Các giới hạn khoa học

07:05 CH @ Thứ Hai - 12 Tháng Mười Hai, 2005

Bài của Jean Fourastié là phần thứ hai trong cuốn Les conditions de l’esprit scientifique (Các điều kiện của tinh thần khoa học) trong đó phần thứ nhất được dành cho vấn đề bản chất của khoa học với sự phân tích về các động tác cơ bản của sự vận động khoa học: quan sát, đề xuất giả thuyết và kiểm chứng giả thuyết (bằng thí nghiệm). Ở phần thứ hai trong tuyển tập này, bàn về các giới hạncủa khoa học, tác giả đã chỉ ra các giới hạn kinh điển trong đó nêu rõ phần lớn thực tại cảm quan bị tuột khỏi lập luận thực nghiệm (bản chất của sự vận động khoa học) trước khi chuyển sang “Suy nghĩ về các giới hạn khác”. Trong nhiều vấn đề được trình bày, tác giả đã nhắc đến cuốn sách của Alexis Carrel (giải Nobel về sinh lý học và y học năm 1912) nói về một sự dị thường mà chính ông đã theo dõi: cô Marie Bailly bị lao phúc mạc sắp chết, tự nhiên khỏi bệnh trong cuộc hành hương tới Lourdes (Pháp), nơi mà nhiều người bệnh đến đó tin rằng họ sẽ được phép mầu cứu thoát.

Trình độ tầm thường của việc truyền bá tinh thần khoa học thực nghiệm trong trong quần chúng không chỉ có mặt thụ động; nó cũng có một mặt tích cực mà ta cần xem xét.

Mặt thụ động hay tiêu cực của vấn đề trước hết là trí óc con người không có tính tự phát trong việc thám sát thực tại, là những chấn thuuwong tâm thần. Trái lại, con người thường cảm thấy, thiên hướng thích mơ mộng của tự tưởng khi tiếp xúc với thực tại. Và chắc chắn cũng là sự thiếu sót trong thông tin của quần chúng, trong giáo dục ở nhà trường, con người giữlại của phương pháp thực nghiệm những hình ảnh mơ hồ hoặc đơn giản đến mức dễ dàng cho rằng mình hiểu rõ nó. Và phần lớn mọi người tin chắc một cách ít nhiều có ý thức về sự đồng nhất tự nhiên và dễ chịu giữa sự phán đoán của riêng mình và tinh thần khoa học. Thế làtinh thần thực nghiệm bị lẫn với cái không phải là nó – với sự hiển nhiên, với lập luận duy lý, với lương tri, với lẽ thường. Nó được coi là dễ hoặc thậm chí là tự nhiên, trong khi nhiều người không thể đạt nổi và đối với mọi người lại là rất khó: not are at all but in a few; and in them, but of a few things...(không phải mọi người mà chỉ một số ít người; và trong số ấy, cũng chỉ một số ít vấn đề...)

Những điều kiện hiện nay về tinh thần khoa học cũng được đặc trưng bởi những thái độ nghiêm trọng hơn: một số đông người có những tình cảm nghi ngại, thậm chí thù địch đối với khoa học. Tất nhiên, những điều kỳ diệu của việc khám phá, những “cái thần kỳ” của kỹ thuật, những cải thiện trong sức sống, sự kéo dài tuổi thọ của con người,...đã được thừa nhận ngày nay gần như nhất trí là con đẻ của khoa học thực nghiệm. Nhưng mặt tích cực này của bản quyết toán khoa học, dù có kỳ diệu và lợi ích biết mấy trong tư tưởng của những con người đương đại, không phải bao giờ, cũng thắng được mặt tiêu cực, mà họ thường xét đoán thật là nặng nề, thật là khủng khiếp.

Người ta có thể gợi ra các giá trị của mặt tiêu cực này xuất phát từ hai ý tưởng trung tâm:

-Khoa học đã mở ra và đang mở ra nhiều giải pháp hữu hiệu nhưng sơ sài: khi đặt cho con người những mục tiêu trước mắt, thực hiện bằng những phương tiện mạnh mẽ, nó lại quên những hậu quả xa xôi của những hành vi mà nó phát động. Thế là một cách vô thức, nó đã làm biến dạng thiên nhiên và sản sinh ra, trongsự say sưa, một thế giới phi nhân tính.

-Tinh thần khoa học đã và đang không ngừng nuôi dưỡng những tham vọng quá khích về ưu thế và thậm chí về sự độc quyền của tư tưởng con người; Nó khinh miệt, làm giảm giá trị, làm sai lệch cảm quan bằng những phân tích gây bại hoại, sự nhạy cảm, trí tưởng tượng, tình cảm, là những thứ không chỉ làm nên vẻ quyến rũ của cuộc sống mà còn là động lực của cuộc sống. Nó muốn thủ tiêu mọi cái mà nó thấy bất lực không thể hiểu được, Nó đã và đang gây ra những sự không khoan dung những cuộc truyhại về chính trị và tôn giáo, không thể còn vin vào lý do là còn sơ khai được nữa, và lại thêm cho các thiên kiến cổ xưa cái hiệu lực thông thái của chính quyền và cảnh sát.

Ở đây chúng tôi không có ý định xem xét chi tiết hồ sơ này, cũng không có ý định phán xét xem các thành kiến ấy có căn cứ hay không. Tôi chỉ muốn lưu ý rằng những thái độ hoài nghi hoặc thù địch đối với kỹ thuật và tinh thần khoa học đều bắt nguồn từ các vấn đề về biên giới, về sự thiển cận. Sức mạnh và giá trị dù là đạo lý, dù là thẩm mỹ của khoa học là không còn phải tranh cãi trong phạm vi của khoa học. Nhưng người ta sợ thấy nó vượt ra ngoài phạm vi ấy, người ta tin vào các sự lạm dụng của nó và các tham vọng quá khích của nó.

Thật vậy, cần nhận xét rằng, đúng là ông bà chúng ta, suốt trong thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX, với sự sảng khoái tự nhiên đối với những tín đồ mới, đã nhiều khi nghĩ hoặc ngụ ý rằng phương pháp khoa học đã lan rộng, hoặc sẽ nhanh chóng lan rộng ra toàn bộ hoạt động trí não của con người. Và rằng các kỹ thuật khoa học, cũng đúng như thế, sẽ có thể thoả mãn toàn bộ các nhu cầuthể lực và trí lực của con người. Dường như đó không chỉ là vấn đề của một phương thức nhận thức, mà là của mọi phương thức nhận thức. Dường như là cái gì mà nay còn chưa biết và do đó còn duy trì những sự mê tín và thiên kiến đặc thù của sự sự dốt nát, thì rồi sẽ biết, rất nhanh. Thế là thế giới tối tăm đã nhường chỗ cho thế giới ánh sáng; thế là con người mới đã ra đời...

Chúng tôi đang viết hôm nay là lúc mà năm mười năm đã trôi qua kể từ khi Đại chiến thứ nhất gióng hồi chuông khai tử đầu tiên cho những ảo tưởng như vậy. Ngày nay, nếu trong trong một số nhóm chính trị hoặc trong rất nhiều bộ óc ngây thơ còn rơi rớt lại những quan niệm sơ sài như vậy, thì không, một nhà khoa học nào còn tranh cãi dù về sự dai dẳng hay về tính thích đáng không chỉ của các tư tưởng và phương thức tư tưởng, mà còn về sự nhận thức và phương thức nhận thức phi khoa học. Bản thân khoa học cũng nhận ra rằng nó có giới hạn; khoa học đang thống kê các đường biên giới. Một số đã được vạch ra và được mô tả trong các cuốn sách triết học, chúng tôi sẽ tổng kết trong mục A. Những biên giới khác mới chỉ là linh cảm thấy, chúng tôi sẽ tập trung chú ý trong mục B, vào một vài cái mà chúng tôi thấy là có tầm quan trọng đặc biệt cho các hệ chúng ta.

  1. Những giới hạn kinh điển

Trong ba động tác kinh điển của sự vận động khoa học2) thì động tác thứ nhất và động tác thứ ba bao gồm những câu hỏi mà tư tưởng đặt ra cho thực tại và những câu trả lời mà tư tưởng thu nhận được. Chính những thí nghiệm ấy, những quan sát ấy và những thực nghiệm ấy mới đặc trưng cho lý luận khoa học.

Bất kỳ hoạt động trí tuệ nào, thậm chí tôi còn cho rằng nhất là hoạt động giải thích hoặc tổng hợp mà không có sự chuẩn y đó của thí nghiệm và chí ít cũng là của quan sát, đều là hoạt động phi khoa học. Chỉ có khoa học khi co gắn bó chặt chẽ giữa tư tưởng và thực tại inviolable correspondence between the Hand and the Brain(sự tương ứng bất khả vi phạm giữa Bàn tay và Khối óc), sự gắn bó được áp đặt và kiểm nghiệm bởi một sự đối chiếu thường xuyên giữa giả thuyết và các biên bản của sự quan sát cụ thể, bởi sự so sánh và sự làm gần đúng không ngừng chính xác hơn của chi tiết trong mỗi thông báo của giả thuyết với chi tiết của mỗi kết quả thí nghiệm.

Kết quả là lĩnh vực của khoa học chính là lĩnh vực của quan sát. Bất kỳ hoạt động trí não không thể đối chiếu được với thực tại vì không có những sự vận động cần thiết cho sự đối chiều mà chúng ta gọi là quan sát và thực nghiệm đều tuột khỏi lý luận khoa học. Như vậy, lý luận khoa học không những bao hàm khả năng quan sát mà còn bao hàm cả sự thực hiện các quan sát. Như vậy, có một lĩnh vực của tư tưởng trong đó khoa học còn chưa có lối để xâm nhập: đó là lĩnh vực trong đó sự phê chuẩn của thí nghiệm là khả dĩ, nhưng thực sự lại không có được một thí nghiệm nào. Ngoài ra, còn một lĩnh vực mà thí nghiệm thậm chí là không thể được, vì đối tượng của tư tưởng không phải là một thực tại cảm quan.

Một phần lớn của thực tại cảm quan tuột khỏi lý luận thực nghiệm

Một phần lớn của thực tại tuy quan sát được lại không thể là đối tượng của khoa học, vì lý do đơn giản là trong thực tế nó không phải là đối tượng quan sát. Xét ra thì giới hạn này của khoa học, thoạt đầu thuần tuý có tính tương đối và tính lịch sử, lại tự phân thành hai lĩnh vực chưa được thám sát; lĩnh vực thứ nhất sớm muộn gì rồi sẽ được thám sát, lĩnh vực thứ hai thì chẳng bao giờ thám sát được hoàn toàn. Lĩnh vực thứ nhất thuộc về những sự kiện này chưa được quan sát, nhưng ngày mai sẽ quan sát được; lĩnh vực thứ hai bao gồm mọi sự kiện dẫu quan sát được nhưng lại không và sẽ không bao giờ được quan sát hết.

  1. Chúng ta đã rõ là khoa học cần có thời gian để xây dựng nên nó; nếu ông bà chúng ta có thể rút ngắn hết sức các thời hạn ấy thì chúng ta lại không thể làm được thế nữa. Mặc dù số người làm khoa học không ngừng gia tăng, lĩnh vực những cái chưa được thăm dò vẫn còn rộng mênh mông.

Khoa học rõ ràng là đang phát triển rất nhanh, nhất là khi ta so sánh tốc độ phát triển hiện nay của nó với sự trì trệ hàng thiên niên kỷ. Chắc chắn là trong những năm và những thế kỷ sắp tới, hàng loạt hiện tượngsẽ được chinh phục, sát nhập, thuần phục bởi lý luận thực nghiệm. Nhưng trong lúc chờ đợi, con người vẫn sống và suy nghĩ; và không những họ có thể suy nghĩ về những cái đang tồn tại, dẫu không được quan sát ấy, một cách chính đáng mà nhiều khi họ phải làm thế, vì họ sống trong một môi trường còn được cấu tạo, và được cấu tạo một cách vượt trội, bởi những thực tại như vậy. Họ phải sống trong lòng những thực tại hầu như còn chưa biết. Để sống, họ phải có những quyết định, nhiều khi rất quan trọng đối với họ và với tập thể của họ trong vòng vây của những bóng tối hầu như hoàn toàn. Và họ không những phải quyết định mà họ còn phải hành động.

Ở giai đoạn hành động thì những thực tại sẽ được hiểu biết một cách khoa học hay chẳng bao giờ hiểu biết được. Điều đó không quan trọng; chỉ có điều là hôm nay khoa học của họ đã được hình thành hay chưa mới là điều quan trọng. Nếu nó chưa được hình thành thì con người, vì không thể học được gì ở nó, sẽ bị dồn đến những giải pháp muôn thuở của trực giác, của sự đánh cuộc, của thiên kiến, của sự suy ngẫm duy lý trí hoặc không.

Tóm lại là, của một quyết định phi khoa học.

Quang cảnh cuộc sống nghề nghiệp cho thấy rằng tình trạng đó là tình trạng bình thường của con người. Chỉ riêng có nhà thông thái trong phòng thí nghiệm của mình hoặc nhà triết học trừu tượng trong bộ óc của mình là không ngừng lý luận theo thí nghiệm hoặc để làm thí nghiệm theo sự hiểu biết đã thu thập được và nhằm vào kiến thức cần thu thập (vì vậy nhiều khi họ có những tâm tính trẻ thơ đối với tính tất định và đối với quyền lực của khoa học). Nhưng con người của hành động lại hành động theo những nhu cầu sinh tồn và nhằm thỏa mãn những nhu cầu này. Người chủ xí nghiệp trong hoạt động kinh doanh, người kỹ sư trong công xưởng, ông thày thuốc trong bệnh viện, người viên chức đang chuẩn bị một bản quy định, ông bộ trưởng sắp sửa ký văn bản đó, vị đứng đầu chính phủ đang thương lượng hoặc cắt đứt những thủ tục quốc tế, tất cả những người đó hành động và quyết định hầu như không bao giờ dựa vào khoa học thực nghiệm. Theo một cuộc điều tra của bà Catherine Peugeot thì ngay cả những người có một cuộc sống trí tuệ mạnh mẽ và đã xây dựng sự nghiệp của mình trên một quá trình học tập lâu dài và giỏi giang ở nhà trường, trong các hoạt động nghề nghiệp, cũng ít có dịp tham khảo kiến thức khoa học và mất rất nhanh thói quen thu thập kiến thức ấy. Mục đích của cuốn sách này là nhắc nhở họ trở lại với suy nghĩ khoa học; nhưng để đạt được điều đó' cần nhận thức rõ các vấn đề đặt ra: những trường hợp mà khoa học đã hình thành có thể đem lại cho con người hành động những yếu tố để quyết định đều là những trường hợp hiếm hoi và những trường hợp mà khoa học mang lại một giải pháp chắc chắn và hoàn toàn xác định lại còn hiếm hơn nữa.

Về mặt này, tôi có thể nói rằng đã xảy ra một hiện tượng sàng lọc, lắng gạn; những quyết định nào đã vào được trong lĩnh vực của khoa họe đều giải quyết các vấn đề một cách khiến cho ngay cả vấn đề cũng biến mất hoặc trở thành tầm cỡ của những nhiệm vụ thứ yếu. Những bệnh lao thông thường, những chứng xung huyết thường xuyên, trước đây là công việc thường ngày của người thầy thuốc khi mà khoa học chưa biết cách phòng chống và chữa trị chúng, thì nay đã nhường chỗ cho các bệnh ung thư, chứng nhồi máu và nhiều chứng bệnh khác còn chưa hiểu biết rõ. Chẳng còn phải người chủ xí nghiệp thậm chí người kỹ sư mà người quản đốc (hay đốc công) mới là người chăm lo thực hiện những điều tất định đơn giản. Người phụ trách bao giờ cũng làm việc ở giới hạn và quá giới hạn của tri thức khoa học.

2. Như vậy, sự việc một hiện tượng ở ngoài lĩnh vực của khoa học thực nghiệm là không đủ để nó phải ở ngoài các mối bận tâm của nhân loại. Thậm chí người ta có thể nói: trái lại, vì sụ xác thực khoa học ấn định hành động hiệu quả nhất nên nó thủ tiêu hoặc làm giảm mối bận tâm. Mối bận tâm này bắt nguồn từ các nhu cầu sống còn và thật không may, các nhu cầu ấy lại không phụ thuộc các kiến thức rõ ràng về thực tại mà ta có thể có: chúng ta đã không đợi phải đói mới biết tại sao phải nuôi sống mọi người và phải nuôi thế nào. Như đã nói ở trên, không có mối liên hệ giữa các nhu cầu của nhân loại và trật tự trong đó các khoa học đã được khai sinh, đang và sẽ khai sinh. Tư tưởng và sự quyết định phi khoa học phải lấp những chỗ trống, "lấp lỗ thủng" của tư tưởng và của sự hiểu biết khoa học.

3. Ít nhất người ta cũng có thể chắc chắn rằng việc thám sát hiện thực bởi khoa học sẽ lan rộng; lĩnh vực phi khoa học do đó sẽ giảm, ít nhất là về giá trị tuyệt đối. Tuy nhiên, ngày hôm nay, khó có thể cho rằng lý luận thực nghiệm sẽ mở rộng cho toàn bộ thực tại.

Nhưng đó là ở đây, đương nhiên, chúng ta đang nói về thực tại cảm quan, tức là thực tại có thể quan sát được.

Cho tới đây, chúng ta chưa chú ý tới sự kiện là khoa học còn trẻ, đã bắt đầu muộn mằn trong nhân loại, chỉ ít lâu trước khi chúng ta ra đời. Do đó, rõ ràng là có hàng loạt sự kiện quan sát được đã không được quan sát vì không có thời gian, nhưng sẽ được quan sát trong những thế kỷ sắp tới. Nhưng chúng ta sẽ sai lầm nếu nghĩ rằng toàn bộ các thực tại cảm quan đang chờ đợiđể con người quan sát chúng. Rất nhiều thực tại đã tồn tại trong các thời kỳ địa chất, trong thời tiền sử và lịch sử, nay không còn nữa, và do đó không thể quan sát được nữa. Chắc chắn một số đã để lại vết tích nhưng đúng là chúng ta chỉ quan sát được các vết tích ấy. (Từ đó đã hình thành một hoạt động trí tuệ mà chúng ta gọi là môn lịch sử, bao gồm cái mà lẽ ra tôi có thể gọi là khoa học về các vết tích, mà dưới đây chúng ta sẽ còn nói đến).

Cũng vậy, hàng loạt thực tại hiện nay đang tồn tại sẽ không tồn tại nữa khi con người có ý định quan sát chúng.

Hiển nhiên là chính trong các khoa học về sự sống, các hiện tượng mới mỏng manh như vậy: hệ động vật và thảm thực vật ngày nay không những phải chịu đựng tác dụng suy tàn liên tục theo các thiên niên kỷ, mà còn phải chịu đựng sự tàn phá gây ra bởi kỹ thuật hùng mạnh của con người và bởi sự bành trướng của con người trên toàn bộ hành tinh. Các môi trường tự nhiên biến mất dần và chẳng bao lâu nữa con người chỉ còn biết được một thiên nhiên được bảo dưỡng.

Nhưng để hiểu được tầm rộng lớn của vấn đề này, phải vượt ra ngoài các xem xét tổng quát và đi vào cuộc sống hằng ngày. Điều làm cho một người trung bình quan tâm trước hết là các biến cố của cuộc sống thường nhật. Vậy mà phần lớn các biến cố ấy cho dù có thể quan sát được, nếu hôm nay chúng không được quan sát (ý tôi muốn nói, đúng vào lúc chúng xảy ra), thì sẽ không bao giờ quan sát được. Phần lớn chỉ xảy ra một lần độc nhất; ký ức về chúng bị xóa bỏ đống thời với sự tồn tại của chúng.

Nhưng liệu các sự kiện của tương lai sẽ có thể được quan sát hay không ? Một số thì chắc hẳn là có; nhưng tất cả: không.

Sự quan sát khoa học không phải là một sự chứng kiến tầm thường. Chúng ta đã nói rồi, nó đòi hỏi một kỹ thuật: quan sát là chĩa vào cùng một sự kiện tất cả mọi phương tiện tìm tòi nghiên cứu, theo những quy tắc càng ngày càng khắt khe mà khoa học xây dựng nên để loại trừ sai lầm, ảo tưởng, vẻ bề ngoài; để thống kê hết sức đầy đủ các nhân tố kèm theo, để giảm thiểu sự phỏng chừng. Sự quan sát này đòi hỏi nhiều công trình, nhiều dụng cụ, phương tiện, một tổ chức, các quyết định. Sự quan sát này chịu nhiều phí tổn.

Phần lớn những biến cố nghiêm trọng khiến con người quan tâm trong hoạt động nghề nghiệp và trong đời sống riêng tư của mình đều xảy ra một cách bất ngờ: rắc rối, tai nạn, lầm lẫn, quên lãng, tức giận, cãi cọ. Con người đã không có phương tiện, lại không có ý muốn quan sát chúng. Ít người không khó chịu khi thấy cuộc sống tình cảm, cuộc sống vợ chồng của mình bị các chuyên gia điều tra thường xuyên, liên tục. Những tin tức mà ta đọc trong các báo chí, bài tường thuật các cuộc xung đột vũ trang, những thảm họa của con người hoặc của thiên nhiên, những cuộc hội hè, đều là chuyện kể của các nhà báo là những thông tin, chỉ xứng đáng là chứng cứ một cách hiếm hoi, mà không bao giờ xứng danh là một quan sát.

Chắc chắn là có khi mọi phương tiện của sự quan sát khoa học đều thực sự chĩa vào một số biến cố ấy, chẳng hạn như sự xuất phát của một tên lửa phóng lên Mặt Trăng. Nhưng dù cho về nguyên tắc có thể làm điều đó cho toàn bộ thực tại cảm quan, thì rõ ràng là điều đó cũng không thể thực hiện được với mọi biến cố dù quan trọng của đời sống hằng ngày.

Đến giới hạn thì toàn bộ dân chúng trên thế giới sẽ tham gia quan sát; chí ít cũng là một nửa số chúng ta sẽ quan sát nửa kia.

Phải nói thêm rằng, do một hiện tượng tương tự với hiện tượng mà Dirac đã nhận thấy trong vật lý vi mô, sự quan sát các hiện tượng về con người và các sinh vật lại làm nhiễu loạn nghiêm trọng sự diễn biến của biến cố. Nếu có một cuộc nổi dậy thì truyền hình về cuộc nổi dậy chỉ có thể là lúc có lúc không; và nếu truyền hình không phải là lúc có lúc không nữa, thì tức là không có nổi dậy. Thành thử quan sát khoa học đòi hỏi những điều kiện hiếm có, những sự sắp đặt tinh tế, làm cho việc thực hiện thành đặc biệt.

Huống chi là nếu ta lại bận tâm (mà có người nào không bận tâm) tới hàng nghìn vấn đề cụ thể của cuộc sống nghề nghiệp và gia đình. Tôi thấy khó có thể, mặc dù điều đó có thể hình dung được, rằng mỗi người chúng ta lại có thể quan sát, ghi chép và mô tả tỉ mỉ và chính xác những biến cố mà ta đã dựa vào để lựa chọn một vị hôn thê, để chữa trị một căn bệnh, để hướng dẫn học tập và hướng nghiệp cho một đứa con, để thu xếp một cuộc gặp gỡ, giờ giấc bữa ăn, lịch nghỉ hè, ngân sách các nguồn thu nhập...

Những tri thức hoặc lý luận thực nghiệm xác định những quyết định và những hành động cụ thể của mọi người chỉ là rất hiếm hoi.

4. Điều kỳ lạ là nhận thấy rằng các quá trình phi khoa họe trong nghiên cứu, suy ngẫm và tìm hiểu lại đan xen một cách tất yếuvào sự thu thập vào truyền đạt bản thân các tri thức khoa học.

Thật thế, mỗi chúng ta không thể bằng các quan sát của chính mình hoặc bằng các thực nghiệm của chính mình mà thu thập ngay cả những kết quả của khoa học đã hình thành. Chúng ta không có cả thì giờ lẫn phương tiện vật chất để làm lại tất cả những thí nghiệm cần thiết để tự mình thu thập được niềm tin khoa học. Và như ta đã thấy, điều đó lại càng rõ, vì sự tin chắc thực nghiệm chỉ thu thập được sau những kỳ hạn nào đó, sau khi nhiều người quan sát và thực nghiệm khác nhau và độc lập với nhau đã sử dụng mọi phương sách của kỹ thuật của họ, sau những cuộc đối đầu và tranh luận kéo dài.

Rút cuộc là sự suy ngẫm về những thành quả của khoa học thậm chí đã hoàn thành, và ngay cả sự tán thành (sự chấp nhận) các kết quả của khoa học đã hình thành, lại giống nhiều hơn là ta tưởng với các kiểu suy nghĩ phi khoa học. Chính vì thế mà thí dụ như lập luận duy lý lại có một tác dụng rất lớn trong đó. Nhưng sự tin cậy vào một tổ chức do luật pháp quy định (các viện hàn lâm, trường đại học...), uy tín của những giải thưởng, hoặc của sự biểu lộ của quần chúng, cũng nhất thiết có tác dụng; đến giới hạn, ta thường thấy những sự chấp nhận rất giống với sụ tín ngưỡng và đều có nguồn gốc là sự tin tưởng, tức là lòng tin tự đáy lòng vào một số người hoặc một số nhóm người, và đến giới hạn, là vào toàn xã hội. Chính vì thế mà vào một vài thời kỳ, ta thấy những người mác-xít đã đặt thành vấn để nghi ngờ khoa học "tư sản". Rút cục, niềm tin của một người luôn luôn là một sự chấp nhận của cá nhân: những căn cứ của niềm tin, hãn hữu lắm mới là sự ghi nhận cụ thể những kết quả của nhiều thí nghiệm liên tiếp.

Vì vậy, ngay cả trong khoa học đã hình thành, chúng ta rút cục cũng buộc phải tin vào uy tín, hoặc vào những thẩm quyền mà chúng ta biết là dẫu sao cũng không phải là không lay chuyển được. Và nếu một phần đồ sộ của khoa học đã hình thành thực sự được coi là đã được kiểm tra bằng muôn vàn áp dụng trong các kỹ thuật thông dụng, công nghiệp, nông nghiệp hoặc hành chính, thì các thành tựu mới đây vẫn còn là phỏng đoán.

5. Khi xét tư tưởng của bản thân các nhà bác học thì quá trình phi khoa họe của sự thu thập kiến thức khoa học lại có những tính chất đặc biệt mà ảnh hưởng là to lớn.

Điều khẳng định rằng các nhà khoa học vẫn còn giữ những kiểu vận động phi khoa học của tư tưởng và thậm chí nhiều khi còn không hợp lý nữa, đã được minh chứng một cách dồi dào bởi những sai lầm và sự ngây thơ mà các nhà bác học thường biểu lộ ngoài phạm vi chuyên môn của họ (thí dụ, bằng sự chấp nhận các quan điểm chính trị, xã hội hoặc tôn giáo). Nhưng thậm chí trong lĩnh vực chuyên môn của họ, người ta nhiều khi cũng thấy họ chấp nhận, vì tình bạn, vì trường phái, tuy họ vẫn cho rằng họ đã làm thế theo tinh thần khoa học.

Nhưng vẫn phải nói lại, là khoa học được hình thành, đang hình thành, còn có những cái nhập nhằng mà khoa học đã hình thành dứt khoát gạt bỏ. Nhưng nếu một nhà nghiên cứu mới phát hiện được một sự kiện "mới" và đề nghị sửa đổi lại những tư tưởng đã có để giải thích sự kiện mới ấy thì đầu tiên là tranh cãi về "tính mới mẻ" của sụ kiện, rồi nghi ngờ rằng liệu có cần sửa đổi lại các lý thuyết đã được chấp nhận mới giải thích được nó, việc đó chẳng phải là chính đáng hay sao ? Tất nhiên, quy tắc của lập luận thực nghiệm là làm lại những thí nghiệm mà nhà nghiên cứu đề nghị, và xem xem sự kiện đã công bố có thực sự là thấy có hay không, là phải tự mình kiểm tra xem các thí nghiệm ấy có phải là chưa từng được làm bao giờ, sự kiện có đích thực là mới mẻ hay không, và cuối cùng có phải là nó không thể giải thích được bằng lý thuyết hiện hành hay không.

Nhưng ta thấy ngay rằng mọi chuyện đó là dài dòng, tốn kém, nhiều khi là không có phương tiện vật chất để làm. Nhà bác học thực tế là ở trong cùng một tình cảnh như con người trung bình. Điều khôn ngoan là không quả quyết. Bổn phận khoa học hẳn sẽ là, nếu ông quyết thì ông nhân danh một người bình thường chứ không nhân danh một nhà khoa học. Nhưng trong thực tế sự pha trộn không rõ ràng giữa những điều chắc chắn của thực nghiệm và những điều tin tưởng sâu sắc, có nguồn gốc khác nhau chợt đến trong suy nghĩ của ông về vấn đề, nhiều khi lại thúc đẩy nhà khoa học vượt ra khỏi khoa học của mình mà chấp nhận lập trườngcủa bè bạn khoa học của ông.

6. Như vậy, có những khoảng ở bên lề trong đó sự nhập nhằng của các học thuyết, và nhiều khi cả sụ nhập nhằng trong các cách giải thích điều quan sát, thậm chí điều thực nghiệm, lại kéo theo những quan niệm, cứ tưởng là sự tin chắc.

Vậy lối thoát là ở trong sự thông tin, nó phải dần dần thu thập mọi kết quả thu được về cùng vấn đề ấy.

Trong muôn vàn cuộc thăm dò mới, người ta đã nói rằng sự thu thập tài liệu đã trở thành một trong những chỗ thắt cổ chairõ rệt nhất của cuộc nghiên cứu. Tất nhiên, đó chỉ là một giới hạn tương đối của khoa học hiện nay, giống như các ngân sách và sự hiếm hoi về những nhà nghiên cứu có giá trị. Chắc chắn là nó chỉ làm cho thành tựu khoa học bị chậm lại; nhưng điều cũng không kém chắc chắn là nó đưa vào ngay cả trong lòng sự vận động khoa học những yếu tố phi khoa học khó khắc phục.

Một cách tổng quát hơn, các kỹ thuật quan sát và thu thập tài liệu đều là những trợ thủ cần thiết của sự lập luận thực nghiệm. Theo một nghĩa nào đó, ta có thể nói rằng chúng là những kỹ thuật thực nghiệm, không những vì chúng liên kết với sự vận động thực nghiệm, mà còn vì chúng có sự xác nhận của thục nghiệm (kỹ thuật phải thành công). Tuy nhiên, ở đây, sự xác nhận thường xa với hành động, và hơn nữa, hành động lại phần nhiều là ngẫu nhiên, tức là là khác nhau, tùy từng trường hợp. Thành thử người ta thường ở xa các đều đặn, các tất định, hoặc các bất thường hợp lý mà khoa học ưa thích. Vì vậy người ta có quyền nói đến sự tài tình, sự khôn khéo của trực giác, của người quan sát và của nhà thực nghiệm. Và điều này không chỉ có trong các khoa học vật lý, mà cả trong các khoa học nhân văn. Cũng vì thế mà hiếm có những người có đủ cả năng khiếu quan sát lẫn năng khiếu nêu giả thuyết.

Như vậy, ngay cả nhà bác học, trừ phi tự hạn chế trong lý thuyết (có thể có nội dung rất chính đáng là xét các quan sát do những người khác thực hiện chứ không tự mình quan sát), trong nghề nghiệp của mình, cũng ở trong những điều kiện không quá khác với những điều kiện thông thường của cuộc sống như ta vẫn tưởng. Như mọi người khác, chính ông cũng thường phải suy nghĩ và quyết định mà không dựa vào hoặc dựa không đầy đủ vào lập luận thực nghiệm, ngay cả khi đụng đến những vấn đề cụ thể.

Như vậy, ở biên giới của lĩnh vực khoa học, còn tồn tại nhiều vùng nhập nhằng rộng lớn. ở đó phương pháp thực nghiệm chỉ sử dụng được một phần và một cách lẻ tẻ; ở đó nó không đủ đảm bảo đưa ra giải pháp tốt nhất mà thậm chí còn không bảo đảm cả lập luận. Do đó nó phải hoặc liên minh với các phương pháp tư tưởng truyền thống, hoặc thậm chí do không có chỗ bấu víu, phải nhường quyền ưu tiên cho chúng dẫu chúng kém cỏi và không chắc chắn đến mức nào.

Những sự kiện này giúp ta hiểu rằng môi trường quen thuộc của trí não con người không phải là môi trường của tinh thần khoa học thực nghiệm. Nhưng tính chất phi thực nghiệm của môi trường tự nhiên này thể hiện càng rõ hơn nữa nếu ta chú ý rằng một phần lớn trong hoạt động trí tuệ của con người lại được áp dụng cho các thực thể phi cảm tính.

Tư tưởng của con người không chỉ có mối quan tâm duy nhất là thực tại cảm quan

Đôi khi người ta định nghĩa sự thông minh là khả năng trừu tượng hóa, tức là khả năng từ thực tại rút ra các khái niệm; tóm lại là khả năng chuyển đổi cảm giác thành tư tưởng. Nhưng khi các ý tưởng đã ngồi chễm chệ trong đầu óc thì chúng sống trong đó; chúng phát triển trong đó, tổ hợp với nhau trong đó. Như ông Pierre Auger đã nói một cách hùng hồn, đó là những cư dâncó lẽ cư trú trong não bộ của các phân từ hữu cơ phức tạp, bản thân các phân tử này cũng có sống chết, có khả năng sinh sôi nẩy nở, chiến đấu, có thể chết, nhưng cũng có khả năng sống sót, phát triển.

Những tác phẩm văn học và triết học thiếu vắng các mối quan tâm thực nghiệm đã không để lại chút nghi ngờ nào về sức mạnh của các hoạt động trí tuệ đó, cũng như về tính độc lập của chúng đối với thực tại bên ngoài của thế giới cảm quan. Nhiều tác phẩm trong số đó, một cách có ý thức và không úp mở, có mục đích thỏa mãn những nhu cầu riêng của trí não và như thế rõ ràng là nhằm đoạn tuyệt một cách hữu ý với thực tại. Đối tượng của các tác phẩm ấy là sự tưởng tượng phóng túng, sự bịa đặt, sự mơ mộng; chúng được xây dựng bằng trí tưởng tượng và không được sự phê chuẩn nào khác là sự thỏa mãn trí tuệ do nó sản sinh ra.

Khẳng định ràng tư tưởng của con người phải bó hẹp ở lập luận thực nghiệm không những là không phù hợp với phương pháp thực nghiệm, mà bản thân khoa học cũng thừa nhận sự tồn tại của các khái niệm và các vấn đề không thể xử lý theo cách thực nghiệm nhưng tuy thế vẫn có khả năng không chỉ chiếm lĩnh tư tưởng mà còn kích thích nó và làm nó bận tâm.

1. Các khái niệm

Phần đầu của một trầm tư thứ ba của Descartes đã tiết lộ một sự kiện mà từ ngày ấy không còn phải tranh cãi nữa; chỉ cần trí não của ta sản sinh ra những biểu tượng hoặc những tư tưởng, thậm chí chỉ thuần túy tưởng tượng, là đủ để chúng có được một thực tại; chúng ta cho chúng sự tồn tại và thế giới không còn như khi chúng không tồn tại. Và không chỉ thế giới riêng của chúng ta, thế giới trí tuệ của chúng ta; vì bằng hình vẻ, bằng âm thanh, bằng lời nói, bằng chữ viết, chúng ta cũng có thể cho chúng sự tồn tại, cả trong vật chất lẫn trong đầu óc của những người khác. Rõ ràng là Werther3) chẳng hạn, đã ảnh hưởng đến đến nhiều người đang sống hơn phần lớn những người thực khác. Các "thực tại tri thức" sẽ không tồn tại mà không có con người, mà đúng ra, chúng tồn tại cùng với con người.

Trí não sản sinh ra những thực tại của riêng nó, còn có ý thức hơn cả những thực tại khác ("thực tại còn thực hơn cả thực tại khác", như Marcel Proust đã nói), thực tại mà ở chúng ta có thể tranh luận một cách chính đáng về thẩm quyền được tìm hiểu hỏi về thực tại của thế giới bên ngoài, mà nếu muốn cấm đoán vì lý do duy nhất đó, sẽ là lạm dụng. Vì khoa học thực nghiệm thậm chí cũng thừa nhận rằng hoạt động trí tuệ này không những tồn tại, mà còn có tính chất của một hoạt động tự phát, tự nhiên của não bộ. Não bộ tưởng tượng ra và dệt nên những tư tưởng như cái cây đâm chồi kết lá. Tư tưởng đối với con người là một đặc tính của sự sông, chẳng khác gì hoạt động thể lực và cảm xúc.

Trong các "sản phẩm" ấy của não bộ con người, có những sản phẩm hết sức xa lạ và thậm chí đối lập với sự vận động khoa học. Nhưng chúng không phải vì thế mà không đáp ứng những nhu cầu mà một số người cảm thấy cũng mạnh mẽ trong tâm trí họ, như nhiều người cần có cà phê hoặc đường. Đó là những hoạt động mà Lucien Lévy-bruhl đã mô tả dưới tên gọi là phản trí thức chủ nghĩa, những hoạt động tìm tòi "cái mà cả khoa học thực nghiệm lẫn các luận thuyết triết học không thể có ảo tưởng đạt đến, đó là sự tiếp xúc mật thiết và trực tiếp với bản thể bằng trực giác, bằng sự đồng thâm nhập, bằng sự cảm thông tương hỗ giữa chủ thể và khách thể, bằng sự tham gia trọn vẹn, mà tóm lại, Plotin đã mô tả dưới cái tên sự nhập định". Tất nhiên sẽ là phiêu lưu nếu cấm món ăn này vì cho là độc hại, ngay cả khi một số người trong chúng ta vẫn tránh nó như tránh rượu hoặc thuốc lá vì Lévy-Bruhl nói rằng nhu cầu ấy tỏ ra là "khẩn thiết và mạnh mẽ" và bắt nguồn từ nguồn gốc loài người.

Những nhu cầu ấy có những dạng thay đổi không ngừng ở những người phát triển nhất đương thời chúng ta, như nhu cầu nghe nhạc Mozart, Eluard hay Pasternak, như sự thèm khát của Heidegger đối với những vấn đề mà thản thân người đặt câu hỏi cũng bị lôi cuốn vào trong câu hỏi", sự thêm muốn của Bergson đối với khoảng khắc đã sống, hoặc của ông Jean Wahl đối với những chân trời bao gồm cả bản thân người chiêm ngưỡng, và liên kết "tính siêu nghiệm và tình cảm" 4).

Nhưng trong số những đề tài của nhận thức, hoặc chí ít cũng của sự suy ngẫm trí tuệ không có căn cứ cảm quan (ông Gabriel Marcel đặt tên cho một số trong đó là "sự bí ẩn" để đôi lập chúng với các đối tượng của thực tại quan sát được), có những đề tài chẳng những được thừa nhận mà còn được sử dạng hoặc cung cấp, "chế tác" bởi khoa học thực nghiệm. Quan sát đã phát hiện được sự tồn tại và tầm quan trọng của các giá trị đạo đức, chính trị, xã hội và vai trò hàng đầu của chúng trong các cách hành xừ của con người. Ngay từ 1930, Edouard Le Roy đã viết: "Không một người nào lại tuyệt đối hài lòng về cái mình đang có và về cái mình đang là, rồi dừng lại ở đó và tự khép mình trong đó. Không một ai, ít nhất là trong thực tế, chịu thừa nhận làm nguyên tắc chủ đạo, một lý tưởng và một thế giới bên kia của trật tự tinh thần, thường thôi thúc anh ta 5)".

Những "giá trị" ấy, chẳng hạn đức hạnh, bổn phận, sự tự do, quyền con người, vẻ đẹp... tất nhiên đã được sự phê chuẩn cụ thể, quan sát được, lẽ ra phải giúp ta xét đoán tác dụng của chúng bằng hành vi của những người đã chấp nhận chúng. Nhưng các phê chuẩn cụ thể ấy thường quá chậm, quá mơ hồ, quá thiếu rõ ràng tới mức là chẳng ai khẳng định rằng chúng có thể đủ để tạo dựng một nền đạo đức thực nghiệm. Hoặc nói một cách tổng quát hơn, để giúp ta xử lý các "giá trị" ấy như những thực thể vật lý quan sát được.

Nếu như vậy khoa học công nhận sự tồn tại và sự cần thiết của các nghiên cứu và suy ngẫm về các giá trị thì nó lại không giới hạn sự thừa nhận khách quan của các khái niệm trí tuệ ở chỗ ấy. chẳng hạn, bản thân nó cũng sử dụng có kết quả các khái niệm và ngôn ngữ của toán học và lôgic học.

Việc sử dụng ấy, đối với khoa học là chủ yếu đến mức là từ lâu người ta đã lẫn lộn, và nay vẫn còn một số người lẫn lộn, lập luận thực nghiệm với lập luận duy lý, hoặc ít nhất cũng cho rằng lập luận thực nghiệm thì nhất thiết phải duy lý. Và thật thế, nó phải trở thành duy lý để có thể thật sự là chắc chắn, hiểu được và được truyền đạt (nhưng đảo lại, như chúng tôi đã nói, khi các phương thức cũ là không đủ thì theo sự thỉnh cầu của lập luận thực nghiệm, lập luận duy lý và thậm chí cả toán học nữa phải mở ra những phương thức diễn dịch và tính toán mới: phép tính xác suất, phép tính các trò chơi chiến lược, phép tính ma trận, v.v... đã được khai sinh như vậy).

Nhưng cái quan trọng đối với chúng ta ở đây là toán học và lôgic học làm việc trên những khái niệm được định nghĩa bởi tư duy, trên các "thực thể duy lý", không có sự trợ giúp của thí nghiệm, hoặc với một sự trợ giúp rất hạn chế của thí nghiệm. Mặc dù đối tượng của chúng rất khác nhau, toán học và lôgic học lại có những nét giống với âm nhạc, với thi ca, và thậm chí, với những phóng tác khôi hài: Vì trong tất cả các hoạt động ấy, vấn đề chỉ là tổ hợp các yếu tố, khái niệm, mệnh đề, âm thanh, câu chữ, không cần sự phê chuẩn nào khác ngoài sự bành trướng của tư tưởng, sự nhất quán và sự thỏa mãn của tinh thần.

Cũng như lôgic học và toán học, lịch sử là một môn học trí tuệ liên kết chặt chẽ với khoa học thực nghiệm, nhưng có phân biệt. Trong bất kỳ lập luận thực nghiệm nào, lịch sử cũng có vai trò nổi bật, vì bất kỳ sự quan sátnào, bất kỳ ngay cả sự thực nghiệm nào, trước hết vẫn là lịch sửcủa một biến cố. Biến cố lặp lại được theo ý muốn trong quá trình thực nghiệm, nhưng lại là biến cố được thực hiện bởi những người như thế này, trong những hoàn cảnh thế này, mỗi lần khác mỗi khác. Và chúng ta đã thấy (và sẽ còn thấy trong phần tiếp theo) rằng nhiều khi, nhất là trong các khoa học nhân văn, việc nghiên cứu một hiện tượng không thể dẫn đến sự khám phá các mối liên hệ là đối tượng của giả thuyết. Nó không vượt qua nổi giai đoạn đầu trong ba giai đoạn kinh điển, và khi đó, chỉ đi đến một phép mô tả có tính lịch sử, dẫu sao cũng có thể có ích và đủ làm nên giá trị của công trình.

Nhưng, nói một cách tổng quát hơn, môn lịch sử, một môn học độc lập, gồm có một giai đoạn thực nghiệm trong đó tài liệu thay cho sự quan sát (dù tài liệu này là một tờ giấy, một hòn đá, một dấu vết...). Những tài liệu này chỉ tới tay nhà sử học qua nhiều nỗi thăng trầm có tính hủy hoại, đến mức tôi rất có thể gọi lịch sử là khoa học về các vết tích. Nhưng trên khoa học về các vết tích ấy mà nhà sử học hoặc các đồng nghiệp của ông vừa thiết lập, ông ta, bằng cách thoát khỏi lập luận thực nghiệm, lại tái dựng biến cố mà ông vừa mô tả. Sự tái dựng này khác vôi giả thuyết khoa học ở chỗ nó công khai đề nghị lấp các chỗ còn thiếu trong các tài liệu và liên kết các sự kiện quan sát bằng những sự ức đoán có vẻ đúng như thật. Việc kiểm tra các tái đựng ấy nói chung không thể làm theo phương pháp thực nghiệm, thành thử toàn bộ công trình lịch sử thể hiện như một hoạt động trí tuệ sui generis [của riêng mình nó] có những kỹ thuật riêng, chủ yếu là sử dụng rộng rãi sự phê phán duy lý và sụ tưởng tượng những cái tương tự và chỉ tiếp xúc với thực tế khách quan trong các vết tích lẻ tẻ mà thực tại đó đã để lại Điều kiện trí tuệ của môn địa lý nhiều khi cũng gần với điều kiện của lịch sử; cũng như vậy đối với môn cổ sinh học và địa chất học là những môn thường vẫn được xếp loại vào loại các khoa học vật lý?

Như vậy, khoa học thực nghiệm lại sử dụng những hoạt động trí tuệ phi thực nghiệm và cộng sinh thoải mái vôi các hoạt động trí tuệ khác.

Những sự kiện này cho thấy rằng một mặt, khoa học không có tham vọng độc quyền và tư tưởng, và mặt khác, sự khác nhau giữa tri thức thực nghiệm và tri thức phi thực nghiệm không phải thật dứt khoát như người ta có thể lầm tưởng khi dựa vào định nghĩa. Trong nhiều lĩnh vực rộng lớn, vì không thể đi đến một kết luận thực nghiệm chắc chắn, trí tuệ đành bằng lòng hoặc phải bằng lòng với những ức đoán ít nhiều được bảo đảm bằng quan sát, trong khi bản thân sự quan sát lại đi từ sự vững chắc của thực nghiệm trong những phòng thí nghiệm khắt khe nhất đến sự mong manh của những tài liệu không đầy đủ và thậm chí tùy tiện.

Như vậy, do chính những điều kiện về cuộc sống thể xác và tinh thần của mình, con người buộc phải đặt ra những khái niệm và quan tâm giải quyết những vấn đề không có hoặc ít có khả năng được thực nghiệm phê chuẩn. Chúng ta lại còn phải thấy rằng nhiều vấn đề trong các vấn đề ấy là do bản thân khoa học đặt ra, chí ít cũng là góp phần đặt ra, mà lại tự cấm mình giải quyết.

2. Những vấn đề do khoa học đặt ra

Khoa học nói cái thế nào, chứ không nói cái tại sao. Điều này đã được nhận xét từ lâu. Nhưng trong tâm trí con người, câu hỏi "tại sao?" cũng nảy sinh chẳng kém gì câu hỏi "thế nào?". Tâm trí con người, không thể khước từ đặt ra những câu hỏi mà nó sản sinh với lý do là các câu hỏi đó không có câu trả lời hoặc không có câu trả lời chắc chắn. Liệu nó đã phải khước từ câu hỏi thế nào trước khi khai sinh ra lập luận thực nghiệm hay không? Và bản thân cách lập luận ấy có thể hình thành được không nếu các ông Archimède, Galilée và Torricelli đã tự cấm mình đặt những câu hỏi mà thời ấy không giải đáp được ?

Câu hỏi là nhân tố chủ yếu của tiến bộ của tri thức; nó cũng là một sản phẩm tự nhiên và tự phát của tư tưởng; và không cảnh sát nào, người kiểm duyệt nào, và thậm chí người theo chủ nghĩa theo thời nàn có thể cắt xén được.

Những câu hỏi không có trả lời và những nỗi lo âu hoặc vui thích mà chúng gây ra là thuộc phận làm người; thậm chí, có thể là nhu cầu về kiến thức lại mạnh hơn thông tin là một tính chất đặc trưng của cuộc sống.

Trên những cái thế nào mà khoa học thực nghiệm đang giải quyết, tư tưởng lại nhanh chóng phát biểu nhiều cái tại sao mới. Thế là trong khối lượng dự trữ từ xa xưa của những cuộc trao đổi về nguyên nhân và kết quả, về những động lực ban đầu và những kết thúc cuối cùng, về sự đa dạng của các thế giới, người ta không ngừng thêm vào những luận thuyết mới, bản thân những luận thuyết này là không tránh được dẫu không có lời giải đáp chắc chắn, ít nhất là trong trạng thái hiện tại của sự vật.

Những cái "khung" này mà trong đó khoa học đặt toàn bộ chân lý cảm quan là gì vậy: không gian, thời gian? Những sinh vật, những sự vật mà khoa học mô tả cho ta thấy sự tồn tại, phân tích cho chúng ta các tính chất, sự tổ chức, nhưng lại không cho ta nắm được tính thống nhất, cá tính, bản chất sâu xa, là những gì ? Đồng ư hoặc muối ư, còn tạm được, nhưng ánh sáng là gì? trọng lực là gì? Ở giới hạn của khoa học, sử dụng toàn bộ thông tin khoa học giống như khoa học lịch sử sử dụng mọi tài liệu mà nó tìm được trong các kho lưu trữ hoặc trong lòng đất, tư tưởng triết học cố gắng xây dựng những công cuộc tổng hợp và cho con người một hình ảnh nhất quán về thế giới. Những phương trình của Einstein và de Broglie ấy chỉ giải thích thực tại được cho 2000 nhà toán học, chỉ có họ mới đủ khả năng hiểu được chúng; còn ý nghĩa của chúng đối với con người trung bình là gì?Chúng liên hệ thế nào với các tri thức khác của chúng ta? Cách giải thích của chúng ta hiện nay về vũ trụ là gì?

Là tổng hợp của các khoa học, triết học cũng phải là người phê phán các khoa học. Không những triết học phải làm hiện rõ những lỗ hổng và những mâu thuẫn, mà còn phải phát giác cái điều cuối cùng không thể hiểu được đối với con người trong cuộc cãi vã về câu chữ của các nhà bác học. Cũng chính triết học phải gánh vác nhiệm vụ suy nghĩ về các phương pháp và phương tiện của tri thức, vì các phương pháp ấy không thể có được sự phê chuẩn thực nghiệm nhanh chóng, rõ ràng và chắc chắn (thí dụ, những phê chuẩn thực nghiệm cho cuốn sách này chỉ có thể nằm trong hệ quả của các hành động mà việc đọc cuốn sách này sẽ gợi ra. Mong ràng sẽ có nhiều Faraday đọc cuốn này của tôi, và cảm thấy khoan khoái. Nhất là có thể có nhiều người trẻ tuổi trung bình tìm thấy trong đó nhiều phương tiện của tiến bộ !).

Nhưng do nhu cầu của mọi người, sự suy nghĩ về khoa học còn tiếp tục, và bình thường còn phải đi xa hơn nữa. Những hiện tượng phức tạp mà khoa học mô tả cho chúng ta, những tập hợp, những đám nối ghép các nguyên tố, các nguyên tử, các phân tử, các cơ quan, những đám nối ghép mà ngay cả khoa học cũng tuyên bố với chúng ta là "rất ít có khả năng xảy ra", nhưng dẫu sao vẫn có vô vàn và không ngừng đổi mới, những con mắt cho ta thị giác kia, những cái tai giúp ta nghe kia, cái tấm thân làm cho chúng ta thành con người kia, tại sao chúng tồn tại? Bản thể là gì? Phải chấp nhận rằng hyđro của các tinh vân nguyên thủy có những tính chất kỳ lạ thế nào mà lại sản sinh được sự sống, và sản sinh trong não bộ chúng ta, sức mạnh của tư tưởng?

Mục tiêu của phần này không phải là liệt kê một cách có hệ thống và chi tiết các hoạt động trí tuệ ngoài khoa học thực nghiệm; mà chỉ là chứng minh sự dai dẳng và tính chính đáng của các hoạt động trí tuệ phi khoa học. Và không chỉ sự dai dẳng và tính chính đáng mà còn cả sự cần thiết của chúng trong các điều kiện hiện tại của nhân loại.

Những nhu cầu thể chất của con người và hoạt động tự phát của tư tưởng con người buộc con người phải suy nghĩ, quyết định và hành động, mà rất nhiều, nếu không muốn nói là phần lớn, các hành động ấy đều thiếu cả tiền đề lẫn sự phê chuẩn thực nghiệm, chí ít cũng là không có những thông tin thực nghiệm rõ ràng, chắc chắn, đơn nghĩa và sẵn có trước khi đưa ra quyết định hoặc hành động.

Trong những điều kiện ấy, con người hôm nay, tuy đã được biết sự mong manh của các phương pháp suy nghĩ phi thực nghiệm, vẫn phải sử dụng nó một cách có ý thức để thỏa mãn các nhu cầu giải trí hoặc tưởng tượng của mình, hoặc nhất thiết phải sử dụng chúng vì không có sự chắc chắn của thực nghiệm.

Tất nhiên, năm này qua năm khác, con người sẽ học được cách thanh lọc, cách củng cố các phương pháp truyền thống để suy nghĩ bằng lập luận thực nghiệm, nhưng đó chỉ là những bước đi đầu tiên trong một cuộc trường chinh. Thành thử chúng ta đang đứng và còn đứng trong nhiều thế kỷ nữa trước sự phong phú đa dạng của các hoạt động trí tuệ, mà theo quan điểm của sự nhận thức về thực tại, lại dàn trải thành nhiều mảng rộng lớn, có biên giới không rõ ràng, vươn từ sự hiểu biết khoa học đến sự không hiểu biết hoàn toàn.

Ở trung tâm của các phạm vi rộng lớn ấy là sự hiểu biết chắc chắn dựa trên thực nghiệm; rồi đến sự kiểm tra nói chung là mong manh hơn của quan sát; các môn lôgic học và toán học; sau đó là các khoa học về các vết tích và những cố gắng của chúng nhằm lấp kín những lỗ hổng trong các tư liệu ngẫu nhiên của chúng; rồi lại đến những đầm lầy rộng lớn của những công việc bận rộn và những quyết định của cuộc sống hằng ngày, trong đó con người hiếm khi có được thời gian để thu thập thông tin và ngay cả nội dung của thông tin nhiều khi cũng chẳng có. Xuyên qua đó là các trò chơi và các cảm xúc của sự bay bổng và trí tưởng tượng.

Từ khối lượng đồ sộ các tư tưởng ấy, từ các cư dân tư tưởng đông đúc ấy, nảy sinh nhiều cuộc tổng hợp lớn về đạo đức và tôn giáo, có nhiệm vụ giúp đỡ con người vạch ra những đường lối chung cho cách cư xừ của mình và mường tượng được ý nghĩa của vận mệnh của mình.

Thâu tóm toàn bộ các tri thức, các điều xác thực, các chân lý, các ức đoán và các ước mơ ấy, bản thân tư tưởng triết học lại xuất hiện trong điều kiện mà lịch sử bị đặt vào khi cố gắng tái dựng thực tại chỉ từ những tài liệu tản mạn tới được tay nó. Lấy toàn bộ các tri thức của con người làm vật liệu, triết học chỉ tìm được những thông tin lẻ tẻ. Vậy là cả triết học nữa, nó cũng là một khoa học về các vết tích. Bản thân triết học cũng cố gắng lấp các chỗ trống rộng lớn mà các vết tích ấy làm lộ ra; nhờ tìm thấy trong tâm trí con người nhiều khái niệm, nhiều câu hỏi, nhiều mối quan tâm hơn bản hệt kê này về vũ trụ cảm quan, triết học buộc phải vượt ra ngoài vũ trụ đó và không ngừng phiêu lưu trong các vương quốc của tư tưởng tượng, của trực giác của sự chiêm ngưỡng và sự xuất thần.

Và bản thân những khu vực rộng lớn ấy của tri thức, của sự ức đoán, của hoạt động từ não của con người cũng chìm ngập trong cái mênh mông của sự hoàn toàn không hiểu biết, cái mênh mông của những sinh vật và sự vật mà thậm chí chúng ta không thể nghĩ đến, mà ta không biết là có tồn tại, thậm chí cũng không phải là những ước mơ của trí tưởng tượng của ta, mà ta không thể mường tượng được, gọi tên được,... giống như Goethe có lẽ cũng không thể gọi cả tên lẫn nhận biết được... chất phenylhyđroxylamin là gì?

  1. Suy nghĩ về các giới hạn khác

Đề tài của chúng ta là tìm tòi các giới hạn và những sự lệ thuộc mà lập luận thực nghiệm thừa hưởng của sự vận động đặc trưng cho nó: sự quan sát thực tại cảm quan. Không có sự quan sát khoa học thì giả thuyết vừa không vững chãi, vừa không được kiểm tra. Nó có thể bị buộc phải đặt trên cơ sở duy lý hoặc toán học, hoặc dưới ánh sáng của triết học hoặc của sự thần khải; nhưng nó không thể được gọi là lý thuyết khoa học, nó không thể được xếp vào hàng các thành tựu của khoa học thực nghiệm.

Trong phần trước, chúng ta đã rút ra một số hệ quả của sự kiện thiếu vắngthuần túy và đơn giản của quan sát. Chúng ta đã thấy rằng con người, và nhất là trong cuộc sống thường nhật, cuộc sống nghề nghiệp và nội tâm, lại quan tâm một cách chính đáng và nhiều khi tất yếu, đến những thực tại cảm quan chưa từng được quan sát bao giờ và cả bây giờ, hoặc đến những giá trị, hoặc những câu hỏimà sự phê chuẩn thực nghiệm lại mơ hồ, xa xôi và thậm chí nhiều khi bị coi là không tồn tại.

Tất nhiên, còn phải nghiên cứu tất cả những trường hợp mà sự quan sát không những có thể làm được mà thực sự đã được làm. Thật vậy, chúng ta đã biết rằng sự quan sát khoa học, ngay cả khi đã được thực hiện và thực hiện theo những quy tắc khắt khe nhất của mỗi kỹ thuật, cũng không cho ta biết toàn bộ điều chúng ta muốn biết về thực tại. Chúng ta biết rằng nó không nói gì với ta về nguyên nhân của các hiện tượng lẫn các kết cục của

chúng, dù nó không hề làm chúng ta phải kết luận rằng thực tại chẳng có nguyên nhân cũng chẳng có mục đích.

Sự quan sát là có tính phân tích; để tìm lại được trong thực tại những sự đều đặn, nhữngrật tự, những "tất định" mà người xưa không tìm ra, và đã khiến Platon không thừa nhận nó vì chỉ là một sự phản ánh méo mó và đánh lừa, sự quan sát khoa học đã lựa chọn, tách rời và cắt vụn. Kết quả là rất khó nắm bắt, khó hiểu và thậm chí khó nhận biết các hiện tượng phức tạp các sinh vật chẳng hạn. ở đây mỗi cơ quan phụ thuộc vào tất cả các cơ quan khác, mỗi phân tử phụ thuộc vào mọi phân tử khác, huống chi là những quần thể sinh vậthoặc tư tưởng là những hệ vật chất hữu sinh và vô sinh to lớn, phức tạp...

Sự trừu tượng hóa là sự vận động cần thiết cho sự hình thành và hiệu lực của khoa học, đã thể hiện ngay từ khi quan sát, trong phép đo cần thiết bằng con số, trong sự mô tả định lượng. Bao giờ cũng chỉ là gần đúng, phép đo thay thế thực tại bằng một hình ảnh gần đúng của cái thực tại ấy khiến cho chúng ta thấy là đồng nhất (một cách có ích) hiện tượng không phải bao giờ cũng đồng nhất, đôi khi chúng chỉ là đồng nhất trong phạm vi các sai số của quan sát.

Như vậy, việc nghiên cứu bản chất và các điều kiện quan sát là cần thiết đối với việc thừa nhận cái mà Henri Poincaré gọi là giá trị của khoa học. Nhưng tôi không đủ khả năng giải quyết toàn bộ đề tài này. Tôi chỉ muốn lưu ý bạn đọc tới hai khía cạnh của vấn đề, với dụng ý là thừa nhận tình trạng hiện nay của sụ việc, nhất là để không chấp nhận 'sự kéo dài tình trạng ấy. Như vậy để hướng sự nghiên cứu thực nghiệm tới những phương pháp giúp nó vượt qua những giới hạn hiện tại và mở rộng sự phong phú của nó sang những lĩnh vực mà hiện nay việc nghiên cứu còn bi gạt ra ngoài.

Như vậy ở đây tôi chỉ giữ lại hai điều kiện đặc thù của sự quan sát khoa học:

a) Để có thể dùng làm cơ sở cho sự lập luận thực nghiệm, sự quan sát phải lặp lại nhiều lần. Sự quan sát dùng làm tiền đề phải được kiểm tra bằng sự quan sát dùng làm bằng chứng cho giả thuyết, và cái mà ở đây ta gọi là sự quan sát viết số ít, không phải là một hành động lịch sử độc nhất mà chỉ một nhà thực nghiệm độc nhất sẽ làm. Bất kỳ nhà thực nghiệm lành nghề nào cũng phải có thể tạo lại được quá trình thực nghiệm hoặc lặp lại sự quan sát. Nếu không thì những mối nghi ngờ nghiêm trọng ít hay nhiều cũng sẽ loại trừ sự kiện ra khỏi khoa học đã hình thành.

b) Quan sát là phải giả định rằng hiện tượng tồn tại, rằng nó được thực hiện; người ta không thể quan sát tương lai.

Về những vấn đề đặt ra bởi tính duy nhất hoặc bởi sự khan hiếm quan sát về một hiện tượng.

Ngay từ khi cất tiến oe oe chào đời, khoa học đã kết luận "từ cái riêng lẻ sang cái tổng quát", tức là đã không ngần ngại đặt thành "định luật" một mối liên hệ nhận thấy trong sự quan sát những trường hợp cụ thể, thường chỉ là một số ít. Chẳng hạn, từ sự quan sát vài vật rơi, Galilée đã rút ra và rút một cách hợp thức mối liên hệ đặc trưng cho bất kỳ sự rơi nào của bất kỳ vật nào trong chân không. Vấn đề này thuộc truyền thống trong triết học về các khoa học, người ta gọi nó là vấn đề phép quy nạp khoa học. Đấy không phải là vấn đề mà tôi muốn bàn ở đây. Tôi chỉ nói tới vấn đề ấy trong một mục độc nhất, nhằm tránh không để người ta nhầm lẫn nó với cái tôi muốn bàn và là cái khác kia, và cũng để bắt đầu trình bày một quan niệm về thực tại.

Nội dung của vấn đề truyền thống của phép quy nạp là đặt dấu hỏi về giá trị lôgic, về tính chính đáng của sự chuyển từ cái cá biệt sang cái tổng quát Như vậy nó thuộc về sự phê phán "duy lý" trong khoa học. Nó được giải quyết một cách kinh điển bằng sự "tin tưởng vào một trật tự của vũ trụ, một trật tự ở ngoài chúng ta". Về phần tôi, sự tin tưởng ấy vào trật tự của vũ trụ lại có vẻ một sự khẳng định vừa phiêu lưu vừa thừa. Có lẽ bạn đọc đã nhận thấy tôi rất ít viện dẫn khái niệm về "định luật" tự nhiên, khái niệm này lại rất hay được dùng trong các cuốn sách kinh điển; tôi hầu như không bao giờ dùng thuật ngữ luật6), đối với tôi nó thuộc lĩnh vực pháp lý chứ không thuộc lĩnh vực khoa học.

Cũng vậy, tôi thấy khái niệm trật tự có vẻ tối nghĩa, không có ý nghĩa thực nghiệm. Tôi thích nói: "quy nạp là không chính đáng". Coi những sự kiện chưa biết là giống như những sự kiện đã biết, không bao giờ là phù hợp với lập luận thực nghiệm. Nói chính xác hơn thì sự tiên đoán là chính đáng, nhưng chỉ chính đáng khi sự kiện mới không phải là hiện tượng không biết, mà trái lại, được chấp nhậnlà tương tự hoặc đồng nhất với những sự kiện đã được nghiên cứu trước đó. Nếu tất cả mọi vật trong chân không đều rơi theo định luật Galilée thì đó là vì trong thực tại của chúng ta hiện nay, ta lại thấycùng một vật chất như vào thời Galilée mà ta còn có thể quan sát được khi nó chịu tác dụng của cùng một trọng lực và trong cùng những điều kiện về chân không, về phép đo thời gian, v.v... Mỗi sự rơi của một vật trong chân không không phải là một sự kiện mới, chưa biết. Trái lại, đó chỉ là cùng một sự kiện được lặp lại; các nhân tố (xưa kia người ta gọi là "các nguyên nhân") của nó vẫn như trước: những yếu tố mà sự quan sát ghi nhớ vấn như trước; nó vẫn là sự kiện ấy. Trái lại, chỉ vừa mới quan sát không phải trong chân không, nếu là sự rơi của cái lá này, của cây dương này, thì không còn có sự đồng nhất về sự kiện nữa, không "quy nạp" được nữa. Vì vậy, tôi nghĩ rằng lập luận thực nghiệm phải vứt bỏ phép quy nạp, vì không chính đáng, và lại vô ích nữa. Tôi thích nghĩ thế này hơn: khoa học làm cho ta nhận thấy rằng, qua thời gian và không gian, có tồn tại những sự kiện, nếu không là đồng nhất thì cũng đủ là tương tự, để sự trừu tượng hóa có thể nhận định chúng là đồng nhất, hoặc là không đổi, hoặc là tuần hoàn theo nghĩa toán học của từ đó, hoặc chỉ đơn giản là được tái hiện hoặc theo nghĩa sinh học, hoặc theo nghĩa của một kỳ hạn mới trong đó nguyên nhân không xuất hiện. Rút cục, khoa học phải dựa trên sự kiện thực nghiệm là sự quan sát tìm lại được trong thực tại những hiện tượng có thể đồng nhất hóa, mà ta nhận ra rằng có thể đồng nhất hóa xuyên qua thời gian và không gian. Hoặc nữa, khoa học đã nhận thấy rằng tất cả các đối tượng cảm quan không phải là mới mẻ vô hạn; mỗi con người mới ra đời là một sự kiện mới, nhưng đồng, sắt, một số rất nhiều đối tượng nghiên cứu vẫn còn, vẫn dai dẳngcòn là đồng nhất (ít nhất là trên cái thang độ chính xác của các quan sát của ta) trong hàng vạn năm. Nhiều đối tượng khác thì mất đi hoặc chết đi, nhưng ở một mức độ trừu tượng hóa nào đó, ta có thể tái tạo hoặc quan sát những đối tượng đồng nhất hoặc tương tự với chúng; không nhất thiết tồn tại một cách liên tục, chúng vẫn tồn tại xuyên qua thời gian (thí dụ con ve sầu, con côn trùng, thực thể có sống, chết, nếu ta coi chúng không phải như những nhân vật mà ta muốn biết lịch sử cá nhân, mà coi chúng một cách trừu tượng và một cách gần đúng như những cơ thể, như một tổ chức sinh học). Không bao giờ người ta có thể từ một số sự kiện rút ra kết luận về tính tổng quát của sự kiện, nhưng người ta có thể nhận thấy rằng ta tiếp tục quan sát được một số hiện tượng đã được mô tả và phân tích. Phép quy nạp tự bản thân nó là không chính đáng và thậm chí là vô lý, vì phần lớn các hiện tượng đã quan sát không được tái tạo nữa. Tuy nhiên, một số hiện tượng vẫn tiếp tục tồn tại, hoặc tiếp tục phải tồn tại... Hoặc là chúng ta tìm lại đượchiện tượng và ta có thế nhận ra nó nhờ khoa học đã đạt được trong quá khứ; hoặc là ta không tìm lại được nó. Không phải là một lập luận "quy nạp" hoặc một lập luận nào khác bảo đảm được cho ta tính vĩnh cửu của các hiện tượng: chính bản thân thực tại mới bộc lộ tính vĩnh cừu hoặc sự biến mất, sự tồn tạihay không tồn tại của sự kiện này nọ mà chúng ta đã mô tả, mà chúng ta đã ghi nhận cách tổ chức, mà chúng ta đã quan sát được các mối liên hệ nội tại, chính xác hoặc lỏng lẻo (cái mà ở đây chúng ta gọi là những mối liên hệ nội tại chính là những mối liên hệ giữa các yếu tố quan sát được khác nhau cấu thành hiện tượng, những mối liên hệ biểu thị tính chất của hiện tượng, xác định tính tự lập của nó, bản sắc ít nhất cũng gần đúng của nó bất chấpnhững hiện tượng khác mà nó tiếp xúc. Thí dụ, bất chấp gió, nhiệt độ, ánh sáng, bất chấp bản chất hóa học của các vật..., ta vẫn tìm lại được trọng lực; gia đình vẫn tồn tại bất chấp chế độ chính trị, các tín ngưỡng tôn giáo...,).

Vấn đề mà tôi muốn bàn ở đây là hoàn toàn khác. Đó là vấn đề những điều kiện để đưa một sự kiện mới vào khoa học; đó là vấn đề chấp nhận một phát triển mới, một giả thuyết mới. Như vậy nó là vấn đề theo đuổi "sự tiến bộ" của các khoa học; của sự theo đuổi việc thám sátthực tại. Vậy có thể nói, đó là vấn đề sống còn của khoa học.

Phương pháp bình thường là phương pháp đã mô tả trong một phần trước của cuốn sách7)... Sự đồng ý của những nhân vật có thẩm quyền phải đạt được bằng việc nhận thấy có sự phù hợp chặt chẽ, chi tiết, giữa giả thuyết và các quan sát mà mỗi nhân vật có thẩm quyền ấy có thể tự mình làm, hoặc yêu cầu làm trước mặt họ. Trong trò chơi này, các cuộc thử nghiệm thắng thế các quan sát đơn giản rất nhiều. Một thí dụ đơn giản và thuyết phục về những sự vận động này đã được nêu trong cuốn Traité de léquilibre đes liqueurs (Khảo luận về sự cân bằng của các chất lỏng) của Blaise Pascal mà mọi bạn trẻ cần đọc và mục tiêu là làm cho mọi người chấp nhận những tư tưởng, thời đó còn là mới mẻ, của Torricelli.

Nếu ta rơi vào trường hợp mà cuộc thực nghiệm là không thể làm được, mà điều này lại là thông thường trong thiên văn học và khí tượng học, trong các khoa học nhân văn, v.v..., thì tình trạng của nhà canh tân lại khó khăn hơn rất nhiều. Thật vậy, ta phải chờ cho các quan sát có thể được làm hoặc làm lại. ở đây, ta lại thấy lại tầm quan trọng của thời gian và tính chất không thuần nhất của nó (trong khi quá trình thực nghiệm có thể xảy ra vào bất kỳ thời kỳ nào, vào bất cứ lúc nào trong thời gian thiên văn, thì sự quan sát lại chỉ có thể làm vào những thời kỳ, những thời điểm cá biệt).

Nếu thực tại cho thấy rằng những thời điểm mà sự quan sát có thể tiến hành lại không nhiều lắm thì các khó khăn để gộp sự kiện mới vào khoa học thực nghiệm lại càng tăng. Đến giới hạn, nếu sự kiện mới chỉ có thể quan sát được một lần, thì các khó khăn ấy dường như không thể vượt qua được.

Thật vậy, chỉ có tác giả hoặc các tác giả - một số ít ỏi - của sự quan sát độc nhất này là có thể tin chắc rằng sự quan sát đó đã được tiến hành, và đã thực sự cho ta các kết quả công bố. Nhưng, như ta sẽ thấy sau này, nếu sự kiện đã nói tới thực sự là mới, tức là một sự kiện bất ngờ, và thậm chí còn mâu thuẫn với tri thức khoa học trước đó, và nếu các tác giả của sự quan sát độc nhất thực sự có tinh thần khoa học, thì bản thân họ cũng đâm ra nghi ngờ giá trị của sự quan sát của họ. Thật thế, có thể là họ đã quên hoặc bỏ qua không xét yếu tố nào đó; tưởng là yếu tố đó không hiện diện trong khi nó có lẽ đã hiện diện; hoặc bị lừa bởi một vẻ bề ngoài nào đó; đã đọc sai một cái gì đó, v.v... Lẽ tất nhiên, nếu bản thân những người quan sát không có các băn khoăn đó, thì đồng nghiệp của họ sẽ băn khoăn thay cho họ và băn khoăn một cách chính đáng. Khái niệm quan sát khoa học bao hàm tính đa số.

Nghiên cứu một cách hệ thống tác dụng của sự hiếm hoi hoặc của kỳ hạn quan sát trong việc tạo dựng khoa học là một điều lý thú. Câu chuyên rất nổi tiếng về sự khám phá hành tinh Hải Vương do Le Verrier thực hiện có thể dẫn ra làm thí dụ. Thực tế là Le Verrier đã tính toán các tọa độ và quỹ đạo không phải của một hành tinh mà của hai: hành tinh Hải Vương và Vulcain. Hành tinh thứ nhất được quan sát ngay sinh thời của nhà thiên văn; hành tinh thứ hai thì không. Ngày nay, với sức mạnh của các dụng cụ mà chúng ta có trong tay, người ta biết rằng Vulcain không tồn tại 8). Như vậy vinh quang được mọi người công nhận của Le Verrier là nhờ ở sự kiện sự quan sát ủng hộ giả thuyết của ông đã đi được sự quan sát bác bỏ nó rất lâu Nếu thứ tự bị đảo ngược thì Le Verrier hẳn là chỉ được coi như một nhà tính toán đáng quý mến mà thôi. Tuy nhiên, giả thuyết của ông, tính toán của ông hẳn vẫn có giá trị khoa học như cũ: Le Verrier đã nêu bật được hai khả năng mà một khả năng đã tỏ ra là một thực tại, còn khả năng kia không phải là một thực tại. Vậy thì một giả thuyết khác đã được xây dựng để phản ánh trường hợp thứ hai này. Đối với tôi, thí dụ này là rất bổ ích: nó cho thấy rằng vinh quang, uy tín thuộc về tác giả của giả thuyết, trong khi chỉ có sự quan sát mới cho ông ta phần thưởng. Chỉ có sự quan sát mới sửa chữa được giả thuyết nếu giả thuyết là đủ gần đúng; hoặc bác bỏ nó nếu nó quá mâu thuẫn với các sự kiện. Khi đó, một giả thuyết khác được xây dựng, nhưng sự xây dựng này đối với con người không khó hơn sự quan sát mà ngược lại là khác. Hơn nữa, sự xây dựng này đối với con người cũng chẳng khó hơn khi giả thuyết không được các quan sát sau này xác nhận so vôi khi nó được xác nhận.

Nhưng nếu sự quan sát không thể làm lại được thì những phép làm gần đúng nối tiếp, mà Gaston Bachelard nói một cách chính đáng rằng chúng ta là sự vận động cần thiết của khoa học, lại bị cấm. Giả thuyết rơi rụng cùng với chỗ dựa của nó. Khoa học thực nghiệm không tác động đến sự kiện riêng lẻ, đến biến cố độc nhất.

Cha ông chúng ta hơn là đã đồng ý với nguyên tắc này; nhưng hẳn là họ cũng sẵn sàng biện hộ rằng trong tự nhiên không có biến cố độc nhất. Tư tưởng của họ về tất định luận, sự viện dẫn không ngừng của họ đến sự kiện là những nguyên nhân giống nhau thì gây ra hậu quả giống nhauđã ngăn chặn lý trí họ tiếp nhận biến cố độc nhất. Nhưng trái lại, các khoa học nhân văn, sự quan sát cuộc sống hằng ngày lại buộc chúng ta đưa trở lại vào thực tại những biến cố chỉ xảy ra một lần. Hitler, Staline, Roosevelt, Adenauer, mỗi người trong chúng ta, với cá tính của chúng ta, đều là những biến cố đơn độc. Một cuộc chiến tranh, một cuộc đình công, một kế hoạch kinh tế, đều là những biến cố đơn độc; người ta có thể tìm được những cái tương tự với chúng chứ không tìm được những cái đồng nhất. "Nhân danh chính tinh thần khoa học, ta phải thừa nhận sự bất lực này trong việc giải thích và tìm hiểu cặn kẽ toàn bộ một con người, vì không bao giờ có thể tính đến tất cả các dữ kiện của đời sống sinh học, xã hội và nhất là tâm lý của anh ta9)". Nhưng sụ độc đáo này của thực tại không chỉ giới hạn ở các lĩnh vực của khoa học về con người và đời sống. Tính đơn nhất của biến cố là quy tắc, là đa số, là ngoại lệ. Không bao giờ có hai bài brít đồng nhất được chơi trên mặt địa cầu; chẳng bao giờ hai "trận mưa giông" lại diễn biến giống nhau; chẳng bao giờ có hai cái lá rơi ra từ cùng một cây dương đi theo cùng một quỹ đạo khi; mỗi điểm của địa cầu có lịch sử địa chất riêng của nó; mỗi hành tinh của Hệ Mặt Trời có cấu tạo hóa học và vật lý riêng của nó.

Lẽ tất nhiên điều này không mâu thuẫn chút nào với sự kiện là những nguyên nhân giống nhau luôn luôn gây ra những hậu quả giống nhau. Điều này chỉ ghi nhận rằng thực tại không phải bao giờ cũng tái tạo, nói chung là không bao giờ tái tạo cũng vẫn những nguyên nhân cũ. Không bao giờ vẫn bốn người chơi bài cũ lại có cùng những con bài cũ. Hay là, nói một cách chính xác hơn, điều đó chỉ xảy ra trung bình có một lần trong vài triệu ván bài; và khi đó bốn người chơi bài sẽ không đánh theo cùng một cách như trước, hoặc vì họ biết cách chơi hay hơn, hoặc vì tuổi tác sẽ làm thay đổi chiến lược của họ... Trong một cây dương không có hai cái lá hoàn toàn giống nhau, và sự rơi phụ thuộc sự va chạm của hàng tỉ phân tử không khí chuyển động hỗn độn, không ngừng, khác nhau.

Đã thế, chúng ta còn biết rất rõ khoa học phản ứng rất chính đáng, rất hữu hiệu, bằng cách loại trừ các nhân tố, các "nguyên nhân" không xuất hiện đồng nhất với chính chúng Nhưng nếu điều đó là khả dĩ đối với sự rơi của các vật, nó lại không phải bao giờ cũng làm được. Lúc này chỉ còn cách cầu viện đến sự tương tự, đến sự gần đúng, đến sự trừu tượng hóa, đến việc sử dụng lập luận xác suất, các phương pháp của Pierre Vendryès và của Von Neumann.

Thế đến giới hạn thì sao? Đối với biến cố mà ta xét đoán là không có cái tương tự, là thực sự độc nhất ? Thực tế là sự kiện ấy ở ngoài tầm khoa học.

Theo ý tôi, điểm này cần xem xét kỹ hơn rất nhiều so với mức nó được quan tâm tới nay. ở mức độ phát triển mà các khoa học nhân văn và các khoa học vật lý đạt đến hiện nay, vấn đề này trở thành chủ yếu đối với các tiến bộ sau này. Sinh học, cổ sinh học, địa chất học, thiên văn học, thậm chí cả nguyên từ học nữa, đều vấp phải việc xem xét những biến cố độc nhất mà họ không biết làm thế nào lồng chúng vào khuôn khổ thông thường của lập luận khoa học, và không chỉ sự tồn tại mà cả tầm quan trọng trong chính tổ chức của vũ trụ, sự phong phú đối với lịch sử, sự hiểu biết về vũ trụ, là không còn chút nghi ngờ. Thí dụ: những sự đột biến đã (hay có lẽ đã) làm cho sự sống chuyển từ con cá sang con người trong khi hiện nay ta chỉ quan sát được những đột biến bị cắt xén mà, như ông Jean Rostand đã viết, có thể sánh với "những lỗi ấn loát" có khả năng làm sai nghĩa một văn bản "chứ không thể cấu thành văn bản 10)".

Những hậu quả khoa học của tình trạng này như vậy là quan trọng. Nhưng các hậu quả xã hội và nhân văn cũng quan trọng không kém; chính chúng đã để tồn lưu những cái nhập nhằng trong các khoa học giả mạo và trong các bán khoa học đã làm nên thành công của cuốn Mantin des magiciens (Buổi sáng của các nhà ảo thuật) và của tạp chí Planète (Hành tinh). Bên lề của phạm vi quan sát khoa học, trong đó quan sát được kiểm tra bằng quan sát, là phạm vi của quan sát tầm thường trải dài từ quan sát khoa học độc nhất, đến ảo tưởng, đến sự lạm dụng, đến sự lừa đảo. Vấn đề là phải biết được liệu phương pháp khoa học có giúp được con người làm sáng tỏ những vùng đất tối tăm ấy hay không.

Để chỉ ra các yếu tố mà tôi cho là thống trị vấn đề này, tôi không thể làm gì tốt hơn là dẫn ra một số trích đoạn trong cuốn sách mà Alexis Carrel đã viết về một ca chữa khỏi bệnh mà ông đã quan sát được ở Lourdes năm 1903. Người ta biết ràng trong phần cuộc đời sau đó của ông, Alexis Carrel trở lại thành một người tín ngưỡng: ông rời Pháp sang Mỹ; năm 1912 ông được tặng giải Nobel về "sinh lý học và y học" 11).

Carrel tóm tắt điều ông nghĩ về thái độ chung của nhà bác học năm 1903 đối với sự kiện di thường như sau: "Đối với nhiều bộ óc thì không gì có thể xảy ra bởi tác động của các lực tự nhiên ngoài những sự kiện đã quan sát được từ lâu được mô tả trong các cuốn sách, và được tập hợp lại một cách giả tạo ít nhiều bằng các lý thuyết. Khi một hiện tượng xuất hiện khá quật cường để không muốn xâm nhập vào trong khuôn khổ cứng nhắc của khoa học chính thống, thì người ta phủ nhận hoặc người ta cười mỉm. Nhà toán học Laplace khi nghe thông báo của Pictet về các aêrôlit 12) đã kêu lên: "Chúng ta đã có quá đủ những chuyện hoang đường như thế rồi". Mỗi thời kỳ lại thấy xuất hiện những sự kiện có vẻ khác thường đối với các nhà bác học và có vẻ nguy hiểm vì chúng bẻ gẫy các công thức giản lược mà trí óc con người thích thú tự giam hãn trong đó. Những đầu óc khoa học thì phủ nhận chúng; những người khác lại coi chúng là siêu nhiên. Một sự kiện được tuyên bố là siêu nhiên khi người ta không biết nguyên nhân của nó" (tr. 92).

Tác giả thực hiện chuyến du lịch tới Lourdes trên một chuyến tàu du lịch; một trong những người bạn thày thuốc của ông đã để ông làm quen, chẩn đoán và chăm sóc một cô gái có nguy cơ chết đến nơi là Merie Bailly. Theo các quan sát của Lerrac (chữ Carrel viết lật lại), của các bạn ông và của các thày thuốc điều trị, thì Marie mắc chứng lao phúc mạc (hay màng bụng) và chỉ sống thêm được vài ngày nữa. Thế mà bản thân Lerrac lại nhận thấy một sự cải thiện khiến ông sửng sốt, vừa vì sự nhanh chóng, vừa vì sự kiện có vẻ vô lý đối với ông. Sau đây là những phản ứng mà cá nhân ông ghi nhận: "Đó là sự thực hiện một điều không thể làm được. Có lẽ tôi đã sai lầm khi chẩn đoán. Có lẽ đó là một ca viêm thần kinh phúc mạc. Tuy nhiên, không có dấu hiệu của viêm thần kinh phúc mạc, mà có mọi triệu chứng của lao phúc mạc [ở chỗ này có ghi các nhận xét về ca bệnh]... Nhưng thế là tôi bị lôi kéo vào một vụ việc về phép lạ. Mặc kệ! Bằng giá nào tôi cũng sẽ đi tới cùng như đó là công cuộc thí nghiệm trên một con chó... Quả thật đó là một phép mầu nếu tôi không nhầm lẫn khi chẩn đoán... Những hiện tượng không giải thích được này thật đáng lo ngại và kinh khủng. Hoặc là tôi không còn lòng vững tin vào lâm sàng và tôi không có khả năng nghiên cứu một bệnh nhân, hoặc đó là một sự kiện mới thực sự làm sừng sờ mà ta phải nghiên cứu đến từng chi tiết nhỏ nhất... Sự kiện khoa học mới hay là sự kiện thuộc lĩnh vực thần bí và siêu nhiên ?... Có lẽ do ảnh hưởng của sự căng thắng của một số ý chí nào đó, một lực nào đó đã toát ra và sẽ gây những tác dụng điều trị đảng kinh ngạc... Phải kết luận thôi. Không còn bàn cãi gì nữa, đã xảy ra một phép mầu".

Bài viết này mà khốn thay tôi phải cắt xén bớt vì thiếu chỗ là đáng chú ý vì nhiều lẽ. Tôi chỉ giữ lại đây vài điểm mà tôi cho là chủ yếu:

a) Phản ứng thuộc bản chất tinh thần khoa học trước một sự kiện đơn độc huyền hoặc là nghi ngờ sự chẩn đoán; giải pháp mà lập luận thực nghiệm buộc phải làm là làm lại sự quan sát. Thế mà chính điều này lại không thể làm được trong trường hợp chúng ta đang nghiên cứu ở đây. Sự quan sát là độc nhất, không thể làm lại được, vì đối tượng của nó không tồn tại nữa; nó đã biến mất vào lịch sử.

b) Do không thể tiến hành lại sự quan sát, nhà nghiên cứu chỉ còn hai giải pháp khả dĩ: -hoặc ông ta vẫn giữ nguyên kết quả chẩn đoán của mình; hoặc ông ta bỏ ý định công bố nó. Giải pháp thứ hai thường gặp hơn rất nhiều; để chấp nhận giải pháp thứ nhất quả là phải khắc phục đồng thời: sự nghi ngờ chính bản thân mình, sự nghi ngờ này không thể không tồn tại, về sai lầm hoặc về thiếu sót của sự chẩn đoán; sự nghi ngờ chungcủa các ông thày và các đồng nghiệp.

c) Sự khủng hoảng lương tâm, thường được gây ra bởi sự quan sát những sự kiện quá mâu thuẫn với các chuẩn mực kinh điển, bởi bầu không khí trí thức mà nó giả định, các hậu quả tinh thần và đạo đức và triết học được gợi ra làm cho sự chấp nhận ràng buộc toàn bộ nhân cách. earrel kết luận có phép mầu và kết luận báo cáo của ông bằng một lời cầu nguyện Đức Mẹ Đồng Trinh. Kết quả là các ông thày và các đồng nghiệp của ông không coi lời chứng của ông đơn giản là sự duy trì kết quả chẩn đoán trước của ông nữa, mà như một sự tán thành một tín ngưỡng tôn giáo khiến họ nghi ngờ chính ngay sự chẩn đoán.

d) Như vậy, sự chấp nhận giải pháp phụ thuộc nhiều vào toàn bộ nhân cách của nhà nghiên cứuhơn là vào sự quan sát ca bệnh. Điều nghịch lý là ta có thể nói rằng sự nhận thấy một phép mầu chẳng liên quan gì với lòng tin vào phép mầu đó. (ý tôi muốn nói rằng một người rất có thể nhận thấy một biến cố độc nhất mà không tin chút nào vì anh ta có thể tưởng rằng mình nhầm).

Điều đáng kể đối với con người không phải là làm nhân chứng thực nghiệm của một phép mầu mà là tin vào nó. Nói chung, trong số các nhân chứng của một sự việc phi thường ít người chịu tin; phần đông hoặc là thấy không rõ, thấy ít, hoặc chẳng thấy gì; những người khác thì sợ rằng chưa được thấy hết, sợ bị đánh lừa, v.v.... Lòng tin không tuân theo lệnh của quan sát, nó tuân theo lệnh của cảm xúc hoặc lệnh của ý chí, ý chí này quyết định theo toàn bộ quan niệm của chúng ta về thế giới. Một số không kể xiết những người chứng kiến các phép mầu của chúa Giêsu, những cái bánh mì được biến ít thành nhiều, những lễ hội ở Cana13), vào những ngày quyết định, chỉ để lại một dúm tín đồ. Và trong số hàng vạn người ở Giêrudalem ngày chúa Giêsu phục sinh, có bao nhiêu người vào ngày đó tin vào sự phục sinh đó? Không kể sự khác nhau về tầm quan trọng của biến cố, những người Do Thái ở Giêrudalem ấy cũng ở trong một trạng thái như người dân thành Viên, là những người láng giềng của Mozart, mà không hay biết.

Trái lại, những tín đồ tin theo lời kể lại đơn thuần, lại có hàng triệu. Tôi đã trông thấy một nữ thạc sĩ toán đi vào tu viện chiều hôm cô ta thi vấn đáp Liệu có phải vì cô ta tin vào phép mầu của Giêsu? Tất nhiên là cô ta tin. Nhưng đó chỉ là vì ban đầu cô ta đã đồng ý với toàn bộ các giá trị Gia tô giáo, rồi mới là thiên chất của Giêsu.

Cuối cùng, tôi tin rằng phép mầu ít có hoặc chẳng có tác dụng nào đối với sự chấp thuận một tôn giáo. Dẫu sao thì từ nay, về mặt thực nghiệm, người ta đã chấp nhận rằng phép mầu là hiếm hoi, vì vậy tôi mới nói đến nó ở đây.

Nhưng bạn đọc hiểu rõ rằng phép mầu không phải là đề tài của tôi. Theo lời Littré, phép mầu là "một hành vi trái với quy luật thông thường của tự nhiên và do một sức mạnh siêu nhiên tạo ra". Đề tài của tôi chỉ đề cập đến việc nhận thấy những hành vi "trái với các quy luật thông thường của tự nhiên". Tức là, nếu nói theo ngôn ngữ hiện đại, những hành vi "chưa được khoa học thực nghiệm thừa nhận", mà không đụng đến chuyện chúng có phải do "một sức mạnh siêu nhiên tạo ra" hay không. Điều này không thể giải quyết chỉ bằng sự quan sát thực tại cảm quan.

Vậy là bản quyết toán mà chúng ta đã cố thử lập ra này về các phương pháp du nhập những biến cố độc nhất và hiếm hoi vào tri thức khoa học là không thuận lợi: nó chỉ nói vẻn vẹn được rằng chuyện du nhập này không dễ. Hơn một trăm năm sau ca khỏi bệnh của anh công nhân Bouriel1e, những trường hợp khỏi bệnh ở Lourdes dường như không có một quy chế khoa học thật rõ rệt: chúng vẫn còn gây tranh cãi dẫu đã có Bureau médical de Lourdes(Phòng Y tế Lourdes) và Association médicale internationale de Lourdes(Hiệp hội y học quốc tế Lourdes), mặc dù độ chính xác ngày càng cao của các phép chẩn đoán và việc công bố các tài liệu lưu trữ 14).

Trong sinh học, những nghiên cứu về sự tiến triển của các loài và về tính di truyền của các tính chất đạt được vẫn là khó khăn. Vả chăng, người ta còn chưa giải quyết dứt khoát được nhiều trường hợp nhập nhằng, từ người chữa khỏi bệnh đến thuật thông linh, từ khoa chiêm tinh đến các bi kịch xã hội. Tuy đã có vệ tinh nhân tạo, ít nhất cũng có thể nói rằng khí tượng học vẫn tiếp tục sai lầm. Và nhất là, dẫu sử dụng các phép tương tự và phép làm gần đúng, tính duy nhất của quan sát vẫn còn là "cái nút thắt cổ chai" của các khoa học nhân văn. Dường như người ta phải kết luận rằng biến cố nào xảy ra chẳng hạn một lần trong 10.000 năm, không thể là đối tượng của khoa học. Và cũng như vậy đối với một biến cố chỉ xảy ra chẳng hạn cho một người trong 10.000 tác giả, và chúng ta lại chỉ quan sát được một chục tác giả trong một năm.

Trong số các kết luận mà chúng ta có thể rút ra từ các sự kiện này, chúng ta ghi nhớ lại kết luận sau đây:

Tính duy nhất hay sự rất hiếm hoi của các quan sát là một vấn đề lớn đối với triết học về các khoa học. Đối với nhà nghiên cứu, nó là nguồn gốc của những khó khăn nghiêm trọng, những khó khăn này cùng với các thói quen hiện tại, có thể đi đến cuộc khủng hoảng trí tuệ và làm tăng thêm sự hiếm hoi tự nhiên của việc quan sát các trường hợp hiếm hoi ấy. Do đó nảy sinh một giới hạn chắc chắn nhưng âm ỉ của sự đóng góp của các khoa học thực nghiệm vào sự hiểu biết của chúng ta về vũ trụ cảm quan. Chúng ta phải biết rằng một số thực tại, thậm chí rất quan trọng đối với lịch sử vũ trụ, đối với sự hiểu biết thực tại và đối với vận mệnh của chính chúng ta, đã không bao giờ và có lẽ sẽ chẳng bao giờ được quan sát.

Nhưng đảo lại, sự nhận thức được cái giới hạn hiện nay này của phương pháp thực nghiệm phải giúp chúng ta đẩy lùi nó. Không một ai trong chúng ta được ngần ngại nữa trong việc công bố các quan sát của mình, ngay cả khi chúng không thể kiểm tra được bởi những người khác. Chúng ta chỉ cần tránh không rút ra các kết luận khoa học. Chúng ta chỉ cần góp các quan sát ấy vào các kho lưu trữ, có lập một biên bản chính xác và, tất nhiên, chân thực về sự quan sát: "Tôi đã quan sát hay tưởng rằng đã quan sát được như sau...; tôi đã dùng hoặc tưởng là đã dùng các biện pháp thận trọng...". Các quan sát này phải chờ đợi trong các kho lưu trữ để các quan sát khác sẽ xác minh cho chúng. Như vậy, ta có thể hình dung rằng trong 50, 200 hoặc 1000 năm, nhân loại có thể sẽ gom góp được đủ số quan sát có giá trị trong anh vực đặc biệt này hoặc lĩnh vực đặc biệt khác, ngang với số quan sát trong các lĩnh vực khác trong vài ngày hoặc vài tháng.

Ngoài ra, lẽ tất nhiên là trong mọi trường hợp mà ta có thể thực nghiệm, hoặc ít nhất là tạo thuận lợi cho việc quan sát, ta phải cố gắng tạo lập lại các điều kiện đặc biệt tạo thuận lợi cho biến cố hiếm hoi mỗi khi ta có thể mường tượng được hcặc kiểm tra được chúng. Có lẽ ta sẽ có thể biết được, chẳng hạn, các nhiệt độ, áp suất, thời gian kéo dài của các phản ứng, các khối lượng tới hạn, các điều kiện khác cần thiết, để trong số một tỉ hoặc một nghìn tỉ phân tử cacbon và hyđro, thì một chục hoặc mười lăm phân tử, trong một nghìn hoặc một trăm nghìn năm, sẽ tổ hợp với nhau để tạo thành một phân tử sống...

Về sự không thể quan sát được thực tại trước khi nó tồn tại

Ta không thể hiểu biết bằng quan sát, do vậy không thể bằng lập luận thực nghiệm mà hiểu biết được cái (còn) chưa tồn tại. Tuy nhiên, ta có thể nhận ra cái đã tồn tại trước đây và nay lại tồn tại hay vẫn tồn tại. Như vậy ta có thể tiên đoán tương lai của một số hiện tượng bằng sự hiểu biết mà quá khứ cung cấp cho ta về chính các hiện tượng ấy, hoặc về những hiện tượng coi là tương tự. Nhưng thời sự khoa học thường ngày cho thấy rằng thời gian càng trôi qua, lại có hàng loạt các quan sát nhằm vào những sự kiện mới chưa từng tồn tại bao giờ trong quá khứ. Và điều này không chỉ có trong anh vực các khoa học nhân văn, mà cả trong các khoa học vật lý. Sự tồn tại của các sự kiện mới mà quan sát không ngừng phát hiện ấy, từ lâu đã là một chuyện rùm beng đối vớhủ nghĩa duy lý tất định. Hậu quả của nó là sự lưu đày lâu dài các thực tại nhân văn ra khỏi đền thờ khoa học. Nhưng ngày nay chúng ta hiểu rằng toàn bộ thực tại cảm quan đều được quyền xét xử của phương pháp thực nghiệm, và rằng một số cách hành xử của vật chất vô tri không chỉ riêng chúng được quyền áp đặt cho chúng ta quan niệm của chúng ta về cách hành xử của vật chất quan sát được. Vả chăng, sự tồn tại của những sự kiện mới trong thực tại hữu tri hoặc vô tri có thể giải thích dễ dàng, không phải vì những nguyên nhân giống nhau sẽ không gây ra kết quả giống nhau, mà là vì những nguyên nhân giống nhau không được liên kết với nhau, và trái lại, các nguyên nhân nhóm theo cách khác đã gặp nhau. Số các yếu tố có thể cùng tái xuất hiện trong một biến cố lớn đến mức là các yếu tố đó không tái xuất hiện giống nhau. Chẳng hạn như các đengenc định thân thể và bộ não con người. Khối lượng, nhiệt độ và những điều kiện khác đã xác định Trái Đất, Sao Kim, Sao Thổ cũng như thế, các yếu tố xác định dãy Aipes ở chỗ này, sông Rúm hini ở chỗ kia cũng vậy.

Kết quả tổng quát nhất của tri thức khoa học hiện nay có vẻ là vũ trụ đang phát triển. Điều đó phải được hiểu là khoa học thực nghiệm đã chứng minh sự tồn tại của một tương lai không đồng nhất với hiện tại và với quá khứ. Sự tồn tại của tương lai được chứng minh bằng sự kiện là những thí nghiệm hoặc quan sát môi liên tục nối tiếp với những thí nghiệm và với những quan sát trước đó. Sự không thuần nhất của tương lai so với hiện tại

được chứng minh bằng sự kiện thực nghiệm là không thể hoàn toàn tiên đoán tương lai. Sự quan sát vừa chứng tỏ rằng tương lai tồn tại, vừa chứng tỏ rằng, đôi với con người, phần lớn tương lai đó là không thể biết được một cách khoa học.

Thí nghiệm đã chứng minh sự tồn tại của các sự tiến triển ấy, bằng chính sự kiện nó phát hiện được sự không thuần nhất của chúng, lại chứng minh rằng nó bất lực, không giúp được con người hiểu biết các sự tiến triển tương lai, ít nhất là tới từng chi tiết của mỗi cuộc sống cá thể và của vi thời gian của nó.

Như vậy, thí nghiệm chứng minh sự tồn tại của một kỳ hạn dài tạo bởi kỳ hạn ngắn nhưng không đồng nhất với nó. Giữa kỳ hạn rất dài và các thành phần lần lượt nối tiếp của nó, kỳ hạn dài, kỳ hạn trung bình, kỳ hạn ngắn, v.v... vừa có sự đồng nhất về cấu tạo, vừa có sự đối lập thường xuyên. Một vũ trụ trong đó kỳ hạn dài lại đồng nhất với kỳ hạn trung bình, v.v... là có thể tiên đoán được.

Sự kiện này kéo theo những giới hạn của tri thức khoa học và do đó sự tồn tại của những tri thức phi khoa học.

Trong một vũ trụ đang tiến triển và trong đó có những sinh vật có khả năng quan sát đang sống, thì tồn tại một tri thức khoa học có mục đích, bằng cách quan sát để nghiên cứu các hiện tượng cảm quan. Nhưng tri thức này là có giới hạn, một mặt là thời gian kéo dài của quan sát, và mặt khác là chính ngay việc thực hiện các hiện tượng cảm quan. Thật vậy, trong một vũ trụ đang tiến triển, tồn tại một tương lai khác về định nghĩa với quá khứ và với hiện tại. Thí nghiệm không thể tiến hành với tương lai.

Thế nhưng hóa ra là phần lớn các sự kiện không tiên đoán được bằng tri thức khoa học lại chính là những sự kiện mà tâm trí con người cần hiểu biết hơn cả.Đó là những sự kiện gợi sự quan tâm của cuộc sống cá thể, gia đình, xã hội, kinh tế, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ... của con người. Buộc phải hành động và không phải bao giờ cũng tìm được sự trợ giúp của một tri thức khoa học, tâm trí con người bèn chấp nhận và tìm kiếm những chỉ dẫn phi khoa học.

Sự tồn tại từ trước của các tri thức giáo điều, đạo đức, nghệ thuật và tôn giáo và sụ cùng tồn tại hiện thời của các tri thức khác nhau ấy với tri thức khoa học cũng được giải thích như vậy. Như vậy ta có thể tiên đoán rằng sự cùng tồn tại này còn dai dẳng lâu chừng nào mà khoa học còn chưa làm cho toàn bộ tương lai của nhân loại thành tiên đoán được, tới tận những chi tiết liên quan tới từng cá thể trong cuộc sống riêng tư của cá thể ấy.

Tri thức giáo điều đã được và sẽ còn được sử dụng lâu dài, vì khi thiếu sự tiên đoán khoa học để mô tả cho con người những hậu quả gián tiếp và xa xôi của các hành động của mình nhưng lại sợ một cách chính đáng rằng các hậu quả ấy là có hại, con người trung bình tất phải tìm một quy tắc và phục tùng sự kiêng kỵ.

Trong thời đại hiện nay, một số rất đông người, do những giới hạn của tri thức khoa học và sự thiếu thốn các tri thức nghệ thuật, đạo đức và tôn giáo đã quyết định các hành động của họ theo những hiểu biết mơ hồ ít nhiều có nguồn gốc giáo điều. Sự xung đột giữa kỳ hạn ngắn và kỳ hạn dài thể hiện thường xuyên trong cuộc sống xã hội và cá thể: trong đa số trường hợp, để khắc phục nỗi sợ và sự do dự của mình, con người bèn phó thác cho quy tắc mà chủ nghĩa tùy thời xã hội áp đặt. Bất kỳ người nào cũng nhận thức được rằng lợi ích từng ngày của anh ta không trùng một cách tự động với lợi ích lâu dài. Tôi nghĩ rằng các nền đạo đức dựa trên tình cảm cơ bản này còn nhiều hơn là trên mâu thuẫn cá nhân - xã hội.

Các sinh vật, vì được sinh ra từ những loài mà sự sinh sản trải ra trên kỳ hạn trung bình và kỳ hạn dài, giữa cá thể và giống nòi của nó có cùng một tính chất về tất yếu và đối lập như giữa kỳ hạn ngắn và kỳ hạn dài. Như vậy, việc truyền sự sống sẽ không thể có được nếu trong kỳ hạn ngắn không có hoặc một đạo đức, hoặc một sự trùng hợp tối thiểu giữa các lợi ích của cá thể và của giống loài có kỳ hạn dài.

Ta gọi cái trùng hợp tối thiểu cần thiết cho sự duy trì một giống loài đó là bản năng.

Sự quan sát và thí nghiệm khoa học vẫn là bất lực trong việc mô tả tương lai của một vũ trụ đang tiến triển. Như vậy tri thức tôn giáo phải tồn tại trong một vũ trụ như vậy, ngay từ khi sinh vật có khả năng tìm kiếm một lời giải thích lâu bền cho kỳ hạn ngắn. Nó phải là sụ tổng hợp các tri thức đã được con người chấp nhận và phải đề xướng câu trả lời cho các câu hỏi mà con người tự đặt ra về bản chất của mình, vận mệnh của mình và vận mệnh của vũ trụ. Nó phải bao gồm một tinh nguyên học và một thuyết đạo đức. Phạm vi của nó là kỳ hạn rất dài. Tri thức khoa học không thể thay thế cho tri thức tôn giáo chừng nào mà sự tiến triển đầy đủ của vũ trụ cảm quan còn chưa thể tiên đoán được bằng thực nghiệm và ý nghĩa nhân văn của nó vẫn còn nhập nhằng.

Sự không thuần nhất của tri thức tôn giáo của kỳ hạn rất dài và tri thức khoa học của kỳ hạn ngắn hoặc trung bình đã quan sát được, đã đặt ra vấn đề về sự siêu việt của các nhà sáng lập ra các nhà cải cách của tôn giáo.

Sự không thuần nhất cơ bản của thời gian, đối với sinh vật có kỳ hạn ngắn, kéo theo tính hai mặt cơ bản của các "tri thức" khoa học và phi khoa học.

Hai lĩnh vực tư tưởng này cần phải tiến triển, giống như bản thân vũ trụ, cho dù chỉ là bởi sự tiến triển của tư tưởng nhân loại. Chúng phải dựa vào nhau; bình thường thì tri thức đạo đức lùi bước trước tri thức thực nghiệm mỗi khi tri thức thực nghiệm trang bị được cho con người một điều tiên đoán khoa học. Các tôn giáo phải được tích lũy thêm các tri thức khoa học có giá trị được mọi người công nhận, và dựa vào đó mà giải thích hoặc sửa đổi các tinh nguyên học và các thuyết đạo đức của chúng. Tuy nhiên, rõ ràng là, vì chỉ chú ý đến vận mệnh hàng nghìn năm, các tôn giáo không được bị ảnh hưởng lên lên xuống xuống không ngừng của kỳ hạn ngắn.

Tất cả các tri thức về thế giới cảm quan đều thuộc quyền xét xử của sự kiểm nghiệm bằng thực nghiệm. Trong khi trong khoa học, việc kiểm nghiệm này phải làm trước khi chấp nhận tri thức, thì trọng tri thức phi khoa học, sự kiểm nghiệm lại là hậu nghiệm và chỉ có ý nghĩa sau kỳ hạn rất dài. Ta không xét đoán theo kỳ hạn ngắn cái được xây dựng cho kỳ hạn dài. Một tôn giáo phải được xét đoán trên những nhiệm vụ kinh khủng và không đoán trước được mà nó đã phải đối mặt từ lúc nó tồn tại, chứ không phải theo cái có vẻ phù hợp với những lợi ích đương thời hoặc làm bận tâm những năng lực cảm quan đương thời. Ngược lại, một giả thuyết khoa học lại được kiểm nghiệm theo kỳ hạn ngắn và là một chiến thắng của tri thức loài người, ngay cả khi mà trong một hoặc vài thế kỷ, nó trở thành lạc hậu hoặc tỏ ra là gần đúng một cách thô thiển.

Trong một vài trang này không thể nêu chính xác tâm trạng của nhà nghiên cứu hiện đại phải như thế nào. Tóm lại, đó là triết học của năm 1985 mà ta phải mô tả và tôi không dám chắc có đủ phương tiện làm việc đó. Do đó, tôi tự giới hạn chỉ nêu lên những tính chất cơ bản của xu hướng mà theo ý tôi, chắc chắn sẽ lộ rõ trong các năm sắp tới, cho đến lúc nó đã cung cấp hết tất cả sụ phong phú của nó, và đến lượt phải nhường chỗ cho một tâm trạng khác còn chưa đoán trước được.

a) Nhà khoa học phải học tập thí nghiệm, chỉ thí nghiệm thôi. Anh ta phải biết rằng tính tất định không phải là quy tắc mà là ngoại lệ. Anh ta sẽ không "kinh hãi" lùi bước trước tính bất định. Trái lại, mỗi khi anh ta tìm ra nó, anh ta sẽ xem xét tính bất định, dù chỉ là để sau này cố gắng giảm nhỏ nó.

b) Tuy nhiên, anh ta phải tìm tòi một cách có hệ thống sự xác định. Nghiên cứu khoa học trước hết và mãi mãi vẫn phải hướng về sụ tìm tòi tính tất định, như nó vốn thế từ thời Galilée. Thật vậy, tính tất định là dạng tri thức có ích nhất cho con người, vì nó phù hợp tất nhất với tư tưởng duy lý, với tâm trí con người. Và nhất là tính tất định là dạng tri thức có ích nhất cho hành động. Phải cố gắng tìm tòi, càng nhiều càng tất, những hiện tượng xác định trong tự nhiên. Thế mà có những hiện tượng như thế, có lẽ chỉ với kỳ hạn ngắn, có lẽ chỉ gần đúng là xác định. Nhưng cũng có thể với kỳ hạn dài. Ta phải tìm kiếm chúng một cách có hệ thống.

Chúng ta không những phải tìm kiếm chúng như ta vẫn làm cho tới nay, tức là hơi mò mẫm một chút và luôn tin tưởng vào một tính tất định cho trước, khách quan, vĩnh cửu và bao trùm vũ trụ, mà thậm chí và chủ yếu phải cố ý tạo ra chúng. Tức là, một cách có hệ thống, chúng ta sẽ cắt nhỏ thời gian và không gian thành những khúc "thuần nhất", những khúc trong đó sẽ ngư trị, ở một mức độ gần đúng đã biết, và cho tới lúc có thí nghiệm ngược lại, cái tất định thỏa mãn tâm trí con người hiện nay và thuận lợi cho hành động ấy. Như vậy, mọi hiện tượng mà sự tiến triển có kỳ hạn dài (so với đời người sẽ cung cấp tính tất định cho ta; mọi hiện tượng tuần hoàn, v.v... cũng thế.

Chúng ta không tìm kiếm nữa một tính tất định có trước, tuyệt đối, có giá trị trong tất cả các nước; chúng ta sẽ tìm kiếm một tính tất định tương đối, có ích cho công việc của chúng ta, cho những sinh vật nhỏ bé chúng ta, trên hành tinh nhỏ mọn này, vào năm 1965.

c) Và trong mọi trường hợp mà các sự kiện không cho phép tìm được tính tất định, mặc dù các số gắng mô tả trên đây, người nghiên cứu cũng không được nản chí: có một khoa học về cái có khả năng xảy ra; có một khoa học về sự bấp bênh; có một khoa học về "cái có điều kiện".

Từ những điều trên đây, ta thấy rằng Trái Đất và phần lớn các thực tại cảm quan khiến con người quan tâm, trước mắt chúng ta, đều dấn vào một sự tiến triển mà kỳ hạn rất dài, và thường khi kỳ hạn dài và kỳ hạn ngắn đều không đoán trước được, và vẫn còn như thế rất lâu, có lẽ cho đến tận lúc nhân loại cáo chung. Nếu tính chất cơ bản của vật chất, cả vật chất vô tri lẫn vật chất sống, là tiến triển, thì thời gian chỉ là sự nhận thức của chúng ta về sự tiến triển đó. Nói rằng sự tiến triển là không đoán trước được' tức là nói rằng thời gian là không thuần nhất, có nghĩa là nói rằng những khoảng thời gian nối tiếp nhau, đã được mà ta coi là bằng nhau dựa vào sự tiến triển của một hiện tượng, lại không bằng nhau nếu ta đo theo sự tiến triển của một hiện tượng khác. Chắc chắn là có những sự đồng nhất (giữa các thời gian của hai hiện tượng đối với chúng ta có vẻ là phân biệt, nhưng thực ra lại không) hoặc những sự tương tự. Nhưng, như chúng ta đều biết rõ, có những sự cách biệt rất lớn giữa thời gian của đứa trẻ và thời gian của người lớn, và ngược lại giữa thời gian của Trái Đất hiện nay và thời gian của những thời kỳ đầu tiên của nó.

Vật chất còn xa mới chỉ có những tính chất mà nó để ta quan sát với kỳ hạn ngắn nhiều tính chất mới của vật chất sẽ bộc lộ trong sự tiến triển mà ta gọi là thời gian.

Nếu sự tiến triển ngừng lại thì thời gian cũng ngừng lại.

Nếu một hiện tượng có một thời gian riêng nhanh đến nỗi các phương tiện của chúng ta không thể bố trí và theo dõi nó, trước và trong lúc nó tiến triển, thì nó biến mất ngay trước khi chúng ta có thể nhận ra được bản chất và các quy luật của nó. Như vậy, bằng cách tranh thủ thời gian trong quan sát, ta có thể tranh thủ được một hiện tượng cho khoa học.

Trong toán học về xác suất, tôi thừ xét công thức của định luật về X2 có n bậc tự do. Những người không học toán học cao hơn bậc trung học nói chung đều cho rằng công thức ấy khó; và chính một cảm giác về khó khăn thuộc loại ấy thường làm nản lòng các bạn trẻ đối với toán học và thúc đẩy họ vào các con đường luật học, xã hội học và các khoa học nhân văn, và chặn con đường của các khoa học vật lý. Như vậy là có một xu hướng tự nhiên của con người coi các khoa học nhân văn là dễ hơn các khoa học vật lý. Thế mà qua lịch sử các khoa học ấy, chúng ta biết rằng thật ra thì các khoa học nhân văn mới là khó nhất, vì nếu kết quả của chúng là tương đối dễ trình bày hơn thì chính các kết quả ấy lại khó khám phá hơn, khó khẳng định, khó kiểm nghiệm và giải thích hơn rất nhiều.

Như vậy, cái khó của các khoa học vật lý là một cái khó do tính phức tạp; nhưng sự phức tạp này có thể được trí tuệ con người khắc phục, vì sự ổn định của các sự kiện quan sát. Còn cái khó của các khoa học nhân văn lại là do sự không ổn định của các hiện tượng nghiên cứu.

Nói một cách khác, công thức mà tôi nói trên đây là phức tạp, nhưng nó mô tả một hiện tượng như nhau trong mọi đất nước, không thay đổi từ thời Archimède và trong tương lai cũng sẽ không thay đổi. Với sự kiên trì và với ý chí, chúng ta có thể nhận thức được cái phức tạp ổn định ấy. Trái lại, hàng loạt kết quả của các khoa học xã hội tuy diễn đạt được đơn giản, nhưng đối với thực tại lại chỉ là một sự gần đúng thô thiển và thay đổi theo không gian và thời gian. Trước khi ta có thời gian để hiểu chúng, đi sâu vào chúng, phân tích chúng, thì các điều kiện làm chúng nảy sinh đã biến mất. Và chúng ta lại phải tìm kiếm những kết quả mới.

Cái khó của các khoa học xã hội là không đủ thời giờ để nêu chính xác được sự phức tạp.

Sự nhận thức về kỳ hạn dài mà ngày nay chúng ta buộc phải phác vạch, lại làm nảy sinh trong chúng ta một sự khủng hoảng mới. Một mặt, nó lại cho các tôn giáo một sức sống vì kỳ hạn dài là những cứu cánh cuối cùng của con người, là Thượng đế. Tuy nhiên, nó lại buộc chúng ta thế tục hóa một phần lớn của cái kỳ hạn dài đó, và như vậy, bằng một động tác trái ngược với động tác chia rẽ Moissac và Beaulieu, buộc ta tìm lại Đức chúa Cha thông qua Đức chúa Con. 15) Nhận thức ấy còn bắt chúng ta chịu một mặc cảm về kiên trì và tiên đoán, về sự bất lực và trí thông minh, về hành động không được đền đáp mà nhân loại chưa từng biết bao giờ. 16)

Những nguyên nhân sinh ra siêu hình học là đơn giản và thường trực: vật lý học, khoa học thực nghiệm, đặt ra cho con người những vấn đề mà nó không giải quyết. Việc cộng đơn giản các kết quả khoa học không cho ta một tri thức nhất quán về thế giới. Thí nghiệm chỉ bao được quá khứ, mà lại chỉ bao rất không trọn vẹn, trong khi chúng ta không ngừng phải khích lệ tương lai. Đối với trí tuệ con người thì biết rằng một vũ trụ cảm quan đang tồn tại và biết nó tồn tại và đã tiến triển ra sao, là không đủ và không bao giờ đủ; ta phải biết tại sao nó tiến triển và tiến triển để hướng tới cái gì. Nói một cách khác, chỉ nhận xét rằng ròng rã hàng tỉ năm và xuyên qua hàng vạn thiên hà, nguyên tử hyđro đã sinh ra trí não con người tại nơi đây, là không đủ: hơn thế nữa, chúng ta còn ngạc nhiên về điều đó. Và nhiều câu hỏi nảy sinh từ sự ngạc nhiên của chúng ta, mà câu trả lời lại quan trọng đối với sự cân bằng tâm lý và xã hội của chúng ta. Chừng nào mà vật lý học còn chưa đề xướng câu trả lời thì con người sẽ còn tạo dựng một siêu hình học.

Siêu hình học ấy lại còn phải thực sự giải thích được thực tại, phải nhất quán với thực tại. Sự bối rồi của nhân loại ngày nay xuất xứ từ sự kiện chúng ta không tin chắc rằng những tư tưởng đạo đức và tôn giáo mà tổ tiên ta để lại có hoàn toàn phù hợp với cái mà chúng ta biết hiện nay về vũ trụ và con người hay không. Với một thế giới khép kín và đình trệ thì sẽ có tương ứng một số thuộc tính nào đó của Thượng đế. Nếu tổ tiên chúng ta đã cho chúng ta thế giới mà chúng ta biết hiện nay mà không truyền lại cho chúng ta một giáo lý cơ đốc nào thì ta sẽ thừa nhận Thượng đế có những quyền lực gì ? Một câu hỏi như vậy phải gợi ra những tư tưởng về hành động, về tiến triển, về năng lượng, về sáng tạo thường trực, trước các tư tưởng về "toàn năng", về lòng tất và về sự hoàn hảo. Thế nhưng, chỉ cần những tiến triển nhỏ trong quan niệm của chúng ta về Thượng đế cũng đủ để làm thay đổi rất mạnh các vấn đề lớn về đạo đức và, chẳng hạn, các khái niệm về cái tốt và cái xấu.

Về mặt lịch sử thì rõ ràng là con người có thể sống nhiều năm, thậm chí nhiều thiên niên kỷ, với một tôn giáo rất ít phù hợp với thực tại. Như vậy không thể thử nghiệm bằng thực nghiệm trong kỳ hạn ngắn một quan niệm về thế giới, một triết học, một tôn giáo. Và chính vì thế mà siêu hình học và thí nghiệm khoa học loại trừ lẫn nhau trong những khái niệm kinh điển của chúng. Nhưng cái không thể làm được trong kỳ hạn ngắn lại không như thế trong kỳ hạn dài hoặc rất dài. Thế mà nhân loại ngày nay, được lịch sử và khoa học ban cho một ký ức ngày càng không chính xác và ngày càng dài, lại có thể bắt đầu có những tri thức thực nghiệm kỳ hạn dài.

Nếu một số quan niệm về thế giới trong hàng thiên niên kỷ đã khích lệ nhiều nhóm đông người, thì ta phải thừa nhận rằng chúng có cái tính chất đã đáng ngạc nhiên này là đã tự dung hòa được với sự khát khao được sống. Và nếu một số trong các nhóm ấy tiến bộ hơn các nhóm khác trong sự hiểu biết về thế giới cảm quan, liệu ta có thể tìm thấy những nguyên nhân nào của sự tiến bộ của họ tất hơn là sự thích đáng của siêu hình học của họ?

Một trong những sự kiện quan trọng nhất trong những năm chúng ta đang sống, theo tôi, có lẽ là con người từ ba, bốn trăm năm nay đã bắt đầu học phương pháp thực nghiệm trong các khoa học vật lý, đã sắp hiểu rằng phương pháp thực nghiệm này cũng áp dụng được cho các sự kiện nhân văn, cho kinh tế, cho chính trị, cho các quan niệm của chúng ta về con người và thế giới, cho triết học, thậm chí cho cả siêu hình học 17).

Điều này có được chủ yếu là nhờ sự kéo dài thời gian của các quan sát và các thí nghiệm cảm quan. Đến đời chúng ta, nhân loại còn chưa có ký ức. Galilée, Torricelli hoặc Pascal đã xây dựng khoa học trên những thí nghiệm làm ngay tức khắc, chỉ diễn biến một vài lúc, nhiều lắm là trong vài giờ. Họ ghi nhận sự rơi của một viên bi theo một mặt phẳng nghiêng, so sánh độ cao của nước, của dầu, hoặc của thủy ngân trong các ống áp kế (ống phong vũ biểu), trèo lên tháp Saint-Jacques hoặc ngọn núi Puy de Dome...

Phải mất thêm một trăm đến một trăm năm mươi năm, con người mới bắt đầu đối chiếu các quan sát liên quan đến một thời gian dài: đó là những cuộc phiêu lưu làm ta sửng sất của Cuvier, của Hutton của Boucher de Perthes, những cuộc phiêu lưu đã đem lại cho chúng ta cổ sinh học, địa chất học, tiền sử học...

Nhưng đấy vẫn còn là các khoa học vật lý hoặc tự nhiên. Chính là với chúng ta, những người đang sống hôm nay, mới bắt đầu một sự tiến triển còn đáng kinh ngạc hơn: áp dụng phương pháp thực nghiệm cho các tư tưởng thuần túy. Phải đến thời đại chúng ta, nguyên tắc sau đây, vẫn còn dị thường, mới biểu lộ, rằng khoảng thời gian rộng lớnmà bây giờ các phương tiện thông tin hiện tại cung cấp cho sự quan sát cảm quan mới cho phép chúng ta thử nghiệm, không chỉ các tri thức của ta về vật lý, hóa học và sinh học, mà còn cả về kinh tế, chính trị, đạo đức và tôn giáo.

Cái mà chúng ta gọi là thoái trào của các hệ tư tưởng, thật ra lại là sự khai sinh của tinh thần khoa học thực nghiệm. Ta nhận thức được sự kiện là các hiện tượng nhân văn phức tạp, bao gồm cả một quan niệm về thế giới một nền đạo đức, một nền chính trị như Cơ đốc giáo, Phật giáo hoặc chủ nghĩa cộng sản, chỉ có thể triển khai các hậu quả của chúng theo kỳ hạn rất dài, một ký hạn vào cỡ thiên niên kỷ. Và do đó chỉ có thể bắt đầu được phán xét một cách khoa học sau những kỳ hạn như vậy: nhưng, trái lại, sau những kỳ hạn như vậy (nếu chúng còn tồn tại !), phương pháp khoa học thực nghiệm lại trở thành áp dụng được một cách chính đáng cho chúng,nếu không để phán xét chúng thì ít nhất cũng để góp phần phán xét chúng.

Như vậy, chúng ta nhận thức rằng có một mối liên hệ giữa thời gian kéo dài của một hiện tượng và thời gian kéo dài của quan sát cần thiết cho việc hiểu hiện tượng ấy một cách khoa học. Để hiểu sự cuồng nhiệt mà nguyên tử hyđro đã có và còn đang có trong việc sinh ra sự sống, thì việc mô tả nhiều tỉ năm tiến triển của vũ trụ là không đủ. Nhưng nếu là chính trị hoặc kính tế thì những kỳ hạn ngắn hơn nhiều cũng có thể là đủ. ở đây ta đang ở trong lĩnh vực của kỳ hạn trung bình, trung gian giữa kỳ hạn rất dài của siêu hình học và kỳ hạn ngắn của vật lý học Galilée 18).

*

**

Tôi là người dân của một đất nước mà các thung lũng cũng bị giới hạn như thung lũng của dãy Pyrénées và đãy Alpes, nhưng ở đó chỉ cần chưa đến hai mươi phút để trèo tới đỉnh. ở đó người ta thường xuyên đi từ những tầm nhìn khoáng đạt sang những tầm nhìn bộ phận. ở đó, hầu như đồng thời trên hàng vạn kilômet vuông, cỏ cây, côn trùng và sỏi đá phô bày ra trước mắt bằng phương pháp mà hiện nay trong quang học, ta gọi là zoom, tựa như ta chuyển từ cái ống nhòm sang kính hiển vi vậy. Tôi đã chứng kiến những cây nho mà trước đây tôi từng hái quả nay đang tàn lụi, tôi đã thấy những bụi câu mọc ở những nơi mà tôi đã thấy gặt lúa; một nông thôn tàn phế, một bức tường đổ, một "phiến đá dựng lên", một hóa thạch không ngừng nhắc nhở cả chi tiết lẫn sự mênh mông của thời gian. Có lẽ vì thế mà tôi dần dần tự rèn rũa được hai quy tắc sau đây làm nguồn gốc cho tất cả các nghiên cứu đã qua, hiện nay và chắc chắn là sau này của tôi:

-Luôn luôn đặt sự kiện quan sát trong môi trường vật lý, địa phương, địa lý của nó cùng với những sụ kiện khác cùng tồn tại, cùng cư ngu hoặc can nhiễu với nó trong không gian;

-Lại đặt sự kiện ấy trong thời gian mà coi nó như một biến cố của một lịch sử, biến cố nói chung là độc nhất và thoảng qua, biến cố này chỉ có thể hiểu biết bằng vị trí của nó không chỉ trong hiện tại và trong thời sự mới đây, mà trong cả sự tiến triển dài hàng thế kỷ và thậm chí - hàng thiên niên kỷ.

Rõ ràng là các quan điểm này phải dẫn đến chỗ xem xét tương lai như liên kết với hiện tại và quá khứ, và do đó, tới chỗ làm cho sự tiên đoán trở thành mục tiêu chủ yếu của khoa học.

Đó chính là những thái độ, phần lớn là có tính bản năng, đã làm cho khách lữ hành chuyển động" (theo cách nói của Marcel Proust). Chính với những thái độ ấy mà tôi hy vọng chiến đấu với các "luật lệ của tư tưởng" đã đẩy con người tới chỗ làm biến dạng thực tại, những luật lệ mà chỉ đọc Claude Bernard, Fresnel, Faraday, Pascal, Leonardo de Vinci hoặc Galilée thì chưa đủ để giúp ta dự phòng chống lại chúng. Những luật lệ mà quyền lực đè nặng lên trí tưởng tượng của tôi cũng như của mọi người; những luật lệ chắc chắn là giải thích được sự kéo dài khác thường của những thời gian mà nhân loại cần để tự rèn dũa lấy phương pháp thực nghiệm, và sự chậm chạm không kém khác thường mà tinh thần khoa học thực nghiệm này ngày nay đang lan rộng ra khắp thế giới.

Và nếu phải kết thúc cuốn sách này bằng cách nhấn mạnh điều mà tôi cho là chủ yếu, tôi cũng sẽ không nói quá năm hoặc sáu mục:

- Người trung bình không được chờ đợi ở những người khác các tiến bộ mà tinh thần khoa học thực nghiệm đem lại cho nhân loại. Anh ta phải tự mình lĩnh hội môn học này và tự mình vận dụng trong cuộc sống nghề nghiệp và riêng tư của mình.

- Tinh thần thực nghiệm không phải là tự nhiên đối với con người. Lĩnh hội được nó là một khó khăn, vận dụng nó càng khó nữa. Chủ yếu là phải cẩn thận, không nhầm lẫn cái thực nghiệm với cái duy lý, cũng như vôi các kiểu loại khác về suy nghĩ quyết định hoặc tri thức, mà con người tuy vậy thường hay bị buộc phải cầu viện đến.

- Phương pháp thực nghiệm có thể sử dụng không những trong các lĩnh vực kinh điển của nó (lĩnh vực các khoa học vật lý và tự nhiên), trong các lĩnh vực mới đây (các khoa học nhân văn), mà còn cả trong hàng loạt lĩnh vực của cuộc sống hằng ngày. Phạm vi tác dụng của nó mở rộng dần cùng với sự mở rộng các thời gian kéo dài của quan sát và với việc áp dụng các kỹ thuật liên ngành, tới tận sự kiểm nghiệm các học thuyết lớn về chính

trị và đạo đức. Những con đường của một siêu hình học thực nghiệm thực sụ đang được phác họa ngay từ hôm nay.

Thậm chí, nếu trong nhũng lĩnh vực mới này, phương pháp thực nghiệm không đủ để mang lại sự xác thực, thì áp dụng nó vẫn có thể làm giảm được một phần lớn sự tùy tiện và sai sót.

- Sự tiên đoán không phải là một hành vi khác, không phải là một hành vi tách rời khỏi nghiên cứu khoa học. Không có sự đối lập, không có sự gián đoạn giữa việc nghiên cứu hiện tại, việc nghiên cứu quá khứ, việc dự đoán tương lai và việc xây dựng bản thân tương lai ấy. Vấn đề là lựa chọn trong mọi cái khả dĩ, cái nào mà chúng ta sẽ làm cho thành hiện thực. Cuối cùng, vấn đề là biến đổi cái hiện thực bằng việc sử dụng đầy đủ các khả năng của con người, và nhằm vào việc sử dụng đầy đủ các khả năng ấy.

Khả năng chủ yếu làm nên một nhà nghiên cứu giỏi là sự ngạc nhiên; nhà nghiên cứu phải tụ hỏi về các cách giải thích đã được chấp nhận và về các giải pháp thông dụng. Nhưng sự phê phán chỉ có giá trị khi nó mang tính xây dựng, nếu một cách giải thích, một giải pháp tất hơn được thay thế cho các cái cũ. Sụ ngạc nhiên chủ yếu là nhân tố của sự khám phá những thực tại mới, nhân tố này, còn hơn cả toàn bộ các lời giải thích, làm nên bản thân chất liệu của tri thức khoa học. Trong nhiều lĩnh vực, công việc tập thể là cần thiết, nhưng sáng kiến cá nhân vẫn giữ nguyên sêc mạnh của nó. 19)

-Chúng ta cần nhận thức rằng tuy khoa học thực nghiệm là ngọn đèn độc nhất rọi sáng cho ta tri thức về thực tại cảm quan, nó mới đáp ứng và chỉ có thể đáp ứng một phần tương đối hạn hẹp của các nhu cầu của mọi người. Trong thế giới mà chúng ta được ban cho, khoa học chỉ gieo cấy những ốc đảo trật tự, tính toán, sự hiệu lực; nhưng đang tồn tại vẫn còn và đang trở thành những cánh rừng lớn là dốt nát, sai lầm, đam mê, đau khổ, lo lắng. Tinh thần khoa học như vậy cũng bao hàm tri thức, tính chính đáng, sự cần thiết của các nghiên cứu triết học và của các giá trị đạo đức và tôn giáo. Nó xác minh yêu cầu của Phaul Eluard:

Hãy để tôi phán xét cái giúp tôi sống đã nào...


1)Jean Fourastié là nhà kinh tế học Pháp, viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Đạo đức và Chính trị.

2)Tác giả đã trình bày vấn đề này trong một phần trước của cuốn sách, theo đó có 3 giai đoạn lớn của phương pháp thực nghiệm (ba động tác của sự vận động khoa học): 1- Thăm dò thực tế (quan sát); 2- Đề xuất giả thuyết; 3- Kiểm tra và khai thác giả thuyết (thí nghiệm)

3)Một cuốn tiểu thuyết của Goethe

4)J. Wahl, Existence humaine et transcendance (Sự tồn tại của con người và sự siêu nghiệm)

5)Le Roy, Le Problème de Dieu (Vấn đề Thượng Đế)

6)“Định luật” và “luật” trong tiếng Pháp đều là từ chữ “loi”

7)Xem chú thích 1)

8)Rougier, Traité de la connaissance (Khảo luận về tri thức), tr. 363

9)Paul Fraisse, Manuel pratique de psychologie expérimentale (Sách thực hành tâm lý học thực nghiệm), tr. 9. Ta chú ý rằng ở đây, ông Paul Fraisse hình như chỉ giới hạn ở vấn đề giải thích quá khứ đã quan sát được, còn tôi quan tâm trước hết đến việc tiên đoán tương lai bằng sự quan sát quá khứ. Vì vậy ông ta nhấn mạnh ý kiến rằng, nếu ta có thể "biết được tất cả mọi dữ kiện" thì ta có thể giải thích con người đó một cách khoa học, điều này là không thể tranh cãi. Nhưng ở đây tôi nhấn mạnh sự kiện là , cho dù có thể biết "tất cả mọi dữ kiện" trong hiện tại hoặc quá khứ (điều này tương đương với câu "thậm chí nếu ta thực hiện một sự quan sát hoàn hảo về người đó"), thì điều đó cũng chẳng giúp ta nắm bắt được gì về tương lai. vì vẫn con người ấy sẽ chẳng bao giờ được đặt trong những "dữ kiện" đồng nhất với những dữ kiện đã được quan sát trước đó. Như vậy có hai ý kiến liên kết với nhau nhưng cần phân biệt: 1- Một Sự quan sát trọn vẹn tất cả các yếu tố tác động tại một thời điểm đã cho vào một con người thực tế là bất khả thi; 2- Cứ giả định ngay rằng một sự quan sát như thế đã được thực hiện thì nó vẫn lả độc nhất theo nghĩa là không một sự quan sát nào trong các quan sát sau đó, thậm chí thực hiện vẫn trên người đó. lại tìm lại được một cách chính xác cũng các yếu tố ấy với những cường độ ấy; ít nhất là tuổi tác của người bị quan sát đã thay đổi; kỷ niệm mà ông ta gìn giữ từ lần quan sát đầu tiên sẽ tác động đến lần quan sát thứ hai; sức khoẻ, sự cân bằng hoócmôn, lịch sử của ông ta sẽ không như trước nữa.

10)Jean Rostand, Sciences fausses et fausses sciences (Khoa học sai lầm và khoa học giả mạo), tr. 73

11)Những câu trích dẫn dưới đây đều là từ cuốn sách Le voyage de Lourdes(Chuyến du lịch tới Lourdes), tiếp theo là Fragments de Numal et de méditations (Những đoạn nhật ký và suy ngẫm). Hình như cuốn sách này chỉ được công bố sau khi Carrel qua đời; nhà xuất bản nói rằng sách được viết lúc tác giả "ba mươi tuổi". Carrel lấy bút danh là Lerrac.

12)Một loại vẫn thạch.

13)Trong đó, Đức Giêsu đã biến nước lã thành rượu vang.

14)Tất nhiên, ở đây tôi không nói nữa về tính chất mầu nhiệm hay không của các ca khỏi bệnh ở Lourdes, tôi chỉ nói về t

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Làm khoa học

    27/08/2017Hồ Ngọc ĐạiKhi đã có hàng chục tiến sĩ, hàng nghìn phó tiến sĩ, hàng chục vạn người có trình độ Đại học, thì đất nước đã có cái lót ở dưới cùng nền văn minh, làm móng vững chắc cho ngôi nhà khoa học được xây dựng trên nền tảng ấy. Chúng ta đã qua thời kỳ đổ móng ồ ạt và bây giờ đã đến lúc xây dựng có lớp lang, nghĩa là phải có cách tổ chức thích hợp. Trong bài này, tôi chỉ bàn tới cách tổ chức thích hợp với những người làm khoa học.
  • Tiếp cận một số vấn đề về nhận thức khoa học

    07/01/2015TS. Bùi Mạnh HùngLý luận nhận thức được coi là học thuyết về khả năng nhận thức của con người, về sự xuất hiện và phát triển của nhận thức cũng như về con đường, phương pháp nhận thức…Từ trước đến nay,vấn đề nhận thức luôn là một trong những bộ phận cơ bản của khoa học triết học. Hiện tại, vấn đề nhận thức khoa học vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu, bổ sung và phát triển nhằm giúp cho con người ngày càng hoàn thiện hơn những tri thức của mình về bức tranh thế giới hiện thực..
  • Các giới hạn của khoa học

    13/11/2005Trịnh Nguyên Huân (dịch)Wigner đã xuất phát từ sự tăng trưởng của khoa học để đi đến các giới hạn tự nhiên của khoa học mà nói cho đúng là khoa học “của chúng ta”. Các giới hạn đó, theo cách hiểu ấy về khoa học nằm trong trí tuệ của con người, trong khả năng ham thích và ham học của con người, trong ký ức và các phương tiện dùng cho sự giao lưu của con người, tất cả có liên quan đến một quãng đời nhất định của con người. Khoa học đó không thể tăng trưởng theo kiểu dịch chuyển một cách vô hạn với ngành mới sâu sắc hơn ngành cũ hay ít nhất cũng bao hàm ngành cũ, mà phải là một kiểu khác – sự dịch chuyển kiểu hai, kiểu dịch chuyển này có nghĩa là chúng ta không thể đạt đến sự hiểu biết đầy đủ cho dù là về thế giới vô tri vô giác.
  • Mun-Đa-Sép, chiếc cầu nối giữa khoa học và huyền học

    12/10/2005Trần Trung PhượngTừ trước tới nay, trong quan niệm của nhiều người, khoa học và huyền học (Mystique hoặc Mysticisme) là hai lĩnh vực hoàn toàn riêng biệt thậm chí đối lập lẫn nhau. Một bên thuộc lĩnh vực lý trí đòi hỏi phải có sự phân tích chứng minh và dựa trên một nền tảng thực nghiệm vững chắc và một bên lại đề cao thứ cảm thức có tính chất trực giác, bí nhiệm về một loại đối tượng không hoặc khó có thể xác định bằng bất cứ một phạm trù khoa học nào. Thậm chí, từ một quan điểm thuần lý và cực đoan, có ý kiến cho rằng huyền học là một biến tướng của chủ nghĩa duy tâm ngu dân, một loại tàn dư của mê tín dị đoan từ thời xa xưa...
  • Thử nêu mấy nét chủ yếu của phong cách tư duy khoa học hiện đại

    24/08/2005Phạm Duy HảiMột số ngành khoa học phi cổ điển đầu tiên đã ra đời từ cuối thế kỷ 19, song khoa học hiện đại chỉ thực sự ra đời do cuộc cách mạng vĩ đại trong khoa học tự nhiên đầu thế kỷ XX. Mở đầu là thuyết lượng tử, đến thuyết tương đối, và đặc biệt là cơ học lượng tử. Các lý thuyết khoa học vĩ đại này đã làm thay đồi căn bản lối suy nghĩ về tự nhiên và hình thành một phong cách tư duy khoa học mới, gọi là phong cách phì cổ điển...
  • Cấu trúc của các cuộc cách mạng khoa học

    05/07/2005Nguyễn Quang A dịchTiểu luận này là báo cáo được xuất bản đầy đủ đầu tiên về một công trình khởi đầu được hình dung ra gần mười lăm năm trước. Khi đó tôi là một nghiên cứu sinh về vật lí lí thuyết sắp hoàn thành luận văn của mình. Một sự dính líu may mắn với một cua thử nghiệm dạy khoa học vật lí cho người không nghiên cứu khoa học đã lần đầu tiên đưa tôi đến với lịch sử khoa học. Tôi hoàn toàn ngạc nhiên, rằng việc tiếp xúc với lí thuyết và thực hành khoa học lỗi thời đã làm xói mòn triệt để một số quan niệm cơ bản của tôi về bản chất của khoa học và các lí do cho thành công đặc biệt của nó.
  • Bàn về thông tin khoa học

    29/06/2003Giáo sư Phan Văn DuyệtChúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin khoa học. Thế nhưng vẫn còn những điều đáng bàn về thông tin khoa học đại chúng ở nước ta...
  • xem toàn bộ

Nội dung khác