Tác động tâm lý

09:37 SA @ Thứ Hai - 10 Tháng Mười Hai, 2012
Đối với mỗi người Việt, ít nhất một lần trong đời đã nghe câu chuyện các thầy bói mù xem voi. Mỗi thầy chỉ sờ được một phần của con voi nhưng ai cũng cho mình đúng. Dựa vào triết lý trong câu chuyện này, có thể thấy được phần nào các yếu tố nằm sau sự xáo trộn tâm lý của công chúng cũng như các quan điểm trái chiều trong thời gian qua.

Trên thực tế, để hiểu được một nền kinh tế thì cần có đủ hai yếu tố:
(1) nắm được những nguyên tắc hay quy luật vận động của một nền kinh tế nói chung;
(2) có đầy đủ những thông tin liên quan đến nền kinh tế cụ thể.

Nhưng do không có đủ hai yếu tố nêu trên, nên “con voi” thường được vẽ theo cách hiểu và lượng thông tin mà mỗi người có được. Đối với những trường hợp số đông có cách hiểu giống nhau tạo ra tâm lý đám đông mà trong kinh tế học gọi là tâm lý bầy đàn.

Ví dụ khi có tin đồn một ngân hàng nào đó đang khó khăn cộng với một số dấu hiệu theo suy diễn có vẻ hợp lý làm mọi người đổ xô đến ngân hàng rút tiền. Kết quả là ngân hàng này vỡ nợ và dẫn đến đổ vỡ dây chuyền toàn hệ thống, trong khi chưa hẳn ngân hàng này đã có vấn đề. Điều này, trên thực tế, đã xảy ra ở VN.

Vấn đề tâm lý đám đông và sự dao động của mỗi người càng dễ xảy ra hơn trong bối cảnh thông tin không đầy đủ và các quy luật vận hành của một nền kinh tế nói chung chưa được hiểu rõ. Hơn thế, vấn đề sẽ trở nên phức tạp hơn nếu chính sách của Nhà nước hay những công bố của những người có thẩm quyền không nhất quán và mâu thuẫn với nhau.

Tìm cách để mọi người, nhất là những nhà hoạch định chính sách, có thể nhận ra hình thù thực tế của “con voi” là yếu tố vô cùng quan trọng. Lúc này, kiến thức và thông tin cần phải được giải quyết tốt thông qua các giải pháp sau.

Thứ nhất, một nền kinh tế chỉ có thể vận hành trôi chảy nếu từng cấu phần của nó như: tài chính công, tiền tệ... được vận hành tốt và những mối liên hệ được giải quyết hợp lý. Muốn có điều này thì cần phải giao trách nhiệm, giới hạn phạm vi cũng như quyền hành một cách rõ ràng để các cơ quan nhà nước không những không lấn sân nhau mà còn có thể phối hợp với nhau.

Thứ hai, tìm hiểu kỹ hơn về kinh tế thị trường (ít nhất tập trung vào các đối tượng chọn lọc trong điều kiện nguồn lực có hạn) là việc cần làm trước khi thêm vào các cấu phần khác. Bởi những lập luận sai căn bản như: giảm lãi suất để giảm lạm phát, giảm giá đồng tiền không giúp tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu, hay tính lượng vàng trong nền kinh tế vào GDP... còn khá phổ biến.

Thứ ba, thông tin là một trong những yếu tố then chốt của việc hoạch định các chính sách. Nếu không có một hệ thống thông tin nhanh nhạy và có độ tin cậy cao thì rất khó để có được những chính sách tốt, dẫn dắt công chúng có cái nhìn chân thực nhưng tích cực về nền kinh tế.

Tóm lại, nhằm tránh được những tác động tiêu cực gây xáo trộn tâm lý trong công chúng là việc cung cấp kịp thời và chính xác các thông tin cần thiết, song song với việc đưa ra được các chính sách công rõ ràng, nhất quán và không mâu thuẫn nhau. Dài hơn một chút là việc truyền thông kinh tế cần đi vào thực chất hơn để giúp nhiều người có thể hiểu được những quy luật vận hành căn bản nhất của kinh tế thị trường, cùng với việc xây dựng một hệ thống thu thập và cung cấp thông tin kịp thời và chính xác, làm cơ sở cho việc hoạch định và thực thi chính sách.
Nguồn:Thanh Niên
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tâm lý tiểu nông

    11/07/2018Vương Trí NhànChỉ cần đứng ở các đầu ô, theo dõi sự giao lưu hàng hóa trên con đường nối Hà Nội với các tỉnh, người ta cũng sớm nhận ra thực chất các mối quan hệ giữa đô thị với các vùng nông thôn chung quanh trong thời điểm hiện nay...
  • Tâm lý học với việc nghiên cứu hạnh phúc con người

    20/01/2018TS. Nguyễn Chí ThuậtHạnh phúc là gì? Định nghĩa về nó tưởng vô cùng đơn giản, song lại khiến bao nhà nghiên cứu phải đau đầu và cho tới nay vẫn chưa có sự thống nhất hoàn toàn trong việc định nghĩa hạnh phúc...
  • 8 ngộ nhận về tâm lý học

    07/08/2017Hải Ninh (theo Psycho số 13/2010)Aristotles (nhà triết học Hy Lạp cổ đại, 384-322 TCN) từng cho rằng, tình cảm có nguồn gốc từ trái tim, và phụ nữ kém thông minh hơn nam giới. Ngày nay, quan điểm phổ biến cho rằng, con người mới tận dụng 10% năng lực trí tuệ của mình và nghe nhạc Mozart từ trong bụng mẹ có thể giúp tất cả trẻ nhỏ đều trở thành thiên tài. Sự thật có đúng như vậy?
  • Trung Quốc: 6 biến đổi tâm lý của quan tham

    02/09/2016Anh Quyên (theo Mạng Nhân Dân Trung Hoa)Nguyên nhân của tham nhũng hóa ra lại chính là sự biến đổi về tâm lý của những quan chức khi đạt được "quyền cao chức trọng". Có tới 6 biến đổi tâm lý tạo ra chướng ngại lớn trên con đường phòng và chống tham nhũng của chính phủ Trung Quốc.
  • Giới trẻ - cái tôi và những căn bệnh tâm lý

    07/06/2016Minh Anh (thực hiện)Thế giới của giới trẻ Việt Nam hiện nay khác rất xa với thế hệ cha mẹ của họ. Nhu cầu vật chất cao hơn, đời sống tiện nghi hơn và cái tôi của họ cũng phô bày thô bạo hơn. Giải thích và phân tích xu hướng này từ góc độ tâm lý học là một phần nội dung cuộc trò chuyện giữa KH&ĐS với TS Tâm lý học Lương Cần Liêm.
  • Tâm lý dân tộc với cuộc cải cách hành chính hiện nay

    01/03/2016Ðỗ Thái ÐồngTrong số những cái mà người phương Ðông học ở người phương Tây thì nền Hành chính công là cái đáng học nhất, sau những cái tân tiến khác về kỹ thuật. Bộ máy hành chính Tây phương cho thấy hai ưu điểm rõ nhất: tinh giản và hữu hiệu. Ðó là cái hấp dẫn người Ðông phương cũng giống như các máy móc khác, vừa tốn ít người, vừa năng suất cao...
  • Cần những kháng sinh cho những căn bệnh tâm lý

    26/02/2016Vương Trí NhànChỉ bước sang thời hiện đại nhân loại mới tìm ra kháng sinh. Kháng sinh là thuốc hủy diệt mầm bệnh. Kháng sinh dùng quá liều thì nguy hiểm. Nhưng để chữa chạy các bệnh mà người xưa bó tay/ nó là đặc trị. Cần những liều kháng sinh như thế trên phương diện chính sách xã hội.
  • Mặc cảm - Tha hóa - Phân thân trong tâm lý người cầm bút

    13/01/2016Vương Trí NhànỞ nước nào cũng vậy, một dấu hiệu chứng tỏ xã hội trưởng thành là sự phân công lao động được thúc đẩy mạnh mẽ, đi kèm với nó là sự hình thành tầng lớp trí thức chuyên làm công việc sáng tạo. Của cải mà lớp trí thức này giao nộp cho xã hội là những giá trị tinh thần với tất cả sự phong phú đa nghĩa của hai chữ tinh thần. Trong khi có vẻ sống xa nhân dân thì những gì tốt đẹp mà họ làm ra lại gắn liền với nhân dân. A. P. Chékhov còn nói trí thức, đó là lương tâm của nhân dân nữa...
  • Phải kích thích được tâm lý ham học hỏi trong mỗi người

    09/12/2015PGS. TS tâm lý học Đặng Ngọc DiệpXã hội học tập (XHHT) là một đặc trưng của xã hội hiện đại ở thế kỷ 21. Khác với thực tế trước nay ở Việt Nam học sinh vẫn phải học cả ngày...
  • Chỗ mạnh, chỗ yếu trong tâm lý con người Việt Nam khi đi vào thời đại văn minh trí tuệ

    09/12/2015GS.TS. Hoàng TụyPhân tích để hiểu rõ những đặc điểm văn hoá, tâm lý của dân tộc, những truyền thống tốt, những yếu tố tích cực, thúc đẩy sự phát triển, cùng với những nhược điểm, những yếu tố chưa tốt, thậm chí tiêu cực, đang hoặc sẽ níu kéo chúng ta lại sau, là việc làm hết sức cần thiết để giúp xây dựng một chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp hoàn cảnh và điều kiện thế giới ngày nay...
  • Một số nét tâm lý đặc trưng về định hướng giá trị của thanh niên hiện nay

    30/09/2015Đỗ Ngọc HàGiá trị và định hướng giá trị có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự hình thành nhân cách, lối sống và có ảnh hưởng đến toàn bộ hành vi cá nhân. Khi tiếp cận trên bình diện giá trị và định hướng giá trị, chúng ta có thể hiểu sâu được những quá trình xã hội điều khiển sự hoạt động của các cộng đồng, các nhóm xã hội...
  • Trạng Quỳnh – Trạng Lợn, hai nét tâm lý người Việt cười

    28/09/2015Đỗ Lai ThúyTrạng Quỳnh và Trạng Lợn là hai nét tâm lý cơ bản của người Việt cười. Đó là hai vế của một câu đối, một cỗ xe hai ngựa song hành suốt dòng thời gian như một hằng số Trạng Quỳnh là vế trắc, thông minh, tài trí, ghét kẻ trên, hay xỏ xiên, đả kích, chửi đổng. Đó là tâm lý của kẻ bị trị, kẻ yếu muốn thắng lại kẻ cai trị mình, kẻ mạnh hơn mình bằng lối đánh tập hậu. Còn Trạng Lợn là vế bằng, dốt nát và lười biếng nhưng gặp may. Đó là một chút huyễn tưởng thường thấy của các cư dân tiền nông nghiệp.
  • Tham nhũng dưới góc nhìn tâm lý xã hội

    24/10/2014Nguyễn Đăng TấnTham nhũng, là biểu hiện nguy hiểm nhất của sự tha hoá quyền lực, sự thoái hoá, biến chất của công chức đó là “quốc nạn” của cả dân tộc. Đã hàng chục năm nay nhiều biện pháp đã được vạch ra, nhiều cơ quan đã được thành lập để phòng và chống tham nhũng...
  • Sự biến dạng tâm lý xã hội dưới tác động của tham nhũng

    08/02/2013Nguyễn Trần BạtTham nhũng không phải là hiện tượng tiêu cực duy nhất gây ra biến dạng tâm lý nhưng nó là một trong những yếu tố gây ra những biến dạng khủng khiếp nhất, trên quy mô rộng lớn nhất, ở mức độ sâu sắc nhất và thậm chí, tham nhũng gây ra sự biến dạng nhân cách...
  • Cuộc cách mạng tâm lý Gnosis

    27/01/2009Samael Aun WeorTrong xã hội hiện đại, khoa học kỹ thuật phát triển gần như đột biến, lượng của cải vật chất được sản xuất mỗi lúc một nhiều, giá rẻ và vô cùng tiện lợi, khiến cho con người dễ bị cuốn hút vào vòng xoáy của những tiện nghi vật chất. Vào gần cuối thế kỷ XX, xuất hiện một hiện tượng, mà các triết gia đặt cho nó cái tên là "Chủ nghĩa tiêu dùng"...
  • Tâm lý tiểu nông và toàn cầu hóa kinh tế ở VN

    14/01/2009Phương Loan (thực hiện)Kinh tế Việt Nam gốc rễ là kinh tế tiểu nông. Tâm lý của người tiểu nông là muốn giữ lâu những thứ đồ cũ, những thứ đồ không dùng được nữa. Muốn thành công trong hội nhập kinh tế phải thay đổi tư duy và hành động của nền kinh tế tiểu nông, thay bằng tư duy và hành động của nền kinh tế sản xuất hàng hóa, nguyên trưởng đoàn đàm phán Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ Nguyễn Đình Lương nhấn mạnh.
  • Những chấn thương tâm lý hiện đại

    31/10/2008Vương Trí NhànMãi tận kỳ vào Sài Gòn hồi tháng 6 vừa qua, tôi mới thật chứng kiến cảnh thành phố kẹt xe triền miên đến vậy. Một tài xế taxi nói: Bây giờ thì chẳng ai nhường đường cho ai nữa, ai cũng cố chen lên bằng được, thành thử đường càng thêm kẹt. Mà con người sao đối xử với nhau quá tệ. Con người bây giờ ác quá!
  • Một số đặc điểm tâm lý của người nông dân Việt Nam ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hội nhập kinh tế

    14/10/2008Nguyễn Hồi LoanTrong quá trình vận động và phát triển của mỗi dân tộc trên thế giới, các dân tộc đều hình thành truyền thống văn hoá đặc trưng cho dân tộc mình. Văn hoá là sản phẩm của con người và tự nhiên, nên mọi sự khác biệt trong truyền thống văn hoá của các dân tộc là do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên (địa lý - khí hậu) và xã hội (lịch sử kinh tế) quy định. Trong phát triển kinh tế hiện nay, xu hướng hội nhập kinh tế giữa các nước là một tất yếu và như vậy sẽ dẫn đến sự "va chạm" giữa các nền văn hoá khác nhau.
  • Nắm bắt tâm lý nhân viên

    16/05/2007Mai AnhMột cái bắt tay, một cái vỗ tay ân tình của sếp đối với nhân viên điều không có khó khăn gì. Ấy thế nhưng nhiều “sếp” coi đó là việc vớ vẩn, mất thời gian. Vô tình, họ đã tạo ra khoảng cách với nhân viên, những người luôn mong muốn mình được thừa nhận, được tôn trọng, được động viên, khích lệ.
  • Một số ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý sản xuất nhỏ tới hoạt động lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ ở nước ta hiện nay

    02/03/2007Ths Trần Sỹ DươngVới những đặc trưng cơ bản như: mang tính chất tự cấp tự túc được tiến hành theo kinh nghiệm là chủ yếu, kỹ thuật thủ công thô sơ, lạc hậu, có tính chất phân tán, khép kín...nền sản xuất nhỏ là cơ sở chủ yếu hình thành nên lối tư duy kinh nghiệm, tầm nhìn thiển cận, thói tự do tùy tiện, vô tổ chức, vô kỷ luật, coi thường luật pháp, cục bộ địa phương...
  • Tâm lý học đám đông

    28/10/2006Phạm ToànCái yếu tố bệnh lý để Le Bon nghiên cứu đám đông là tin đồn. Qua tin đồn, ta sẽ hiểu đám đông theo nghĩa là hiểu sự bí ẩn của cách hình thành đám đông để từ đó mà biết cách chi phối đám đông, hoặc theo nghĩa là hiểu tâm lý đám đông không phải để cai trị đám đông, mà để không bị đám đông cai trị...
  • Hiện đại hóa và tâm lý xã hội

    07/06/2006Nguyễn KiênXã hội hiện đại không chỉ bắt nguồn từ trạng thái kinh tế mà còn là một trạng thái văn hoá và tâm lý. Do vậy nếu chúng ta không tạo ra được những con người cá nhân ngày càng độc lập và chủ động thì chưa có đủ tiền đề để đi tới xã hội hiện đại...
  • Một số vấn đề tâm lý học trong quản lý hành chính ở nước ta hiện nay

    30/04/2006Ths. Tô Ngọc QuyếtSau 15 năm đổi mới và mở cửa, cải cách hành chính được xem như một bộ phận cấu thành của cải cách xã hội - chính trị ở nước ta và đang được nhận thức một cách ráo riết, triệt để hơn để hỗ trợ, thúc đẩy việc cải cách kinh tế xã hội...
  • Những thành phần chủ yếu của tâm lý

    01/04/2006Lê Vân LongHoạt động của não người là một trong những chức năng của tâm lý. Tâm lý bao gồm những thành phần chủ yếu như: tư duy, cảm xúc và động lực thúc đẩy...

  • Chống tham nhũng - Hãy vận dụng mạnh mẽ yếu tố tâm lý

    06/03/2006Vũ Duy Phú (Viện Những vấn đề phát triển-VIDS)Mấy chục năm nay, tham nhũng không hề thuyên giảm. Thậm chí có nơi, có lúc nó còn trầm trọng hơn, xuất hiện nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi, nguy hiểm hơn và có tổ chức hơn...
  • Giải quyết xung đột bằng tâm lý học quản lý

    11/02/2006Nguyễn Đình MinhThực trạng tất yếu trong các cơ quan là luôn luôn có xung đột, chúng chỉ khác nhau về quy mô tính chất. Tuy nhiên, không phải lúc nào khái niệm xung đột cũng đều được hiểu theo nghĩa xấu. Xung đột là quá trình trong đó một bên nhận ra rằng quyền lợi của mình hoặc đối lập hoặc bị ảnh hưởng tiêu cực bởi một bên khác.
  • Sự biến đổi tâm lý của người nông dân trong quá trình CNH - HĐH ở nước ta hiện nay

    07/12/2005Ngọc LanCông nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn là cuộc cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để về mọi mặt, nhất là trong đời sống tâm lý của người nông dân. Bài viết này góp phần tìm hiểu sự biến đổi tâm lý của người nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
  • Tâm lý "thích sáng tạo" là nội lực rất quan trọng

    10/02/2003Ta thường nói "nâng cao dân trí" nhưng ít khi đi vào nội dung cụ thể, vô hình chung đồng nhất với nâng cao cấp "phổ cập giáo dục", coi phổ cập đến cấp học nào thì cấp học đó là mặt bằng dân trí. Nếu bảo đảm được chất lượng giáo dục theo hướng phục vụ tốt cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa thì nghĩ như trên là được. Nhưng trong thực tế thì việc học trong nhà trường chúng ta hiện nay phổ biến vẫn là thầy nhồi nhét kiến thức, học trò tiếp thu thụ động, nhiều yêu cầu khác cần thiết để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa xem ra có vẻ xa vời.
  • xem toàn bộ