Lương Kim Định (1914-1997)
Tiểu sử hoạt động
Kim Định sinh tại Trung Thành thuộc tỉnh Nam Định. Ông tốt nghiệp môn Triết học tại Giáo Hoàng Chủng Viện Sait Albert Le Grand. Năm 1943 đến 1946 ông dạy triết học tại Chủng Viện Bùi Chu.
Năm 1947, ông lại sang Pháp nghiên cứu về triết học 10 năm. Ông tốt nghiệp Triết học tại Học viện Công giáo Paris (Institut Catholique de Paris), và tốt nghiệp Nho học tại Học viện Trung Hoa Paris (Institut des Hautes Etudes Chinoises), Paris.
Năm 1958 ông dạy triết học phương Đông tại Học viện Lê Bảo Tịnh, Trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, Viện Đại học Vạn Hạnh và Viện Đại học Đà Lạt. Cùng với Nguyễn Văn Thích và giáo sư Nguyễn Ðăng Thục, ông là người khai mở khoa Triết học Đông phương tại Trường Đại học Văn khoa từ năm 1958 và sau này tại vài trường đại học khác. Từ những năm 1960, ông bắt đầu cho ra mắt một loạt những cuốn sách về minh triết Việt, mở đầu là cuốn Nguyên Nho / Cửa Khổng...
Ông từ trần ngày 25-3-1997 tại Carthage, Missouri, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 82 tuổi.
Công lao đóng góp
Ông có công lớn trong việc xây dựng nền tảng cho triết học Việt Nam (mà ông gọi là Việt Triết hay Việt Nho). Ngày nay, tổ chức An Vi (An Việt, nghiên cứu triết học Việt Nam) xem ông như tổ sư triết học.
Ông để lại ít nhất 45 cuốn sách, trong số đó những sách sau đây đã được ấn hành :
- Nguyên Nho / Cửa Khổng, 278 trang, Nxb Ra khơi ấn hành 1965
- Chữ Thời, 700 trang, Nxb Thanh Bình ấn hành 1967
- Vũ trụ Nhân linh, 230 trang, Nxb Khai Trí phát hành 1969
- Ðịnh hướng văn học, 237 trang, Ra Khơi 1969
- Những dị biệt triết lý Ðông Tây, 222 trang, Ra Khơi 1969
- Tâm tư, 348 trang, Khai Trí 1970
- Việt lý tố nguyên, 430 trang, Nxb An Tiêm 1970
- Dịch kinh linh thể, 170 trang, Ra Khơi 1970
- Hiến chương Giáo dục, 155 trang, An Tiêm 1970
- Triết lý Cái Ðình, 188 trang, Nguồn Sáng 1971
- Lạc thư Minh triết, 149 trang, Nguồn Sáng 1971
- Cơ cấu Việt Nho, 285 trang, Nguồn Sáng 1972
- Tinh hoa Ngũ điển, 192 trang, Nguồn Sáng 1973
- Loa Thành đồ thuyết, 187 trang, Thanh Bình 1973
- Vấn đề nguồn gốc văn hóa Việt Nam, 139 trang, Nguồn Sáng 1973
- Vấn đề Quốc học, 157 trang, Nguồn Sáng 1973
- Triết lý Giáo dục, 190 trang, Ca Dao 1975
- Nhân chủ (tái bản từ cuốn Nhân Bản), 306 trang, Thanh Niên QG USA
- Hồn nước với Lễ gia tiên (tái bản từ cuốn Căn bản triết lý trong Văn hóa Việt Nam), 321 trang, Nam Cung USA 1979
- Hùng Việt sử ca, 272 trang, Thằng Mõ San Jose 1984
- Kinh hùng Khải triết, 241 trang, Thanh Niên QG USA
- Pho tượng đẹp nhất của Việt tộc, 226 trang, HT Kelton USA
- Sứ Ðiệp Trống Ðồng, 431 trang, Thanh Niên QG USA 1984
- Văn Lang vũ bộ, 251 trang, H.T Kelton USA
- Hoa kỳ & Thế chiến lược toàn cầu, 185 trang, An Việt Úc Châu 1986
- Ðạo Trường chung cho Ðông Á, 111 trang, An Việt Houston 1987
- Hưng Việt, 125 trang, An Việt Houston 1987
- Cẩm nang triết Việt, 80 trang, An Việt Houston 1987
- Việt Triết Nhập Môn, 174 trang, An Việt Houston 1988
- Gốc rễ triết Việt, 182 trang, An Việt Houston 1988
- Thái bình minh triết, 225 trang, Thời Điểm 1997
- Phong Thái An Vi, 230 trang, An Việt Houston 2000
Tưởng nhớ GS Kim Định - nhà văn hóa lớn của Việt Nam
Sáng 14/7/2012. tại Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Hà Nội đã diễn ra buổi tọa đàm về cố triết gia và cũng là để tưởng nhớ 15 năm ngày mất của GS Lương Kim Định, do Trung tâm Minh triết phối hợp với Trung tâm Lý học Phương Đông tổ chức.
Buổi tọa đàm có sự góp mặt của 30 nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử với các tham luận giá trị của GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, TS Trần Ngọc Linh, nhà nghiên cứu Hà Văn Thùy, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh… Các nhà nghiên cứu đã phân tích, đánh giá công sức của GS Kim Định trong công cuộc truy tìm cổ văn hóa sử và minh triết của dân tộc Việt Nam.
Nhắc đến GS Kim Định là nhắc đến một người đã dành gần như cả cuộc đời để nghiên cứu trống đồng của người Việt. Ông cho rằng tinh hoa văn hóa của người Việt đều dồn tụ vào những hình ảnh trên mặt trống. Kim Định đã dành hẳn một cuốn sách để mô tả triết lý Việt trên chiếc trống đồng và đưa ra rất nhiều những phát hiện thú vị của ông lý giải những hình ảnh trên mặt trống.
GS Lương Kim Định đã để lại một di sản văn hóa lớn với hơn 40 đầu sách ở nhiều lĩnh vực triết học, văn hóa, cổ sử… Trong những tác phẩm của mình, ông đã có những dự đoán tài tình, ngày càng được khoa học liên ngành khảo cổ, cổ thư, nhân chủng xác minh luận điểm của ông là có cơ sở và giá trị.
Nguồn:
Nội dung khác
Bạch Thái Bưởi - Khẳng định doanh tài nước Việt
28/08/2015Bộ sách Đạo kinh doanh Việt Nam và Thế giớiPhan Châu Trinh (1872 - 1926)
17/03/2013Nguyễn Duy Cần (1907-1998)
24/03/2012Đào Trinh Nhất (1900-1951): từ một nhà báo sáng danh đến một học giả khả kính
20/02/2012Nguyễn Đình ChúVũ Bằng (1913-1984)
31/01/2012Đỗ Minh Tuấn (1952 -)
24/06/2011Inrasara (1959 -)
24/06/2011Phạm Toàn (1932 -2019)
06/02/2011Vũ Hoàng Chương (1916-1978)
25/10/2009Bùi Giáng (1926-1998)
25/10/2009Hoàng Ngọc Hiến (1930 - 2011)
25/10/2009