Cơ sở của sự hình thành và phát triển chủ nghĩa Duy vật Nhân văn
Cùng một tác giả:
»Chủ nghĩa Duy vật Nhân văn: Phương pháp luận nghiên cứu con người hiện nay ở Việt Nam
»Giới thiệu sách: Chủ nghĩa duy vật nhân văn
»Chủ nghĩa duy vật nhân văn - Nhìn từ truyền thống văn hóa dân tộc
Để đưa đất nước phát triển lên giàu mạnh và văn minh, đi qua công nghiệp hóa hiện đại hóa, nền kinh tế thị trường, nền văn hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa cần phải xây dựng một tầm nhìn triết học và một nền triết học Việt Nam hiện đại. Có thể trọng tâm của việc xây dựng đó là tập trung vào việc phát triển triết học về con người và triết học về sự phát triển xã hội Việt Nam trong bối cảnh mới của thời đại kết hợp được tính nhân bản và tính khoa học trong tư duy triết học của con người Việt Nam hiện đại, tránh được những sự thiên lệch cực đoan mà những dân tộc đi trước đã vấp phải.
1- Những vấn đề về nguồn gốc của sự xuất hiện triết học mới và sự phát triển của triết học ở nước ta hiện nay
Triết học là một ngành tri thức tổng quát với tư cách là hạt nhân của thế giới quan rất sâu sắc của nhân loại và cũng là một hình thái ý thức của xã hội có lịch sử phát triển khá lâu đời, nhưng lại không có sự đồng đều ở các dân tộc khác nhau và ở các thời điểm khác nhau.
Chẳng hạn, có một số dân tộc có một nền triết học phát triển rực rỡ từ cổ xưa ví dụ như Ấn Độ, Trung Quốc, Hy Lạp và La Mã, nhiều dân tộc hầu như không có nền triết học của riêng mình, hoặc chỉ tiếp thu nền triết học ngoại lai làm tư tưởng triết học của mình là chính, hoặc không có một nền triết học thật sự. Tuy nhiên, hầu hết các dân tộc đều có triết lý hoặc một số tư tưởng triết học, nhưng chưa phải là một nền triết học hoặc triết học theo đúng nghĩa của nó. Lại có hiện tượng có những vùng triết học luôn luôn nảy sinh và phát triển hết trường phái này đến trường phái khác; còn có những vùng lại chỉ xuất hiện ở những thời kỳ, còn sau đó ít thấy xuất hiện những trường phái triết học tiếp theo một cách rõ nét. Trường hợp trước, ta thấy ở phương Tây; còn trường hợp sau, ta thấy ở phương Đông. Và phải chăng mọi dân tộc đều cần đến triết học hoặc mọi dân tộc đều có khả năng xây dựng triết học của chính mình.
Những hoàn cảnh lịch sử như thế nào thì đòi hỏi sự xuất hiện một triết học mới?
Tri thức triết học như đối tượng một môn học, cũng như hình thái ý thức triết học nhìn một cách khái quát trong quá trình vận động lịch sử của nó từ xưa đến nay quả là rất đa dạng, phong phú, phức tạp nhiều diện mạo khác nhau, phương Đông khác phương Tây. Dù rằng triết học vẫn có những đặc trưng chung, bản chất tạo thành lịch sử tri thức của mình để phân biệt với các ngành tri thức và trí thức xã hội khác như ý thức tôn giáo, ý thức thẩm mỹ, ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức khoa học và ý thức đạo đức. Từ đó việc nhận thức những nguồn gốc cụ thể, những nguyên nhân cụ thể làm rõ các vấn đề nêu trên là không dễ dàng.
Làm rõ các vấn đề đó mới hiểu được sâu sắc vai trò của triết học trong thực tiễn tạo điều kiện và tìm những biện pháp để thúc đẩy triết học phát triễn, xây dựng nền triết học của mình với tư cách là tích hợp những tư tưởng triết học của dân tộc mình với tư tưởng triết học từ bên ngoài mà mình tiếp thu và vận dụng. Đồng thời qua đó ta hiểu sâu sắc thêm sự vận động của lịch sử triết học, đánh giá thực trạng của nền triết học hiện tại và góp phần dự báo diện mạo, khuynh hướng của triết học trong tương lai trước hết là của dân tộc Việt Nam ta.
Sự xuất hiện tri thức triết học là mang tính thế kỷ. Nghĩa là trong quá trình tiến hóa của xã hội, một triết học thường chỉ xuất hiện ở những bước ngoặt của lịch sử, hoặc thời kỳ có nhiều biến đổi mới trong khoa học, trong nhận thức, trong thực tiễn kinh tế xã hội. Chính vì vậy, tri thức triết học, các trường phái triết học ít nhiều có sức sống xuyên thế kỷ, thậm chí thiên niên kỷ. Trong khi đó phần nhiều các tri thức của các khoa học, hoặc các lĩnh vực nhận thức cụ thể thường xuất hiện thường xuyên hơn, thay thế nhau trong một thời gian ngắn, trong một vài thập kỷ hoặc một số năm nhất định. Bởi vì các tri thức cụ thể gắn liền với các thuộc tính và qui luật của sự vật, hiện tượng cụ thể luôn luôn biến đổi. Còn tri thức triết học gắn liền với những thuộc tínhcơ bản nhất, những qui luật phổ biến nhất trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Con người hoạt động thực tiễn cần trực tiếp các tri thức cụ thể nhưng xét đến cùng vẫn cần các tri thức triết học, đó là những trí thức làm cơ sở và đóng vai trò định hướng và thẩm thấu trong những hoạt động nhận thức và thực tiễn. Với ý nghĩa như vậy hầu như dân tộc nào cũng cần có triết học ít hoặc nhiều nhưng không phải dân tộc nào cũng có đầy đủ nhu cầu, năng lực và những điều kiện để phát triển riêng cho mình những trường phái triết học nhất định.
Triết học xuất hiện xét đến cùng là do sự phát triển của đời sống xã hội quyết định, nhưng nó còn phụ thuộc vào truyền thống tư tưởng và văn hóa, năng lực trí tuệ và hoàn cảnh lịch sử của dân tộc đó qui định. Tùy theo những hoàn cảnh và tiến trình lịch sử nhất định mà mức độ ảnh hưởng đến các nhân tố khác là khác nhau, nhưng điều quan trọng nhất là các tình huống lịch sử cơ bản và lâu dài của dân tộc đó đòi hỏi. Nghĩa là dân tộc đó trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định có cần tri thức triết học hay không và có đủ điều kiện xuất hiện một triết học hay không?
Ta thấy rằng trong xã hội Ấn Độ cổ đại mang tính đẳng cấp với điều kiện sinh hoạt nghèo khổ và thiên nhiên khắc nghiệt đã làm nảy sinh ý thức tôn giáo và triết học mang tính tâm linh, mà ở đây là nổi bật triết học mang tính tôn giáo thấm đượm đạo đức nhân sinh phổ biến nhân loại. Các triết học ở Ấn Độ đi tìm nguồn gốc về sự sống chết, về nổi khổ của con người nhưng họ không thỏa mãn những nguyên nhân cụ thể trực quan mà đi tìm những nguyên nhân sâu xa, cơ bản gắn liền bản chất con người với bản thể vũ trụ nhưng chủ yếu họ vẫn suy tư sâu sắc vào bản ngã của con người. Đó là triết học mang tính hướng nội, đi sâu vào nhận thức trực giác, tâm lý và vạch ra con đường giải thoát con người khỏi đau khổ của cuộc đời, hướng tới tự do hạnh phúc, an bình thông qua việc tu luyện, phát huy sứ mạnh tâm linh.
Còn ở Trung Quốc trong thời kỳ cổ và trung đại với hoàn cảnh chiến tranh và nội chiến giữa các quốc gia để đi đến thống nhất một nước Trung Hoa do nhu cầu thống nhất sự cai trị, đặc biệt là thời kỳ chủ nghĩa phong kiến đang lên đã làm nảy sinh nhiều trường phái triết học bản địa của Trung Quốc mà nổi bật nhất là triết học của phái Lão Trang và Nho gia. Triết học Lão Trang gần hơn với triết học hương nội gắn với tự nhiên kiểu Ấn Độ, còn triết học Nho gia thì hướng ngoại, nhập thế nhằm giải quyết mối quan hệ giữa người và người, giữa vua với dân, giữa quân tử và tiểu nhân, giữa bố mẹ và con cái mang thực chất phục tùng một chiều, mặc dù trong triết học đó triết lý về chữ "nhân" rất sâu sắc và có giá trị nhân đạo.
Trong khi đó triết học ở phương Tây từ xưa chủ yếu tập trung vào mối quan hệ giữa con người với tự nhiên là chính. Tình hưống xuất hiện triết học loại đó là do nhu cầu hướng ngoại con người tập trung vào tìm hiểu và cải tạo thiên nhiên. Ở phương Tây nơi xuất hiện nhiều ngành khoa học và kỷ thuật ấy cùng với mô thức triết học hướng ngoại nói trên đã tạo ra sự phát triển nhanh chóng của sức sản xuất và biến đổi xã hội nhanh chóng, đặc biệt là thời kỳ xuất hiện chủ nghĩa tư bản. Truyền thống của triết học phương Tây chủ yếu là triết học duy lý, đề cao vai trò trí tuệ của con người và quả thật cũng đã chứng minh được vai trò và sức mạnh to lớn của lý trí, của con người đối với sự phát triển, nhưng ngày nay lại đang rơi vào khủng hoảng. Và từ đó lại xuất hiện triết học mang tính chất phi duy lý đề cao bản năng, vô thức và trực giác để nhằm lấy lại cân bằng cho sự phát triển xã hội và con người.
Trong khi đó ở phương Đông với việc đề cao triết học tâm linh, triết học đạo đức đã bảo tồn được bản chất nhân bản trong truyền thống văn hóa nhưng là một trong những nguyên nhân tạo ra sự trì trệ của xã hội. Triết học ấy cùng với hệ tư tưởng phong kiến mang tính hoài cổ nhằm, ổn định chế độ xã hội hiện thời đã không có được những nhận thức đột phá, hướng tới cải tạo tự nhiên và xã hội, hướng tới sự đổi mới và phát triển xã hội. Xã hội phương Đông nói chung đang cần bổ sung và phát triển các triết học và tri thức duy lý. Đó là cơ sở để phát huy vai trò trí tuệ của con người. Có như vậy, mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa được xã hội. Tất nhiên, từ một nước kém phát triển cổ truyền muốn tiến lên văn minh hiện đại để đi qua công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thi đó chính là tình huống xã hội cơ bản đòi hỏi sự bổ sung và phát triển triết học duy lý cũng như tri thức khoa học công nghệ nói chung.
Song ngày nay các dân tộc phải được thức tỉnh và thấy được giới hạn tích cực và tiêu cực của hai dòng triết học phi lý và phi duy lý, do đó đang muốn có sự kết hợp, tích hợp giữa hai dòng triết học ấy. Và cũng có thể dự báo rằng trong thiên niên kỷ tới mà mở đầu bằng thế kỷ XXI sẽ xuất hiện những khuynh hướng triết học tổng hợp giữa phi lý và duy lý, giữa tính khoa học và tính nhân bản, giữa Đông và Tây. Điều đó là phù hợp với yêu cầu phát triển của thời đại vừa tăng cường được của cải vật chất, tiếp tục phát triển khoa học công nghệ, nhưng đồng thời lại đảm bảo được đời sống tinh thần, đạo đức và nhân cách của con người ngày càng phong phú tốt đẹp, một xã hội thật sự do con người vì con người, sống và hoạt động theo những nguyên tắc và lý tưởng nhân văn. Một xã hội được giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột và bất công và đồng thời sống hài hòa với tự nhiên, bảo vệ được môi trường, sinh thái. Đó là một xã hội khi đạt tới chủ nghĩa cộng sản thì tự do của mỗi người là điều kiện tự do của mọi người, kết hợp phát triển nhân cách con người cá nhân với nhân các cộng đồng xã hội như Các Mác đã dự đoán. Đó chính là tình huống của sự sinh thành và phát triển chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên cơ sở phủ định và vượt qua xã hội tư bản và các xã hội trước đó nói chung. Chính triết học Mác đã đặt tiền đề cho một triết học hài hòa giữa duy lý và phi duy lý, giữa tính khoa học và tính nhân bản, nhân văn, một triết học đã và đang soi sáng cho thời đại mới, thời đại thắng lợi của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản được mở đầu bằng Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại.
Tất nhiên, quá trình hình thành và phát triển chế độ xã hội mới cũng như là triết học của nó cũng dã trải qua những thăng trầm hưng thịnh thậm chí khủng hoảng. Nguyên nhân không chỉ nằm trong sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới mà còn do sai lầm của nhận thức và thái độ của con người, của chủ thể cách mạng. Cũng phải thừa nhận rằng có lúc có khi duy ly một cách không đúng hoặc tuyệt đối hóa duy lý tức là nhận thức khoa học về lý luận và thực tiễn cũng chưa đủ mức cần thiết hoặc rơi vào tình trạng lệch lạc cực đoan. Mặt khác kể cả trong triết học, trong tư tưởng cũng như trong hoạt động thực tiễn đã không chú ý thích đáng cũng cố và phát triển mặt nhân đạo, nhân bản, nhân văn. Chỉ nhấn mạnh mặt khoa học trong xã hội mà không nhấn mạnh mặt nhân đạo và nhân văn của nó. Do đó, trong thực tiễn mắc cả sai lầm duy ý chí, giáo điều và cả sai lầm về phản dân chủ, phản nhân đạo chứ không chỉ riêng một mặt nào. Chính vì vậy phát triển triết học nhân văn, triết học về con người của chủ nghĩa Mác gắn liền với triết học phát triển và triết học sinh thái. Tức là phải đưa triết học Mác lên trình độ mới về chất. Và nhìn chung các triết học ngoài mác xít trong thế kỷ tới cũng phải đi theo hướng đó dù rằng không phải khi nào cũng đạt tới sự đúng đắn khoa học, có ý nghĩa lâu dài. Bởi vì ngay trong thế kỷ XX này bên cạnh triết học duy lý, triết học khoa học đã xuất hiện triết học phi duy lý, triết học nhân văn, bên cạnh triết học về xã hội đã xuất hiện triết học về sinh thái.
Tốc độ và nhịp độ phát triển xã hội ngày càng nhanh, qui mô càng rộng càng lớn thì càng cần những tri thức cơ bản và định hướng. Do đó, tri thức triết học ngày càng có vai trò lớn chứ không phải giảm đi. Tác dụng của triết học có thể âm thầm, thẩm thấu ảnh hưởng qua các tri thức khoa học khác để đến với hoạt động thực tiễn. Nhưng cũng có lúc thể hiện một cách trực tiếp hơn chẳng hạn có thời kỳ tư tưởng triết học hiện sinh đã dẫn đến phong trào hiện sinh, nổi loạn và phản kháng xã hội. Hoặc khi giai cấp công nhân thấm nhuần được triết học cách mạng của chủ nghĩa Mác đã dẫn đến phong trào cách mạng cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội mới ở một số quốc gia dân tộc. Hoặc trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay khi thay đổi thái độ mang tính triết học từ coi thường qui luật và tiến trình khách quan của sự phát triển sang tôn trọng nó đã tạo đã cho một sự phát riển nhảy vọt trong nền kinh tế xã hội và đời sống của nhân dân.
Tiến sang thiên niên kỷ mới, thế kỷ mới phải xây dựng một tầm nhìn mới, trước hết, phải là một tầm nhìn mang tính triết học. Khuynh hướng và diện mạo của triết học trong thiên niên kỷ, mới trong thế kỷ tới thật khó tên đoán cụ thể mà chỉ có thể đưa ra một nhận định đại thể như đã nói ở trên. Chỉ có thể nêu ra những câu hỏi để suy nghĩ: chẳng hạn như sau triết học phi duy lý (chủ nghĩa hiện sinh…) là triết học gì ? Hoặc triết học Mác sẽ phát triển như thế nào ? Hầu như tất cả còn nằm ở phía trước.
Nước ta trong quá trình lịch sử lâu dài, trình độ kinh tế và dân trí còn thấp, chiến tranh xâm lược lại diễn ra liên miên, do đó trí tuệ của dân tộc tập trung giải quyết những vấn đề thực tiễn gay cấn và cấp bách, cho nên ít có điều kiện đi sâu vào học thuật, vào những lĩnh vực lý luận và triết học trừu tượng. Lý luận và triết lý ở đây mang tính chất thực hành cụ thể, tức là ít bàn sâu về bản thế luận, nhận thức luận, mà bàn nhiều về hành động luận (tâm và hình tướng, chủ nghĩa yêu nước, đạo lý làm người). Từ đó nhìn vào lịch sử tư tưởng của dân tộc có thể khẳng định rằng: một mặt là chúng ta ít có truyền thống tư duy triết học lý luận, ít có những trường phái triết học và những nhà triết học lớn thực thụ; mặt khác lại thấy rằng chúng ta đã biết tiếp thu những tư tưởng triết học bên ngoài ảnh hưởng và thẩm thấu vào đây, cộng sinh và bản địa hóa. Tổng hợp hai mặt đó lại đã tạo ra được hệ thống tư tưởng triết học Việt Nam trong lịch sử. Nhưng là một loại triết học mang tính chất triết học chính trị và triết học đạo đức. Nhưng không thể phủ nhận được rằng chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, nói rộng ra là chủ nghĩa nhân văn Việt Nam đã tồn tại như một hệ thống tư tưởng triết học nhất quán và có thể coi đó là dòng triết học bản địa của Việt Nam. Trong thế kỷ XX với sự tiếp thu triết học Mác Lênin đồng thời tiếp thu có phê phán những thành tự triết học Đông Tây đã hình thành nên tư tưởng triết học độc đáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như trong trí tuệ và tâm thức của chúng ta ngày nay. Chúng ta đang xây dựng một nền triết học trên cơ sở triết học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như tư tưởng của dân tộc nói chung.
Để đưa đất nước phát triển lên giàu mạnh và văn minh, đi qua công nghiệp hóa hiện đại hóa, nền kinh tế thị trường, nền văn hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa cần phải xây dựng một tầm nhìn triết học và một nền triết học Việt Nam hiện đại. Có thể trọng tâm của việc xây dựng đó là tập trung vào việc phát triển triết học về con người và triết học về sự phát triển xã hội Việt Nam trong bối cảnh mới của thời đại kết hợp được tính nhân bản và tính khoa học trong tư duy triết học của con người Việt Nam hiện đại, tránh được những sự thiên lệch cực đoan mà những dân tộc đi trước đã vấp phải.
Ngày nay, chúng ta đã có tình huống cơ bản hơn, rõ ràng hơn để phát triển triết học nước nhà. Chúng ta đã có những điều kiện mới chưa từng có như môi trường dân chủ và giao lưu ngày càng rộng mở, trình độ dân trí ngay càng được mở rộng, nâng cao và đặc biệt có một đội ngũ trí thức tương đối mạnh mẽ có năng lực để phát triển tư duy và trí tuệ triết học. Tất nhiên, không phải mọi điều đã ngang tầm với đòi hỏi của thời cuộc. Do đó, nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết như tiếp tục xây dựng đội ngũ những nhà triết học trong nghiên cứu và giáo dục như thế nào ? Phương hướng xây dựng nền triết học Việt Nam ngày nay như thế nào ? Tập trung vào những lĩnh vực trong tâm nào mà thực tiễn đòi hỏi và ta có thế mạnh ? Có thể có những "phân phái" Việt Nam trong thế kỷ tới hay không ? Triết học Việt Nam có những diện mạo là gì và có những đóng góp gì vào nền triết học nhân loại ? Nước ta là nước có nền văn hóa lâu đời, trong lịch sử đã có những trí tuệ, nhân cách lớn như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Lê Quý Đôn, Phan Bội Châu và đặc biệt là Hồ Chí Minh. Hiện nay, ở nước ta có một số nhà triết học đã ít nhiều có tầm cỡ thế giới, được thế giới biết đến. Thế kỷ XX đã tích lũy về lượng cho thế kỷ XXI có những nhảy vọt về chất không chỉ các mặt khác trong đời sống xã hội mà có lẽ có cả trong triết học. Dù nói một cách khiêm tốn rằng chúng ta tiếp thu và vận dụng triết học từ bên ngoài vào nước ta là chính thì cũng có quyền nói rằng, chúng ta có điều kiện để phát triển những tư tưởng triết học của riêng mình, tạo ra một dòng triết học mang tính dộc đáo Việt Nam trong sự kết hợp sứ mạnh ngoại sinh và nội sinh của triết học, tiếp bước tư duy triết học của dân tộc và đưa lên một trình độ mới, cao hơn dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chúng tôi nghĩ rằng một trong những hướng cơ bản, đó là triết học nhân văn.
2- Một số vấn đề thế giới quan triết học về phát triển xã hội theo tư duy mới hiện nay
Những thập kỷ cuối của phần nữa sau của thế kỷ XX, những phát triển về khoa học và kinh tế xã hội đã đặt ra nhiều vấn đề buộc con người thay đổi thế giới quan của mình ở mức độ này hoặc mức độ khác. Mà nếu không tạo lập thế giới quan mới thì không thể vượt qua được những khủng hoảng nghiêm trọng từ nhận thức đến đời sống xã hội đang đe dọa nền văn minh nhân loại, chẳng hạn nghèo đói, môi sinh bị tàn phá và bạo lực cộng đồng. Nhìn chung lại đó là sự khủng hoảng của sự phát triển trên cả phương diện nhận thức và thực tiễn.
Những thành quả của khoa học vật lý hiện đại mang lại đã tạo ra một cách nhìn nhận mới về thế giới thực tại trong chiều sâu của nó, phủ định cách nhìn cơ giới máy móc về tồn tại và sự phát triển. Trên lĩnh vực này đã xuất hiện triết học Dung thông. Triết học này nhìn vũ trụ như một mạng lưới (theo tôi cả xã hội cũng như vậy), nhìn vũ trụ và xã hội theo quan điểm nhất thể, các thành phần bao hàm lẫn nhau, tương thích với nhau theo một tiến trình nhất định. Cách nhìn nhận đó thấm đượm thế giới quan sinh thái và tâm linh phù hợp với thế giới quan đạo học phương Đông (Xem Fritof Capra -Nguyễn Tường Bách dịch: Đạo của Vật lý, Nxb Trẻ, 1999, tr 119) . Tinh thần của triết lý Dung thông (mạng lưới) hay triết lý Đạo học như vậy, chúng ta lại thấy trong hình ảnh của triết học Mác về bản chất biện chứng của thế giới, về sự phát triển được khoa học ngày nay chứng minh và làm sáng tỏ ở chiều sâu. Nhưng đồng thời phải dựa trên cơ sở triết học phương Đông và khoa học hiện đại mà phát triền triết học Mác - Lênin.
Nhiều nhà khoa học trên thế giới đi sâu nghiên cứu sự phát triển của xã hội, tìm hiểu những mâu thuẫn, những khủng hoảng và những bất lực trong quan niệm và thực tiễn. Quan niệm phát triển một cách duy lý chỉ nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế lấy tăng trưởng kinh tế làm trung tâm, nhấn mạnh tiền bạc và công nghệ, nhấn mạnh tiêu dùng vật chất là một trong những nguyên nhân dẫn đến sinh thái của trái đất suy thoái nghiêm trọng, sự giàu có của một số ít và sự nghèo đói của số đông, đạo đức suy thoái tệ nạn và bạo lực xã hội gia tăng. Lối phát triển thiên về số lượng, duy lý, thực dụng, cực đoan đã đưa loài ngưới đến hiểm họa toàn cầu. Những thập kỷ 70 của thế kỷ XX những vấn đề đó đã được đặt ra mmột cách gay gắt. Một số nhà khoa học đã cảnh báo về hiểm họa đó. Thập kỷ những năm 80 của thế kỷ XX loài người đã bắt đầu thức tỉnh. Và đến thập kỷ những năm 90 của thế kỷ này, nhìn chung nhiều quốc gia đã bắt đầu có sự thay đổi trong tư duy về sự phát triển. Sự thay đổi này cũng có tính chất thế giới quan. Đó là sự thay đổi quan niệm phát triển từ trước đến nay trong tất cả các quốc gia từ nước "phát triển" đến các nước kém "phát triển": từ phát triển lấy tăng trưởng kinh tế làm trọng tâm sang phát triển lấy con người làm trung tâm, nghĩa là từ phi phát triển sang phát triển theo đúng nghĩa của nó. Phát triển đúng nghĩa, đó là sự phát triển như một tiến trình bền vững, công bằng và vì mọi người. Nói một cách hình ảnh người ta đã nói rằng từ phát triển theo kiểu "người chăn thả"(coi tài nguyên thiên nhiên là vô tận) sang kiểu kinh tế coi trái đất như "một con tàu vũ trụ" (tài nguyên dự trữ hết sức hạn chế ). Quan điểm phát triển kiểu người chăn thả: quan điểm lấy tăng trưởng kinh tế làm trọng tâm đã trở nên lỗi thời phải được thay thế bằng quan điểm phát triển coi trái đất như một con tàu vũ trụ: quan điểm lấy con người làm trung tâm. Đó cũng là sự chuyển đổi từ dương tính sang âm tính, từ kiểu gia trưởng sang kiểu dân chủ, từ cơ giới luận sang biện chứng luận, sinh thái luận. Tóm lại là từ phi phát triển sang phát triển thật sự, tức sự phát triển con người, phát triển nhân văn và bền vững. Quan điểm phát triển mới này qua nhiều cuộc thảo luận của các nhà chuyên môn trên thế giới đã đi đến thống nhất một định nghĩa:
Phát triển là một tiến trình qua đó các thành viên xã hội tăng được những khả năng của cá nhân và định chế của mình để huy động và quản lý các nguồn lực nhằm tạo ra những thành quả bền vững và được phân phối công bằng nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống phù hợp với nguyện vọng của họ.
Định nghĩa mang tính chất thế giới quan trên đây về sự phát triển kiểu mới được giải thích như sau:
Đối với nhiều người, định nghĩa này xem ra hiển nhiên, không cần phải vất vả giải thích thêm - cho tới nhận ra rằng nó chẳng giống chút nào với những định nghĩa đang thịnh hành coi phát triển là công nghiệp hóa, hoặc nói rộng hơn là gia tăng sản lượng kinh tế. Định nghĩa trên nhấn mạnh đến tiến trình của phát triển và trọng tâm chủ yếu được đặt vào khả năng của cá nhân và của định chế. Nó bao hàm những nguyên tắc về công bằng, bền vững và vì mọi người. Nó nhìn nhận rằng chỉ có bản thân dân chúng mới có thể định nghĩa những gì mà họ xem là những cải thiện trong chất lượng cuộc sống của họ.
Ý tưởng phát triển lấy con người làm trung tâm được đặt trên nền tảng của thế giới quan xem trái đất là một con tàu vũ trụ tự túc sống với lượng tài nguyên vật chất dự trữ có hạn. nguồn tài nguyên duy nhất bên ngoài và hầu như không bao giới cạn là ánh sáng mặt trời. Do đó, chất lượng cuộc sống của nhưng cư dân trên tàu tùy thuộc vào việc duy trì một sự cân đối thích hợp giữa các hệ thống tái sinh nhờ ánh sáng mặt trời, kho dự trữ tài nguyên và những yêu cầu mà các cư dân trông chờ ở các hệ thống và tài nguyên này (Xem Fritof Capra -Nguyễn Tường Bách dịch: Đạo của Vật lý, Nxb Trẻ, 1999, tr 119) .
Quan điểm phát triển như vậy chúng ta cũng thấy rằng có hình ảnh trong quan niệm phát triển nhân văn của chủ nghĩa Mác và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhưng những quan điểm trên đây thường lờ đi quan điểm giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác, họ kêu gọi một chiều hợp tác giai cấp giữa kẻ bóc lột và bị bóc lột một cách phi lịch sử.
Nhìn từ quan điểm kinh tế - xã hội - sinh thái, quan điểm văn hóa hay quan điểm của vật lý học hiện đại dù là tư tưởng của các nhà khoa học có lương tâm và có tầm nhìn xa trong thế giới tư bản hay từ các nhà tư tưởng mácxít hoặc từ nnững nhà đạo học phương Đông soi rọi vào xã hội hiện đại đều nhận thấy rằng những quan điểm phát triển bền vững, phát triển nhân văn như vậy là không tương dung với xã hội hiện tại, xã hội tư bản chủ nghĩa như là một xã hội" không thể chấp nhận được"như chính lời các nhà tư tưởng phương Tây thừa nhận.
Ngay nhà vật lý ở các nước đó cũng thừa nhận rằng" thế giới quan của vật lý hiện đại là không tương thích với xã hội hiện nay của chúng ta, xã hội đó không phản ánh gì mối tương quan hòa hợp mà ta quan sát được trong thiên nhiên. Nhằm đạt được một tình trạng thăng bằng động như thế, ta cần một cấu trúc xã hội và kinh tế hoàn toàn khác: một cuộc cách mạng văn hóa trong cảm quan đích thực về thế giới. Cuối cùng, toàn bộ nền văn minh của chúng ta có sống còn được hay không, có thể phụ thuộc vào điều là liệu chúng ta đủ khả năng tiếp nhận thái độ âm của đạo học phương Đông; để chứng thực tính toàn thể của thiên nhiên và cách sống trong đó một cách hòa hợp" (Fritof Capra -Nguyễn Tường Bách dịch: Đạo của Vật lý, NXB Trẻ, 1999, tr 367) .
Thế giới quan mới đang hình thành dưới những tác động mới của các sự kiện khoa học và thực tiễn xã hội đang tạo ra một hệ thống văn hóa tiên tiến" - một phong trào đa dạng tiêu biểu cho nhiều mặt của một cách nhìn mới về thực tại, từng bước kết tinh lại để thành một lực lượng mạnh mẽ cho sự chuyển hóa xã hội"(Fritof Capra -Nguyễn Tường Bách dịch: Đạo của Vật lý, Nxb Trẻ, 1999, tr 413)
Tư tưởng phát triển bền vững nói trên có một nội dung toàn diện không chỉ dựa trên ý thức sinh thái mà còn dựa trên nền dân chủ, công bằng về kinh tế và chính trị, tức là dựa trên nền văn hóa nhân văn, nền văn hóa do con người vì con người. Thế giới quan sinh thái, thế giới quan tâm linh, tức là thế giói quan nhân văn là rất mới. Sự thay đổi về thế giới quan đang diễn ra sẽ chứa đựng những thay đổi sâu sắc về giá trị xã hội.
Tư tưởng về thế giới quan như vậy, một mặt phù hợp với lý tưởng và tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin về sự phát triển chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản với tư cách là một hình thái xã hội thay thế cho xã hội tư bản đã phát triển cao, mang tính chất khoa học và nhân đạo sâu sắc. Sự thay thế đó gắn liền với sự chuyển đổi của nền văn minh từ văn minh công nghiệp sang văn minh tin học và sinh thái. Nền văn minh mới thực sự là cơ sở của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản như chủ nghĩa nhân văn hoàn bị. Mặt khác, tư tưởng về sự phát triển bền vững đã bổ sung và làm phong phú cho thế giới quan mácxít, đồng thời cũng hiện đại hóa thế giới quan ấy. Ngày nay, xã hội đang tích lũy ngày càng đầy đủ những nhân tố mới về thực tiễn và nhận thức để phủ định nền văn minh đã lỗi thời cũng như chế độ xã hội đã lỗi thời, tất cả đang rơi vào khủng hoảng như suy thoái môi trường, nghèo đói, bạo lực và tệ nạn xã hội. Nhìn ở góc độ thế giới quan thì thế giới quan mới đang tiếp tục hình thành và hoàn thiện không chỉ ở một số dân tộc mà mang tính toàn cầu. Thế giới quan đó vừa kế thừa những thế giới quan tiến bộ trong lịch sử vừa phát triển lên một trình độ mới, sâu sắc. Đó là thế giới quan không chỉ duy vật biện chứng mà còn mang tính sinh thái nhân văn sâu sắc. Thế giới quan đó ngày nay còn có một cách gọi khác, nhìn từ một phương diện khác là thế giới quan sinh thái trong sự kết hợp với thế giới quan Đạo học phương Đông, thế giới quan Dung thông, dựa trên thế giới quan mác xít. Theo chúng tôi, nền tảng của thế giới quan mới đó phải là thế giới quan mácxít. Đó là thế giới quan đấu tranh cho một xã hội tiến bộ hơn, nhân đạo hơn đang cần bổ sung những nội dung mới.
Con đường thực hiện lý tưởng nói trên được nhiều nhà nghiên cứu nhấn mạnh là quyền lực phải thuộc về nhân dân, phải thay đổi định chế và sở hữu, phải thân thiện với tự nhiên, tức là phải thay đổi chiến lược phát triển, nhưng vấn đề thay đổi chế độ xã hội lỗi thời thì lại không nêu ra một cac1h rõ ràng hoặc vì lý do gì đó đã lờ đi. Các nhà tư tưởng phương Tây này có khi rất táo bạo về mặt khoa học, nhưng vẫn không thoát khỏi thế giới quan chính trị tư sản, không đề xuất sự thay đổi xã hội tư bản đã trở nên lỗi thời, lãng tránh vấn đề đấu tranh giai cấp.
Trong sự đổi mới tư duy về sự phát triển xã hội chủ nghĩa giới khoa học mácxít đã khắc phục lối "phát triển" theo kiểu bao cấp, tập trung quan liêu, khép kín, tuyệt đối hóa đấu tranh giai cấp (coi là nhiệm vụ trung tâm), siêu hình máy móc, chủ quan duy ý chí… đã tạo ra sự trì trệ, khủng hoảng; tiếp thu tư duy mới, nội dung thế giới quan mới, xây dựng quan điểm phát triển đúng đắn, hòa nhập với nền văn minh nhân loại nhân loại ngày nay, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và đã mở ra một triển vọng mới cho sự phát triển cho chủ nghĩa xã hội. Ngược lại cũng có nước thực hiện cải tổ, khắc phục tư duy cũ nhưng đã rơi vào một cực đoan khác và sai lầm về chính trị, phủ nhận khuynh hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển rốt cuộc đã bị sụp đổ, đưa xã hội đến rối ren, suy thoái, bạo lực… ảo tưởng vào phương Tây và con đường phồn vinh tư bản chủ nghĩa.
Do đó, không thể coi vấn đề thế giới quan , dù là thế giới quan nào kể cả thế giới quan đúng đắn và có triển vọng nhất là thế giới quan mácxít, vẫn luôn luôn được bổ sung hoặc đổi mới không ngừng.
Xét về mặt thực tiễn, chúng ta đang ở thời kỳ một nước kém phát triển tiến lên một nước phát triển văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa phải thấm nhuần và giải quyết tốt những vấn đề thực tiễn và nhận thức theo quan điểm phát triển bền vững, phát triển nhân văn, phát triển rút ngắn theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Có như vậy mới tạo thành một dòng chảy nhất quán lấy phát triển con người làm trung tâm, tránh rơi vào phát triển theo kiểu cũ cực đoan mặt tăng trưởng, phát triển đời sống vật chất, phát triển theo kiểu duy lý, công nghiệp hóa đơn thuần. Sự phát triển theo lối mới là phát triển hài hòa có trọng tâm. Là một nước nghèo thật sự coi trọng phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế, nhưng không thể không phát triển văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần. Không phát triển theo đúng nguyên tắc như vậy không những không bền vững mà còn không đạt được yêu cầu định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó trong thời kỳ đổi mới Đảng ta đã tập trung phát triển kinh tế, chú ý kết hợp sự tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, ổn định dân số; kết hợp phát triển kinh tế thị trường với sư quản lý của nhà nước, nâng cao cả đời sống vât chất và cả đời sống tinh thần, do con người, vì con người. Đó là sự tăng trưởng bền vững và nhân văn.
Quan điểm phát triển theo lối mới vừa có ý nghĩa thế giới quan và phương pháp luận, tức là có ý nghĩa triết học sâu sắc. Do đó, cần phải nghiên cứu, phát triển và hoàn chỉnh lý luận phát triển nhân văn và bền vững ấy ở cấp độ triết học. Có thể coi rằng trung tâm của sự phát triển trong lý thuyết phát triển kiểu mới nói trên là lý luận về sự phát triển con người, nói cách khác là sự phát triển nhân văn. Chính vì vậy những vấn đề triết học về con người với tư cách là nhân tố quan trọng nhất của sự phát triển cần phải được nghiên cứu sâu sắc hơn nữa để hình thành nên một triết học nhân văn thật sự (chủ nghĩa duy vật nhân văn).
Như vậy, sự phát triển của khoa học và công nghệ cũng như những biến đổi của kinh tế xã hội ngày nay trên toàn thế giới đang chuẩn bị cho sự chuyển hóa xã hội sang nền văn minh mới, sang một chế độ xã hội mới tiến bộ hơn, nhân đạo hơn, sống hài hòa với tự nhiên. Điều đó đã dẫn đến sự thay đổi thế giới quan có tính toàn cầu mà điểm bắt đầu đã diễn ra ở phần cuối của thế giới XIX và trong thế kỷ XX, mà thời điểm gần đây đã có một sự thay đổi tiếp tục khắc phục thế giới quan cũ đã trở nên lỗi thời, bổ sung, hoàn chỉnh thế giới quan mới mà nền tảng vẫn là thế giới quan do Mác - Ăngghen tạo lập. Và như thế, thế giới quan mácxít, thế giới quan xã hội chủ nghĩa cũng cần phải được phát triển hơn nữa để đáp ứng được sự chuyển biến có tính chất cách mạng của thời đại mới, của nền văn minh mới.
Trong hào quang văn hiến, tranh sơn dầu ViVi
3- “Cách mạng con người và chủ nghĩa nhân văn mạnh mẽ”
Một chủ nghĩa nhân văn với nội dung mới do thực tiễn của thời đại đặt ra cũng đang được nhiều nhà khoa học bàn tới. Về vấn đề này hiện nay thường được xem xét xuất phát từ hai tiền đề thực tế, một là từ bản chất của chế độ xã hội, hai là nhìn từ vấn đề môi trường sinh thái.
Nhìn từ môi trường - sinh thái tự nhiên, chẳng hạn ta có thể thấy những tư tưởng nhân văn ấy trong tác phẩm "Tiếng chuông cảnh tỉnh cho thế kỷ XXI", của hai tác giả Aurelio Peccei (người Ý) và Daisaku Ikeda (người Nhật) do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội ấn hành 1993 (sách in ở Đức 1983). Trong cuốn sách này đã thấm nhuần một chủ nghĩa nhân văn có tinh thần đổi mới mà chủ đề tập trung là "cách mạng con người" (phần thứ 3 của cuốn sách) để giải quyết vấn đề tai họa từ môi trường sinh thái. Tuy nhiên, ở đây cũng vậy, vấn đề sinh thái tự nhiên và vấn đề xã hội là không tách rời nhau được. Nhưng có khi người ta (thường là các tác giả ngoài mácxít) chỉ nhìn xã hội chỉ ở mặt văn hóa tinh thần như trường hợp hai tác giả trên đây.
Trước những tác động của môi trường và xã hội đã gây nên cuộc khủng hoảng văn hóa, sự mất cân bằng giữa lối sống chạy theo vật chất với sự thiếu hụt về tinh thần đã được giới khoa học và các nhà thực tiễn quan tâm. Họ đã "nói về thân phận và triển vọng tương lai của con người, được rút ra từ những suy nghĩ, các ứng xử, hành vi của con người trong quá khứ, từ những sự kiện vượt ra ngoài tầm kiểm soát của con người, và từ những xu hướng hiện nay cùng những hành động mang tính người từ nay về sau" ("Tiếng chuông cảnh tỉnh cho thế kỷ XXI", Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993 ,tr.7) . Nói cách khác, từ những mâu thuẫn gay gắt, những tình huống toàn cầu đe dọa số phận con người và tương lai loài người phải được cảnh tỉnh, báo động và tìm lối thoát (như vấn đề chiến tranh hủy diệt, môi trường bị ô nhiễm nặng nề, dân số bùng nổ, bất công và bệnh tật v.v….), các tác giả của quyển sách đã đưa ra phương hướng tiếp cận và giải quyết khá độc đáo, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay.
Nhiều nhận định và hướng giải quyết của 2 tác giả trong cuốn sách nói trên là thống nhất, dù vẫn có khác biệt rõ nét: Đ.I.Keda đứng trên lập trường phật giáo, còn A.Peccei đứng trên lập trường chính trị xã hội phương Tây hiện đại.
Sợi chỉ đỏ xuyên suốt tác phẩm là nôi cách mạng về con người với nội dung "một chủ nghĩa nhân văn mạnh mẽ và có tinh thần đổi mới".
Có thể nêu lên hệ thống các luận điểm về vấn đề đó (được thể hiện rãi rác ở trong các trang sách) như sau:
Cách đây hơn một triệu năm, con người trí tuệ xuất hiện, mở đầu kỷ nguyên con người. Trí tuệ của loài người vốn hiếu kỳ, đã tìm hiểu và ngày càng nắm được bí mật của vũ trụ. Từ đó họ đã tạo ra cho quả đất một bộ mặt khác. Đặc biệt những thế kỷ gần đây với những cuộc cách mạng vật chất (cách mạng công nghiệp, khoa học, kỹ thuật) đã đem lại cho con người nhiều quyền lực, nhiều cái hay, nhưng cũng nhiều cái dỡ thậm chí đưa đến nguy cơ hủy diệt, đưa con người vào cảnh lâm nguy không thể kiểm soát được. Từ đó nếu loài người tiến càng nhanh càng nguy hiểm. Cuộc cách mạng vật chất đã bóc lột, thống trị giới tự nhiên. Và trở nên bất lực khi tư nhiên "trả thù" trở lại. Với cuộc cách mạng vật chất ấy, bất bình đẳng giữa người và người càng tăng, nhân tính càng xuống cấp. Nhưng không thể dừng cuộc cách mạng vật chất lại. Vấn đề là con người, thể chế, điều khiển cuộc cách mạng đó? (Tiếng chuông…,Sđd, tr.147) .
Sự khủng hoảng của thế giới hiện nay không phải là cuộc khủng hoảng về sinh vật học, mà khủng hoảng về văn hóa, khủng hoảng về tinh thần: cả trí khôn, đạo lý và tâm hồn. Do đó "nhiều vấn đề chủ yếu hiện nay là thuộc về tư tưởng và đạo đức và không có sức mạnh khoa học kỹ thuật nào, hoặc biện pháp kinh tế nào có thể giải quyết được những vấn đề đó". Vấn đề là ở chỗ "nơi đào sâu mạch sống của con người, có những năng lực vô tận chưa được khám phá, giống như viên kim cương chưa được mài dũa". Do đó phải phát triển và phát huy những tiềm năng này của con người". Và đó là cuộc cách mạng con người. Nói cách khác là phải giải quyết cuộc khủng hoảng của thế giới ngày nay bằng cuộc cách mạng con người.
Cuộc cách mạng con người trước hết là thay đổi vị trí, thái độ của con người đối với thiên nhiên theo tinh thần đạo Phật. Rằng không được thống trị thiên nhiên, mà phải yêu mến thiên nhiên như chính bản thân mình. Khẩu hiệu là phải hòa bình với thiên nhiên, làm bạn của thiên nhiên. Con người là kẻ hướng đạo chứ không phải là kẻ thống trị, sát hại thiên nhiên .
Trong xã hội loài người càng tồn tại dai dẳng những tổ chức xã hội sống trái tự nhiên "theo khuynh hướng muốn tiêu diệt người bị trị". Nguyên nhân sâu xa vẫn là lòng tham (nhất là ham muốn quyền lực và giàu có). Tham vọng quyền lực vẫn áp bức nhân loại, nó chỉ chuyển từ hình thức nhà nước sang những tổ chức khác mà thôi.
Con người bị chi phối bằng tam độc (tham, giận, ngu dốt), dẫn đến nhiều tai họa. Do đó cần phải làm cuộc cách mạng từ bên trong, cuộc cách mạng của con người, để đưa con người xa rời sự tàn bạo đi đến tinh thông và lòng từ bi.
Cuộc cách mạng này phải thay đổi được vô thức của con người mới có thể thành công. Vì chính nó ở trong chỗ sâu thẳm của con người, mà thỉnh thoảng có những xung đột mãnh liệt khiến lý trí chúng ta không kiểm soát nổi. Muốn vậy phải nâng cao và cải tạo đời sống tinh thần của con người, điều khiển hoạt động tâm hồn của con người theo hướng đúng. Chìa khoá là ở bên trong con người chứ không phải ở bên ngoài con người (D.I.Keda). Đạo đức học có tiến bộ, nhưng chưa bao giờ nhấn mạnh vào sức mạnh to lớn của tinh thần.
Nhưng cuộc cách mạng bên trong con người liên hệ với những thay đổi bên ngoài con người. Do đó "con người phải tự đấu tranh với hoàn cảnh xung quanh để hướng về nhân thiện, tự cải thiện cách sống, có thể gọi là "cuộc cách mạng con người" (Tiếng chuông …, Sđd, tr.109) . Cuộc cách mạng này nhằm mục đích tiêu diệt ngu dốt, đói nghèo, bệnh tật và các tệ nạn xã hội khác, tiêu diệt những ràng buộc về chính trị", về quyền tự do cá nhân và hạnh phúc của con người. Vì con người, theo quan niệm đạo Phật, căn bản là tự do, nhưng còn bị ràng buộc cả cái bên ngoài và cái bên trong con người.
Do vậy, cả cơ cấu xã hội cũng như tư duy đều phải đổi mới (Tiếng chuông…, Sđd, tr.127).
Để thực hiện được cuộc cách mạng về con người, còn có nhiều điều kiện và giải pháp. Cuộc cách mạng con người tạo ra sự hòa bình, hài hòa giữa con người với thiên nhiên và giữa con người với nhau. Muốn vậy, phải có mặt chính phủ liên bang thế giới để giải quyết những mâu thuẫn. Trước hết phải liên minh khu vực (có chung văn hóa, địa lý, kinh tế lợi ích) giống nhau. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng. Các thể chế phải theo nguyên tắc dân chủ. Phải đổi mới để có các chính phủ dân chủ. Chỉ có dân chủ mới phù hợp với phẩm giá của con người "Phớt lờ hay né tránh quá trình dân chủ là vi phạm nghiêm trọng phẩm giá con người" . Tất nhiên, dân chủ theo hướng nào? Có dân chủ đến cùng hay không thì chưa thấy hai tác giả nêu rõ. Vấn đề là giải pháp.
Những yếu tố và giải pháp trực tiếp quan trọng nhất được hai tác giả lưu ý:
Một là: phải nhờ tôn giáo để làm cách mạng trong vô thức của con người. Và coi đó là nhân tố quan trọng nhất để tạo ra lòng từ bi, tình thương và sự hiểu biết, nhưng phải là một tôn giáo có trình độ cao dựa trên qui luật của sự sống (Tiếng chuông…, Sđd, 114, 116) .
Hai là: nhân tố quan trọng là giáo dục. Nhưng phải đổi mới giáo dục, khắc phục tình trạng chỉ tập trung cho giáo dục khoa học kỹ thuật và kinh tế, coi thường giáo dục khoa học xã hội và nhân văn. Cần nâng cao vị trí giáo dục nhân văn và chỉ có nền giáo dục nhân văn hoàn chỉnh mới cho phép sử dụng khoa học kỹ thuật tốt nhất. Đó chính là nền giáo dục dạy phép "làm người". Giáo dục tạo ra một cơ chế phát triển sự sáng tạo, trí khôn, và ý thức đạo đức, đạo lý làm người.
Giáo dục phải tạo ra năng lực giải quyết những vấn đề của thực tế. Do đó cần có triết lý mới về giáo dục.
Hai tác giả trong quá trình tranh luận có lưu ý rằng biện pháp nào cũng có hạn chế của nó. Không chỉ biện pháp khoa học kỹ thuật, mà cả biện pháp tu hành, tác động bằng tình cảm tôn giáo cũng có giới hạn, có sự bất lực nhất định (Tiếng chuông…, Sđd, 142) .
Nhìn một cách tổng quát thực hiện "cách mạng con người là bước quá độ từ kiểu sống ích kỷ sang kiểu sống hy sinh vì mọi người, vì sự phồn vinh của tất cả thành viên xã hội, cũng như vì tất cả các sinh vật sống" (Tiếng chuông…, Sđd, 179) . Đó là lý tưởng và mục tiêu của cuộc cách mạng con người. Đó cũng là sự giải thoát bằng chủ nghĩa nhân văn mạnh mẽ trong con người chúng ta. "Cuộc cách mạng từ bên trong lòng chúng ta không phải là hoàn toàn không tưởng" (Tiếng chuông…, Sđd, 158) . Phải thay đổi tư duy, phải tôn trọng thiên nhiên, và thế giới bên ngoài, không thể thay đổi theo ý muốn (Tiếng chuông…, Sđd, 158) .
Phải nhìn thẳng vào con người, làm cuộc cách mạng văn hóa sâu sắc, phát triển con người để con người phát triển, phát huy mọi tiềm năng tinh thần tốt đẹp của con người. Tinh thần đó là một tài sản vô giá lạ lùng, có thể phát triển mãi.
Những sự phát triển từ bên trong đó phải gắn với sự phát triển toàn bộ xã hội loài người, gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội (quan điểm của A.Peccei-Tiếng chuông…, Sđd, 164) . Do đó cách nhìn nhận này toàn diện hơn.
Những phong trào bảo vệ hòa bình, bảo vệ môi sinh, vì quyền con người là mầm sống cho cuộc cách mạng con người phát triển (Tiếng chuông…, Sđd, 189) . Bởi vì, chúng ta đang ở vào bước ngoặt nguy hiểm của lịch sử loài người. "Cuộc cách mạng con người là chìa khóa mở đường cho mọi hành động tích cực đưa đến một cách sống mới và đổi mới số phận của con người" (Tiếng chuông…, Sđd, 212) .
Theo Ikeda: Chủ nghĩa nhân văn mạnh mẽ và có tinh thần đổi mới ấy là cốt lõi của cuộc cách mạng con người (Tiếng chuông…, Sđd, 176) .
Chúng tôi, trong công trình này, không có ý định giới thiệu toàn bộ tác phẩm, cũng không có ý định tranh luận với 2 tác giả về điểm này, điểm nọ (2 tác giả có khuyến khích điều đó), mà chủ yếu lưu ý quan điểm cốt lõi của quyền sách. Tuy vậy, cũng cần nói rằng: cách tiếp cận của hai tác giả cuốn sách với mực độ khác nhau có phần làm rõ hơn và làm phong phú thêm cho cách tiếp cận mác xít, nhưng lại rơi vào ảo tưởng là quá đề cao vào giải pháp tôn giáo, tách khỏi tồn tại hiện thực của con người, hoặc chỉ đề cập đến hiện thực kinh tế xã hội một cách dè dặt, có mực độ trong việc cải tạo cái vô thức.
Cách tiếp cận về chủ đề này ở chủ nghĩa Mác vẫn có điểm khác quan trọng đáng lưu ý. Đó là tư tưởng cho rằng: Không đồng thời làm cuộc cách mạng về chính trị, tư tưởng và kinh tế xã hội thì không dễ gì thực hiện được chủ nghĩa nhân văn thật sự, chủ nghĩa nhân văn dù có tính nhân loại vẫn có nội dung giai cấp đặc thù và có tính lịch sử. Hơn nữa, vì chủ nghĩa Mác tiếp cận chủ nghĩa nhân văn từ lý luận hình thái kinh tế xã hội và con người thực tiễn lịch sử, nên dễ nhìn nhận tính hiện thực của nó. Chủ nghĩa nhân văn mác xít, chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh là chủ nghĩa nhân văn duy vật, biện chứng và có tính hiện thực hơn.
Chủ nghĩa Mác-Lênin đặc biệt quan tâm về con đường, phương thức hiện thực chủ nghĩa nhân văn.
Tư tưởng, rèn luyện, giác ngộ và thông qua giáo dục là vô cùng quan trọng. Nhưng tất cả đều thông qua hoạt động thực tiễn xã hội. Nền tảng là hoạt động lao động sản xuất, đấu tranh xã hội, nhưng ngày nay giáo dục đào tạo đang đi tiên phong và đóng vai trò chủ yếu làm cuộc cách mạng con người nói riêng và cách mạng xã hội nói chung. Dù tôn giáo có tác dụng tích cực trong việc giáo dục đạo đức chung nào đó nhưng bản thân tôn giáo trong lịch sử chưa bao giời thay đổi được hiện thực từ chế độ này sang chế độ khác tiến bộ hơn. Về mặt đó chủ nghĩa nhân văn tôn giáo không thể so được với chủ nghĩa nhân văn tư sản thời Phục hưng, một chủ nghĩa nhân văn quan tâm giải phóng cá nhân con người hiện thực ở trần gian chứ không phải ở trên trời, ở "thế giới khác". Chủ nghĩa nhân văn tư sản hồi đó là một tiến bộ so với chủ nhĩa nhân văn các xã hội trước đó. Nhưng chủ nghĩa nhân văn ấy vẫn là hạn chế ở lập trường giai cấp tư sản , rốt cuộc không giải phóng được đa số mà đa số người lao động lại bị bóc lột , đàn áp tinh vi hơn. Chỉ có chũ nghĩa nhân văn xã hội chủ nghĩa mói có hy vọng đối với nhân dân lao động. Muốn thực hiện nó phải thông qua cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công tiến lên chủ nghĩa cộng sản mới đi tới vương quốc tự do, vương quốc của chủ nghĩa nhân văn thực sự và toàn diện. Chính vì vậy đó là chủ nghĩa nhân văn thực tiễn.
Theo tôi, cần phát triển chủ nghĩa nhân văn thực tiễn ấy trong thực tiễn của nền văn hóa ngày nay như một triết học mới, cơ bản soi sáng sự nghiệp đổi mới và xây dựng đất nước giàu mạnh xã hội công bằng, văn minh con người hạnh phúc như Hồ Chí Minh và nhân dân ta hằng mong muốn. Đó là chủ nghĩa duy vật nhân văn, xét về mặt triết học mà nói
4- Xu hướng cơ bản của sự biến đổi và phát triển tư duy triết học nhân văn trong thế kỷ XX ở Việt Nam
Thế kỷ XX trên phạm vi toàn cầu cũng như trên đất nước ta những con người lao động đấu tranh và sáng tạo, hạnh phúc và đau khổ đã để lại những dấu ấn mạnh mẽ trên dòng thời gian. Thế kỷ XX là một thế kỷ dữ dội và hào hùng, đầy đau thương và cũng đầy những chiến công hiển hách. Thế kỷ XX mang dấu ấn và trí tuệ của con người Việt Nam thời đại mới, thời đại Hồ Chí Minh. Trước lúc kết thúc thế kỷ bước sang thế kỷ mới, thiên niên kỷ mới mang theo hành trang vào tương lai, chúng ta thử nhìn lại nhân phẩm và trí tuệ Việt Nam, trước hết là về mặt triết học với những dấu ấn đậm nét, nổi bật suốt chiều dài của thế kỷ.
Vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX trên thế giới chủ nghĩa tư bản đã chuyển dần thành chủ nghĩa đế quốc với những thành tựu mới trong phát triển lực lượng sản xuất, khoa học công nghệ, nhưng cũng đã làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa tư bản và lao động, giữa đế quốc và dân tộc bị áp bức và từ đó đưa đến thế kỷ XX hai cuộc đại chiến thế giới tàn khốc. Đồng thời, hệ tư tưởng tư sản về mặt bản chất đã trở nên lỗi thời mang tính chất phản động và phản tiến bộ, tất nhiên trí tuệ và triết học tư sản cũng có những phát triển mới, nổi bật nhưng đầy mâu thuẫn, xét đến cùng cũng nhằm níu kéo chế độ tư bản đã trở nên lỗi thời về mặt lịch sử. Song song với quá trình đó, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, những người lao động đòi giải phóng khỏi áp bức và bất công mà chủ yếu là do chế độ tư bản gây ra ngày càng tự giác và có tổ chức. Nhận thức của nhân loại tiến bộ đối với số phận của con người và xã hội loài người ngày càng trở nên sâu sắc hơn.
Chính trong bối cảnh phát trển của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc nói trên đã xuất hiện triết học Mác - Lênin và chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, thực hiện một cuộc cách mạng trong triết học và khoa học xã hội.
Vào đầu thế kỷ XIX nước ta vẫn còn trong chế độ phong kiến nhưng đã trở nên lỗi thời, thối nát. Chủ nghĩa thực dân Pháp đã nhòm ngó sang phương Đông và bắt đầu xâm lược nước ta vào giữa thế kỷ XIX để tranh giành ảnh hưởng với bọn thực dân Anh. Ở đây đã diễn ra cuộc đụng đầu lịch sử giữa dân tộc ta và chủ nghĩa thực dân, giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa tư sản phương Tây. Hệ tư tưởng thống trị của chế độ phong kiến Việt Nam với nền tảng triết học Nho giáo đã trở nên lỗi thời và bất lực, không đủ sức làm ngọn cờ cứu dân, cứu nước. Mặc dù chủ nghĩa yêu nước Việt Nam với tư các là triết học nhân sinh của dân tộc Việt Nam vẫn là một động lực mạnh mẽ, có khả năng làm bật dậy sức mạnh dân tộc đánh đổ bọn ngoại xâm, nhưng trong bối cảnh của chế độ phong kiến nói trên chủ nghĩa yêu nước ấy không phát huy được. Nhiều nhà nho yêu nước đầy lương tri và khí phách đã đi tìm con đường cứu nước nhưng đều bế tắc, trong đó có nguyên nhân là không thoát khỏi triết học và hệ tư tưởng Nho giáo, phong kiến. Rõ ràng triết học Nho giáo đã bất lực trước đòi hỏi của thời cuộc. Trong bối cảnh đó tư tưởng văn hóa và tôn giáo phương Tây thâm nhập vào Việt Nam có mặt làm công cụ cho chủ nghĩa thực dân, nhưng có mặt có yếu tố tích cực thuộc thời đại cách mạng tư sản Pháp, nhất là thời Phục hưng. Ánh sáng văn hóa và khoa học phương Tây bắt đầu ghi dấu ấn mới và đáng kể vào văn hóa và trí tuệ Việt Nam.
Nguyễn Ái Quốc sau này là Hồ Chí Minh với lòng yêu nước, thương dân và căm thù chủ nghĩa thực dân sâu sắc, đã ra đi tìm đường cứu nước, đến với văn hóa phương Tây, tiếp thu yếu tố tiến bộ của nó và đặc biệt là đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, đỉnh cao của trí tuệ trong thời đại mới, đã mang về và truyền bá vào Việt Nam, sáng lập ra Đảng Cộng sản, mở ra một con đường mới để cứu dân cứu nước. Thông qua Chủ tịch Hồ Chí Minh từ đâu thế kỷ XX đã dần dần xác lập một hệ tư tưởng mới, một triết học mới có chỗ đứng cao hơn triết học nho giáo Việt Nam và kể cả triết học tư sản phương Tây. Đó là chủ nghĩa Mác - Lênin. Với chủ nghĩa đó đã nâng cao tư tưởng và trí tuệ yêu nước Việt Nam lên một trình độ mới. Từ đó, xác lập thế giới quan duy vật biện chứng, lịch sử theo lập trường của giai cấp công nhân với chủ nghĩa nhân đạo thực tiễn, tức là một triết học mới đã đi vào cuộc sống. Đó là dấu ấn triết học nổi bật nhất trong tư tưởng và tư duy của người Việt Nam hiện đại trong quá trình đấu tranh tư tưởng và lý luận trên lĩnh vực chính trị và văn hóa đã từng bước đẩy lùi tư tưởng duy tâm tôn giáo và giản đơn, siêu hình để xác laập quan điểm duy vật và biện chứng về sự nghiệp đấu tranh giải phóng và phục hưng đất nước trong nhận thức và thực tiễn đã đánh dấu một bước ngoặt cơ bản trong nhân phẩm và trí tuệ của dân tộc(Xem thêm: Trần Văn Giàu, Sự phát triển tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng Tháng Tám, Nxb. Chính trị quốc gia, 1997, 3 tập) . Và tất cả mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam sau này đều bắt nguồn từ đó. Mọi sự bừng nở về nhân phẩm và trí tuệ Việt Nam trong thời hiện đại cũng bắt nguồn từ đó. Bởi vì chủ nghĩa Mác - Lênin là thế giới quan, vũ khí tư tưởng của giai cấp công nhân, người đứng ở vị trí trung tâm của thời đại mới, đại diện cho lực lượng sản xuất đang phát triển, đại diện cho lương tâm của thời đại và là ngọn cờ cách mạng của thời kỳ lịch sử mới khi giai cấp tư sản thế giới đã hết vai trò cách mạng và tiến bộ.
Dấu ấn triết học và tư tưởng nổi bật tiếp theo đó là việc xác lập tư tưởng Hồ Chí Minh trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, thực tiễn cách mạng Việt Nam nền văn hóa yêu nước Việt Nam và sự tích hợp nền văn hóa Đông - Tây. Tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng về sự nghiệp giải phóng dân tộc _dân chủ gắn liền với cách mạng XHCN, chủ nghĩa yêu nước gắn liền với chủ nghĩa quốc tế vô sản, sức mạnh dân tộc gắn liền với sức mạnh của thời đại với tinh thần" Không có gì quí hơn độc lập tự do", nhằm thực hiện công cuộc giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Đó là chủ nghĩa nhân văn hiện thực cao cả trên lập trường mácxít mang bản sắc Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh kết tinh nhân phẩm, trí tuệ của dân tộc và thời đại mà về bản chất là mang tính chất của một triết học giải phóng và phát triển, triết học nhân văn Việt Nam hiện đại. Triết học này, tư tưởng này là tiếp tục phát triển tinh hoa triết học mácxít, triết học Đông Tây và Việt Nam, đã tiếp tục tạo nên dấu ấn trong tâm thức và trí tuệ Việt Nam càng ngày càng rõ nét đặc biệt vào nhưng năm giữa và cuối của thế kỷ XX. Đó là cội nguồn và sức sống trực tiếp phục hưng dân tộc Việt Nam sau chiến tranh, hòa nhập vào xu thế phát triển của thời đại. Dưới ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh thông qua hai cuộc đại thắng đánh đổ thực dân cũ và mới, nước Việt Nam đã trở thành biểu tượng của lương tâm và nhân phẩm loài người. Việt Nam - Hồ Chí Minh trở thành ngôi sao lấp lánh trên bầu trời tinh hoa nhân loại.
Trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, gần hai thập kỷ cuối cùng của thế ky XX, Đảng ta đã thực hiện thành công bước đầu công cuộc đổi mới tư duy và đổi mới xã hội, nắm lại và phát triển thế giới quan và phương pháp luận triết học thực tiễn của chủ nghĩa Mác Lênin phù hợp với thời kỳ mới, thật sự đã phục hưng dân tộc ta, làm sống động con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đó là quá trình chiến thắng bản thân mình, khắc phục bệnh giáo điều, chủ quan duy ý chí, cực đoan siêu hình và tư tưởng cơ hội chủ nghĩa. Điều đó đã cứu nguy cho chủ nghĩa xã hội ở nước ta đang đứng trước thử thách mới nghiêm trọng và nắm bắt kịp thời thời cơ của thời đại. Trong khi một số nước xã hội chủ nghĩa đã cải tổ, đổi mới không thành công thì bước tiến mới về nhận thức lý luận và thực tiễn thực sự đó có ý nghĩa sâu sắc và tỏa sáng. Công cuộc đổi mới do Đảng phát động đang đi vào chiều sâu nhằm xây dựng một nước Việt Nam thống nhất, hòa bình, độc lập và giàu mạnh, một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang đi những bước đầu tiên có chiều sâu, triết học duy vật biện chứng và nhân văn, một triết học thực tiễn sáng tạo. Với ý nghĩa đó có thể coi rằng phương pháp luận trong quá trình đổi mới của Đảng ta là một dấu ấn triết học sâu sắc cuối thế kỷ trong dòng tư duy triết học nhất quán Mác - Lênin - Hồ Chí Minh.
Triết học nói chung là sự suy tư một cách sâu sắc có hệ thống và triệt để về con người, xã hội và vũ trụ trong quan hệ và sinh thành của chúng. Từ đó định hướng cho tư duy trong việc nghiên cứu và giải đáp những vấn đề lớn của thực tiễn của dân tộc và thời đại đặt ra. Có triết học mang tính lý luận "thuần túy" nhưng cũng có triết học gắn chặt và nằm ngay trong khoa học, tôn giáo, trong chính trị, trong văn hóa - xã hội…
Những tư tưởng triết học trong truyền thống tư duy của Việt Nam chủ yếu ở cấp độ thứ hai này. Ở đây ít có học thuyết triết học riêng biệt và các nhà triết học chuyên nghiệp mà thường gắn với các học thuyết chính trị đạo đức và các nhà chính trị đạo đức, nhà văn hóa. Sự xuất hiện triết học và hình thái của nó như thế nào là do nhu cầu và hoàn cảnh lịch sử qui định. Đúng là: "Ở mỗi một dân tộc, lý luận bao giờ cũng chỉ được thực hiện theo mức độ mà nó là sự thực hiện nhu cầu của dân tộc ấy" (C.Mác, Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H. 1995, t. I, tr 582) . Mặc dù ảnh hưởng của kế thừa tư tưởng triết học Ấn Độ, Trung Quốc, hoặc phương Tây sau này, nhưng tư duy triết học Việt Nam vẫn tập trung vào câu hỏi xung quanh vấn đề số phận dân tộc mất hay còn, bị phụ thuộc hay độc lập tự do. Nói theo danh từ triết học: trước thử thách của họa ngoại xâm thì dân tộc này "tồn tại hay không tồn tại ?" Và từ đó chưa phải là vấn đề nhận thức được hay không nhận thức được của con người đối với thế giới mà là câu hỏi thắng hay thua, chiến thắng bằng cách nào. Đó cũng là làm thế nào vấn đề giải phóng dân tộc khỏi họa thống trị của ngoại bang. Do vậy vấn đề triết học nổi bật ở đây không phải là vấn đề giải thoát mà là vấn đề giải phóng, trước hết chưa phải là vấn đề giải phóng cá nhân mà là giải phóng dân tộc. Ở đây cũng là nổi khổ nhưng chưa phải là sinh lão bệnh tử hoặc nghèo đói và trước hết là nổi khổ mất nước. Đây không chỉ là nỗi khổ mà còn là nỗi nhục mất nước. Đây chủ yếu chưa phải là đạo quân tử theo kiểu tam cương ngũ thường mà là đạo làm người và đạo yêu nước, gắn làng với nước, gắn vua với dân với nước. Chữ nhân ở đây trước hết cũng là những hành động vì nước. Những quan hệ như vậy là những vấn đề triết học nổi bật của tư tưởng Việt Nam theo một cách riêng, theo phong cách riêng không chỉ trong truyền thống mà thể hiện một cách rõ ràng nhất từ giữa thế kỷ XIX và thế kỷ XX. Trước sự thống trị của một kẻ thù mới từ phương Tây đến với trình dộ phát triển cao hơn tư tưởng và tư duy phong kiến, tư tưởng và tư duy của giai cấp tư sản mới hình thành trong bối cảnh thực dân, thuộc địa đã trở nên bất lực không đủ sức giải đáp câu hỏi lớn của thực tiễn đất nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Chính sự xâm nhập và thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin thông qua Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và những người yêu nước, cách mạng khác đã tạo ra một tư duy lý luận, một tư duy triết học mới soi đường cho cách mạng Việt Nam mà nguyên lý của nó là gắn giải phóng dân tộc với sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng con người, gắn chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế, gắn sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trên lập trường giai cấp công nhân đưa đất nước phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Như đã nói ở trên Triết học giải phóng và phát triển ấy là tư tưởng triết học Hồ Chí Minh dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, giải đáp triệt để được câu đố của lịch sử, nâng cao tầm tư duy và tư tưởng triết học dân tộc. Và giờ đây không chỉ là tư tưởng triết học về chính trị đạo đức mà còn là tư tưởng triết học xã hội toàn diện trên nền tảng khoa học kinh tế và khoa học công nghệ hiện đại nói chung. Tư duy triết học bây giờ thông qua tích hợp triết học Đông - Tây, giải quyết mối quan hệ Đông -Tây, vấn đề nội sinh và ngoại sinh, đã mở rộng thêm biên độ mới sang nhận thức tự nhiên và kinh tế trên cơ sở các thành tựu khoa học tự nhiên và kỷ thuật, điều mà trong tư tưởng truyền thống trước đây không có. Dù rằng đến nửa phần sau của thế kỷ XIX đã có người đặt ra như Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch chẳng hạn.
Tư tưởng về cách mạng gắn với phát triển đã được đặt ra từ những năm giữa thế kỷ XX nhưng đặc biệt đặt ra một cách nổi bật và những năm 80 và 90 của thế kỷ này. những năm mà dân tộc đứng trước những thử thách to lớn nhưng thuộc loại khác so với trước đây. Đó là vấn đề tụt hậu hay phát triển, trì trệ hay cải cách - đổi mới, có tiếp tục con đường xã hội chủ nghĩa hay không, tiếp tục như thế nào ? Những câu hỏi lớn đòi hỏi sự nỗ lực của tư duy triết học và trí tuệ dân tộc được đặt ra như vậy khi đất nước tuy có độc lập và hòa bình thống nhất nhưng lại trì trệ và khủng hoảng kéo dài, đồng thời một số nước xã hội chủ nghĩa phát triển trước đây đã bị sụp đổ do những sai lầm chủ quan về nhận thức, về chính trị và "sự diễn biến hòa bình" của chủ nghĩa đế quốc. Số phận của chủ nghĩa xã hội trên thế giới và ở nước ta chịu một thử thách nặng nề. Vấn đề giữ vững sự ổn định, đổi mới và phát triển phải được lý giải sâu sắc về mặt triết học. Công cuộc đổi mới xã hội trước hết đổi mới tư duy lý luận đã được phát động. Đổi mới tư duy toàn diện nhưng trọng tâm là đổi mới tư duy kinh tế. Ở đây đòi hỏi cách nhìn duy vật biện chứng, thực tiễn và nhân văn về sự phát triển. Thực ra vấn đề cải cách, cách tân để phát triển đất nước hùng cường là đặt ra cuối thế kỷ XIX nhưng tư tưởng đó không thắng nổi hệ tư tưởng phong kiến Nho giáo trì trệ, lỗi thời. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tư tưởng triết học về phát triển cũng được hình thành, nhưng vấn đề đổi mới để phát triển mãi đế những thập niên của cuối thế kỷ XX mới được đặt ra một các sâu sắc của một sự đòi hỏi thực tiễn trực tiếp. Giải quyết mối quan hệ đổi mới và phát triển, phát triển con người, phát triển kinh tế - xã hội trong quan hệ với môi trường sinh thái trở thành vấn đề triết học chủ đạo cuối thế kỷ XX và chắc chắn đó là vấn đề lớn nhất của đất nước ta ở thế kỷ XXI mà toàn bộ tư duy triết học và tư duy lý luận nói chung phải giải đáp. Phát triển theo con đường nào, những mục tiêu và giai đoạn nào, nhưng phương thức và bước đi như thế nào, những tốc độ và nhịp độ ra sao ?
Nước ta từ một nước kém phát triển, đang phát triển phấn đấu thành một nước công nghiệp phát triển và xã hội chủ nghĩa thì triết học phát triển tức là phép biện chứng về sự phát triển xã hội cụ thể phải được tiếp tục nhiên cứu và hoàn thiện. Có thể nói thế kỷ XX đã giải quyết thành công vấn đề triết học chính trị và cũng là triết học nhân đạo xoay xung quanh vấn đề độc lập và tự do của dân tộc trước họa xâm lăng. Dù vấn đề đó còn được tiếp tục trong một hoàn cảnh mới thì vấn đề triết học và cũng là vấn đề chính trị lớn nhất của thế kỷ XXI là vấn đề giữ vững và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, một xã hội mang bản chất nhân văn đầy đủ. Triết học phát triển ở đây chủ yếu mangbản chất phát triển nhân văn, lấy phát triển con người vì con người làm trọng tâm. Do đó vấn đề triêt học về con người phải được phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nữa.
Vài ba vấn đề triết học lớn trên đây tuy rằng mang đặc thù Việt Nam, nảy sinh trên đất nước Việt Nam, nhưng trên một ý nghĩa nhất định có những nét phổ biến phù hợp với xu hướng của thời đại và có ý nghĩa thời đại sâu sắc.
Cũng cần khẳng định rằng trong suốt thế kỷ XX, các nhà triết học Việt Nam trong giáo dục và nghiên cứu đã tạo ra những công trình triết học có hệ thống, sâu sắc, có những khía cạnh mới trên các vấn đề lịch sử triết học Đông - Tây, lịch sử tư tưởng triết học của Việt Nam, những vấn đề triết học trong triết học Mác - Lênin và sự vận dụng những vấn đề đó trong quá trình cách mạng Việt Nam, nhất là các vấn đề về quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, quan hệ giữa con người và xã hội, sự phát triển xã hội quá độ… Tất cả điều đó đã tạo nên nền triết học Việt Nam và tư duy triết học thật sự trong thời hiện đại. Đồng thời cũng thấy rằng quá trình nghiên cứu và giáo dục triết học, tạo lập nền triết học Việt Nam còn nhiều khiếm khuyết, yếu kém, giáo điều, tụt hậu; tính sáng tạo triết học chưa cao, do đó ít có những công trình triết học và những nhà triết học thật sự tầm cỡ, ít tạo ra được khuynh hướng triết học mới trên nền tảng của khoa học triết học thời đại, lúng túng trong việc kế thừa, bảo vệ và phát triển những tư tưởng triết học mác-xít và ngoài mác-xít…
Tất nhiên, cần phải viết lịch sử tư tưởng triết học và lịch sử tư tưởng nói chung của Việt Nam ở thế kỷ XX tiếp theo những công trình Lịch sử tư tưởng Việt Nam đã được công bố. Còn trên đây chỉ là một sự phác họa, "ký họa", chấm phá những điểm nổi bật nhất trong tư tưởng và tư duy triết học Việt Nam hiện đại. Và đặc biệt nhấn mạnh rằng tư tưởng phát triển xã hội nhân văn Việt Nam trong cải cách và đổi mới cần phải được tập trung nghiên cứu và phát triển cơ bản hơn, sâu sắc hơn để làm ngọn cờ cho đất nước trong thế kỷ XXI trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh . Đồng thời cũng tạo ra một cách nhìn triết học đặc thù trong tư tưởng Việt Nam không hoàn toàn giống với cách nhìn của triết học ở Ấn Độ, Trung Quốc hoặc phương Tây, dù rằng không tách rời những tư tưởng triết học dân tộc trong dòng tư tưởng của văn minh nhân loại.
Hy vọng rằng những thành tựu triết học thông qua công tác giáo dục và nghiên cứu trong thế kỷ XXI sẽ tạo ra một nền triết học Việt Nam phát triển một cách đầy đủ với những công trình và những nhà triết học xứng đáng của dân tộc và nhân loại, khắc phục được những hạn chế, những khoảng trống trong lĩnh vực triết học của các thế kỷ trước để lại.
Một trong những vấn đề có triển vọng nhất trong sự phát triển đó, theo chúng tôi, là vấn đề triết học về con người, hay gọi là chủ nghĩa duy vật nhân văn.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh