Triết học cần tự điều chỉnh

10:25 SA @ Thứ Hai - 08 Tháng Mười Hai, 2014

Cơ sở của nhận định này là sự tụt hậu của Triết học so với các ngành khoa học cụ thể, đặc biệt là Vật lý, trong việc nhận thức thế giới. Triết học dường như đã trở thành bất lực trong việc trả lời những câu hỏi rất cơ bản như: Làm sao chúng ta có thể hiểu được thế giới? Bản chất của thực tại là gì? Mọi thứ từ đâu đến? Liệu vũ trụ có cần một Đấng sáng thế?

Việc một nhà khoa học nổi tiếng, một trong những biểu tượng của trí tuệ thế kỷ 20, đưa ra những nhận định gây sốc như vậy về triết học, không khỏi làm cho người quan tâm băn khoăn tự hỏi: Phải chăng triết học đã chết như Hawking nhận định? Nếu không thì vai trò của triết học hiện đại là gì?

Quan sát sự phát triển của khoa học trong thế kỷ vừa rồi, đặc biệt của Vật lý và sinh học, thì thấy rõ rằng: Triết học đã bất lực trước những câu hỏi thuộc bản thể luận và một phần nào đó là bản chất của sự sống. Ngoài tư duy tư biện, triết học không còn công cụ nào khác để tìm kiếm câu trả lời cho những vấn đề này. Như thế rõ ràng, phạm vi nghiên cứu của Triết học đã bị thu hẹp đáng kể. Nhưng điều đó không có nghĩa là triết học đã chết. Nhận định của của Stephen Hawking chỉ là một sự nói quá lên “sự khốn cùng của triết học” và đánh giá sai lệch nhiệm vụ của triết học chỉ thuần túy là truy tìm kiến thức.

Immanuel Kant (1724-1804), triết gia vĩ đại thời kì khai sáng, dường như đã viết gần như toàn bộ trước tác của mình, cụ thể là ba cuốn phê phán nổi tiếng[1], và do tầm ảnh hưởng của ba cuốn này, có thể coi như ông đã tạo ra bước ngoặt của lịch sử triết học, qua việc trả lời bốn câu hỏi[1]: Tôi có biết gì thức gì? Tôi phải làm gì? Tôi được quyền hy vọng gì? Con người là gì?

Trên thực tế, tìm kiếm tri thức chỉ là một phân nhánh của triết học. Phân nhánh này đang suy yếu trước sự phát triển của các ngành khoa học cụ thể. Nhưng các phân nhánh khác vẫn còn đủ rộng rãi để triết học phát triển. Đặc biệt là những phân nhánh vượt qua thế giới vật lý như Siêu hình học hoặc liên quan mật thiết đến tâm lý và hành vi xã hội của con người như Đạo đức học, Mỹ học, Triết học về chính trị, Triết học về tôn giáo v.v.

Như thế, sự tụt hậu của Triết học so với các ngành khoa học cụ thể chỉ giới hạn ở câu hỏi thứ nhất: “Tôi có thể biết gì?” và một phần ở câu hỏi thứ hai: “Con người là gì?”. Một phần lớn còn lại của câu hỏi này cùng với hai câu hỏi: “Tôi phải làm gì? Tôi được quyền hy vọng gì?” vẫn là là những lãnh địa riêng cần tiếp tục khai phá của Triết học vì chịu ảnh hưởng rất ít của những tiến bộ của những ngành khoa học cụ thể.

Điểm qua như vậy để thấy, so với ngay những vấn đề Triết học được đặt ra từ hơn hai thế kỷ về trước của Kant, những khoa học cụ thể ngành nay cũng không giải quyết được, vì đơn giản chúng không phải là đối tượng nghiên cứu của những khoa học này, hoặc phương pháp khoa học không phải là công cụ để giải quyết những vấn đề này. Không một phương pháp khoa học nào có thể được sử dụng để đánh giá chính xác xem một sự việc là tốt hay xấu, đúng hay sai, thiện hay ác, tin hay không tin, đáng yêu hay đáng ghét. Chúng thuộc một thế giới khác mà ở đó, khoa học có thể tác động đến ít nhiều chứ không thể thay thế được.

Vai trò của Triết học hiện đại

Đâu đó đã có ý kiến cho rằng vai trò của triết học bây giờ là liên kết các mảng tri thức khác nhau để tạo ra một bức tranh lớn về tri thức và con người. Người viết bài này cũng đã từng nghĩ như thế. Nhưng giờ đây nhận thấy, đó là một kỳ vọng quá sức của Triết học. Liên kết các mảng tri thức khác nhau còn khó khăn hơn việc tìm kiếm tri thức, một lĩnh vực mà Triết học đang bị đuối thế. Chưa kể tham vọng về một bức tranh lớn chưa hẳn đã thuyết phục và có cơ sở, vì thế giới này có thể được mô tả bởi một bức tranh lớn hay không, hay chỉ có thể mô tả bằng một tập hợp các bức tranh nhỏ chuyên biệt, là một vấn đề còn tranh cãi. Trong bối cảnh chưa rõ ràng đó, một bức tranh lớn giả tạo về thế giới và con người, sẽ có khả năng trở lên phản tác dụng, trở thành kẻ đày đọa con người thay vì mở mang hiểu biết và tự do của con người.

Triết học nên khiêm tốn hơn với vai trò của mình như là khoa học của các khoa học, nên bớt tham vọng hơn trong việc vẽ ra một bức tranh tổng thể về thế giới và con người, nên giảm bớt gánh nặng trong hành trình tìm kiếm chân lý và tri thức.

Như thế, sẽ hợp lý hơn nếu chúng ta tạm hài lòng với tập hợp những bức tranh nhỏ về thế giới được vẽ lên bởi các ngành khoa học chuyên biệt. Tùy theo độ phát triển của khoa học mà những bức tranh này sẽ được bổ sung, sửa chữa sao cho phù hợp. Còn nếu cố công gò ép mọi thứ vào một bức tranh lớn duy nhất, con người đã tự chặt chân mình trên con đường tìm kiếm tri thức về thế giới và chính bản thân mình.

Cũng như thế, Triết học nên khiêm tốn hơn với vai trò của mình như là khoa học của các khoa học, nên bớt tham vọng hơn trong việc vẽ ra một bức tranh tổng thể về thế giới và con người, nên giảm bớt gánh nặng trong hành trình tìm kiếm chân lý và tri thức. Để tồn tại trước sự tấn công ồ ạt của các ngành khoa học cụ thể, triết học cần tập trung vào những lĩnh vực mà khoa học không thể vươn tới, hoặc nếu có vươn tới thì cũng không thể chiếm lĩnh toàn bộ. Triết học cũng không nên cạnh tranh với các khoa học cụ thể trong việc tìm kiếm tri thức, mà nên làm người hỗ trợ, lát đường cho những ngành khoa học đó tiến lên.

Diễn giải chi tiết thì theo thiển ý của người viết, Triết học hiện đại nên tập trung vào ba lĩnh vực sau:

1. Làm người mở đường, thậm chí lát đường, hỗ trợ cho các ngành khoa học cụ thể bằng cách xây dựng hệ thống, hoặc một phần của hệ thống, các khái niệm, phạm trù cho các ngành khoa học cụ thể, nhất là khoa học xã hội và nhân văn sử dụng. Từ đó tạo lập những nét phác thảo sơ bộ về lĩnh vực cần nghiên cứu nhưng nhường phần hoàn thiện và phát triển tiếp cho các ngành khoa học cụ thể liên quan.

2. Tập trung vào những lĩnh vực mà khoa học không với tới được, hoặc với tới thì cũng không thể chiếm lĩnh toàn bộ vì ở đó, chỉ có tư duy tư biện là có tác dụng, còn phương pháp khoa học thì trở lên bất lực. Những lĩnh vực đó là Siêu hình học, Đạo đức học, Mỹ học, Triết học về Tôn giáo, Triết học về tâm hồn, Triết học về khoa học nói chung và bản thân triết học nói riêng v.v.

3. Trở về với con người, định hướng con người trong nhận thức, dẫn dắt con người trong hành động , an ủi con người trong khổ đau và làm phong phú thêm ý nghĩa của đời sống con người. Trong lĩnh vực này, chân lý không còn đóng vai trò độc tôn, mà cảm xúc cũng cần được quan tâm thỏa đáng. Một cuộc đời hạnh phúc và có ý nghĩa không nhất thiết là một cuộc đời phải biết bản chất của thực tại là gì và mọi thứ từ đâu đến. Cho nên, con người, nhận thức và cảm xúc, đời sống và ý nghĩa, khổ đau và hạnh phúc, tự do và giới hạn của nó… mãi mãi là pháo đài bền vững của Triết học mà các khoa học cụ thể khác không thể thay thế hoàn toàn được.

Triết học cần trở về đồng hành với con người ở mọi tầng nấc mức độ mà đời sống con người khả dĩ trải qua. Triết học cần trở lại với những vấn đề của con người, vì con người. Làm như thế, chừng nào con người còn sống thì Triết học còn tồn tại.

Triết học vì thế, thay vì chinh phục những điều viển vông quá sức, cần thực tế hơn trong mục tiêu và lĩnh vực hoạt động của mình, và đặc biệt, Triết học cần trở về đồng hành với con người ở mọi tầng nấc mức độ mà đời sống con người khả dĩ trải qua. Triết học cần trở lại với những vấn đề của con người, vì con người. Làm như thế, chừng nào con người còn sống thì Triết học còn tồn tại.

Như thế, Triết học không chết dưới sự lấn sân của các ngành khoa học cụ thể như Stephen nhận định, mà Triết học cần điều chỉnh để đồng hành cùng các ngành khoa học cụ thể và quan trọng hơn là đồng hành cùng con người trong mọi cung bậc của đời sống, nhận thức, cảm xúc, hành động và ý nghĩa của nó theo cách của riêng mình.

Triết học không chết, nhưng Triết học cần tự điều chỉnh.

————
1 Stephen Hawking & Leonard Mlodinow, The Grand Design, Bantam Books, 2010.
2Sự thưc thì Ludwig Wittgenstein chưa bao giờ nói vậy. Có lẽ Stephen Hawking nhớ nhầm hoặc ông cố ý khái quát những ý tưởng của Ludwig Wittgenstein bằng một mệnh đề dễ nhớ.
3Stephen Hawking, A Brief History of Time, Bantam Dell Publishing Group, 1988.

Nguồn:Tia Sáng
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Người Việt hiện đại và tư duy logic, tư duy triết học

    12/02/2017Nguyễn Thu Phương thực hiệnRất nhiều bài học về tư duy logic, PGS Hồ Sĩ Qúy đã học từ bà nội mình, một bà cụ nông dân không được học tập bài bản qua các trường lớp. Theo ông, bây giờ có không ít người thiếu một nhãn quan tư duy triết học tối thiểu, trong khi đó trước kia thì bất kỳ cụ già nào cũng như một nhà thông thái...
  • “Chúng ta đều phụ thuộc vào nhau”

    17/06/2016Kim Yến thực hiện, chân dung hội hoạ Hoàng TườngTin giáo sư Trịnh Xuân Thuận, người Việt Nam đầu tiên được trao giải thưởng cao quý Kalinga của UNESCO về Phổ biến khoa học năm 2009 đã như ngọn gió lành làm nức lòng giới khoa học và tất cả độc giả đã từng yêu quý ông qua những tác phẩm viết về vũ trụ với cái nhìn tinh tế, giàu mỹ cảm, thấm đẫm tư tưởng triết lý của đạo học Phương Đông.
  • Cách mạng khoa học - sự thay đổi khuôn mẫu (Paradigm)

    03/02/2015Đặng Mộng LânCuốn sách "The Structure of Scientific Revolutions” của Thomas S. Kuhn ra đời năm 1962 làm rõ bản chất của khái niệm “cách mạng khoa học" mà những cách hiểu trước đó chưa thể xem là thích hợp. Công trình này đã đưa ra một hình ảnh rõ ràng và đơn giản về sự phát triển của khoa học: Một khuôn mẫu (paradigm) (một cấu trúc cơ bản ổn định nảy sinh từ một số khám phá được chấp nhận bởi cộng đồng khoa học) xuất hiện rồi bị thay thế bởi một khuôn mẫu mới...
  • Trí tuệ vũ trụ và những hệ quả triết học

    29/04/2014Hà YênTriết học Phương đông coi con người là Vũ trụ thu nhỏ. Triết học Phương tây thì khẳng định Thượng đế sáng tạo ra Vũ trụ và sau đó sáng tạo ra con người theo đúng hình ảnh của mình. Thế nhưng, ngoài thể xác, con người còn có Ý thức, có Tư duy, nghĩa là có Trí tuệ, thì Vũ trụ thể hiện những cái đó ở chỗ nào?
  • Khoa học như một động lực thúc đẩy văn minh

    07/04/2014Đỗ Kiên CườngSự đóng góp của khoa học hiện đại đối với nền văn minh đương đại thể hiện rất đa dạng trên nhiều khía cạnh. Bài viết này đề cập tới ba vấn đề: vai trò của toán học và vật lý trong nhận thức luận, vai trò của cơ học lượng tử trong nền kinh tế và vai trò của di truyền học trong bài toán nguồn gốc loài người. Ngoài ra nó cũng đề cập tới một số tranh luận về mối tương quan giữa phương Đông và phương Tây, cũng như nguồn gốc người Hán và người Việt....
  • Triết học - Khoa học

    09/11/2012Phan Huy ĐườngTriết học nghiêm túc giống khoa học đích thực ở hai điểm và cũng khác khoa học ở hai điểm...
  • Cuộc tranh luận "Triết học có phải là Khoa học" không?

    17/12/2010Bùi Quang Minh thực hiệnTranh luận “Triết học có là khoa học hay không”
    chính là dịp tìm hiểu lại, làm rõ nét các nội hàm của khái niệm “Triết
    học”, “Khoa học” cũng như xem lại sự hình thành và phát triển của
    “Triết học”, “Khoa học” từ xưa đến nay. Kết luận “Triết học là khoa học không?” sẽ phản ánh, chịu chi phối và hoàn thiện quan điểm về triết học của mỗi người...
  • Triết học tâm trí

    01/11/2010Nguyễn ƯớcFrankenstein gom góp "các tư liệu" dùng cho cuộc thí nghiệm của mình, gồm có hết thảy những mảnh khác nhau của cuộc mổ xẻ con người, rồi ráp chúng vào nhau để đem lại hình ảnh một sinh vật trông giống như con người. Cuối cùng, Frankenstein tìm thấy bí mật về sự sinh động của chúng. Trong khoảnh khắc rùng rợn đó, tạo vật được y lắp ráp các bộ phận con người ấy trở về với cuộc đời...
  • Cùng nhau suy tưởng

    20/09/2010Nguyễn Trần BạtNếu không đặt vấn đề giải quyết thực trạng Việt Nam trên quy mô xã hội
    thì tôi nghĩ rằng không ai có thể giải quyết bài toán lịch sử Việt Nam,
    bài toán phát triển Việt Nam một mình được. Cho nên, giải quyết những
    tồn tại của thực tế chính trị, xã hội, kinh tế Việt Nam trên quy mô xã
    hội không phải là công việc của riêng một lực lượng nào. Nhân dân phải
    góp công vào đấy, giới trí thức phải góp công vào đấy và phải suy nghĩ
    một cách nghiêm túc...
  • Trách nhiệm xã hội của đại học

    12/11/2009Cao Huy ThuầnĐồng thời với chúng tôi hồi đó, tại mẫu quốc, các cậu bé của nước Đệ Tam Cộng Hòa Pháp được dạy để làm công dân dưới mái trường mà mỗi giáo viên tiểu học là một người lính tiền phong chống lại giáo dục của Nhà Thờ ngự trị qua bao thế kỷ.
  • Tương lai của Khai Sáng? (*)

    25/07/2009Bùi Văn Nam SơnNguyên tắc của truyền thống Khai sáng là không xem người khác có “ít” lý tính hơn mình, rằng có thể phản bác nhau bằng lập luận chứ không được quy kết bản chất của người khác vào “trục ác”; để từ đó, phân biệt sự Khai sáng với lịch sử của nó và không xem Khai sáng là một công cuộc “nhất thành bất biến” hoặc có thể xoay ngược lại kim đồng hồ.
  • Cơ sở của sự hình thành và phát triển chủ nghĩa Duy vật Nhân văn

    21/02/2009TS. Hồ Bá ThâmĐể đưa đất nước phát triển lên giàu mạnh và văn minh, đi qua công nghiệp hóa hiện đại hóa, nền kinh tế thị trường, nền văn hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa cần phải xây dựng một tầm nhìn triết học và một nền triết học Việt Nam hiện đại. Có thể trọng tâm của việc xây dựng đó là tập trung vào việc phát triển triết học về con người và triết học về sự phát triển xã hội Việt Nam trong bối cảnh mới của thời đại...
  • Lý giải nào cho những huyền bí tâm linh

    06/12/2008Hà YênThế giới các hiện tượng huyền bí thuộc phạm trù Tâm linh, vẫn tiếp tục kích thích nhiều công trình nghiên cứu, xuất hiện nhiều trong vòng hai mươi năm trở lại đây. Sự tập hợp trí tuệ ấy, hình thành cái gọi là “Khoa học huyền bí”, mà sức lan tỏa của nó đủ trở thành một bộ phận không nhỏ trong toàn bộ Tri thức của nhân loại.
  • Văn hóa và mô hình phát triển phổ biến

    15/12/2007Ths. Khuất Duy DũngTác giả đã lý giải những khuynh hướng văn hoá đòi hỏi sự thay đổi mang tính sáng tạo đối với mô hình phát triển hiện tồn và tin rằng, chừng nào mà văn hoá đích thực còn tồn tại thì nó vẫn là nơi chứa đựng những giá trị người và đó là cơ sở cho một sức sống mới...
  • Nghiên cứu định lượng về hạnh phúc và chỉ số hạnh phúc (HPI) của Việt Nam

    21/11/2007Hồ Sĩ Quý (PGS. TS. Viện trưởng Viện thông tin KHXH)Khi tiến hành đo đạc, tính toán về hạnh phúc, đóng góp của các nhà nghiên cứu định lượng được ghi nhận nhiều ở việc họ đã chỉ ra vai trò của từng nhân tố cụ thể trong cấu trúc của hạnh phúc con người. Các nhân tố thường được quan tâm và đã được xem xét là năng lực thông minh và trí tuệ, yếu tố di truyền và bẩm sinh, vai trò của giáo dục và truyền thống, ảnh hưởng của thu nhập và tiền bạc, các quan hệ gia đình và hôn nhân…
  • Một số vấn đề về văn hóa và phát triển

    25/05/2007Ngô Thế Phúc
  • Viễn cảnh mới cho thế kỷ XXI

    26/01/2007Nguyễn Thị Lan HươngVào buổi bình minh của thế kỷ XXIđiều cần thiết là phải tập trung suy ngẫm đến những vấn đề nảy sinh từ sự phát triển và cấu trúc hệ thống hoá chặt chẽ của công nghệ hiện đại. Sở dĩ như vậy là vì vấn đề quan trọng nhất hiện nay chính là sự sống còn của con người và các sinh vật khác trong những nền văn hoá người nhằm mục đích hướng đến một nền hoà bình cho những thế hệ tương lai...
  • Vai trò định hướng của triết học trong nhận thức và giải quyết trong những vấn đề toàn cầu ở thời đại hiện nay

    01/11/2006Đặng Hữu Toàn...giờđây, khi nhânloại đã thực sựbước vàokỷ nguyên mới- kỷ nguyên toàncầu, nhiều vấnđề trongsong vẫn tiếp tục phát triển với mứcđộ ngày càng gay gắt hơn. Trongbối cảnhđó, vai trò định hướngcủa triếthọc đối với sự nhận thức và giải quyết những vấnđề toàn cầu của thời đại càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Triết học với các chức năng vốncó chuẩn mực, phê phán, định hướng, tiên đoánkhoa học và tổng hợp tri thức không chỉđem lại cách tiếp cận phứchợp, liên ngành trong việc nhận thứcbản chất,xu hướng vậnđộng và phát triển của những vấnđề toàncầu,
  • Khoa học hiện đại và triết học

    24/09/2006Nguyễn Văn DũngThế giới ngày nay hiện ra như một tấm thảm rộng mênh mông làm bằng nhiều mảnh bị tung toé ra, không sao ghép lại một cáchkhoa họcđược,- điều không giốngnhư người ta nghĩ trước đây. Đầu thế kỷ chúng ta, khoa học đi chậm lại vì đường đi trước mắt không còn tỏ tường. Triết học đã làmcho con đường đó sáng lên. Khoa học đã nhìn thấy gốc của mình ở siêu hình học và từ đó nó vươn vai đứng lên mạnh mẽ như ngày hôm nay...
  • Về nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức

    20/12/2005Viễn Phố dịch từ tài liệu tiếng TrungBài viết nói về nhân cách lý tưởng trong thời đại kinh tế tri thức, trong đó vạch rõ nhân cách đó do nguyên tắc sản xuất xã hội của thời đại kinh tế tri thức quyết định và thể hiện yêu cầu của nguyên tắc đó. Do vậy nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức phải vừa đề cao lý tính lại vừa thấm đượm tinh thần nhân văn.
  • Các giới hạn khoa học

    12/12/2005Jean Fourastié, Đặng Mộng Lân dịch... tác giả đã chỉ ra các giới hạn kinh điển trong đó nêu rõ phần lớn thực tại cảm quan bị tuột khỏi lập luận thực nghiệm (bản chất của sự vận động khoa học) trước khi chuyển sang “Suy nghĩ về các giới hạn khác”...
  • Những vấn đề triết học của Điều khiển học

    13/11/2005Sự phát triển của điều khiển học chứng tỏ rằng các lĩnh vực tổng hợp của các khoa học là những điểm hết sức quan trọng của quá trình hình thành nên cái quan trọng của quá trình hình thành nên cái quan trọng có tính chất cơ bản và cái mới có tính chất nguyên tắc trong các tri thức về thế giới.
  • Cách tiếp cận hệ thống trong vấn đề phân loại các khoa học và nghiên cứu khoa học

    10/11/2005Đỗ Thu Thủy dịchVấn đề phân loại tri thức khoa học như là một trong số những vấn đề quan trọng nhất trong phương pháp luận khoa học chiếm một vị trí đáng kể trong các công trình của A. Polikarov. Tác giả bài viết này rất lấy làm hân hạnh đã được cộng tác cùng A. Polikarov nghiên cứu vấn đề lớn này. Hy vọng bằng những nỗ lực chung sẽ đưa ra được những căn cứ mới để phân định, phù hợp với tinh thần của khoa học nửa sau thế kỷ XX...
  • xem toàn bộ