Toàn cầu hóa được nhiều người hiểu theo những cách khác nhau. TheoWikipedia: "Toàn cầu hóa là khái niệm về quá trình đa dạng, phức tạp của những thay đổi kinh tế, xã hội, công nghệ và văn hóa được xem như sự phụ thuộc lẫn nhau, sự hội nhập vàtương tác ngày càng tănggiữa người dân và các doanh nghiệp ở nhữngvị trí xa nhau trên thế giới?
Thomas Friedman, tác giả cuốn "Thế giới phẳng", phân toàn cầu hoá thành ba thời kỳ: Toàn cầu hoá 1.0kéo dài từ 1492 khi Coiumbus đi Ấn Độ nhưng lại tìm ra Châu Mỹ cho đến khoảng 1800. Toàn cầu hoá 2.0, kéo dài từ 1800 (với cách mạng công nghiệp hay việc chế tạo ra máy hơi nước năm 1760) đến 2000, bị gián đoạn bởi đại khủng hoảng và chiến tranh thế giới I và II. Toàn câu hoá 3.0 bắt đầu khoảng năm 2000.
Lấy mốc 1492 làm năm khởi đầu của làn sóng toàn cầu hoá 1.0 là có lý nhưng chỉ máng tính chất ước lệ, vì cũng có thề lấy sự hình thành con đường tơ lụa khoảng năm 100 trước công nguyên làm điểm mốc. Quá trình đó trải qua bao thăng trầm và sự hình thành con đường tơ lụa trên biển khoảng năm 700, các đợt thám hiềm của Trịnh Hoà (Trung Quốc) bắt đầu từ năm 1405 hay việc Columbus dương buồm năm 1492 là những sự tiếp nối của qúa trình hội nhập đó.
Nhiều người có lý khi cho rằng qúa trình toàn cầu hóa mới bắt đầu ở Việt Nam từ 1986. Nếu như toàn cầu hóa như một qúa trình như trên, ở tầm dài hơn thì cũng có thể hình dung khác đi một chút. Ý kiến chung cho rằng nền kinh tếViệt Nam thời phong kiến mang tính “trọng nông ức thương", không khuyến khích thương mại và cản trở sự hội nhập. Sử sách không nói mấy về sự phát triển kinh tế Việt Nam trong mấy ngàn năm qua. Các sản phẩm có thể xuất khẩu thời đó có lẽ chủ yếu là lụa, gia vị, hương liệu và gốm sứ. Lịch sử có nhắc đến cảng Vân Đồn, hình thành từ thời Lý (thế kỷ XI - XII) và phồn thịnh thời Trần (thế kỷ XIII - XIV), đến Phố Hiến (Hưng Yên) bên cạnh Lẻ Chợ (Hà Nội) như những nơi buôn bán sầm uất thời thế kỷ XVII. Sự hiện diện của thương gia, các thương điếm và tàu bè nước ngoài như TrungQuốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hà Lan, Anh, Bồ Đào Nha... tại phố Hiến từ những năm 1630 trở đi đã chứng tỏ sự gian thương nhộn nhịp đáng tiếc từ cuối thế kỷ XVII phố Hiến dần suy tàn. Hội An đã từng là một trong những trung tâm Thương mại Quốc tế lớn ở Đông Nam Á từ thế kỷ XV - XIX. Những phát hiện mới đây khi trục vớt các tàu bị đắm ven biển Việt Nam, những kết quả khai quật ở Chu Đậu (Hải Dương), ở Hoàng thành Thăng Long gần đây cũng như những nghiên cứu về gốm Việt Nam mới đây chứng tỏ một điều chắc chắn: Việt Nam đã xuất khẩu không ít đỗ gốm ra nhiều nước trên thế giới rước khi Columbus xuất hành ít nhất 50 năm.
Quá trình hội nhập này đã trải qua rất nhiều thăng trầm với nhiều giai đoạn hầu như ngưng trệ hoàn toàn. Nhà văn Nguyên Ngọc (Tạp chí Tia sáng số ra ngày 20/01/2006) có nhắc đến cuốn sách của Giáo sư Vĩnh Sính (Việt Nam và Nhật Bản: Giao lưu văn hóa,Nxb Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh 2001) kể về chuyện Chu Tuấn Thuỷ (trung thần nhà Minh) chạy sang Việt Nam ít nhất 5 lần và đã ở đây lâu nhất từ 1654 - 1658. Ông tha thiết muốn giúp Việt Nam trong thời kỳ toàn cầu hoá 1.0.Nhà cầm quyền Việt Nam bấy giờ đã tiếp Chu Tuấn Thuỷ theo “hống hách bắt phải lạy, hỏi có những bằng cấp gì, khi biết chẳng có bằng cấp gì cả thì hết sức coi thường, rồi bầu lại chất vấn toàn những chuyện vớ vẩn về sách vở giáo điều và tướng số mê tín, rồi bát giam, câu lưu, có lúc Chu đã suýt phải bỏ mạng... Cuối cùng, năm 1658, Chu ốm nặng, phải tìm cách quay về Nhật Bản. Ở Nhật, hoàn toàn ngược lại, được lãnh chúa của một trong ba lãnh địa lớn nhất của Nhật lúc bấy giờ là Tokugawa Mitssukumi mời làm tân khách, Chu đãđem sở học của mình hết lòng giúp Mitsukumi vàMitsukumi chính là người chủ xướng học phải Mito, có ảnh hưởng lớn đến phong trào yêu nước dẫn đến Minh Trị Duy Tân, như chúng ta đều biết đã đưa nước Nhật đến một số phận khác hẳn chúng ta, không những giữ vững được độc lập dân tộc trước bão táp toàn cầu hóa mà còn trở thành cường quốc, cho đến ngày nay...".
Trong "An Nam cung dịchsứ", Chu Tuấn Thủy có nhận xét cay đắng và thẳng thắn về Việt Nam thế kỷ XVII như sau: "Tuy là nước nhỏ, nhưng khí kiêu ngạo, học vấn nông cạn, kiến thức có giới hạn, tuy có thể tuyển chọn được người tài năng trong nước... của mình, nhưng không tránh được vẻ ếch ngồi đáy giếng".
San bao năm chiến tranh liên miên, Việt Nam chỉ thực sự có thể phát triển trong điều kiện hòa bình và ổn định hơn 20 năm nay. Quá trình hội nhập bước vào giai đoạn mới từ 1986. Nó đã diễn ra cùng với nhiều khó khăn thách thức nhưng đã tăng tốc dầndần và lấy được đà mạnh mẽ trong mấy năm lại đây với đỉnh điểm là những sự kiện vừa diễn ra tháng 11 vừa qua liên quan đến WTO, APEC... Hy vọng chúng ta rút được bài học lịch sử và thực sự cầu thị nhằm hội nhập thành công mà không để mất những cơ hội vàng như thế.