Truyện ăn mày

09:32 SA @ Thứ Năm - 16 Tháng Bảy, 2009

Lời thưa của người thực hiện (Nguyenvanvinh.net): chúng tôi dựa trên bản chụp lại và cố gắng sao chép đúng với nguyên bản. Cứ theo luật lệ chính tả và văn phạm ngày nay thì bài văn có nhiều chỗ sai, nhất là ở các cặp chữ s/x, ch/tr, gi/r/d, và những chỗ chấm, phẩy và viết hoa. Không rõ những chỗ sai này do cụ Vĩnh lầm, hay do hồi đó chưa có luật lệ rõ rệt, hoặc giả cụ Vĩnh chủ trương viết theo cách phát âm của mình; vấn đề này mong được các học giả nghiên cứu làm sáng tỏ. Riêng chúng tôi khi thực hiện chỉ mong thấy sao chép vậy, vì chúng tôi quan niệm những bài viết này, ra đời cách nay trên dưới 100 năm, vào thời kỳ phôi thai của Việt ngữ, nên mang ít nhiều tính chất lịch sử. Ở trên chúng tôi nói cố gắng giữ đúng nguyên bản vì chúng tôi chỉ có bản chụp; bản chính được hình thành cách nay non một thế kỷ, vào lúc kỹ nghệ in ấn và giấy mực còn thô sơ, rồi tài liệu được lưu trữ gần một thế kỷ nên ngay bản chính cũng đã mờ nhạt; nay chúng tôi có bản chụp của bản mờ nhạt nên không tránh khỏi có những chỗ không thể nào phân biệt được chữ gì, dù đã dùng đến kính phóng đại. Trong trường hợp đó, chúng tôi chỉ còn cách dựa trên ngữ cảnh mà đoán.

Nguyễn Văn Phổ và Nguyễn Kỳ sưu tầm,Nguyễn Lân Tường đánh máy nguyên văn theo bản chụp lại.

Làm người ta muốn ăn ở nhân–đức, thì trông thấy người nghèo đói phải thương, nhưng mà quanh năm ngoài tháng, lúc nào cũng phải thương thì chịu làm sao được. Cả ngày có lúc động lòng, có lúc buồn, nhưng cũng phải có lúc vui cười, cũng có lúc thích trí: hoặc vợ đi vắng về, hoặc con ươn khỏi, hoặc trăm nghìn cảnh khác làm cho ta tươi tỉnh một hồi, thế mà đang cười nói hớn–hở, một mụ rách rưới lù–lù kéo một ổ con đến kêu đói kêu rét, thì ra một đời ta không lúc nào vui cả sao? Hết buồn cảnh nhà, lại buồn cảnh người.

Như thế thì ta muốn cho ngoại lúc có công việc được ăn ngon ngủ yên, thì phải tìm cách nào mà làm cho tiệt hẳn cái ăn mày đi mới được : Nghĩa là phải làm thế nào cho kẻ nghèo đói khỏi phải đi lũ lượt từng nhà, nằn nì phơi bộ xương còm áo rách ra, để cho những người có lòng tâm–đức trông mãi cái cực khổ, rồi hóa quen mắt đi, không biết cái gì là cái thương nữa.

Trước hết ta hãng nên biết tại làm sao mà họ đi ăn mày đã. Vì mù lòa què quặt, mà đi ăn mày cũng có; đàn–bà lắm con quá, kiếm không đủ nuôi, hoặc không rời con ra được, mà đi gồng thuê gánh mướn, cho nên phải đem đàn con đi ăn xin cũng có; nhỡ đường cạn lương mà đi ăn mày cũng có; làm biếng mà đi ăn xin cũng có ; xưa công–tử công–tôn, lúc còn cậu–ấm cậu–chiêu học–hành biếng trễ, đam giai gái mà hết nghiệp, lại đeo thêm cái tĩnh quỉ–sùi, nên phải đi gãi đầu gãi tai ăn xin cũng có; thấy nghề kiếm tốt mà lại dễ cho nên đi ăn xin cũng có.

Trong từng ấy hạng ăn xin, thì kể ra cũng lắm hạng nên thương lắm, như đám đui mù, đàn–bà con mọn, nhưng cũng nhiều đứa thực là không đáng cứu–cấp một chút nào. Có tiền vất xuống sông xem tăm còn hơn rằng dong những kẻ ăn không làm biếng ấy. Như là mấy đứa lười thấy nghệ ngửa tay dễ kiếm ăn, xé áo, xé quần, bôi bùn vào mặt, có nón dấu đi để phơi đầu ra nắng, thuê trẻ con đem đi làm mồi cho thiên–hạ thương. Những đứa ấy thì không những là mang một tội đánh lừa người nhân–đức, lại còn một tội làm đói lây kẻ cùng thực nữa.

Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936) nổi bật với quan điểm duy tân cấp tiến. Thuộc nhóm người tân học, làm việc với người Pháp, và được sang Pháp công tác, sớm nhận thấy sự văn minh tiến bộ tây phương, ông hiểu rằng muốn canh tân đất nước, việc giáo dục quần chúng là điều kiện quan trọng trước nhất. Để giáo dục quần chúng, sự cần thiết là phải nhờ vào chữ quốc ngữ, báo chí, và ấn phẩm. Những yếu tố này ở nước ta lúc bấy giờ chưa có...

>>Trang tác giả:Nguyễn Văn Vĩnh

Đã đành rằng thế, nhưng làm cách nào mà phân biệt được kẻ ăn–mày thực với kẻ ăn–mày giả. Nghề ăn–mày bây giờ cũng noi theo văn–minh lắm; cũng khéo làm cho người trông đỉa hóa rươi lắm. Cũng không nên vì có mấy đứa ăn xin giả mà nỡ bỏ không thương những đứa ăn–xin thực.

Cũng có người thấy những kẻ ăn–mày khéo mồm khéo miệng, kêu thì khéo làm quang–quác lên như gà, cái mồm thì khéo nhẻ nhè ra để bắt chước dọng bụng–lép, có người cứ thấy thế thì bảo đó là ăn–mày giả, vì bụng đã đói thì sao còn nghĩ đến sự quai mồm ra như trò phường–trèo. Đã đành thế, nhưng xin các ông cũng nên nghĩ lại cho người ta. Bụng đói thì hay nghĩ cào. Nay thử cách này mai thử cách kia, quí hồ có người cho thì thôi.

Cứ như thế thì tôi thiết tưởng ta không nên ghét ăn–mày, mà cũng không nên nệ : đổi vài quan tiền kẽm cứ đứa nào đến cửa cũng vất cho một đồng. Cách ấy không những là chỉ cứu người nghèo được một lúc, song lại còn dong cho những kẻ lười đi xin cũng được tiền.

Thành–phố ta bây giờ phải xin với quan Đốc–lý (mà tôi biết quan Đốc–lý cũng sẵn lòng ưng như thế) mở một cái xiểng bằng lá ở ngoại châu–thành, rồi bao nhiêu người mù lòa tàng tật bắt hết đem vào xiểng ấy, để tập cho làm nghề dễ : như say lúa, đan đồ mây. Còn những đứa khỏe mạnh mà đi ăn mày thì cũng bắt vào đấy làm. Những đồ ấy Nhà–nước đem bán rồi thì trừ tiền ăn còn bao nhiêu để rành cho đứa làm. Trong xiểng ấy phải phân ra nhiều nơi : nơi khó nhọc vừa, để những người thực tàng tật đui mù; nơi thì khó nhọc lắm, canh gác ngặt, để những người không có tàng tật Ai đói vào đấy có việc làm ngay, nhưng ít ra cũng phải ở ngoại 10 ngày, chớ không được vào sớm ra trưa, để kiếm bữa ăn rồi lại đi xin.

Thế thì đã là diệu rồi, nhưng lại ngại một điều rằng : ăn mày ở các tỉnh thấy ở Hà–nội có sở làm ăn, thì kéo cả đến nhiều người quá thì làm thế nào ? Hai nữa là lúc mới bây giờ thì lấy tiền đâu mà xuất ra, để làm xiểng và ứng tiền cơm cho lớp đầu.

Việc tiền thì cũng dễ : Nhà–nước cho được ít nào thì cho, quí hồ làm cho cái xiểng, cho mấy mẫu đất, và cho mấy người coi xiểng. Còn thì bắt hàng phố mỗi nhà có cửa hàng chịu vài hào, một đồng bạc dở lại, thì chắc khỏi được cái phiền ăn–mày quanh năm thì cũng chẳng ai tiếc. Tiền ấy để mua đồ làm, hoặc dao, hoặc cối say, cung-cửi, sợi-chuối, v. v. Còn như các tỉnh thì nên bắt mỗi tỉnh chịu một ít tiền tiêu pha tùy số người. Việc đó để quan Đốc–lý bàn với các quan Công–sứ các tỉnh. Hoặc lại còn một kế nữa là bàn với những các ông đồn–điền về phía Thượng–du đương cần người. Bao nhiêu người mù lòa tàng tật thì giữ ở đây còn bao nhiêu người mạnh mẽ thì giao cho các ông đồn–điền đem đi cho làm ăn. Hạn chỉ giữ ở xiểng từ một ngàn hay là ngàn rưởi người dở lại mà thôi. Như thế thì những người nghèo các tỉnh cũng đã biết trước rằng : nhiều người quá thì phải đi xa, có muốn bám xó nhà thì đừng kéo ra Hà–nội lắm. Tôi tưởng điều đó là công–minh lắm, vì có đất bỏ hoang, việc gì không làm lại cứ ở Trung–châu mà đói, lại làm cho kẻ khác đói lây.

Những cách thức lương lậu mà các ông đồn–điền hoặc Nhà–nước có dùng, phải ban cho bao nhiêu thì nên định trước, tỉnh này thì lương bao nhiêu, tỉnh kia thì lương bao nhiêu, tùy gần xa, nước lành nước độc.

Đó là mấy điều tôi thiển nghĩ, định trình quan Đốc–lý, xin các Quí–khách có ai nghĩ được cách gì diệu hơn, thì bảo dúp cho.

T–N–T.*

(Trích tạp chí Đại Nam Đăng Cổ Tùng Báo Số 822, ngày 17–10–1907)

* T–N–T= TÂN – NAM – TỬ, một trong các bút hiệu của cụ Nguyễn Văn Vĩnh.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cách đây một thế kỷ, những người khổng lồ

    12/05/2009Nguyên NgọcQuả thực, hồi đầu thế kỷ XX, chúng ta từng có được một thế hệ vàng. Quả thật đấy là thời kỳ của những người khổng lồ. Để có được ngày hôm nay của đất nước, không phải chỉ có cách mạng và chiến tranh. Hoặc nói cho đúng hơn, chính những con người như vậy, vào một thời điểm chuyển động quan trọng của lịch sử, đã góp phần không hề nhỏ chuẩn bị tinh thần, trí tuệ, cả chí khí nữa cho dân tộc để có được cách mạng thành công và chiến tranh giải phóng thắng lợi.
  • Tật huyền hồ lý tưởng

    05/02/2021Nguyễn Văn VĩnhXét trong văn chương nước Nam, điều gì cũng toàn huyền hồ giả dối hết cả, không có cái gì là thực tình. Người làm thơ thì ngâm những cảnh núi Thái Sơn, sông Hoàng Hà, giời cao, bể rộng. Núi Tản Viên, sông Nhị Hà sờ sờ trước mắt, thì cảnh không ứng bao giờ. Có cao hứng mà vịnh đến thì cũng phải viện đến cái gì ở đâu xa, chưa biết, chưa trông thấy.
  • Thói hư tật xấu của người Việt: nhiều thói xấu, tin nhảm, giới hạn yêu thương

    09/08/2019Vương Trí NhànDân ta tin rằng? Đất có thổ công, sông có hà bá, cảnh thổ nào phải có Thần Hoàng ấy, vậy phải thờ phụng để ủng hộ cho dân vì thế mỗi ngày việc sự thần một thịnh...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: thủ cựu, ngại thay đổi

    03/06/2019Vương Trí NhànTrước hết nông dân ta ngày nay đều còn dốt nát. Bởi dốt nên thủ cựu mà thủ cựu một cách bướng bỉnh. Bao nhiêu điều gì mới lạ khác và thói thường, với sự quen dùng, họ đều coi như không tốt và không bao giờ có ý tò mò muốn dùng. Đại đa số chỉ sống lần hồi từng ngày, nên họ không hề có những sự trông xa hoặc lâu dài và phiền phức rắc rối...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: huyền hồ, than vãn, học để thi

    10/10/2018Vương Trí NhànNhững kẻ chơi bời lười biếng, vô công rồi nghề, sống dựa vào người khác, hưởng lợi mà không sinh lợi, thật chẳng khác gì giống ký sinh trùng trong loài động vật. Đó là những con mọt nước...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Tầm nhìn hạn hẹp, cam chịu, lẫn lộn, kìm hãm nhau

    04/06/2018Vương Trí NhànXét nước ta học văn học của Trung Quốc bắt chước quá sâu, có khi mất cả chân tướng của mình. Từ khi hấp thụ văn minh Trung Quốc, không phân biệt tốt xấu cái gì cũng thâu vào, lựa chọn không tinh, được không bù mất.
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Thói tục di truyền, ỷ lại

    27/08/2017Vương Trí NhànNgười sinh ra ở đời có học mà không khôn mới làm hết được bổn phận làm người. Làm quan chẳng qua là một việc trong sự làm người đó mà thôi. Thế mà người mình có cái tính di truyền “đi học cốt để làm quan"...
  • Báo chí - nhà báo và sự hình thành tầng lớp trí thức hiện đại đầu thế kỷ XX

    21/06/2017Trần Văn ToànKhái niệm trí thức hiện đại ở đây được hiểu trong sự đối nghĩa với trí thức - kẻ sĩ trong xã hội Việt Nam truyền thống. Sự hiện diện của tầng lớp trí thức hiện đại, trên thực tế, mới chỉ xuất hiện ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Bài viết này sẽ tập trung làm sáng tỏ vai trò của báo chí - một thiết chế văn hóa có nguồn gốc phương Tây - đã đóng vai trò như một dung môi, một tiền đề vật chất cho sự xuất hiện của tầng lớp trí thức hiện đại như thế nào...
  • Chân dung thật của học giả Nguyễn Văn Vĩnh

    06/06/2017Anh VũBộ phim tài liệu- dài gần bốn tiếng đồng hồ chiếu liền một mạch -“Mạn đàm về người man di hiện đại”, cố gắng xây dựng một chân dung thật minh oan cho học giả Nguyễn Văn Vĩnh, người từng bị cho là tay sai, bồi bút cho thực dân Pháp hơn nửa thế kỷ qua.
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Mưu lợi trên dân kém cỏi, Tuỳ tiện trong quản lý

    06/04/2016Vương Trí NhànNgười nước ta không hiểu cái nghĩa vụ ăn ở với loài người đã đành, đến nghĩa vụ của mỗi người trong nước cũng chưa hiểu gì cả. Phải ai tai nấy, ai chết mặc ai!
  • Chí tiên phong

    23/03/2016Dương Trung QuốcCuối thế kỉ XX, người ta mới bắt đầu nói đến “ Nền kinh tế tri thức”, nhưng trên thực tế, cách đây hàng thế kỉ nước ta đã có một nhân vật danh tiếng cả trong đời sống kinh tế và văn hóa, ông xứng đáng được gọi là người tiên phong đi vào “nền kinh tế tri thức”, đó là Nguyễn Văn Vĩnh.
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Gì cũng cười, Nói năng lộn xộn, Học hời hợt

    04/03/2016Vương Trí NhànAn Nam ta có một thói lạ là thế nào cũng cười. Người ta khen cũng cười, người ta chê cũng cười. Hay cũng hì, mà dở cũng hì, phải cũng hì mà quấy cũng hì. Nhăn răng hì một tiếng mọi việc hết nghiêm trang...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Học không biết cách, giỏi bắt chước

    06/01/2016Vương Trí Nhàn... những bực nhoàng nhoàng thì thường cứ thấy người học cũng học, học cho thuộc cách mà thôi, chứ không có định trong bụng rằng theo những điều nào, kháp(2) đạo ấy vào tính tình riêng của người nước mình nó ra sao...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: cần mẫn bất đắc dĩ, không thiết gì, trống rỗng

    05/11/2015Vương Trí NhànDân An Nam ta có nhiều tật xấu, duy có một tật làm biếng là không ai trách được(1). Chỉ hiềm một điều làm ăn thì cần mẫn, nhưng lại không coi cái cần mẫn ấy là vinh hiển, tựa hồ như một điều bất đắc dĩ phải làm thì làm, chớ không có gì vẻ vang...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: thô tục, vô duyên, luộm thuộm

    30/09/2015Vương Trí NhànNói tục, nói bẩn chắc hẳn không người nước nào bằng người An Nam ta. Lắm câu chửi rủa của ta không tiếng nước nào dịch nổi, giả sử những người nói ra có nghĩ đến nghĩa từng tiếng thì đứa nặc nô(1) cũng phải đỏ mặt đến lòng trắng mắt. Thử ngẫm mà xem, những câu ấy có nghĩa lý gì đâu...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Thị hiếu tầm thường, Thời gian phí phạm

    06/09/2015Vương Trí NhànNgười Nam mình chưa cái gì là cái khéo. Mà càng bắt chước Tây bắt chước Tàu bao nhiêu càng xấu bấy nhiêu...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: quá viển vông, tầm thường hóa, quá tin sách, tín ngưỡng nông

    03/09/2015Vương Trí NhànMặc dù sự có mặt của vô số ma quỷ và thần linh, người Việt vẫn có một đời sống tôn giáo không lấy gì làm sâu sắc cho lắm. Người ta chỉ có những niềm tin mơ hồ về linh hồn, về sự sống ở thế giới bên kia, về các thần. Một số lớn thần được định tính không rõ ràng và thường thường là phi nhân cách...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Một quan niệm đơn sơ về thế giới

    03/08/2015Vương Trí NhànSự đơn điệu nghèo nàn là cảm giác chính trong Nhất Linh sau khi dự Hội chợ Hàng Việt Nam năm 1934 mở ở Nhà Đấu xảo Hà Nội. Thời nay, khi làm hàng xuất khẩu, người mua các nước cũng thường chê hàng Việt mẫu mã đơn giản, có học lỏm được cái gì của người khác thì cũng chỉ loay hoay ở vài cái lặt vặt mà không biết khai thác hết những khả năng đa dạng có thể có...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: hủ bại tầm thường, bóc lột thay quản lý

    15/06/2015Vương Trí NhànTính nhút nhát, động làm việc gì thì lo trước nghĩ sau, không dám quả quyết làm ngay. Thí dụ như chưa đi buôn đã lo lỗ vốn, chưa làm ruộng đã sợ mất mùa. Quanh năm chỉ ngồi một xó không được một trò gì...
  • Nguyễn Văn Vĩnh, một người Nam mới đầu tiên

    17/09/2014Đỗ Lai ThúyBạn tôi nói, làm một người Việt Nam mới bây giờ đã khó thì làm một người Nam mới (Tân Nam tử) như Nguyễn Văn Vĩnh hồi đầu thế kỷ XX hẳn khó hơn nhiều. Đúng vậy. Vào những năm đầu thế kỷ trước, Việt Nam chủ yếu vẫn là một xã hội quân chủ nông nghiệp Nho giáo. Người Việt Nam, kể cả tầng lớp có học bấy giờ, vẫn phải sống thân phận thần dân nhiều trói buộc. Đâu có được như ngày nay: đất nước thì đổi mới và mở cửa; thế giới thì ngày một trở nên phẳng; con người thì đang dần là công dân trái đất! Nhưng, có lẽ, thời ấy bộ phận trí thức hình như có quyết tâm đổi mới xã hội cao lắm thì phải. Và, một điều nữa cũng quan trọng không kém: họ là những cá nhân có tài năng.
  • Tính tự phán của người mình

    18/11/2013Thái AnGần đây, chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ của Trung Hoa trên trường quốc tế, lại thấy dư luận hâm nóng một cuốn sách được xuất bản cách đây hai thập kỷ. Đó là cuốn Người Trung Hoa xấu xí của Bá Dương...
  • Phố cổ Hà Nội

    13/07/2009Nguyễn Văn VĩnhBài viết này được trích từ cuốn Lịch sử, sự thật và sử học (Tạp chí Xưa&Nay, Nhà xuất bản Trẻ, 12/1999) tập hợp một số bài viết trên tạp chí Xưa&Nay của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. Bài viết nguyên bằng tiếng Pháp đăng trên tờ Annam Nouveau số 140 ngày 2/6/1932 của nhà báo-chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh, đã được một bạn đọc dịch và gửi đến tòa soạn Xưa&Nay, góp phần giải thích về việc tìm hiểu khái niệm "Ba mươi sáu phố phường".
  • Mỗi người có cách yêu nước riêng

    27/05/2009Hàm ĐanVượt qua mục đích ban đầu là bộ phim tài liệu độc lập của gia tộc, Mạn đàm về “người man di hiện đại” đã dựng chân dung một người “khổng lồ” đầu thế kỉ XX: Học giả Nguyễn Văn Vĩnh.
  • Gì cũng cười

    11/11/2003Nguyễn Văn VĩnhDân tộc nào cũng có những thói xấu riêng. Người Việt ta có nhiều phẩm chất đẹp nhưng cũng không ít tật dở. Mời các bạn cùng xem những bài khảo luận của các học giả Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 về những tật xấu của dân tộc mình. Chỉ có điều, người Việt trẻ ngày nay hẳn sẽ khác với bà con làng xóm của anh Chí ngày xưa: “Nói vậy chắc nó trừ mình ra !”
  • xem toàn bộ