Toàn cầu hóa có giảm được đói nghèo?
Quan điểm chủ yếu của những người chống toàn cầu hóa là: toàn cầu hóa làm các nước giàu càng giàu hơn và các nước nghèo càng nghèo hơn. Còn những người ủng hộ thì cho rằng toàn cầu hóa sẽ đem lại lợi ích cho các nước nghèo. Nhưng nếu nhìn vào những bằng chứng thực tế, chúng ta sẽ thấy rằng vấn đề này phức tạp hơn khá nhiều.
Toàn cầu hóa rõ ràng là bao hàm rất nhiều vấn đề, cho nên tôi phải nói rõ ngay từ đầu là bài viết này chủ yếu nói về sự toàn cầu hóa kinh tế - cụ thể là sự mở rộng buôn bán và đầu tư quốc tế. Quá trình đó ảnh hưởng đến cuộc sống của những người nghèo nhất trên thế giới như thế nào? Câu hỏi này là một trong những vấn đề quan trọng nhất của khoa học xã hội hiện nay.
Dựa trên các số liệu điều tra được tập hợp từ nhiều nguồn khác nhau, Ngân hàng Thế giới ước đoán rằng, chỉ còn một phần không lớn dân số ở các nước đang phát triển nằm ở dưới mức nghèo đói 1USD/ngày. Đánh giá này cho thấy, sự nghèo đói cùng cực nhìn
Ở các nước châu Á nghèo như
Sự liên kết kinh tế quốc tế mang lại những cơ hội nhưng cũng gây ra nhiều vấn đề. Ngay cả khi những việc làm mới là tốt hơn việc làm cũ thì những biến chuyển trong đời sống xã hội vẫn bị méo mó. Hầu hết các nước nghèo đều hạn chế trong việc đem lại sự bảo trợ xã hội cho những người bị mất việc. Thêm vào đó, có quá nhiều điều bất cập ngay trong nội bộ các nước nghèo, chẳng hạn như sự thiếu lòng tin, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, nạn tham nhũng của quan chức và những quyền lợi đất đai không được đảm bảo. Việc mở cửa thị trường mà không giải quyết được những tiêu cực và hạn chế nội bộ thì sẽ dẫn đến hậu quả xấu là kìm hãm lực lượng lao động. Thành ra, "toàn cầu hóa"
Kiểm soát vốn. Đầu tư quốc tế bao gồm vốn dài hạn và vốn ngắn hạn. Vốn ngắn hạn có thể được chuyển đi chỉ bằng một cái bấm chuột trên máy tính, thành ra chúng có thể chạy lung
Giảm sự bảo hộ. Rào cản chính mà nhiều nước nghèo phải đối mặt lại không phải là toàn cầu hóa quá nhiều mà là toàn cầu hóa quá ít. Những người nghèo rất khó thoát nghèo nếu ở các nước giàu họ hạn chế nhập khẩu để bảo hộ cho những người nông dân và nhà sản xuất của họ. Các chính sách bảo hộ đó khiến các nước đang phát triển mỗi năm thiệt hại khoảng 45 tỷ USD; riêng trong lĩnh vực dệt may là khoảng 25 tỷ USD. Sự thiệt hại này vượt quá cả sổ tiền mà các nước giàu trợ giúp cho các nước nghèo. Chống độc quyền, các nhà sản xuất nhỏ ở các nước nghèo thường quá yếu về mạng lưới thị trường và thương hiệu để có thể tìm đường đến các thị trường giàu có. Mặc dù các Công ty bán lẻ đa quốc gia có thể giúp họ, nhưng chi phí cho việc đó thường rất cao. Vấn đề là các tập đoàn bán lẻ ăn chặn rất nhiều của các nước nghèo. Chẳng hạn, trên thị trường cà phê thế giới có 4 tập đoàn thống trị. Đầu thập kỷ 1990, các nước xuất khẩu cà phê kiếm được 12 tỷ USD, nhưng các tập đoàn bán lẻ cà phê lại kiếm được những 30 tỷ USD. Lỗi không phải là do các thị trường toàn cầu, mà lỗi chính là ở việc ngăn chặn sự tiếp cận các thị trường này và sự ép giá đối với các nước xuất khẩu. Một số tập đoàn bán lẻ hưởng lợi từ chuyện này với ưu thế độc quyền của họ. Nhiều nhà kinh tế đã đề xuất việc thành lập một cơ quan điều tra chống độc quyền. Ngay cả khi cơ quan này không mạnh lắm thì nó vẫn có thể cổ vũ và nâng cao ý thức cho hoạt động chống độc quyền. Thêm vào đó, việc triển khai các chương trình chứng nhận chất lượng quốc tế cũng có thể giúp cho sản phẩm của các nước nghèo được chấp nhận trên thị trường toàn cầu.
Các chương trình xã hội. Nhiều nhà kinh tế khẳng định rằng, để việc buôn bán thực sự đem lại lợi ích cho một quốc gia thì quốc gia đó phải tái phân bố lại của cải cho toàn cộng đồng của họ. Tức là những người được lợi từ chính sách mở cửa kinh tế phải chia sẻ lợi lộc của họ cho những người bị thiệt hại tới một mức độ nào đó. Tất nhiên là cái cụm từ "tới một mức độ nào đó" vẫn còn gây ra nhiều bất đồng, nhưng một số chương trình nhất định vẫn tỏ ra là có ích. Chẳng hạn như chương trình giúp các công nhân mất việc được đào tạo lại và có việc làm trở lại. Các chương trình học bổng giúp những gia đình nghèo có thể cho con em họ đến trường, đây cũng là một biện pháp rất hiệu quả để làm giảm số lao động trẻ em.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường