Thói hư tật xấu của người Việt: Một quan niệm đơn sơ về thế giới

11:24 SA @ Thứ Hai - 03 Tháng Tám, 2015

Một quan niệm đơn sơ về thế giới

Sự đơn điệu nghèo nàn là cảm giác chính còn lại trong Nhất Linh sau khi dự Hội chợ Hàng Việt Nam năm 1934 mở ở Nhà Đấu xảo Hà Nội.

Trong bài tường thuật trên Phong Hóa số ra ngày 30/11/1934, người đứng đầu văn đoàn Tự Lực viết: "Mấy gian hàng Hải Dương, Nam Định vẫn như mọi năm không có gì tiến bộ.Thăm gian hàng Trung Kỳ, người ta cảm thấy như sống lùi lại mười năm trước bởi chỉ có ít đồ gỗ nét chạm non nớt. Đồ đồng của ta có lẽ nghìn vạn năm nữa không thay đổi. Từ cái thau cái mâm cho đến cái đỉnh thứ nào cũng nguyên như cũ , hình như đổi mới nó đi là một cái tội vậy. Đồ sứ Bát Tràng men trông cũng khéo, chỉ tiếc rằng kiểu không đẹp, phần nhiều là bắt chước Tàu”.

Những nhận xét này có thể áp dụng cho toàn bộ thế giới đồ vật mà người Việt sáng tạo ra để phục vụ đời sống của chính mình. Một đôi dép để đi ở Bắc bộ, nó chỉ là một chiếc mo cau hoặc miếng da, có thắt một nút trồi lên vừa để xỏ một ngón chân. Trong khi người dân nông thôn xưa chỉ đi chân đất thì một đôi dép như thể còn là xa xỉ, và chỉ những dịp hội hè người ta mới dám sử dụng. Một cái điều ư? Chỉ là mấy tờ giấy phết vội trên mấy nan tre. Một cây sáo ư, chỉ là một ống tre có khoét mấy lỗ sơ sài. Nếu chúng ta biết rằng trên thế giới này, không chỉ Trung Quốc, Nhật Bản mả cả các nước phương Tây những cái điều bộ sáo có cấu tạo phức tạp tinh vi như thế nào thì người ta phải tự trách rằng sao dân mình dễ bằng lòng với những gì làm ra, tức dễ dừng lại trên đường sáng tạo đến thế.

Thời nay, khi làm hàng xuất khẩu, người mua các nước cũng thường chê hàng Việt mẫu mã đơn giản, có học lỏm được cái gì của người khác thì cũng chỉ loay hoay ở vài cái lặt vặt mà không biết khai thác hết những khả năng đa dạng có thể có.

Chẳng những chúng ta rất ít phát minh mà nhìn vào cái đã phát minh ra, thấy không vượt khỏi tình trạng bột phát ban đầu. Các ý tưởng không được hoàn thiện và đẩy tới cùng. Nguyễn Văn Vĩnh sớm nói thẳng là trước khi học của nước ngoài, những cái nhà của chúng ta quá trống trải và chẳng có gì mà bày, ghế giường bàn tủ dáng dấp nặng nề, nếu cố trau chuốt thì lại phô ra một mỹ cảm cầu kỳ vụn vặt.

Ở đồng bằng Bắc Bộ, ngoài nghề trồng lúa nước, gần như không có nghề làm vườn. Các giống vật nuôi trong nhà không đặc biệt, như con chó Việt, đặc tính chính của nó là sự tầm thường. Không có con đường làng nào là thẳng, con đường nào cũng cong queo vẹo vọ.

Tự bằng lòng về cuộc sống tự nhiên của mình ở các làng quê, người Việt gần như từ bỏ khả năng tổ chức lại cuộc sống một cách có suy nghĩ ở các đô thị. Cho đến cả trong cách tổ chức xã hội, trí tường tượng nghèo nàn cũng níu kéo chúng ta lại.

Thần thánh trong các truyện thần thoại cổ tích của ta quá gần người và cũng nghèo như người, cả về vật chất lẫn tinh thần.

Còn những ước mơ của chúng ta thì sao? Ngày xưa, bao chàng trai bỏ làng ra đi chống ngoại xâm, rút cuộc "súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa", mơ ước lớn nhất là quay về làng tiếp tục đi cày và cưới được cô thôn nữ.

Còn hôm nay, có một câu chuyện dân gian đang được lưu truyền rộng rãi. Một thanh niên Nhật hỏi người Việt cùng tuổi với mình là mơ ước gì thì được trả lời là mơ ước có cái Honda để đi, nhà có cái tủ lạnh Hitachi, cái máy giặt Sanyo để dùng. Nói chung là ao ước dân Nhật xài đồ gì thì mình có đồ đó để xài.

Còn người thanh niên Nhật khi được hỏi lại chỉ nói gọn một câu là ước sao giỏi giang hiểu biết để thực hiện được tất cả những ước mơ của các bạn Việt cùng tuổi.

Câu thơ của Chế Lan Viên Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp - Giấc mơ con đẻ nát cuộc đời con không chỉ đúng với con người thời tiền chiến mà đúng với người Việt gần như suốt thời quá khứ, không chỉ con người bình dân mà cả những tầng lớp tinh hoa.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thói đời mà không chấp nhận

    26/11/2019Trường GiangThói đời là thói quen không tốt mà người đời thường mắc phải, nhất là ở những nơi, những lúc đang có sự tranh chấp quyền lợi, đang có sự chuẩn bị cho những biến đổi lớn. Nó có tính phổ biến đến mức ai cũng cảm thấy quen thuộc, hình như nó có ở người này, người kia, có cả ở người quen thân, gần gũi mình và có lẽ cả trong bản thân mình...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: thủ cựu, ngại thay đổi

    03/06/2019Vương Trí NhànTrước hết nông dân ta ngày nay đều còn dốt nát. Bởi dốt nên thủ cựu mà thủ cựu một cách bướng bỉnh. Bao nhiêu điều gì mới lạ khác và thói thường, với sự quen dùng, họ đều coi như không tốt và không bao giờ có ý tò mò muốn dùng. Đại đa số chỉ sống lần hồi từng ngày, nên họ không hề có những sự trông xa hoặc lâu dài và phiền phức rắc rối...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Tầm nhìn hạn hẹp, cam chịu, lẫn lộn, kìm hãm nhau

    04/06/2018Vương Trí NhànXét nước ta học văn học của Trung Quốc bắt chước quá sâu, có khi mất cả chân tướng của mình. Từ khi hấp thụ văn minh Trung Quốc, không phân biệt tốt xấu cái gì cũng thâu vào, lựa chọn không tinh, được không bù mất.
  • Thói hư tật xấu của người Việt: học bề ngoài, khách sáo

    27/09/2015Vương Trí NhànNgười mình vốn có cái thiên tính dễ đồng hóa, nghĩa là có tư cách, dễ am hiểu dễ thu nạp lấy những gì khác lạ với mình, dễ đem những điếu hay điều dở của người ngoài mà hóa làm của mình, nhưng cái tài đồng hóa đó thường thường chứa cái khóe tinh, biết xem xét và bắt chước của người, phảng phất ở bề ngoài, chứ không thấu triệt được đến chỗ căn để, chỗ tinh túy
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Thiếu tri thức, học vụ lợi, dễ tầm thường

    23/08/2015Vương Trí NhànTôi thường thấy ở mình kẻ nào khôn hơn chút đỉnh, giao thiệp với người kém hơn chút đỉnh, thuần chỉ nói dối. Đứa “ăn cắp có giấy”, đứa ăn cắp chưa có cấp bằng cũng đều một mực như thế cả...
  • Hội nhập giữa đời thường

    12/03/2014Vương Trí NhànNhững chuyển biến hôm nay - những biến chuyển mà trong cuộc hội nhập đã diễn ra hai chục năm và được đánh dấu bằng việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Theo tôi phải xem đây như một nét mới của người Việt hiện đại...
  • Biết mình biết người, tỉnh táo đi tới!

    22/12/2010Vương Trí NhànBắt tay vào cuộc hội nhập là chấp nhận rằng chúng ta sẽ tham gia sân chơi lớn của thế giới. Điều cần thiết lúc này là soát xét lại mình, bàn bạc, học hỏi, rút kinh nghiệm, sẵn sàng làm lại mình nếu cần. Bởi mọi cơ hội chỉ có ý nghĩa khi người ta có một phương sách đúng, một chiến lược đúng để tận dụng được nó...
  • Tại sao người ta không nhìn thấy voi?

    20/12/2010Nguyễn Quang ThânTôi thường thấy có nhiều người mắt tốt, tinh nhanh hẳn hoi nhưng đi đâu thì đụng rá, đá kiềng, gây đổ bể thiệt hại trong nhà ngoài ngõ không ít. Lại có kẻ lạ đời, không đi đường lớn mà thích ngang tắt, dẫm cả lên cỏ vườn hoa, bỏ đường quang, quàng bụi rậm...
  • Thật và giả

    15/03/2007Thu LêTết vừa qua tôi đến chơi nhà một người bạn, nhìn giò phong lan treo bên cửa sổ rất khó nhận ra thật hay giả. Người ta tạo ra những bông hoa giống như hoa giả và làm ra nhiều thứ hoa giả giống như hoa thật...
  • Từ cày chìa vôi đến computer

    19/12/2006Đức ÚyHình ảnh “con trâu đi trước cái cày theo sau” đang mờ dần trong mắt các bạn trẻ. Nhưng cái cày chìa vôi với nghĩa đen là công cụ canh tác cổ xưa nay là công cụ, máy móc, kỹ năng làm việc theo nghĩa bóng hầu như không thay đổi nói gì đến thay thế ở người Việt mình...
  • “Để người Việt Nam tự nhận thức...”

    12/09/2006Nguyên An thực hiệnTự nhận là đang làm công việc “chưa ai khai phá”, nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, “người hay nói về nhược điểm của đồng nghiệp”, đang góp nhặt những lời người xưa cảnh tỉnh về thói hư tật xấu của người Việt từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau và dự định sẽ in thành sách. Chúng tôi có cuộc trò chuyện với ông về công trình này...
  • Bảo vệ tiến sĩ - thi cử hay ăn mừng?

    30/07/2006GS. Lê Viết LyViệc bảo vệ Tiến sĩ ở nước ta nến được cải tiến theo hướng thiết thực, đểnhận biết được năng lực thựcsự của nghiên cứu sinh, tránh được tính hình thức...
  • Lỗ hổng

    17/05/2006Dạo này, thỉnh thoảng, tôi nghe thấy trên ti vi từ lỗ hổng, lỗ hổng trong quản lý (từ này xuất hiện với tần số cao nhất), rồi tới lỗ hổng trong kiến thức, khi nói về giáo dục, lỗ hổng trong nhận thức, khi nói về pháp luật... Nói chung, nhiều lĩnh vực có lỗ hổng!
  • xem toàn bộ