Tất cả đã có trong lịch sử

04:07 CH @ Thứ Bảy - 04 Tháng Sáu, 2016

Trần Khánh Dư (không rõ năm sinh, mất năm 1339 ), thường được biết tới như một trong những công thần trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông. Có điều ông cũng rất giỏi tham lam vơ vét. Khi làm trấn thủ Vân Đồn, tục ở đấy quần áo đồ dùng còn bắt chước người Trung quốc, ông ra lệnh cho quân không được đội các nón kiểu phương bắc mà phải đội nón của một làng gần đấy gọi là nón ma lôi để phân biệt. Nghe thì có vẻ rất nghiêm! Có biết đâu, trước đó ông đã sai người nhà mua sẵn nón về bán, mỗi chiếc giá đắt gần bằng một tấm vải, nhờ thế cũng có được một “chiến công tưng bừng” trên phương diện kiếm lợi bỏ túi.

Câu chuyện trên không thấy ghi trong các bộ sử hiện đại, kể cả Việt nam sử lược, tôi chỉ biết được nhờ mấy hôm buồn tình lấy bộ Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú ra đọc. Đến khi tìm lại Đại việt sử ký toàn thư thấy có thêm một chi tiết có sức tố cáo mạnh hơn. Có lần người dân đã kiện Trần Khánh Dư đến tận triều đình, nhưng ông không sợ mà còn công khai tuyên bố: “ Tướng là chim ưng, dân lính là vịt, dùng vịt để nuôi chim ưng có gì là lạ ?”.

Câu chuyện về Trần Khánh Dư trước tiên mang lại cho tôi một sự an ủi, hoá ra nhiều chuyện đời nay chỉ là phóng chiếu những chuyện đời xưa.

Về tham nhũng, Đại việt sử ký toàn thư ghi, không phải đến thời vua Lê chúa Trịnh, mà ngay từ đời Lê Nhân Tôn ( sau Lê Thái Tổ và Lê Thái Tôn, trước Lê Thánh Tôn ), tức khi vương triều thịnh trị, đã có hiện tượng “ trên thì tể tướng, dưới thì trăm quan, hối lộ bừa bãi ”.

Về những dễ dãi trong việc ban quan tước, sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú ghi: “ Triều Tây Sơn phong tước quá lạm, đến cả phu quét chợ, lính đẩy xe cũng đều trao cho tước hầu tước bá. Danh khí tồi đến như thế ! Muốn cho khỏi loạn, có thể được không?”.

Theo nhà triết học B. Russel “ Đọc sử để biết những ngu xuẩn của quá khứ, nhờ thế người ta có thể chịu đựng tốt hơn những ngu xuẩn của hiện tại “(trích lại từ giáo sư Hà Văn Tấn). Nghe ra có vẻ đau đớn chua xót, nhưng thực ra đó mới là động cơ đủ sức thúc đẩy người ta “đi tìm thời gian đã mất ”.

Mấy năm nay ở ta có hiện tượng điểm sử của các học sinh trong các kỳ thi trung học kém một cách thảm hại. Và nói rộng hơn, lớp trẻ hiện nay ngán các bài sử ở trường đến tận mang tai, bất đắc dĩ phải học sử, lúc học lên có không biết thi vào trường nào khác mới chịu thi vào sử.

Tại sao như vậy ? Nhiều người nói là các giáo viên chúng ta không biết dạy. Có người dám viết rằng đã gọi là lịch sử thì bao giờ cũng nhàm chán khô khan, khó hiểu, lặp đi lặp lại. Họ tính chuyện tăng tính hấp dẫn của môn sử bằng tranh vẽ với lại phim ảnh, bởi tin rằng chỉ các biện pháp kỹ thuật thật xịn ấy mới giúp cho môn học đỡ ngấy.

Nếu chúng ta biết rằng ở các nước, lịch sử vẫn được người ta coi là một môn học sinh động và có sức lôi uốn bậc nhất với học sinh, thì có thể thấy đầu mối câu chuyện không phải là ở chỗ ấy. Lịch sử sao lại nhàm chán cho được?!

Việc học sinh và người dân ở ta ngán sử, theo tôi có nhiều nguyên nhân khác nhau.

Các bài sử được giảng khô cứng tẻ nhạt thiếu hẳn chi tiết thực tế. Chuyên ngày xưa được kể lại mà cứ như chuyện ngày nay. Ngôn từ và cách nói của lịch sử thiếu vắng. Cũng như thiếu hẳn cảm giác về một thời gian đã qua, vừa xa lạ vừa gần gũi. Thế thì ai mà thích được ?

Vỏ đã vậy, còn ruột thì sao? Một môn học chỉ hấp dẫn khi người ta tạo cho người học cảm tưởng ở trong đó có rất nhiều bí mật, kể cả những chuyện có thực mà không một đầu óc nào tưởng tượng nổi. Nó mời gọi người ta khám phá, chứng kiến, lý giải.

Cái hồn này của sử ở ta không có. Ngược lại, người viết sử chỉ cho thấy một thứ lịch sử trên sơ đồ, lịch sử đã chưng cất phục vụ cho một mục đích giáo dục đúng đắn nhưng quá đơn điệu. Thí dụ nói đến nhà Trần đánh quân Nguyên chỉ toàn cho thấy mấy lần vua tôi bàn nhau quyết tâm Sát Thát, nói đến vua Quang Trung chỉ nói đến chiến thắng Đống Đa Ngọc Hồi …Ở trung học cũng vậy, mà lên đại học cũng vậy. Còn chuyện những người cầm quân và làm việc nước lúc ấy quan hệ với nhau ra sao, suy nghĩ cụ thể như thế nào trong hành động, có những chính sách cụ thể ra sao sau chiến thắng – tương tự như hai mẩu chuyện tôi vừa đọc được – thì không bao giờ cho học sinh biết và gợi cho chúng cần biết.

Sau khi học qua chục năm ở trường phổ thông đám trẻ thông minh hiện nay lúc vui đùa thường mang những công thức mà chúng học được trong các giờ sử ra giễu cợt: nào “có áp bức có đấu tranh “, nào “tinh thần yêu nước và căm thù giặc đã tạo nên sức mạnh “.

Khi cảm thấy không được tôn trọng, không cảm thấy cái thiêng liêng trong kiến thức mà vẫn buộc phải học, người ta không có cách phản ứng nào khác.

Muối mà không mặn còn gì là muối, sử mà không có cái phập phồng của đời sống con người trong quá khứ, làm sao gọi là sử được?

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Số phận tiêu biểu "soi gương" lịch sử Nga

    07/11/2010Olga Berggholz là một trong số những nhà thơ nữ tiêu biểu nhất của văn học Nga thế kỉ XX. Bên cạnh những vần thơ công dân, những trang thơ tình của bà có được sức sống lâu bền hơn cả. Thơ bà là tiếng nói của một tâm hồn phụ nữ nhạy cảm với trái tim nồng nàn yêu thương nhưng cũng luôn khắc khoải, lo âu trăn trở...
  • Bài học lịch sử

    04/08/2019Phạm QuỳnhLịch sử không chỉ có tác dụng giáo dục; nó còn khích lệ. Nó làm nguôi ngoai, đem lại sự bình tâm; nó xoa dịu những nôn nóng cũng như những âu lo và cung cấp chỗ dựa cho niềm tin và hy vọng. Giữa những ưu tư nặng nề trước các khó khăn hiện tại, nó đưa lại sự tĩnh tâm thư thái khi thanh thản chiêm ngưỡng quá khứ vì dường như ta được tham dự vào sự bất tận của thời gian và vĩnh hằng của muôn vật. Nó là một phương thuốc tuyệt vời chống lại sự nản lòng và bi quan.
  • Giới trí thức tinh hoa trong lịch sử Việt Nam

    14/10/2018Trần Ngọc VươngChúng tôi muốn góp bàn về việc nhận diện thực trạng của giới tinh hoa trong lịch sử Việt Nam và những đặc điểm của giới đó có thể trở thành chướng ngại mà chúng ta cần khắc phục trong việc hướng tới hình thành giới tinh hoa mới trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay...
  • Giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ: Suy nghĩ từ thực tế của một số nước

    17/02/2017Vũ Minh GiangĐưa nội dung lịch sử vào các cuộc thi trí tuệ, kiến thức là một hình thức khuyến khích thanh niên tìm hiểu lịch sử. Làm cho thanh thiếu niên thấy một cách tự nhiên rằng hiểu biết lịch sử là một tiêu chuẩn đánh giá sự uyên bác và trí tuệ. Trong hầu hết các cuộc thi trí tuệ ở nước ngoài tôi thấy hầu như ở đâu cũng có những câu hỏi liên quan đến lịch sử...
  • Cá nhân và Lịch sử: Mối quan hệ biện chứng giữa quần chúng và người lãnh đạo

    14/05/2014Nguyễn Trần BạtNgười ta thường nói rằng sự nghiệp là của quần chúng. Điều đó không sai, nhưng nếu nói sụ nghiệp chỉ là của quần chúng thì hoàn toàn không đúng. Những bước ngoặt trong lịch sử các dân tộc thường gắn liền với các tên tuổi lớn: ở Nhật Bản là Minh Trị, ở Nga là Pie đại đế, ở Việt Nam là Hồ Chí Minh... Bởi vì thửa ruộng cày được không phải do công lao của cái cày. Nếu chúng ta phân tích theo logic, rằng những người lao động trực tiếp tạo ra sự nghiệp, tạo ra lịch sử, thì chúng ta cũng buộc phải phân tích tiếp: con trâu còn quan trọng hơn cả con người...
  • Ký ức chính là một phần của lịch sử

    06/12/2010Nhà sử học Dương Trung QuốcNếu phải tìm một cái mốc thì có lẽ có một tác động nào đó từ cuốn tự truyện của nghệ sĩ Lê Vân. Cách suy nghĩ của một người đã đụng chạm đến quan điểm của nhiều nguời, nhất là về những vấn đề chung như đạo lý, lối sống...
  • Viết tiểu thuyết lịch sử không nên lệ thuộc vào chính sử

    17/09/2010Hương Lan thực hiệnSau 20 năm miệt mài, nhà văn Hoàng Quốc Hải đã hoàn thành hai bộ tiểu thuyết lịch sử đồ sộ về nhà Trần và nhà Lý đúng vào thời điểm cả nước chuẩn bị chào đón đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. “Phổ cập lịch sử là trách nhiệm của nhà văn”, ông chia sẻ với Sài Gòn Tiếp Thị trong ngày ra mắt hai tác phẩm lớn của mình – “Tám triều vua Lý” và “Bão táp triều Trần”...
  • Ảo tưởng tôn giáo và nhiệm vụ của lịch sử

    28/08/2009Karl MarxNgười nào đã đi tìm một tồn tại siêu nhân nào đó trong tính hiện thực ảo tưởng trên thượng giới mà chỉ tìm thấy có sự phản ánh của chính bản thân mình, thì người đó không còn mong muốn chỉ tìm thấy cái bề ngoài của bản thân mình, cái không-phải-là-con-người, ở nơi mà người đó đang tìm mà phải tìm tính hiện thực chân chính của mình.
  • Lịch sử là khoa học, không phải công cụ giáo dục tư tưởng

    27/08/2009Cẩm Thúy (thực hiện)Giáo sư sử học Lê Văn Lan đã trao đổi cùng phóng viên Đại đoàn kết về việc dạy và học lịch sử trong nhà trường hiện nay.
  • Sự công bằng lịch sử được trả lại (*)

    16/06/2009Nguyên NgọcLà một trong những người dịch ông, tôi thấy có lẽ Phạm Quỳnh là một trong những người Việt viết tiếng Pháp hay nhất, một thứ tiếng Pháp trong sáng, sang trọng, trang nhã và đầy âm vang, chỉ có thể có được trên cơ sở một vốn tri thức uyên thâm về văn hóa và văn minh không chỉ của Pháp mà còn của cả phương Tây cổ kim.
  • Ý nghĩa Lịch sử

    14/06/2009Một ít người hóm hỉnh từng nhận xét rằng tất cả những gì ta học được từ lịch sử là: ta không học được gì từ lịch sử cả. Chúng ta có thể rút ra được sự hiểu biết hoặc sự hướng dẫn nào từ việc nghiên cứu lịch sử...
  • Tôn trọng lịch sử - tiêu chí của đổi mới

    22/07/2007GS, TS Ngô Văn LêNếu học sinh từng bước được trang bị kiến thức về cội nguồn dân tộc, truyền thống đánh giặc giữ nước, truyền thống lao động cần cù sáng tạo và những giá trị văn hóa, tinh thần mà ông cha mình, cũng như các nhà khai sáng đã gây dựng, giữ gìn bao đời thì chắc chắn từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, một thế giới quan đầy tính nhân văn sẽ được hình thành...
  • Lịch sử và giáo dục thời hội nhập

    18/06/2007Hà Văn ThịnhThời đại đang làm biến đổi sâu sắc xã hội loài người, bao gồm cả việc đánh giá đúng các giá trị cơ bản. Lịch sử lẽ ra phải là điều khó thay đổi nhất, bởi vì chẳng ai thay đổi được những gì đã xảy ra. Thế nhưng, cách nhận thức lịch sử, cách để chúng ta vận dụng những bài học kinh nghiệm của lịch sử trong công cuộc giáo dục - trồng người lại đòi hỏi các nhà giáo dục học phải thay đổi thật nhiều…
  • Hướng chảy ở dòng sông lịch sử

    01/02/2007Tương Lai“Lịch sử cổ xưa và hiện đại của dân tộc này cho thấy họ luôn luôn tìm ra những giải pháp độc đáo cho những vấn đề gặp phải”. Nhận xét đó của Edonard de Penguilly, một kiến trúc sư người Pháp tại cuộc Hội thảo về truyền thống và hiện đại trong kiến trúc tại Hà Nội vào quãng giữa thập niên 90, đã giữ lại trong tôi một gợi ý để suy ngẫm về những thách đố gay gắt đối với sự phát triển của đất nước trong bối cảnh của “toàn cầu hóa”.
  • Hãy đánh thức tình yêu lịch sử

    30/07/2006Lịch sử là trí nhớ của một dân tộc. Nếu một dân tộc không có sự hiểu biết, giữ gìn đúng đắn lịch sử của mình thì cũng giống như một người mất trí nhớ hoặc thiểu năng trí tuệ...
  • Định hướng lịch sử

    23/07/2006Hà Thúc MinhNăng suất, tốc độ phát triển kinh tế đương nhiên là thành tựu đáng tự hào, nhưng không phải lúc nào cũng không phải là tiêu chí duy nhất để minh chứng cho tính chính xác của định hướng lịch sử. Tốc độ con tàu không phải lúc nào cũng thống nhất với phương hướng của nó. Một khi con tàu đã lệch hướng thì càng chạy nhanh bao nhiêu càng không biết mình đang ở đâu và sẽ đi đến đâu giữa đại dương mênh mông...
  • xem toàn bộ