Thói hư tật xấu của người Việt: Thói tục di truyền, ỷ lại

01:02 CH @ Chủ Nhật - 27 Tháng Tám, 2017

Thói tục di truyền
(Huỳnh Thúc Kháng, Báo Tiếng dân, năm 1929)

Một là, học để làm quan: Người sinh ra ở đời có học mà không khôn mới làm hết được bổn phận làm người. Làm quan chẳng qua là một việc trong sự làm người đó mà thôi. Thế mà người mình có cái tính di truyền “đi học cốt để làm quan", cha truyền con nối, trước bày nay làm, dầu cho ngày nay phép học phép thi đổi ra cách mới, mà người đi học vẫn ôm cái hy vọng làm quan chủ chốt.

Hai là, làm quan ăn lót: Làm quan... cốt là mượn cái địa vị thế lực mà làm cái lợi riêng, thói ăn của dân cho là cái quyền lợi tự nhiên mình được hưởng, tập dữ tính thành(1) không ai cho là điều quái lạ hồ thẹn.

Ba là, a dua người quyền quý. Ngu dốt mà cũng tán rằng thông minh, bạo ngược mà cũng tán rằng nhân đức. .. bất cứ việc gì người ra thế nào, đã là quyền quý thì cứ nhắm mắt tán dương.

Bốn là, trọng xác thịt‑(2): Ngoài sự ăn sung mặc sướng ở yên ra, gần như không có tư tưởng gì nữa. Đối với kẻ khác cũng lấy cái mục đích đó mà xem xét. Nghĩa là không hỏi nhân cách thế nào, mà chỉ thấy ăn mặc xa hoa, lầu cao nhà lớn thì sinh lòng hâm mộ, dầu có hại nòi nát giống, mà đạt được mục đích thì cũng không từ.

(1) làm quen mãi rồi thành ra một thuộc tính tự nhiên.

(2) tức là trọng vật chất.


Ỷ lại như một căn bệnh
(Lưu Trọng Lư, Một nền văn chương Việt Nam, năm 1939)

Tôi không nhớ vị Giáo sư Pháp nào, ở lâu năm bên ta, đã nói: “Những thanh niên Việt Nam đào tạo ở trường học mới, không có một tinh thần sáng tạo chắc chắn". Lời bình phẩm có vẻ vội vàng gắt gao, nhưng không phải là không có một phần sự thực. Vì cái bệnh ỳ lại đã ăn sâu vào trong xương tuỷ người nước ta, cơ hồ không gột rửa được nữa.

Không phải bây giờ mà từ bao giờ, ở khắp các địa hạt, người Việt Nam đã tỏ ra mình là một giống người sống một cách lười biếng và cẩu thả (...) trong sự ăn, sự mặc, sự ở, nhất là trong sự phô diễn tư tưởng. Tự tử không hề cố gắng và tạo tác ra một cái gì hoàn toàn của ta, ta chỉ muốn hường thụ những của sẵn và cam tâm làm kiếp con ve của thơ ngụ ngôn(1). Ta đã vay mượn của người hàng xóm từ một điệu thơ nhỏ nhặt đến một đạo lý cao xa. Hồi xưa kia chúng ta là những người Tàu, gần đây chúng ta là những người Tây, chưa có một lúc nào chúng ta là những người Việt Nam cả.

(1) ý nói vui chơi ca hát, không biết tính xa, và sẵn sàng vay mượn để sống qua ngày Lấy tích từ bài thơ ngụ ngôn con ve và con kiến của La Fontaine, bản dịch của Nguyễn Văn Vĩnh.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thói hư tật xấu của người Việt: Ỷ lại, viển vong, tư tưởng gia nô...

    14/03/2015Vương Trí NhànMê tín sinh ra những việc nực cười. Ngày giờ nào cũng là trời bày định mà bảo rằng có ngày dữ ngày lành; núi sông nào cũng là đất tự nhiên mà bảo rằng có đất tốt đất xấu; vì nấu ăn mới có bếp mà bảo rằng có ông thần táo; vì che mưa gió mà có nhà mà bảo rằng
    có ông thần nhà...
  • Từ chức: sao khó vậy?!

    18/04/2014Mạnh Cường - Hồng Hạnh“Tôi xin từ chức”- một câu nói rất đỗi ngắn gọn. Hàng ngày, hàng tháng có biết bao những sai phạm của các vị lãnh đạo ở nhiều cơ quan, đơn vị, gây ra hậu quả không nhỏ. Thế nhưng, câu nói ngắn gọn ở trên nghe vẫn cứ... “lạ tai” làm sao.
  • Học tại chức thời @

    30/12/2010Hà ThanhDưới đây là những điều có thật ghi được tại một lớp tại chức mà chính người viết tham dự. Có một thực tế là những lớp học như thế này đang hết sức phổ biến tại các giảng đường đại học, khi mà "căn bệnh" sính bằng cấp vẫn còn tồn tại...