Thói hư tật xấu của người Việt: Tầm nhìn hạn hẹp, cam chịu, lẫn lộn, kìm hãm nhau
Tầm nhìn tầm nghĩ chật hẹp
(Quốc dân độc bản, Tài liệu do Đông KinhNghĩa Thục soạn,năm 1907)
Ái quân(1) bắt đầu tất phải yêu gia đình làng xóm trước. Nhưng ở đời những người lưu luyến gia đình làng xóm, bụng họ không nghĩ gì ngoài bát gạo hạt muối, chân không hề bước đi đâu một bước. Xa gia đình làng xóm trăm dặm là nước mắt đã ướt áo, ra khỏi ngõ mười ngày là sốt ruột muốn về. Chí thú(2) của họ tất nhiên thấp hèn, kiến văn(3) của họ tất nhiên thô lậu, xã hội trông mong gì ở họ được nữa.
… Khi châu Mỹ chưa ai biết, người Châu Âu cứ sang khai phá, xây nhà dựng cửa cho con cháu. Còn dân ta thì cho rằng "xảy nhà ra thất nghiệp” nên không có chí viễn du. Không lấy làm lạ tri thức không mở mang, đời sống không đầy đủ, Tổ quốc - lâm vào cảnh nguy vong mà không hay biết.
(1) yêu đồng bào đồng loại.
(2) ý chí và lạc thú (niềm vui)...
(3) kinh nghiệm và học thức.
Thói quen cam chịu(Nguyễn Trọng Thuật, Hươngchính tình nghĩa, Nam Phong, năm 1927)
Ở nhà quê, dù khốn khó đến đâu, nhiều người cũng chỉ rên rỉ trong mồm chứ không gầm gào ra ngoài miệng, đôi khi nằm bẹp chứ không chạy kêu như dãn thất nghiệp bên Tây, nên không mấy người biết tới. Đó cũng là nhờ được có cái tính di truyền lành hiền và ăn hèn ở khó đã quen:
Vàng thau lẫn lộn, nhầm của người với của mình(Phan Chu Trinh, nước Việt Nam mới saukhi Pháp Việt liên hiệp, năm 1912)
Dân Nam, trên lịch sử, có hai đặc tính cực đoan phản đối(1) nhau: một là bài ngoại và ỷ ngoại, hai là tự tôn và tự ti. Hai đặc tính đó có sẵn trong não mọi người. Mỗi cái, nhân thời thế mà phát hiện, lại đều đi tới cực đoan. Lại khi đã tới cực đoan, mỗi cái đều giữ lý do, chuyên cậy vào tập quán, lợi hại đểu bị che lấp không thấy.
Xét nước ta học văn học của Trung Quốc bắt chước quá sâu, có khi mất cả chân tướng của mình. Từ khi hấp thụ văn minh Trung Quốc, không phân biệt tốt xấu cái gì cũng thâu vào, lựa chọn không tinh, được không bù mất. Có khi tự coi là người Trung Quốc, tự coi là người văn minh, lừa đội lốt hổ, hiêu hiêu(2) tự cho là lớn, vàng thau lẫn lộn, bơ vơ không chỗ mà nương.
(1) nói như ngày nay: đối nghịch nhau.
(2) chúng tôi chưa thật rõ, chỉ thấy trong Hán Việt từ điển của Thiều Chửu ghi “hiêu hiêu” có một nghĩa là “kêu lải nhải”, một nghĩa khác là "ra dáng ung dung tự đắc" .
Xóm làng níu kéo kìm hãm nhau
(Nguyễn Văn Vĩnh, Chỉnh đốn lại cách cai trị dân xã,Đông Dương Tạp chí, năm 1914)
Dân trí hẹp hòi, ở ta nhiều người học hành chẳng qua mong lấy thi đỗ làm quan cho làng cho họ được nhờ. Công nghệ buôn bán thường đợi khách đến tận làng mà mua những đồ chế hóa(1). Người bất đắc dĩ phải đi xa cầu thực(2), hồ(3) kiếm được đồng tiền dư, trước hết phải lo nghĩ tới việc dựng cái nhà thờ, tậu vài ba mẫu ruộng ở quê quán mình. Nói việc nhỏ nhặt như người đi làm công làm việc, nhiều kẻ vì nghĩa làng nước mà quên đến cả nghĩa doanh sinh(4), chỗ cao lương bổng, không cầu, mà cầu lấy nơi ít tiền nhưng được tư án quán, tức có tên về làng về nước, kẻ bán buôn nơi thành thị hoặc kẻ có tài chế hóa ra được thứ hàng gì khéo, vị yêu nghệ(5)mà chuyên nghệ thì ít, song vị muốn tăng công để lấy chút danh mệnh để đem mặt về ngẩng nơi đình đám thì nhiều, cho nên lòng ao ước nhỏ nhen được thỏa là không lo gì đến nghệ nữa:
(1) làm ra.
(2) kiếm ăn.
(3) những mong, may ra.
(4) tìm cách sinh nhai.
(5) ngày nay nói nghề.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015