Thư ngỏ gửi tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo

11:59 SA @ Thứ Hai - 03 Tháng Bảy, 2006
Tôi trình bày những suy nghĩ của mình với ông, chỉ với mục đích thiết tha rằng, giáo dục sẽ đổi mới và khởi sắc theo đúng nghĩa cơ quan có chức năng di truyền và chế định những giá trị tiên quyết của văn hoá.

1. Giáo viên tiểu học theo quan điểm của tôi, nên chăng phải chuyên sâu chứ không phải môn nào cũng dạy, môn nào cũng "biết" như bây giờ. "Biết" như thế có nghĩa là không giỏi một cái gì cả. Đừng quan niệm tiểu học là dễ, nên dạy gì cũng được. Nếu không thể dạy một môn như người dạy ở trung học, đại học thì ít nhất cũng nên chuyên biệt hoá vùng; tức là môn học xã hội riêng, tự nhiên, tâm lý, kỹ thuật... riêng. Không thể bắt một cô giáo giỏi tất cả mọi điều. Đó là nguyên tắc. Nền giáo dục nước nhà đã phạm sai lầm nghiêm trọng từ điều răn dạy của cha ông: "Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh".

2. Các chương trình học theo SGK cứ lặp lại hoài. Tôi lấy ví dụ trong môn sử. Lớp 4, lớp 5 học rồi, đến lớp 6, 7, 8, 9 lại học lại và đến lớp 10, 11, 12 học lại lần nữa, lên đại học học tiếp. Tại sao không thể giảm các tần số lặp đi lặp lại của kiến thức xuống? Tôi chưa dám đoan quyết rằng, học cách ấy chẳng khác gì tạo cho học sinh cách tư duy lặp đi, lặp lại mòn cũ mà thôi.

3. SGK nên chuẩn hoá đồng bộ một lần trong chu kỳ 5 năm hay 10 năm (tuỳ môn học). SGK phải là chân lý. Nếu thiếu chân lý, SGK không thể là giáo khoa nữa. Phải lựa chọn những người giỏi thực sự để biên soạn. Các ngành khoa học tự nhiên nên mua bản quyền từ SGK của những nước có trình độ giáo dục hiệu quả. Tại sao cứ làm đi làm lại điều mà thế giới đã làm tốt? Chỉ có các môn khoa học xã hội mới cần ta biên soạn.

4. Việc ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa là cần thiết. Nhưng cách ưu tiên theo kiểu hiện nay chỉ mới giải quyết được cái vỏ của học vấn mà thôi. Cứ lên miền núi là thêm phụ cấp. Tại sao không thêm phụ cấp gấp đôi, gấp ba cho những SV tốt nghiệp khá giỏi lên miền núi? Nếu chúng ta cứ tư duy theo kiểu vùng xa mãi là cái giỏ đựng những dôi thừa, thất nghiệp, thì đến bao giờ vùng xa đến cạnh chốn gần? Cách "quy chuẩn" theo thang bậc kiểu này diễn ra khắp nơi. Tại sao lớp trưởng hay bí thư một lớp ở đại học có thể được cộng điểm cao chót vót (0,8 đến 1,2)? Làm thế có khác gì ta tạo ra đặc quyền, tham nhũng từ trứng nước?

5. Chương trình môn chính trị ở các trường đại học nặng quá. Dù có muốn hay không, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng chính vì không ít giáo viên môn Mác-Lênin kém cỏi mà nền giáo dục của ta đã làm cho người học sợ và xa chủ nghĩa rất đáng trân trọng và cần thiết này.

6. PGS và TS, ThS của ta nhiều về số lượng mà ít chất lượng quá. Chắc hẳn ông tân Bộ trưởng biết rõ, các giảng viên của Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh trong 5 năm qua, trung bình mỗi người chỉ viết có 1,7 bài báo, cả nước năm qua chỉ có một công trình duy nhất đề nghị Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới cấp bản quyền...

7. Bộ trưởng nghĩ sao khi cứ phong PGS là thêm 5 năm chưa hưu, dẫn đến không ít PGS chỉ có cái mác mà không có thực chất. Nếu cứ phong học hàm, học vị theo cách này, ít nhất sự trì trệ của Việt Nam sẽ có công thức là D+5Y nữa.

8. Một trường đại học ở Thái Lan, nhỏ thôi, nhưng có diện tích 310ha. Trường đại học - nơi mà tôi đang làm việc - có tổng diện tích là 1,4ha! Chỉ chừng đó đủ thấy, cơ sở vật chất của ta nghèo nàn đến mức nào. Làm sao có thể có ý tưởng và tầm vượt, tầm lớn trong cái cơ ngơi chen chúc và ọp ẹp đến thế?

9. Chúng ta không thể thay đổi một nền giáo dục mới, nếu 30% hay 50% giáo viên chưa đủ tiêu chuẩn cứ mặc nhiên tồn tại. Nếu sự học chỉ là thay một cái bằng này bằng một cái bằng khác to hơn thì giáo dục cứ vẫn là sự trì trệ dài dài. Thế nhưng, nghịch lý là năm nào cũng người người dạy giỏi, trường trường có thành tích cao. Tại sao những người không xứng đáng cứ yên vị mãi thế, trong khi biết bao SV khá giỏi mới ra trường lại thất nghiệp?

10. Vấn đề cuối cùng là quay về với định nghĩa "dân dĩ thực vi tiên". Sẽ không thể nào cấm dạy thêm, chừng nào lương của giáo viên vẫn còn thấp như thế. Nếu mỗi tháng thiếu tiền chi tiêu trong 10 ngày thì không thể chuyên tâm ngồi đọc sách, nâng cao kiến thức được. Dĩ nhiên nó sẽ còn kéo theo nhiều hệ lụy khác, chẳng hạn như bồi dưỡng cho mỗi giáo viên coi thi ở Hà Tây vừa rồi lên đến 700 - 800 nghìn đồng. Sai phạm như Hà Tây, ở đâu cũng có. Chẳng qua Hà Tây là một địa chỉ "bị lộ" vì quá coi thường luật pháp mà thôi.
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cuộc cải cách giáo dục phải xuất phát từ cái đầu của nhà giáo dục

    27/10/2014Trước kia việc gì cũng “từ trên dội xuống”. Từ nay việc gì cũng phải “từ dưới nhoi lên” (XYZ, Sửa đổi lề lối làm việc)
  • ''Phải tiến hành cuộc cách mạng giáo dục''

    16/06/2014''Nền giáo dục của chúng ta đang thực sự xuống cấp'', ''phải nhìn những tiêu cực trong giáo dục hiện nay như là một khối u nguy hiểm để triệt bỏ tận gốc''; ''đã đến lúc phải tiến hành cuộc cách mạng giáo dục''... Đó là những ý kiến thẳng thắn của các giáo sư trong buổi làm việc lấy ý kiến về dự thảo đề án ''Triển khai, thực hiện cuộc vận động toàn dân xây dựng - cả nước trở thành một xã hội học tập'', do Trung ương Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tổ chức hôm qua (4/9/2003)...
  • Hãy đánh thức người học

    24/03/2014Phạm Việt Hưng (Sydney)Nếu giáo dục không biết đánh thức vô thức - cái năng lượng vô cùng to lớn tiềm ẩn đó trong con người thì bao nhiêu cố gắng nhồi nhét chữ nghĩa cũng sẽ vô dụng. Công việc đánh thức được người phương Đông gọi là Khai Tâm, sự nghiệp giáo dục chủ yếu là Khai Tâm?
  • Cần có một nền học của ta và cho ta?

    23/06/2006Phan Đình Diệu (2004)Gần một trăm năm trước, trước những xáo động trong nền học vấn nước nhà, nhiều bậc thức giả tâm huyết hồi đầu thế kỷ 20 đã từng trăn trở: “Xưa khi học sách Tàu thì làm học trò Tàu, ngày nay học sách Tây chỉ làm học trò Tây mà thôi..... Từ xưa đến nay, nước ta quả không có quốc học thật....
  • 7 kiến nghị cấp bách về phát triển giáo dục Đại học

    21/06/2006GS Hoàng TụyTrước đây ta xây dựng Đại học theo mô hình Liên xô cũ, nay nềnĐại học đó không còn thích hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước, song những biện pháp sửa đổi chắp vá thời gian qua đã phá vỡ tính hệ thống của nó, rốt cuộc tạo ra cảnh tượng lộn xộn, không còn chuẩn mực, không theo quy củ, tuỳ tiện, và kém hiệu quả. Muốn thoát ra khỏi tình trạng này, cần có thời gian và một lộ trình hiện đại hoá thích hợp.
  • Nghĩ về chuyện dạy và học

    10/04/2006Khi nền giáo dục Phương tây quan tâm chú trọng tới phương thức học gọi là "tấn công não" - tức lấy người học làm trung tâm, thì ở Việt Nam điều đó còn thật mới lạ và nó vẫn chưa được quan tâm đúng mức...

  • Giáo dục ở nước ta hiện nay, đi ra bằng con đường nào?

    21/12/2005Nguyên NgọcKhi bàn về giáo dục ở nước ta hiện nay, nhiều người thường thống nhất với nhau: Thôi, không nên nói tình hình nữa, tình hình giáo dục, những căn bệnh của giáo dục đang khiến cả xã hội không thể yên tâm, thì ai cũng biết và nhận ra cả rồi. Vấn đề bây giờ là cần tìm giải pháp nào để thay đổi được. Tôi bây giờ nghĩ khác. Chúng ta có thể thấy rõ điều ta vẫn yên trí là vậy hóa ra không phải là vậy...
  • Muốn trường tốt phải có thầy hay

    16/11/2005Hồ Tú Bảo (GS. Tin học, Viện Khoa học & Công nghệ tiên tiến Nhật Bản - JAIST)Chúng ta đang bàn đến xây dựng ĐH chất lượng cao, nhưng tên gọi chính xác nên như thế nào, tiêu chí cụ thể ra sao, và đặc biệt đội ngũ giáo sư giảng dạy ở đó có thực sự là chất lượng cao hay không? Bài viết ngắn này bàn về một chuyện theo tôi là cốt tử nhất trong việc xây dựng đại học chất lượng cao ở nước ta, nhưng chưa được bàn thảo kỹ lưỡng.
  • Xã hội hoá giáo dục

    15/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupGiáo dục luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nó quyết định tương lai của mỗi người và của cả xã hội. Thực trạng nhức nhối của nền giáo dục Việt Nam hiện nay - nguyên nhân làm trì trệ sự phát triển của Việt Nam - đặt ra vấn đề phải cải cách giáo dục và xã hội hóa giáo dục là một trong những giải pháp được đặt ra sôi nổi nhất. Phải khẳng định, xã hội hóa giáo dục là tinh thần, là nội dung quan trọng nhất của cải cách giáo dục, đảm bảo sự thành công của cải cách giáo dục?
  • Giáo dục đại học: Khơi dậy và nuôi dưỡng tính ham học

    12/07/2005Nguyễn Văn Tuấn, Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan, Sydney, AustraliaGần đây, nhân dịp được tham dự vài buổi giảng tại một trường đại học trong nước (theo lời mời của vài đồng nghiệp), tôi chợt nhớ đến kinh nghiệm của chính mình trong thời còn theo học đại học hơn 30 năm trước đây. Thời đó, mối quan hệ giữa người giáo sư và sinh viên chủ yếu là “thầy giảng trò chép”. Ở các trường đại học Tây phương từ hơn 50 năm trước giới nghiên cứu giáo dục đã chứng minh rằng một phương pháp giảng dạy như thế không đem lại hiệu quả cao cho người học, vì nó mang tính thụ động quá. Ngày nay, qua trao đổi với một số đồng nghiệp trong nước và trực tiếp tham dự nghe giảng, tôi cảm thấy mối quan hệ thụ động như thế vẫn còn tồn tại. Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên thay đổi cách giảng dạy để đem lại hiệu quả tốt cho sinh viên và cả người dạy.
  • Đổi mới giáo dục ĐH theo hướng nào?

    03/07/2005Gs. Hoàng TụyTuy đã có nhiều cố gắng thể hiện tư duy mới, nhưng dự thảo vẫn chưa đưa ra được những ý tưởng khả thi có khả năng tạo nên chuyển biến đột phá làm xoay chuyển tình hình theo kịp yêu cầu phát triển của đất nước.
  • Kiến nghị: Chấn hưng, cải cách, hiện đại hoá giáo dục

    02/07/2005Bản kiến nghị này gồm ba phần. Phần đầu phân tích thực trạng của giáo dục để tìm ra cái gốc các khó khăn và bất cập hiện nay. Phần thứ hai đề xuất phương hướng hiện đại hoá giáo dục để khắc phục các khó khăn và bất cập một cách cơ bản. Phần thứ ba trình bày một số giải pháp cấp bách cần thực hiện để trả lại môi trường hoạt động bình thường cho giáo dục, và mở đường chuyển dần sang cải cách, hiện đại hoá toàn hệ thống.
  • Phải thay cách làm giáo dục

    21/12/2003Đây là bài phát biểu của GS-TSKH Hồ Ngọc Đại tại hội thảo “Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo?” với chủ đề: tiếp tục giải quyết mâu thuẫn lớn giữa yêu cầu vừa phát triển qui mô, vừa phải đảm bảo chất lượng với điều kiện hạn hẹp về nguồn lực, do Bộ Giáo dục - đào tạo và báo Nhân Dân phối hợp tổ chức tại Hà Nội ngày 23-12-2003...
  • Trao đổi về “giải pháp cứu ngành giáo dục” của giáo sư Hoàng Tụy

    16/12/2003Chưa có bao giờ, chưa có ngành nào lại bị dư luận lớn tiếng chê trách nặng lời như ngành Giáo dục trong thời gian gần đây. Người ta chê trách: Những khoản tiền khổng lồ từ ngân sách Nhà nước, từ đi vay nước ngoài, từ đóng góp của nhân dân đổ vào cái thùng không đáy. Tiền càng nhiều, chất lượng càng sa sút. ...
  • "Tôi cần phải quyết liệt hơn"

    03/12/2003Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo Nguyễn Minh Hiển trả lời phỏng vấn báo An ninh thế giới cuối tháng...
  • Sửa đổi luật giáo dục

    30/11/2003So với lần tập hợp ý kiến cách đây hai tháng, số lượng vấn đề được đề nghị sửa đổi, bổ sung trong Luật giáo dục (LGD) đã tăng từ tám lên 11, chưa kể còn một số kiến nghị liên quan đến một số điều cụ thể trong luật. Dường như càng đối chiếu với thực tế, càng mở rộng phạm vi lấy ý kiến, LGD càng có nhiều điểm phải bổ sung, sửa đổi...
  • Để xây dựng một xã hội học tập

    18/11/2003Mới đây, Hội Khuyến học Việt Nam cùng với Bộ Giáo dục – Đào tạo và một số ngành liên quan đã có đề nghị lên Chính phủ về việc triển khai cuộc vận động "Toàn dân xây dựng cả nước trở thành một XHHT". Sau khi đã xem xét, ngày 27/10/2003, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã có ý kiến chỉ đạo về đề án "Xây dựng XHHT ở Việt Nam". Theo đó Thủ tướng nhấn mạnh: Việc xây dựng XHHT là hết sức cần thiết. Bộ GD-ĐT chủ trì cùng Hội Khuyến học và các bộ, ngành có liên quan xây dựng đề án về xây dựng XHHT trình Chính phủ trước ngày 30/12/2003...
  • Cần bãi bỏ ngay các “chỉ tiêu” trong giáo dục

    18/11/2003Có lẽ trong toàn bộ lịch sử giáo dục của Việt Nam, chưa bao giờ căn bệnh thành tích lại trở nặng như bây giờ. Nhìn sang các nước khác, hình như cũng không thấy ai mắc căn bệnh quái dị này. Bài viết này thử đề xuất một phương thuốc...
  • Chất lượng giáo dục còn thấp: Nhìn lại mình để sửa, thay vì săm soi lỗi ở nơi khác

    11/11/2003Theo công bố của Bộ GD-ĐT, chỉ có 13,3% số thí sinh thi vào đại học đạt được tổng cộng 15 điểm trở lên cho 3 môn thi, và trên cả nước nếu xét theo tiêu chí này thì TP Hồ Chí Minh đứng vị trí thứ 17. Chính vì vậy đã rộ lên nhiều ý kiến về chất lượng giáo dục của thành phố...
  • Chấn hưng nền giáo dục nước nhà, bắt đầu từ đâu?

    11/11/2003Để chấn hưng nền giáo dục nước nhà - một nền giáo dục do đích thân Bác Hồ sáng lập và được xây dựng bằng trí tuệ và xương máu của nhiều thế hệ cách mạng - thì mọi vận động của nó phải theo quy luật vận động biện chứng của lịch sử và khoa học...
  • Giáo dục Việt Nam: ngôi nhà cần đổ lại móng

    11/11/2003Ông lão 79 tuổi gầy nhom, tóc điểm bạc, ngày ngày còng lưng trước chiếc máy tính đời cũ để vào mạng kiếm thông tin. Lúc nào học trò ông cũng nườm nượp đến xin thụ giáo. Nhiều người vẫn ngạc nhiên hỏi đi hỏi lại: "Từ lúc nghỉ hưu thầy dạy 20 năm nữa mà sao chưa hết vốn?". Vị giáo sư già tủm tỉm cười: "Tôi học nhờ Internet cả đấy". Vị giáo sư ấy là tiến sĩ khoa học Dương Thiệu Tống.
  • Giáo sư Hoàng Tụy và Giải pháp cứu ngành giáo dục.

    17/10/2003“Thực trạng giáo dục nước ta hiện nay có thể nói là đang rất nguy kịch. Trước thực trạng này, hầu hết mọi người đều nghĩ đến việc phải quy trách nhiệm chính cho ông Bộ trưởng Bộ giáo dục và cách chức ông ta. Riêng tôi lại nghĩ khác ” – trả lời phỏng vấn Tạp chí Ngày Nay, giáo sư toán học Hoàng Tụy, nguyên là Viện trưởng Viện Tóan học, người từng được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh đã phát biểu như vậy 
  • Năm kiến nghị về phát triển giáo dục

    11/02/2003Nhận định: Ở thời điểm hiện nay, rõ ràng là yêu cầu cải cách và đổi mới giáo dục đã trở nên hết sức bức bách đối với cuộc sống và sự phát triển của toàn xã hội. Trong những yêu cầu đó, có những yêu cầu trực tiếp khắc phục những yếu kém của hệ thống giáo dục hiện tại, đồng thời cũng đã xuất hiện các yêu cầu nhìn xa hơn chuẩn bị cho việc đổi mới giáo dục hướng tới một nền kinh tế tri thức và xã hội tri thức trong thế kỷ 21 mà con đường hội nhập đã khẳng định.
  • Chấn hưng giáo dục - chấn hưng quốc gia

    10/02/2003Trong bài viết này, tôi muốn phân tích một nguyên nhân cơ bản đã làm hỏng nền giáo dục của ta trong hai mươi năm qua mà hậu quả của nó bây giờ đã bắt đầu nặng và trong tương lai nếu tiếp tục thực hiện như bây giờ thì chưa lường hết được thảm họa của nó.
  • xem toàn bộ