Ý nghĩa Lịch sử

11:50 SA @ Chủ Nhật - 14 Tháng Sáu, 2009

Thưa tiến sĩ Adler,

Một ít người hóm hỉnh từng nhận xét rằng tất cả những gì tahọc được từ lịch sử là: ta không học được gì từ lịch sử cả. Chúngta có thể rút ra được sự hiểu biết hoặc sự hướng dẫn nào từ việcnghiên cứu lịch sử? Các nhà tư tưởng vĩ đại có phát hiện ra ýnghĩa nào trong giòng chảy của những biến cố lịch sử? Đâu lànhững quan điểm cơ bản về ý nghĩa lịch sử?

E.D.

E.D. thân mến,

Chúng ta tìm kiếm nhiều loại ý nghĩa khác nhau trong việcnghiên cứu lịch sử. Trước hết, chúng ta tìm ý nghĩa và giá trị trongkiến thức lịch sử chỉ để hiểu biết thôi. Có được một bức tranh quákhứ xác thực và rõ ràng làm thỏa mãn lòng khát khao của chúng tavề tri thức khách quan và nhu cầu của chúng ta về tình đoàn kếtcùng mối liên hệ với các thế hệ đi trước. Không bị hạn định vàothời điểm hiện tại là một điều tốt; cuộc sống của chúng ta sẽ trởnên phong phú nhờ có được một cảm thức về quá khứ.

Niềm say mê ghi chép và phục hồi quá khứ là nguồn động lựcthúc đẩy các sử gia vĩ đại làm việc. Thucydides(1)kể lại cuộc chiếntranh mà chính ông trực tiếp tham gia, Gibbon(2)tái hiện lại sựsụp đổ và suy tàn của một đế quốc cổ đại. Cùng với các sử gia xuấtsắc khác, họ đã cố đặt những tài liệu mà họ thuật lại vào trong mộtmẫu hình có ý nghĩa. Họ không đưa ra trước chúng ta một mớ sựkiện riêng lẻ rời rạc. Họ chọn lọc, cân nhắc và sắp xếp các biến cốquá khứ theo một trật tự nhất định, nhờ đó chúng ta có thể tìmthấy một số ý nghĩa trên bình diện mô tả lịch sử đơn thuần.

Tuy nhiên các sử gia và độc giả của họ đã đi tìm trong lịch sửmột thứ ý nghĩa khác, thực dụng hơn. Herodotustìm cách ghi nhớnhững chiến công vẻ vang; Tacitus(3)muốn giữ mãi những điển cốvề đức hạnh và tội lỗi; Polybius(4)chỉ ra sự xoay vần giữa thắnglợi và thảm họa là một lời cảnh báo đối với sự tự mãn.

Nhiều người còn đi tìm sự khai mở đạo đức từ lịch sử và cho biết đã thâu nhậnđược những bài học đạo đức từ câu chuyện biên niên của quá khứ.Những truyện tiểu sử nổi tiếng của Plutarch(5)về các nhân vật HyLạp và La Mã thuộc về loại khai mở đạo đức từ lịch sử nói trên.

Vẫn có một loại ý nghĩa khác được tìm trong dạng thức cănbản của tiến trình lịch sử nói chung. Có hai giải đáp khác nhauđối với sự truy tìm ý nghĩa lịch sử theo kiểu này.

Với giải đáp thứ nhất, lịch sử dịch chuyển theo những chu kỳlặp đi lặp lại. Các quốc gia và các xã hội biến động qua bốn giaiđoạn sinh, trưởng, suy, diệt, và rồi chu kỳ này sẽ bắt đầu lại luônmãi. Cái nhìn theo chu kỳ này chi phối mạnh mẽ tư tưởng La Mãvà Hy Lạp cổ đại về lịch sử. Các sử gia cổ đại tin chắc rằng chúngta có thể có những lợi ích thiết thực từ việc nghiên cứu lịch sử bởivì lịch sử tự nó tái diễn. Một số triết gia hiện đại về lịch sử, nhưVico, SpenglerToynbee(6), đã khôi phục ý niệm cổ đại này, xem như một yếu tố cơ bản trong lý thuyết của họ.

Với giải đáp thứ hai, lịch sử không ngừng dịch chuyển nhắmtới một mục tiêu hoặc tới sự hoàn thành. Dạng thức của sự biếnđộng lịch sử là diễn tiến thẳng, chứ không xoay vòng. Đây là kháiniệm về lịch sử có tính chất Kinh Thánh, hoặc Cơ Đốc giáo, vànó được Saint Augustineđề xuất lần đầu tiên một cách mạchlạc trong tác phẩm Nước Chúa. Dưới cái nhìn của ông, lịch sửloài người diễn tiến, dưới sự dẫn đường của Thượng đế chí tôn,nhắm tới Nước Chúaở cuối hạn kỳ và vượt ngoài lịch sử.

Một số các hội đoàn và nhà lãnh đạo tôn giáo đã diễn giảiKinh Thánhnhư để nói rằng sớm hay muộn gì Nước Chúacũngsẽ đến trên thế gian này. Giữa thời hiện đại, cái nhìn tôn giáonày đã được chuyển dịch thành những cách nói thế tục. Triết giaĐức Hegel(7)nhìn thấy lịch sử như đang từng bước, hết kỷ nguyên này tới kỷ nguyên khác, tiến đạt cho được mục tiêu sau cùng củanó, và lên tới tột đỉnh trong thế giới Cơ Đốc giáo-Đức thời ôngđang sống. Đồ đệ của ông là Karl Marx(8)nhìn thấy mục tiêu vàchỗ kết thúc của lịch sử loài người trong một xã hội phi giai cấp,bình đẳng và tự do hoàn toàn, mà điều đó chỉ có thể có được quamột loạt những cuộc đấu tranh giai cấp, những cuộc chiến tranhđế quốc, và những cuộc cách mạng đẫm máu.

Hầu hết các sử gia và triết gia chuyên nghiệp đều đồng ý rằngý nghĩa của lịch sử không thể được khám phá đầy đủ trong tựthân lịch sử – trong việc ghi chép khách quan những biến cố quákhứ. Những gì chúng ta nghĩ về lịch sử tùy thuộc vào quan điểmcơ bản của chúng ta về bản chất và số phận con người, tùy thuộcvào khái niệm của chúng ta về mối liên hệ giữa con người vàThượng Đế, những nguyên lý đang tác động lên thế giới con ngườinói chung.

(1)Thucydides: sử gia Hy Lạp (460-400 tr. CN).
(2)Edward Gibbon(1737 – 1794): sử gia người Anh. Tác phẩm chính của ông, TheHistory of the Decline and Fall of the Roman Empire(‘Lịch sử suy tàn và sụp đổcủa Đế quốc La Mã”; 1776 – 1788), là công trình kinh điển về thuật chép sử ở Anh.

(3)Publius Cornelius Tacitus: sử gia La Mã (55 – 120).

(4)Polybius:sử gia La Mã, gốc Hy Lạp (205 – 123 tr. CN).

(5)Plutarch: triết gia kiêm nhà viết tiểu sử người Hy Lạp (46 - 120)
(6) - Giovani Battista Vico(1668 –1744): triết gia, nhà luật học Ý.
- Oswald Spengler(1880 – 1936): triết gia Đức .
-Arnold Joseph Toynbee(1889 –1975): sử gia Anh. Tác phẩm vĩ đại: AStudy of History; Khảo Luận về Lịch Sử (12 cuốn) [1934-1961] khảo sát 21 lịchsử nền văn minh trên thế giới.
(7)Georg Wilhelm Friedrich Hegel(1770 – 1831): triết gia Đức, triết học Biệnchứng duy tâm của ông đã tạo ra một ảnh hưởng to lớn trên tư tưởngÂu châu thếkỷ 19. Các tác phẩm chính của ông gồm có: The Phenomenology of Mind(“Hiệntượng luận về tinh thần” - 1807), Encyclopedia of the Philosophical Sciencesin Outline(“Bách khoa toàn thư các khoa học triết học” - 1817), The Philosophyof Right(“Triết học về quyền lợi” - 1821)…
(8)Karl Marx(1818 – 1883): triết gia Đức. Các tác phẩm của ông, đặc biệt làCommunist Manifesto(“Tuyên ngôn cộng sản” - 1848) và Das Kapital(“Tư Bảnluận” - 1867,1885,1894), là nền tảng của Chủ nghĩa cộng sản.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ: Suy nghĩ từ thực tế của một số nước

    17/02/2017Vũ Minh GiangĐưa nội dung lịch sử vào các cuộc thi trí tuệ, kiến thức là một hình thức khuyến khích thanh niên tìm hiểu lịch sử. Làm cho thanh thiếu niên thấy một cách tự nhiên rằng hiểu biết lịch sử là một tiêu chuẩn đánh giá sự uyên bác và trí tuệ. Trong hầu hết các cuộc thi trí tuệ ở nước ngoài tôi thấy hầu như ở đâu cũng có những câu hỏi liên quan đến lịch sử...
  • Cá nhân và Lịch sử: Mối quan hệ biện chứng giữa quần chúng và người lãnh đạo

    14/05/2014Nguyễn Trần BạtNgười ta thường nói rằng sự nghiệp là của quần chúng. Điều đó không sai, nhưng nếu nói sụ nghiệp chỉ là của quần chúng thì hoàn toàn không đúng. Những bước ngoặt trong lịch sử các dân tộc thường gắn liền với các tên tuổi lớn: ở Nhật Bản là Minh Trị, ở Nga là Pie đại đế, ở Việt Nam là Hồ Chí Minh... Bởi vì thửa ruộng cày được không phải do công lao của cái cày. Nếu chúng ta phân tích theo logic, rằng những người lao động trực tiếp tạo ra sự nghiệp, tạo ra lịch sử, thì chúng ta cũng buộc phải phân tích tiếp: con trâu còn quan trọng hơn cả con người...
  • Lịch sử và chiến tranh

    30/04/2014Nguyễn Hiến Lê dịchChiến tranh là một trong những sự thực lịch sử thời nào cũng xảy ra, khi loài người bắt đầu văn minh nó đã không bớt, mà khi chế độ dân chủ xuất hiện, nó cũng không giảm. Trong 3421 năm gần đây chỉ có 268 năm là không có chiến tranh. Chúng ta đã chấp nhận rằng chiến tranh là hình thức phát triển nhất của sự ganh đua, sự đào thải tự nhiên...
  • Ký ức chính là một phần của lịch sử

    06/12/2010Nhà sử học Dương Trung QuốcNếu phải tìm một cái mốc thì có lẽ có một tác động nào đó từ cuốn tự truyện của nghệ sĩ Lê Vân. Cách suy nghĩ của một người đã đụng chạm đến quan điểm của nhiều nguời, nhất là về những vấn đề chung như đạo lý, lối sống...
  • Triết học và lịch sử

    12/06/2009Hồ Ngọc ĐạiBài giảng của giáo sư Hồ Ngọc Đại tại trường viết văn Nguyễn Du. Giáo sư đầu bạc trắng, áo trắng, quần trắng, giọng nói sang sảng, giọng điệu hài hước và thẳng thừng.
  • Chỉ tại lịch sử

    11/11/2008Hà ThịHôm nọ lang thang trên mạng, em đọc được một bài viết có cái titre hào hùng thế này Lịch sử đã hình thành nên tính cách đàn ông Việt", vội vào đọc. Tưởng có nghiên cứu gì mới lạ độc đáo, không nhiều thì ít cũng tải cho mình được một góc nhỏ trong một lĩnh vực mênh mông đầy bí ẩn là tính đàn ông Việt...
  • Tôn trọng lịch sử - tiêu chí của đổi mới

    22/07/2007GS, TS Ngô Văn LêNếu học sinh từng bước được trang bị kiến thức về cội nguồn dân tộc, truyền thống đánh giặc giữ nước, truyền thống lao động cần cù sáng tạo và những giá trị văn hóa, tinh thần mà ông cha mình, cũng như các nhà khai sáng đã gây dựng, giữ gìn bao đời thì chắc chắn từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, một thế giới quan đầy tính nhân văn sẽ được hình thành...
  • Lịch sử và giáo dục thời hội nhập

    18/06/2007Hà Văn ThịnhThời đại đang làm biến đổi sâu sắc xã hội loài người, bao gồm cả việc đánh giá đúng các giá trị cơ bản. Lịch sử lẽ ra phải là điều khó thay đổi nhất, bởi vì chẳng ai thay đổi được những gì đã xảy ra. Thế nhưng, cách nhận thức lịch sử, cách để chúng ta vận dụng những bài học kinh nghiệm của lịch sử trong công cuộc giáo dục - trồng người lại đòi hỏi các nhà giáo dục học phải thay đổi thật nhiều…
  • Hướng chảy ở dòng sông lịch sử

    01/02/2007Tương Lai“Lịch sử cổ xưa và hiện đại của dân tộc này cho thấy họ luôn luôn tìm ra những giải pháp độc đáo cho những vấn đề gặp phải”. Nhận xét đó của Edonard de Penguilly, một kiến trúc sư người Pháp tại cuộc Hội thảo về truyền thống và hiện đại trong kiến trúc tại Hà Nội vào quãng giữa thập niên 90, đã giữ lại trong tôi một gợi ý để suy ngẫm về những thách đố gay gắt đối với sự phát triển của đất nước trong bối cảnh của “toàn cầu hóa”.
  • Vị trí, ý nghĩa của phạm trù đời sống tinh thần xã hội trong chủ nghĩa duy vật lịch sử

    02/10/2006Phùng ĐôngViệc vận dụng vấn đề cơ bản của triết học - mối quan hệ giữa tinh thần và tự nhiên, giữa ý thức và vật chất vào lĩnh vực xã hội không chỉ làm xuất hiện vấn đề mối quan hệ giữa ý thức xãhội và tồn tạixã hội, mà còn làm xuất hiện vấn đề mối quan hệ giữa đời sống tinh thần xã hộivà đời sống vật chất xã hội...

  • Hãy đánh thức tình yêu lịch sử

    30/07/2006Lịch sử là trí nhớ của một dân tộc. Nếu một dân tộc không có sự hiểu biết, giữ gìn đúng đắn lịch sử của mình thì cũng giống như một người mất trí nhớ hoặc thiểu năng trí tuệ...
  • Định hướng lịch sử

    23/07/2006Hà Thúc MinhNăng suất, tốc độ phát triển kinh tế đương nhiên là thành tựu đáng tự hào, nhưng không phải lúc nào cũng không phải là tiêu chí duy nhất để minh chứng cho tính chính xác của định hướng lịch sử. Tốc độ con tàu không phải lúc nào cũng thống nhất với phương hướng của nó. Một khi con tàu đã lệch hướng thì càng chạy nhanh bao nhiêu càng không biết mình đang ở đâu và sẽ đi đến đâu giữa đại dương mênh mông...
  • Lịch sử tự nhiên chân chính

    17/06/2006Hà Thúc MinhChỉ mới cách đây không lâu lắm, nói đến lịch sử là người ta chỉ biết đến lịch sử xã hội, lịch sử của con người, chứ chẳng ai buồn đả động gì đến lịch sử của tự nhiên. Bởi vì người ta, cho rằng tự nhiên làm gì có lịch sử, chẳng phải quan niệm quá quen thuộc rằng "dưới ánh mặt trời không có cái gì mới" đã làm cho người ta không thể nghĩ gì khác hơn ngoài điều đó...
  • Vai trò lịch sử của gia đình

    08/03/2006Trong các thời đại và nơi chốn khác nhau thì gia đình conngười rất khác nhau về tổ chức, điều hành, và vai trò xã hội của nó. Nhưng luôn luôn và ở đâu nó cũng thực hiện một chức năng cơ bản – sinh sản và nuôi dưỡng bọn trẻ. Đây là mục đích và nền tảng tự nhiên của gia đình...
  • Chẳng mấy cần đến lịch sử

    09/07/2005Phạm Toàn dịchEric Hobsbawm, ngôi sao sử học lớn nhất đang còn sống, nổi danh về công trình nghiên cứu sự phát sinh chủ nghĩa tư bản, về khái niệm quốc gia-dân tộc và về thời đại các đế chế, tuần qua đã tới Delhi giảng bài nhân ngày tưởng niệm Nikhil Chakravarty. Trong cuộc trả lời phỏng vấn do Prem Shankar Jha thực hiện, nhà sử học 87 tuổi nổi tiếng suy ngẫm về lý do tại sao lại có “thói sát nhân dã man trong thế kỷ 20” và liệu thế kỷ 21 có thể làm gì cho nhân loại nếu các nhà lãnh đạo của họ không tìm được cách cắt đứt với quá khứ.
  • xem toàn bộ