá vềKim Định, tôi chỉ có thể xin ký thêm một chữ vào nhận định rất xác đáng của ông.
Đóng gópnày củaKim Địnhlàvô cùng lớn lao.Nếu chỉ đơn thuần làmột trí thức, một nhà giáo,một nhàkhoa họcthì không dễ gì làm được. Đóng góp đó rất đáng tôn vinh, ca ngợivànoi theo. Khơi gọi lên đượctinh thầnyêu nước ở mọi người, thì cái tinh thần ấy ở người khởi xướngphảilớn gấp chừng nào.Khơi gọi lên đượcnhiệt tâmcủa những người khác, thì cáinhiệt tâmấy ở Kim Địnhphảilớn biết chừng nào!
3. Những điểm yếu và những hạn chế của Kim Định
3.1.Những cơ sở làm nêncác điểm mạnhcủaKim Địnhvừa nêu trên cũng chính là nơibắt nguồnnhững điểm yếu của ông.
Thứ nhất, việcKim Địnhđã ở xa đất tổtrong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, mọi thông tin (kể cả thông tinkhoa học) bị ngăn chặn, thành rarất thiếuthốn vềtư liệu,lại cộng thêm đối tượngnghiên cứulà môntriếthọctrừu tượngrất dễkhiến ôngsa vào tư biện.
Thứ hai, thập niên 1960 là lúc mà ở Sài Gòngần như có một “phong trào”nghiên cứu về triết Việt với sự tham gia củamột số người tự họctriết, thậm chí làkhông chuyên về triết như Nguyễn Ðăng Thục, Hồ Hữu Tường, Nguyễn Văn Thọ, Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, v.v.[Trần Văn Ðoàn2000].Môi trường thiếu chuyên nghiệp nàycộng với việc hành nghề tôn giáo(động, coi trọng phong trào)là những lý do dẫn đến khả nănglàm giảm tính khoa học, làm phai nhạt tính nghiêm túc hàn lâm, làm nảy sinhtính dễ dãi, lãng mạnởKim Định, một người mặc dù đã được đào tạo triết học một cách bài bản.
Thứ ba, việcKim Địnhthụ hưởng một nền giáo dụcTâyphương tại đất phương Tây cộng vớivăn hóaKi-tô giáo tạo nên chấtvăn hóaphương Tây quá mạnhrất dễkhiến ôngsinh ra cực đoan.
Thứ tư, việcKim Địnhnghiên cứutriếthọc (liên quan đến tư tưởng), nghiên cứu văn hóa(liên quan đến dân tộc), cộng với hoạt độngphong trào(liên quan đến quần chúng)rất dễkhiến ôngbị hiểu lầm là làm chính trị.
Bốn điểm yếu vừa nêu đã dẫn đến hậu quả là các công trình nghiên cứu của Kim Định mắc phải ba hạn chế: (a) Dễ dãi, lãng mạn, tư biện; (b) Cực đoan; và (c) Mang màu sắc chính trị.
3.2.Hạn chế thứ nhất trong các công trình nghiên cứu của Kim Định là tínhdễ dãi, lãng mạnvàtư biện.
Đây chính là hạn chế lớn nhất mà các nhàkhoa họcthực sự khó có thể chấp nhận được. Và đây cũng là lý do chính đáng dẫn đến sự phản ứng và quay lưng của nhiều người trong giớikhoa học. Từ phản ứng dẫn đến mỉa mai châm chọc quá đà chỉ là một bước ngắn. Bài “Về “huyền sử gia” Kim Định và các chi, bàng phái “huyền sử học” Việt Nam?” củaTạ Chí Đại Trườngđăng trên mạng talawas.org (sau đăng lại trên tạp chí Xưa và Nay số 377, 378) tuy chứa đựng cái sự mỉa mai châm chọc (đáng tiếc là rất không nghiêm túc!) ấy ngay từ trong tên bài, nhưng một số sự kiện mà ông sử gia họ Tạ đưa ra phê phán không phải là sai.
Những suy luận kiểu như ngày giỗ tổ Hùng Vương mồng 10 tháng 3 được đọc thành “Tam Miêu và Bách Việt”, vì “Tam Miêu là tháng 3, còn Bách Việt là mồng 10. Mười là số chẵn [chục nên] có thể thay số chẵn trăm” (Triết lí cái đình, mục “VII. Việt Hùng”) rõ ràng là quá lãng mạn. Hoặc từ khẳng định “người Việt từng cư trú trên khắp đất Tàu” dẫn đến khẳng định Ðông Di (tổ tiên người Mãn Châu, Triều Tiên) là một chi của Việt; mặt khác, Khổng Tử theo Nghiêu Thuấn, mà Thuấn là người Ðông Di, cho nên kết luận sách Khổng Tử là của Việt cả (Pho tượng đẹp nhất của Việt tộc)[Tạ Chí Đại Trường 2008]thì rõ ràng là quá dễ dãi.
Không cứ gìTạ Chí Đại Trường,Hà Văn Thùycũng chỉ ra những trường hợp mà khi hăng hái quá đà,Kim Địnhđã sa vào tư biện, dẫn tới sai lầm. Quá say sưa với phương pháp của mình, ông đã viết cả một cuốn sách “Loa thành đồ thuyết” giảng giải về thành Cổ Loa chín vòng, hình trôn ốc là biểu trưng tuyệt vời của văn hóa Việt. Khi khảo cổ học phát hiện thành chỉ có hai vòng do An Dương vương xây, còn vòng thứ ba do Mã Viện đắp, hóa ra không những không có chín vòng thành mà chả làm gì có cái thành hình trôn ốc[Hà Văn Thùy 2011].
Ngay trong bài viết tưởng niệm Kim Ðịnh vào năm ông ra đi (1997),TrầnVăn Đoàncó viết một câu khiến tôi phảisuy nghĩmãi: “Kim Ðịnh vượt xa Trần Ðức Thảo trong lãnh vực suy tư và trong tinh thần ái quốc, cũng như sự nhiệt tâm của kẻ sỹ”[Trần Văn Ðoàn 1997].Tôi cho rằng với cụm từ “vượt xa Trần Ðức Thảo” này,GS. TrầnVăn Đoànvừa có ý khen, nhưng cũng vừa có ý “chê khéo”học giả họ Lương. Khen là khen cái tinh thầnsuy nghĩ độc lập,đôi khi có thểđi ngược lại vớisố đông (điều mà đáng tiếc là cònyếu ởTrần Ðức Thảo:Trần Ðức Thảonghiên cứutriết học Marx vàhiện tượng họcđều lànghiên cứutheo phong trào, theo “mốt” mang tính thời đại).“Chê khéo” Kim Định là tuy cụ cósuy nghĩ độc lập, nhưng cái suy nghĩ ấy nhiều khi lại quá dễ dãi, vượt xaTrần Ðức Thảolà người viết rất bài bản, hàn lâm.Ở một chỗ khác trong chính bài này, ông viết rõ hơn:“tôi tuy khẳng định triết học của cụ, song cũng phê bình tính chất thiếu nghiêm túc và quá lãng mạn trong nền triết học An Vi của cụ”[Trần Văn Ðoàn 1997]. Trong “Việt Triết luận tập”, giáo sưTrầnđánh giá cụ thể hơn nữa: “Ngay các tác phẩm tiêu biểu nhất của Nguyễn Ðăng Thục, Kim Ðịnh cũng đều vướng vào những lỗi lầm căn bản như thiếu hệ thống, phân tích rời rạc, lý luận thiếu vững chắc, đôi khi mâu thuẫn, sử liệu mơ hồ, vân vân”[Trần Văn Ðoàn2000].
Cái tinh thầnnăng động “dám nghĩ dám làm”NamBộthì quý thật, nhưng dù là để tư duy triết học sáng tạo ra triết Việt hay để thực hành kỹ thuật chế tạo ra máy bay, đều cần phải có một cơ sở lý luận vững chắc mang tính hệ thống chặt chẽ, phi mâu thuẫn như nhau.
3.3.Hạn chế thứ hai trong các công trình nghiên cứu của Kim Định là tínhcực đoan.
Như đã phân tích ở trên, việcKim Địnhđược thụ hưởng một nền giáo dụcTâyphương tại đất phương Tây cộng vớivăn hóaKi-tô giáo đã tạo nên trong ông chất văn hóa phương Tây quá mạnh.Một người ủng hộ ông rất mực, trong một bài viết đăng trên trang mạng “An Việt toàn cầu” cũng phải thốt lên rằng: “Lời văn trong sách [củaKim Định] chứa đầy tinh thần yêu nước mà cái gì Việt Nam cũng nhứt, và tôi sợ quan niệm quá cực đoan thì rất khó dung nạp trong các nước tự do phương Tây” [Lê Hùng 2012].
Trong cuốn “Việt lý tố nguyên” (và nhiều nơi khác)Kim Địnhtừng viết rằng “hễ mình chống đối cái gì thì cuối cùng sẽ sa vào cái đó, trong triết quen gọi là nhị nguyên” (Việt lý tố nguyên, mục XIII). Bản thânKim Địnhtrong tư duy nghiên cứu, cả đời luôn có nhận thức rất đúng về vai trò tối thượng của sự “quân bình”, luôn có ý thức rất rõ về vai trò của tỷ lệ “tham thiên lưỡng địa”, luôn có chủ trương hành động hướng tới “thái hòa”, luôn mong muốn thông qua con đường “an vi” để tạo nên “An Việt”, thế nhưng nhiều kết luậnkhoa họccủa ông lại quá cực đoan.
3.4.Hạn chế thứ ba của Kim Định là ông để cho các công trình nghiên cứu của mình mang màu sắc chính trị, còn trong cuộc đời thì để người ta cho rằng ông “làm chính trị”.
Làm chính trị ở mức cao nhất là tìm cách tác động đến tư tưởng của một dân tộc nhằm tạo ra một phong trào quần chúngrồi vạch ra đường lối mà dẫn dắt họ.Như chúng tôi đã phân tích ở trên, sự đan xen và hội tụ của những hoạt động khác nhau màKim Địnhđã thực hiện trong cuộc đời đã tạo nên một thứ rất giống với việc “làm chính trị”: Ông nghiên cứutriếthọc là cái liên quan đến tư tưởng, ông nghiên cứu văn hóalà cái liên quan đến dân tộc, ông tạo nên cácphong tràolà cái liên quan đến quần chúng.
Quan sát các tác phẩm của ông, một số người cảm thấy cái “màu sắc chính trị” bao trùm hình như là tinh thần chống cộng.Lê Hùngnhận xét rằng “Kim Định thường lấy cái Duy Vật cộng sản ra diễu cợt nhiều nhất”[Lê Hùng 2012]. TheoTạ Chí Đại Trườngthì “Bị đẩy ra khỏi nước, Kim Ðịnh tức giận, căm thù người cộng sản”[Tạ Chí Đại Trường 2008].Chúng tôi đã thử thống kê, chỉ trongmột cuốn “Việt lý tố nguyên” (bản có bổ sung)[2],đãcó 48 lầntác giả nhắc đến từ“cộng sản”. Nếu bỏ ra một bên những từ ngữ mang tính mỉa mai giễu cợt, thì có thể thấy ông chỉ đơn thuần coi đó là một mảng tài liệu thực tế được đưa ra phân tích dưới ánh sáng lý thuyết của mình.
Trong suốt cuốn “Việt lý tố nguyên”,Kim Địnhđã chỉ ra rằng người cộng sản đã đúng khi nhìn ra được vai trò của dân chúng nên không những đã dùng “tiếng dân” (ngôn ngữ bình dân) để tuyên truyền, mà còn trao vào tay thợ thuyền quyền lãnh đạo (mục VI). TheoKim Định, người cộng sản đã “độc quyền chuyên chế”, “nghi kỵ tự do”, nhưng ông lại tỏ ý đồng tình: “nghi kỵ là phải, vì nếu ai cũng đòi tự do tự trị cả thì làm sao tổ chức xã hội cho mạnh được” (mục XI).Kim Địnhchỉ ra rằng sở dĩ “Trung cộng, Việt cộng” đã thắng thế là bởi, thay vì chỉ dựa vào thợ thuyền như cộng sản phương Tây thì họ dã biết dựa vào thôn dân: “Mao ... có lý vì đã giữ được y nguyên cái lương tri lành mạnh của thôn dân miền Giang Nam” mà “Tây Âu gọi sự thành công này là một sự Tàu hóa cộng sản (sinisation du coummunisme)”. “Thôn dân (trước kia là Viêm Việt) có một nền triết lý đặc trưng rất ơn ích cho con người và nhờ đó đã trở thành một sức mạnh ghê gớm không một bạo lực nào có thể đàn áp được”. Chính là nhờ biết “đi sát dân, đúng hơn là ở ngay trong lòng dân” mà người cộng sản đã phát động được tinh thần yêu nước của dân chúng, “đoàn kết để đánh bật ngoại bang”. Trong khi “phía quốc gia chỉ là mấy nhóm chính trị tuy thành tâm ... nhưng thiếu hẳn triết lý”, “ý thức thì lại là Tây: lơ mơ như thế ... thì có thua cộng sản cũng là chuyện bình thường” (mục XV).
Dù đúng hay sai, thì những phân tích như thế – trong hoàn cảnh thông tin một chiều, rất thiếu thốn về tư liệu cũng như thực tiễn – thực sự là những cố gắng suy tư khách quan của một người làm khoa học.
Cuối cùng, nếu nói rằngKim Định“làm chính trị” (để phủ định những đóng góp của ông) thì phải chỉ ra được ông thuộc phe phái nào? Nhưng điều đó là không thể: “Làm chính trị” kiểu gì mà đứng ở giữa những làn đạn đến từ mọi phía? Sau năm 1975, tên ông từng bị đưa vào danh sách 10 tác giả bị cấm đọc ở Việt Nam. Những người xếp mình vào phái “quốc gia” thì “đánh”Kim Địnhtừ trong nước (trước 1975) ra đến nước ngoài (sau 1975). Còn những người đồng đạo với ông thìđãgiam lỏng ông trong những năm cuối đờitạimột nhà tu ở nước Mỹ. “Học trò muốn gặp ông phải giả xin xưng tội để hỏi thêm về triết lý, trong sự chứng kiến của người giám sát. Lúc bị đột qụy, bất tỉnh, máy tính của ông bị mất, trong đó có chứa hơn mười tác phẩm đã viết xong hay chưa hoàn tất để chờ xuất bản”[Hà Văn Thùy 2011].“Cổxúy duy trì nền Văn hoá Việt Nam trong cộng đồng hải ngoại và việc làm cuả Linh mục Kim Định trên phương diện văn hoá đã bị hiểu lầm là người làm chính trị, điều mà Giáo hội Thiên chúa giáo không muốn các vị tu sĩ công khai, sợ động chạm, hiểu lầm” [Lê Hùng 2012].
Đến đây thì việcKim Địnhcó“làm chính trị” hay không, có viết sách theo chỉ thị của một phe phái nào hay không thiết tưởng đã đủ rõ: Là người theo chủ thuyết Plato, hẳn ông muốn có một đất nước tuyệt vời. Bởi vậy, “tham vọng chính trị”thì có thể có, còn “mưu đồ chính trị” và “làm chính trị” thì chắc là không. Ông là một học giả không theo đảng phái nào. Cái “lỗi” từ phía chủ quan là đôi khi ông đã để cho một số người lợi dụng, là ông đã “tạo điều kiện” để từ phía khách quan người ta vô tình hoặc cố ý “quy tội” cho ông là làm chính trị!
4. Cơ hội, thách thức và những trách nhiệm của chúng ta
4.1.Hiện nay, chúng ta đang sống trong kỷ nguyên toàn cầu hoá. Khi mà yếu tố quốc tế gia tăng thì yếu tố dân tộc, quốc gia có nguy cơ bị suy giảm. Chính trong bối cảnh ấy màvai tròcủavăn hóa dân tộcđang được chú trọng hơn bao giờ hết.
Kỷ nguyên toàn cầu hoálà kỷ nguyên củakhoa họckỹ thuật. Khi mà yếu tốkhoa họckỹ thuật gia tăng thì yếu tố con người có nguy cơ bị lấn át. Chính trong bối cảnh ấy màvai tròcủavăn hóanói riêng và chất nhân văn nói chung đang được đề cao.
Giới trẻ Việt Nam làm việc trong các lĩnh vực kinh tế,khoa họckỹ thuật mang tính toàn cầu thấy rất rõ nhu cầu trở về với truyền thống, với văn hóa, với dân tộc. Đó là một trong những lý do giải thích vì sao mà những tư tưởng kiểu như củaKim Địnhhấp dẫn họ đến thế.
4.2.Trong bối cảnh đó, những gì màKim Địnhđã viết ra và đã tạo dựng là một di sản có giá trị; nó có ảnh hưởng trong một phạm vi công chúng trí thức khá rộng, thực sự không thể coi thường.
Liên quan đến di sản củaKim Định, chúng ta cần làm ba việc:
(1) Đánh giá đúngKim Định. Đây là việc dễ mà khó. Dễ, vì mọi thứ khá rõ ràng. Khó, vìKim Địnhcực đoan nên sinh ra những người ủng hộ và chống đốiKim Địnhcũng cực đoan, nhiều khi còn cực đoan hơn cả chính ông. Mà sự ủng hộ và chống đối một cách cực đoan thì sẽ có nguy cơ mắc phải những sai lầm của chínhKim Địnhở một mức độ trầm trọng hơn. Cái khó không nằm ở việc xác định chân lý mà nằm ở sự đối kháng giữa những tư tưởng cực đoan chứa đựng sai lầm ấy.
(2)Khi đã đánh giá đúng rồi thì với những gì là đóng góp củaKim Định,chúng ta cầngiới thiệu, phát huy. Cái cần giới thiệu ở đây là ý tưởng xác định những đóng góp của văn hóaBách Việttrong nền văn hóa chung của Trung Hoa (việc này lần đầu tiên đã được chúng tôi thực hiện vào năm 1995, khi đưa 9 cuốn sách củaKim Địnhvào danh mục “Tài liệu tham khảo”trong bản in chính thức cuốn “Cơ sở văn hóa Việt Nam” do TrườngĐại họcTổng hợp Tp. Hồ Chí Minh xuất bản, x. hình 1). Cái cần phát huy ở đây trước hết là một ý thức dân tộc lành mạnh trên cơ sở một tinh thần đoàn kết rộng rãi mọi người Việt Nam trong và ngoài nước, xếp lại quá khứ, cùng góp công sức hướng đến tương lai.
Hình 1: Trích trang 490 cuốn “Cơ sở văn hóa Việt Nam” (1995)
(3) Và với những gì chưa rõ ràng, chưa chính xác ởKim Định, chúng ta cần phải kiểm chứng,cụ thể hóa và chính xác hóa. Với những sai sót, hạn chế củaKim Định, chúng ta cần phải uốn nắn, chỉnh sửa. Công việc này cần tiến hành một cách chu đáo, thận trọng, với sự góp sức của nhiều người.
Từ phía mình, chúng tôi đã chỉnh sửa và chứng minh quan niệm về nguồn gốc Đông Nam Á (không phải Việt Nam) của triết lý âm dương và đã trình bày thành công tại Hội thảo quốc tế về Dịch học thời tảo kỳ tổ chức tạiĐại họcSơn Đông (Trung Quốc) tháng 10-2011 [x.:Khoa Văn hóa học 2011]. Các quan niệm cực đoan cho rằng Dịch học, Nho học Trung Hoa là của người Việt đã được chúng tôi điều chỉnh và chỉ ra là có hai con đường phát triển của triết lý âm dương; có sự tích hợp văn hóa phương Bắc với văn hóa phương Nam trong Nho giáo nguyên thủy [Trần Ngọc Thêm 1996/2004: 118-121, 481-493]. Tương tự, tương quan “văn hóa nông nghiệp / văn hóa du mục” đã được chúng tôi phát triển thành lý luận về ba loại hình văn hóa trọng tĩnh, văn hóa trọng động, và văn hóa trung gian [Trần Ngọc Thêm 2009], v.v.
Thiếu sự thận trọng, cái dễ dãi củaKim Địnhsẽ có nguy cơ không những không được chỉnh sửa mà còn có thể bị nhân lên. Câu chuyện “người Việt vào nước Tàu trước” là một ví dụ. Nếu nói đơn giản rằng người nguyên thủy sau khi phát sinh tại châu Phi đã men theo bờ biển đi về phía Đông, tới Đông Nam Á thì rẽ ra làm hai nhánh, một nhánh đi lên phía Bắc, nhánh kia rẽ xuống phía Nam, thì hầu như không có gì phải bàn, cũng không cần phải viện dẫn đến những nghiên cứu di truyền học để chứng minh. Song nếu nói nhưKim Địnhhoặc “người Việt vào nước Tàu trước”, hay như một người phát triểnKim Địnhrằng “con đường ven biển Ấn Độ đã đưa người tiền sử tới Việt Nam rồi từ Việt Nam, người Việt cổ đi lên khai phá Trung Quốc” thì lại không chuẩn xác; đơn giản là vì vào lúc đó (khoảng 7-8 vạn năm trước, lúc người nguyên thủy từ châu Phi di cư đến Đông Nam Á rồi rẽ lên Đông Bắc Á) thì làm gì đã có “Việt Nam” với “Trung Quốc” hay “nước Tàu”? Làm gì đã có “tộc Việt” hay “tộc Hoa”? Kể cả “người Việt cổ” lúc ấy cũng chưa hề có. Gán ghép sai lệch về tọa độ giữa chủ thể với không gian và thời gian diễn ra sự kiện như vậy sẽ có nguy cơ kéo theo nhiều kết luận sai lầm khác, kiểu như “Không chỉ sách Dịch mà ngay cả ngôn ngữ người Trung Hoa đang dùng cũng là sản phẩm của tộc Việt”. Theo kiểu suy luận đó, người Ấn Độ, người A-rập, người châu Phi đều có thể nói rằng họ “đến khai phá và cư trú ở Việt Nam và Trung Quốc” trước người Việt và người Hoa!
Đóng góp thực sự của Kim Định không phải ở những khẳng địnhcực đoannhư thế, mà là ở việc khai phóng, giải thoát người Việt khỏi thứ tư duy bị trói buộc.Vào thời củaKim Định, căn bệnh đề cao một chiều văn hóa Trung Hoa làtư duy nô lệ, phát ngôn dễ dãi là đáng trách. Còn vào thời điểm hiện nay – 15 năm sau khi Kim Định đã ra người thiên cổ, những đóng góp của ông cần được đánh giá một cách bình tĩnh, khoa học, khách quan để phát huy những gì có thể phát huy được, trong những phạm vi và theo những cách thức phù hợp. Những hạn chế của ông cần được rút ra làm bài học để tránh lặp lại trong những nghiên cứu khoa học về sau. Tinh thần khoa học, khách quan đòi hỏi phải tránh không chỉ việc phê phán ông một cách cực đoan, mà cả việc ca ngợi ông một cách quá đà. Cần coi chừng quả lắc sau khi đã lắc quá mức sang tả sẽ rơi vào trạng thái ngược lại là vượt khung về bên hữu!
Tài liệu trích dẫn
- CAND 2012:Khẳng định niềm tự hào dân tộc từ thông điệp văn hóa cổ. -http://www.cand.com.vn/vi-VN/binhluan/2008/12/176267.cand
- Hà Văn Thùy 2007: Hành trình tìm lại cội nguồn. –H.:NXB Văn học.
- Hà Văn Thùy 2011: Lần thứ ba thưa chuyện với ông Tạ Chí Đại Trường. - http://lethieunhon.com/read.php/4987.htm
- Khoa Văn hóa học 2011: Hội thảo quốc tế Dịch học 2011 - Sơn Đông, Trung Quốc. - http://vanhoahoc.vn/tin-tuc/tin-nha/2110-hoi-thao-quoc-te-dich-hoc-2011-son-dong-trung-quoc.html
- Lê Hùng 2012: Triếtgia Kim Địnhdướingòiviếtsắt. - http://www.anviettoancau.net/anviettc/index.php?option=com_content&task=view&id=383&Itemid=99999999
- Tạ Chí Đại Trường 2008: Về “huyền sử gia” Kim Định và các chi, bàng phái “huyền sử học” Việt Nam? - http:// www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=12188&rb=0302
- TT VHH 2012: Tọa đàm tưởng niệm cố triết gia Lương Kim Định nhân 15 năm ngày mất của ông. - http://vanhoahoc.vn/tin-tuc/tin-lien-quan/2252-toa-dam-tuong-niem-co-triet-gia-luong-kim-dinh-nhan-15-nam-ngay-mat-cua-ong.html
- Trần Ngọc Thêm1995:Cơ sở văn hóa Việt Nam. - TrườngĐại họcTổng hợp Tp. Hồ Chí Minh xuất bản.
- Trần Ngọc Thêm1996/2004:Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam. – NXB Tp. Hồ Chí Minh.
- Trần Ngọc Thêm2005:Quá trình hoà nhập văn hoá ở Việt Nam trước và sau 1975. -Tạp chí “Văn hoá Nghệ thuật”,số 4 (250), tr. 11-16.
- Trần Ngọc Thêm 2009: Sự phát triển của Đông Á từ góc nhìn hệ thống - loại hình. – In trong tạp chí “Nghiên cứu Trung Quốc”, số 3, tr. 10-23. http://vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-the-gioi/van-hoa-trung-hoa/1860-tran-ngoc-them-su-phat-trien-cua-dong-a-tu-goc-nhin-he-thong-loai-hinh.html
- Trần Văn Ðoàn 1997: Tưởng niệm cụ Kim Định. -http://www.dunglac.org/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=90&ia=1417
- Trần Văn Đoàn1999: Chương trình nghiên cứu tư tưởng trong văn hóa Việt và Ủy ban nghiên cứu tư tưởng Việt. -http://www.dunglac.org/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=90&ia=355
- Trần Văn Ðoàn2000: Việt Triết luận tập, Thuợng tập: Truy nguyên bản chất của Việt triết. - http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/viettriet/viettriet.htm
Nội dung khác
Tìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất Thịnh"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014