"/>
"/>

Nghĩ về chuyện dạy và học

01:20 CH @ Thứ Hai - 10 Tháng Tư, 2006

Khi nền giáo dục Phương tây quan tâm chú trọng tới phương thức học gọi là "tấn công não" - tức lấy người học làm trung tâm, thì ở Việt Nam điều đó còn thật mới lạ và nó vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

Ở bên Pháp, một giáo sư đến giảng chuyên đề cho sinh viên. Theo cách dạy và học của Việt Nam, chuyên đề ấy phải giảng ròng rã ngót một tuần mới xong. Nhưng người Pháp không làm như vậy. Ngài giáo sư chỉ xin 2 buổi. Buổi đầu trình bầy đại cương khái lược về chuyên đề, và những ý kiến nghiên cứu của ông ta về vấn đề đó. Những vấn đề then chốt cần nói sẽ nói. Kế đến buổi sau GS trình bày các ý tưởng mới phát sinh xoay quanh đề tài và cung cấp nguồn tài liệu cho sinh viên. Lập tức sinh viên nước họ tìm tòi và lần mò đến các nguồn tư liệu đã được giáo sư giới thiệu trong các thư viện để nghiên cứu, tìm hiểu. Họ chuẩn bị cho bài thuyết trình của mình trước bè bạn và vị giáo sư tôn kính với tất cả sự say mê, phấn khích. Họ tỏ ra rất đỗi quen thuộc với lối học kiểu này mà không cần đến những lời lẽ biện giải. Cuối cùng, mọi vấn đề thắc mắc đều ngã ngũ trước một hội đồng tập thể có chung ý tưởng tìm tòi. Ngài giáo sư không còn là trung tâm của buổi học nữa. Nó được nhường lại cho đám đông sinh viên đang ồn ào và cuồng nhiệt với những ý kiến tranh luận trước lớp. Vị giáo sư chỉ giữ cương vị như một trọng tài được tín nhiệm trên "sân cỏ tri thức". Kết quả là buổi học đạt chất lượng cao. Sinh viên được trình bày luận điểm riêng của mình. Lý thuyết của họ được thực hành không xa rời thực tiễn. Tính năng tư duy trong óc họ được khơi dậy và thức tỉnh. Phương pháp tiếp cận vấn đề của họ thật tốt.

Trở lại câu chuyện của Việt Nam. Chúng ta rất chú trọng đầu tư tiền của và tâm lực cho nền giáo dục nước nhà. Mong mỏi chúng ta là đưa đất nước đi lên bằng nền kinh tế tri thức. Phương châm của giáo dục - đào tạo là nâng cao chất lượng. Nhưng chất lượng của ta thật mung lung quá, mỗi người hiểu một cách. Chúng ta liên tiếp có những cuộc cải cách về giáo trình, chữ viết, đặc biệt là phương pháp dạy và học. Nhưng đạt được hiệu quả gì thì chúng ta đều rõ. Gần đây, tại diễn đàn Hội nghị giáo dục ở bậc đại học, Thủ tướng Phan Văn Khải có nhận xét: " Chất lượng đào tạo của ta còn yếu, đào tạo còn rất ít gần với sản xuất và đời sống, với nghiên cứu khoa học...". Như vậy, rõ ràng là kết quả trên có liên quan mật thiết với việc dạy và học hiện nay. Cái kiểu dạy thông tin - tiếp thu một chiều tưởng đã bị quên lãng, ai dè vẫn cứ hiện hữu như những điệp khúc của một bản trường ca dài không có lời kết. Sinh viên thụ động và thu mình trong cái thế giới tri thức của người thầy. Người thầy làm trung tâm của quá trình dạy và học chứ không phải lấy người học làm trung tâm. Sinh viên ít có những buổi thảo luận, sinh hoạt nghiên cứu khoa học. Do đó, não họ cũng không bị "tấn công" thường xuyên để rồi nảy sinh những ý tưởng tư duy mới lạ. Họ chỉ biết nghe thầy cùng sách vở và xem đó như là một chuẩn kiến thức cho cuộc hành trình trong tương lai. Tại các thư viện, nơi được xem là thế giới vô tận của tri thức, dường như vẫn có cảm giác thiếu vắng những gương mặt sinh viên. Cuối cùng tiếng còi mãn cuộc đã hết sau 4-5 năm theo học, sinh viên đem theo hành trang tri thức họ đã học được vào cuộc sống mà không biết ứng dụng như thế nào.

Với các thầy, thường là những giáo sư đầu ngành, có thâm niên nhiều năm trong giảng dạy được các khoa mời đến giảng dạy chủ yếu là để truyền đạt đơn thuần về mặt kiến thức chuyên môn cho sinh viên. Trong khi với sinh viên tổ chức những buổi toạ đàm, nói chuyện về nghề nghiệp, cần hiểu và chuẩn bị nghề như thế nào thì các trường đại học lại hầu như không nhắc tới như những gì bắt buộc phải có bên cạnh kiến thức chuyên môn. Nếu có cũng thật hãn hữu. Và do thiếu ý thức về nghề nghiệp, không tự nỗ lực bản thân phấn đấu mà họ phải trả giá đắt cho cơ hội tìm việc sau khi tốt nghiệp ra trường.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Why - Lối tư duy tôi học được ở Anh

    27/08/2017Nguyễn Đức TâmVì sao tôi lúng túng? Vì tôi không quen với câu hỏi Why. Trước một sự kiện, phản xạ tự nhiên của tôi là What, Who và cũng chỉ dừng ở đó. Nhưng với người Anh thì khác. Tiếp ngay sau What? Who? sẽ là Why?
  • Tư duy sáng tạo và phê phán trong giáo dục Mỹ

    30/09/2014Dương Ngọc DũngCó lẽ trong tất cả giảng trình tạo Đại học Harvard không có giảng trình nào thu hút nhiều sinh viên ghi danh học như giảng trình 101 tư duy về tư duy (101 thinking about thinking – 101 là mã số chung cho tất cả các giáo trình nhập môn tại đại học Mỹ).
  • Hãy đánh thức người học

    24/03/2014Phạm Việt Hưng (Sydney)Nếu giáo dục không biết đánh thức vô thức - cái năng lượng vô cùng to lớn tiềm ẩn đó trong con người thì bao nhiêu cố gắng nhồi nhét chữ nghĩa cũng sẽ vô dụng. Công việc đánh thức được người phương Đông gọi là Khai Tâm, sự nghiệp giáo dục chủ yếu là Khai Tâm?
  • Trường Đại học duy lý và ý tưởng tự trị Đại học

    19/02/2006Ngô Tự Lậpcha đẻ thực thụ của trường Đại học hiện đại chính là Immanuel Kant (1724 -1804), người đã kết hợp triết học duy lý (rationalism) của Descartes với triết học duy nghiệm (empiricism) của Bacon và mở đầu cho thời kỳ Khai Sáng...
  • Giáo dục đại học: Khơi dậy và nuôi dưỡng tính ham học

    12/07/2005Nguyễn Văn Tuấn, Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan, Sydney, AustraliaGần đây, nhân dịp được tham dự vài buổi giảng tại một trường đại học trong nước (theo lời mời của vài đồng nghiệp), tôi chợt nhớ đến kinh nghiệm của chính mình trong thời còn theo học đại học hơn 30 năm trước đây. Thời đó, mối quan hệ giữa người giáo sư và sinh viên chủ yếu là “thầy giảng trò chép”. Ở các trường đại học Tây phương từ hơn 50 năm trước giới nghiên cứu giáo dục đã chứng minh rằng một phương pháp giảng dạy như thế không đem lại hiệu quả cao cho người học, vì nó mang tính thụ động quá. Ngày nay, qua trao đổi với một số đồng nghiệp trong nước và trực tiếp tham dự nghe giảng, tôi cảm thấy mối quan hệ thụ động như thế vẫn còn tồn tại. Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên thay đổi cách giảng dạy để đem lại hiệu quả tốt cho sinh viên và cả người dạy.
  • Hãy "thực dụng" hơn với tri thức

    06/02/2004SV dùng Internet để làm gì, nếu không phải đến 90% chỉ để chat? Nếu ở KTX có 2 TV, một phát thời sự, một chiếu phim chưởng dài tập, chưa biết TV nào "ăn khách" hơn... Thế mà đến đâu cũng thấy SV kêu "đói" thông tin, "khát" tivi. Quả thực, tình trạng này cũng nhìn rộng, hoá ra không phải thế...
  • Dạy học theo tình huống

    24/11/2003Đó là hai trong những vấn đề mà ngành giáo dục (GD) Nhật Bản đặt ra cho học sinh (HS) của họ từ cách đây hơn nửa thế kỷ. Trong quản lý GD và quản lý dạy học, ngành GD Singapore và Hàn Quốc cách đây rất lâu cũng đề ra một yêu cầu chặt chẽ: “cần có cái gì đây để phân biệt một bên là thợ dạy, bên kia là thầy giáo; một bên là thợ học, bên kia là HS”. Với họ, không thể đánh đồng giữa thợ với thầy, giữa người học theo lối “cầm tay chỉ việc” với người học theo kiểu tìm tòi nghiên cứu...
  • Sinh viên ta mắc “bệnh” thụ động trong học tập!

    18/11/2003Trương HiệuBước vào năm học 2003, trên 100 sinh viên Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM đành cuốn gói giã từ trường lớp trước quyết định buộc thôi học của Ban giám hiệu. Trong năm học 2001 và 2002 trước đó, hàng ngàn sinh viên cũng rơi vào cảnh ngậm ngùi tương tự...
  • Sinh viên phải là nhà nghiên cứu

    10/03/2003Trong hai ngày 7 và 8/3, tại Vĩnh Phúc, đã diễn ra hội thảo quốc gia “đổi mới phương pháp dạy - học ĐH, CĐ”. Phát biểu trong chương trình khai mạc, giáo sư Hoàng Tuỵ cho rằng: đã có nhiều thảo luận về đổi mới giáo dục ĐH nhưng đến nay vẫn chưa có sự thống nhất. Chưa có sự thống nhất về sứ mạng, mục tiêu mà đã bàn về phương pháp thì không thấu đáo, nhưng “đành phải tạm thôi”.
  • Tìm cách giảm sự thụ động cho sinh viên

    10/03/2003Trong hai ngày 7 và 8/3, tại Vĩnh Phúc đã diễn ra hội thảo quốc gia “đổi mới phương pháp dạy - học ĐH, CĐ”. Phát biểu tại, giáo sư Hoàng Tụycho rằng: đã có nhiều thảo luận về đổi mới giáo dục ĐH nhưng đến nay vẫn chưa có sự thống nhất. Chưa có sự thống nhất về sứ mạng, mục tiêu mà đã bàn về phương pháp thì không thấu đáo, nhưng “đành phải tạm thôi”.
  • Tẩy chay tích luỹ kiến thức?

    14/02/2003TS. Vũ Thị Phương AnhBước sang thiên niên kỷ thứ 3, nhìn lại những thành tựu của nhân loại, người ta phải thừa nhận rằng những nước đạt được nhiều thành tựu khoa học vĩ đại nhất vẫn là những nước ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực giáo dục. Vậy thì, chúng ta hãy điểm qua các dự báo về tương lai của nền giáo dục thế giới trong thế kỷ 21.
  • xem toàn bộ