Tâm lý học với việc nghiên cứu hạnh phúc con người

03:34 CH @ Thứ Bảy - 20 Tháng Giêng, 2018

Hạnh phúc là gì? Định nghĩa về nó tưởng vô cùng đơn giản, song lại khiến bao nhà nghiên cứu phải đau đầu và cho tới nay vẫn chưa có sự thống nhất hoàn toàn trong việc định nghĩa hạnh phúc.

Nhà tâm lý học Tal Ben-shahar, trong cuốn sách viết dưới nhan đề "Happier: Learn the Secrets of Daily Joy and Lasting Fulfillment” (tạm dịch: "Để hạnh phúc hơn: Hãy học những bí mật niềm vui hàng ngày và hiện thực hóa lâu dài"), xuất bản cách đây không lâu, đã miêu tả hạnh phúc như sự cảm nhận những đều sung sướng và cảm nhận ý nghĩa cuộc đời. Định nghĩa này không có gì rõ ràng hơn, mới mẻ hơn và về cơ bản không khác gì lắm so với định nghĩa mà nhà triết học Ba Lan Wadysalf' Tatarkiewicz đã nêu trong một bài báo luận về hạnh phúc viết từ những năm phát xít Hitler chiếm đóng Ba Lan. Trong bài viết này, ông gọi hạnh phúc là sự hài lòng mang tính bền vững về cuộc sống và được chứng minh cơ sở tồn tại. Sự hài lòng là gì thì ai cũng biết, cho nên chúng ta thử đi sâu phân tích tính bền vững và tìm hiểu xem cơ sở tồn tại của nó đã được chứng minh như thế nào. Nhưng trước tiên xin kể một câu chuyện có thật đã xảy ra cách đây một số năm.

Ở ngoại vi thủ đô London của nước Anh có một thị trấn nhỏ tên là Slough, tiếng Anh có nghĩa là bùn lầy hay vũng nước. Với tên gọi ấy, thị trấn này chắc chắn không thể được liệt vào danh sách những địa danh hấp dẫn khách thập phương về du lịch và cảnh quan. Vì trong quá khứ nó đã từng là một khu công nghiệp, cư dân ở đây vừa rất vô sản vừa đa sắc tộc. Đông đảo nhất là những người theo đạo Hồi (13,4%), người Xích (9,1%), sau đó là người ấn và những người theo Thiên chúa giáo, con cháu lính Ba Lan từng theo tường Anders lưu lạc sang đây: Chính vì cư dân Slough không được coi là những người đặc biệt khá giả, không phải lo miếng cơm manh áo hàng ngày và hạnh phúc nên nó đã thu hút sự chú ý của một nhóm những người quan tâm đặc biệt đến tâm lý học xã hội, khiến họ không ngần ngại chọn thị trấn này làm nơi ấn hành một cuộc thí nghiệm với mục tiêu cao cả là biến. cư dân vùng này trở thành những người hạnh phúc. Cuộc thí nghiệm đã được miêu tả tỉ mỉ trong cuốn sách nhan đề “Trở thành người hạnh phúc như thế nào”? sau một thời gian xuất bản đã được dịch ra khá nhiều ngôn ngữ trên thế giới.

Công việc mà những người trong nhóm kể trên tiến hành khó có thể coi là một công trình khoa học thực thụ, đúng hơn đó là chương trình phổ biến khoa học được chương trình truyền hình BBC2 tài trợ và kết thúc thành công. Trong số sáu người tổ chức cuộc thí nghiệm này có nhà tâm lý học thuộc một Trường Đại học mở là ông Richard Stevens, nhà tâm lý tư liệu Brett Kahn, hai nữ chuyên gia về đều kiện lao động là Jessica Pryce- Jones và.Philippa Chapman, nhà hoạt động xã hội tích cực kiêm nhà doanh nghiệp Andrew Mawson và nhà kinh tế học kiêm triết học Richard Reeves. Bao trùm cuộc chơi là tinh thần của một lĩnh vực khoa học mới xuất hiện những năm 90 ở Mỹ và được gọi tên là tâm lý học tích cực. Những người thừa nhận nó đặc biệt nhấn mạnh niềm tin vào một điều răng bản chất con người là thứ có thể dạy được, cho nên có thể dạy con người vươn tới hạnh phúc ra sao, hay ít nhất có thể dạy con người ta cách tiếp cận với hạnh phúc.

Làm cho 120.000 dân của thị trấn Slough trở nên hạnh phúc là một việc làm vượt quá khả năng của sáu con người trong nhóm thực nghiệm, cho nên để tham gia vào cuộc thí nghiệm với mục đích phục vụ cho nhu cầu của truyền hình hơn là làm thí nghiệm khoa học, người ta mời 50 tình nguyện viên, đại diện cho các nghề nghiệp và có những nẻo đường đời khác nhau. Trước tiên, người ta đo mức độ hài lòng chung của những người này về cuộc sống và thu được kết quả là 6,4, tức là thấp hơn chỉ số bình quân trên toàn nước Anh (7,3), thấp hơn một chút so với Trung Quốc (6,5), nhưng cao hơn hẳn Ba Lan (5,9). Sau khi xác định hiện trạng ban đầu, trong mấy tháng liền, những người tình nguyện tham gia thí nghiệm, dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia, được tập huấn “chiến thuật", đã học hát tập thể và thực hiện một số bài tập khác, với một tâm niệm thường trực trong đầu là con người ta chỉ có thể đến được với hạnh phúc bằng những bước đi rất từ từ.

Sau bốn tháng kiên trì, cần mẫn hát trong đội đồng ca, gọi điện thoại cho bạn bè, nở nụ cười với người quen cũng như người lạ, mang xẻng đi đào hố trồng cây, những người dân Slough tình nguyện làm thí nghiệm đã được đo lại mức độ hài lòng về cuộc sống của mình và những người tổ chức thí nghiệm đã ngẩng cao đầu tuyên bố rằng chỉ số hạnh phúc trung bình của 50 tình nguyện viên đã tăng33%, đạt mức bình quân của cư dân Đan Mạch và Thụy Sĩ.


Cuộc thí nghiệm được tiến hành ở Sluogh, suy cho cùng, chỉ là một trò chơi và những kết luận rút ra từ đó có thể là hời hợt, nông cạn. Nhưng chuyện hạnh phúc con người thì không được phép coi thường, bởi đây là vấn đề mà hàng ngàn năm nay, từ Aristoteles đến Sigmund Freud và Bertrand Russell đều đã hao tổn không biết bao nhiêu sức lực trong những đêm suy nghĩ lao lung để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi mà phần lớn nhân loại quan tâm.

Trở lại định nghĩa của Wladyslaw Tatarkiewicz, chúng ta thấy có hai vấn đề cần đi sâu nghiên cứu, phân tích. Thứ nhấtlà tính bền vững của trạng thái hài lòng: Tính bền vững này (theo quan niệm của Ben-shahar thì đó là tính chất chung nhất) là cơ sở để chúng ta chỉ có thể nói đến hạnh phúc trong ý nghĩa triết học của nó và trong bối cảnh toàn bộ những trải nghiệm cuộc đời của con người. Ngay cả khi có một cuộc sống hạnh phúc, thành đạt, chúng ta vẫn không tránh khỏi những phút giây đau đớn, khổ sở, những thất bại tạm thời, thậm chí những thời điểm ta thấy tan nát cõi lòng. Niềm sung sướng nhất thời đem lại cho ta sự hài lòng, mãn nguyện, song kết quả cuối cùng mới thật sự là điều đáng nói. Chẳng hạn mong ước của rất nhiều người trong chúng ta là trúng xổ số, đoạt giải thưởng lớn, một may mắn mà nhiều người tin lả có thể làm thay đổi điều kiện sống của họ và giúp họ trở thành những người hạnh phúc vĩnh viễn. Nhưng không phải vậy, bằng chứng là vào cuối thập kỷ 70 của thế kỷ trước, nhà tâm lý học xã hội người Mỹ, ông Philip Brickman và các đồng nghiệp của ông đã quyết định kháo sát số phận 22 người may mắn đánh dấu đúng các ô số nên trúng thưởng và trở thành các nhà triệu phú. Tất nhiên họ rất vui mừng, nhưng mấy tháng sau độ mãn nguyện với cuộc sống của họ đã trở lại mức độ trước đó, còn sau một năm thì nhiều người trong số này thậm chí cảm thấy mình không hạnh phúc bằng những năm tháng trước khi trúng số độc đắc. Cũng có thể họ sẽ mãn nguyện suốt cả cuộc đời nếu lần nào chơi xổ số cũng trúng cả - mặc dù giả thiết chưa chắc đã đúng một khi khái niệm về bản chất con người được hiểu rất khác nhau.

Tính bền vững hay tính lặp lại của những sự kiện đem đến sự dễ chịu là không đủ để thỏa mãn đòi hỏi của hạnh phúc nói chung. Chúng ta hãy hình dung một con người - mà những người loại này đang đầy rẫy quanh ta - luôn có niềm vui lớn khi được chứng kiến sự bất hạnh của người khác (cụ thể là sự bất hạnh của ông hàng xóm gần gũi nhất). Chẳng hạn như năm nay ông ấy bị chết con bò sữa và càng “tuyệt vời" hơn nếu năm sau nhà ông ta bị sét đánh trúng và cả nhà kho với toàn bộ những gì có được sau một năm làm lụng vất vả đã theo khói bay lên trời. Thậm chí nếu những điều “đáng mừng” như vậy cứ lặp đi lặp lại, với hậu quả lần sau kinh khủng hơn lần trước (đối với ông hàng xóm) thì con người ghen ăn ghét ở trong giả thiết của chúng ta kia đằng nào cũng không vươn tới được cái hạnh phúc hiểu theo ý nghãi mà Tatarkiewicz đã chỉ ra, bởi lẽ sự hài lòng, mãn nguyện về cuộc sống của anh ta không có cơ sở vững chắc.

Yếu tố thứ hai là cơ sở. Khi nói về việc chứng minh cơ sở của hạnh phúc, chúng ta đã đi vào lĩnh vực triết học, đạo đức học, luật học và tâm lý học xã hội. Con người là một sinh vật phức tạp. Giống như các con vật khác, con người có những nhu cầu thiết yếu, sơ đẳng để sinh tồn (nhưng thêm vào đó phải kể đến nhu cầu vượt lên trên đồng loại), song con người cũng lại là sinh vật mang tính xã hội, cho nên một cá nhân lành mạnh (hoặc bình thường) về mặt tâm lý không thể tồn tại mà bỏ qua những nguyên tắc đạo đức chung sống trong xã hội. Nhu cầu được thừa nhận, sự hạn chế từ phía những người khác là động lực to lớn trong các hoạt động của chúng ta và điều đó cũng dẫn tội việc chúng ta thường xuyên làm những việc tốt để xứng đáng được thừa nhận và để những việc làm tết đem đến cho chúng ta sự mãn nguyện, hài lòng thực sự. Nhưng đáng tiếc là trong chúng ta vẫn tồn tại những kẻ không chỉ có thói ghen ăn ghét ở mà còn có vấn đề về thần kinh vô cùng nguy hiểm, những kẻ coi chuyện gây đau khổ, bất hạnh cho người khác là niềm vui của bản thân mình (chẳng hạn những kẻ hiếp dâm, những tên giết người hàng loạt) và những chuẩn mực của chung sống xã hội đã được xây dựng theo hướng làm sao hạn chế đến mức tối đa khả năng vươn tới sự mãn nguyện lâu dài nhờ được thỏa mãn thú vui của bọn người này. Đối với chúng, xã hội cố gắng ngăn cản bước tiến tới sự sung sướng mang tính ích kỷ, cá nhân. Để đáp ứng cảm giác công bằng xã hội, bọn người kể trên bị tống giam hoặc phải nhận án tử hình.

Như vậy liệu có phải chủ nghĩa tuân thủ những tập quán hiện đang tồn tại và những chuẩn mực xã hội là điều kiện cần thiết để đạt tới hạnh phúc bền vững? không hẳn thế. Bởi vì chúng ta không chỉ là những sinh vật mang nặng tính xã hội mà còn là những đơn vị độc lập được thiên phú một hệ thống nội tâm bao hàm rất nhiều niềm tin khác nhau được gọi chung là tâm hồn. Đặc điểm này cho phép chúng ta bay bổng, vượt lên trên chủ nghĩa tuân thủ và tự điều chỉnh cách xử sự của mình bằng những giá trị cao cả hơn, chẳng hạn như những giá trị mang tính tôn giáo. Đôi khi, ví dụ như trường hợp những người chấp nhận khổ hạnh nhân danh đức tin, cuộc sống đã hiến dâng cho những điều tốt đẹp vẫn là cuộc sống hạnh phúc.

Nếu cân nhắc lại đều chúng ta đã nói về hạnh phúc thật sự, có lẽ chúng ta không còn phải ngạc nhiên tại sao các nhà triết học thông thái nhất lại phải vò đầu bứt tai để tìm ra cốt lõi của vấn đề hạnh phúc và những cách thức đạt tới hạnh phúc. Nói chung những điều các vị rút ra đều mang đậm yếu tố bi quan. Có lẽ chúng ta nên biết ơn các nhà tư tưởng Anh thời kỳ Ánh sáng khi họ đề nghị loài người đừng ảo tưởng hóa quan hệ con người với con người, bởi “người với người là chó sói” (về điều này thì những người La Ma cổ đại đã thấy rất rõ), đồng thời nói thêm rằng cuộc sống con người là “khốn khổ, cô đơn, tàn bạo và ngắn ngủi”. Nhà tư tưởng người Mỹ thế kỷ XIX, Henry David Thoreau, cũng có những quan điểm tương tự khi ông khẳng định rằng “có biết bao người đang sống trong cô đơn thầm lặng”. Cả Sigmund Freud lẫn Carl Jung đều không tin vào khả năng cong người có một cuộc đời hạnh phúc khi các ông cho rằng hạnh phúc, ngay cả trong trường hợp tốt đẹp nhất, cũng chỉ là một xúc cảm thoảng qua, nó sẽ nhạt dần và biến mất không cách nào níu kéo. Tâm lý học, với tư cách lĩnh vực nghiên cứu, nhưng từ buổi đầu hình thành cũng chỉ quan tâm nghiên cứu chủ yếu các tệ nạn, tức là cái biến chúng ta thành những kẻ bất hạnh, chứ không đặt ra các mục tiêu chứa đựng tham vọng lớn hơn là giảm bất hạnh đến mức có thể chấp nhận được.

Hiện tượng hạnh phúc con người cho đến tận đậu thập kỷ 90 vẫn chỉ có chỗ đứng trong mối quan tâm chính của các nhà tâm lý học. Số các nhà nghiên cứu danh tiếng quan tâm đến đề tài này có thể tính trên đầu ngón tay của hai bàn tay. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này chắc chắn là cái thực tế đã chỉ ra rằng đối với các nhà hành vi học và cả các nhà tâm lý học nhận thức (những người nghiên cứu về lý luận nhận thức) đề tài này mềm quá, mang tính nhân văn và triết học quá, trong khi đó tham vọng của các nhà khoa học là tạo ra một thứ tâm lý học thật sự "khoa học" hơn. Hạnh phúc đã không giành được sự quan tâm thích đáng của những người thừa nhận trường phái mới, trường phái tâm lý học tiến hóa với lý do là nhìn từ góc độ quan điểm của Darwin, có thể dễ dàng giải thích niềm vui và sự mãn nguyện về cuộc sống.

Đồng thời với lý thuyết tiến hóa, thuyết di truyền cũng đã xuất hiện trong tâm lý học và vào năm 1996, các Giáo sư của Đại học bang Minnesot là David Lykken và Auke Tellegen, những người thuộc nhóm nghiên cứu tâm lý học các cặp song sinh có gen di truyền giống hệt nhau tức là sinh đôi một trứng, nhưng bị tách ra ngay sau khi sinh và được nuôi dạy trong những điều kiện môi trường khác nhau đã công bố kết quả nghiên cứu của mình về vấn đề di truyền hạnh phúc. Theo kết quả các nghiên cứu, nói chung việc chúng ta có hạnh phúc hay không là do gen di truyền quyết định. Mỗi người chúng ta nha hai nhà khoa học đã chứng minh, đều được thiên phú một mức độ hạnh phúc di truyền tự nhiên, cho nên những sự kiện mang tính may rủi xảy ra chỉ làm chúng ta mất thăng bằng trong chốc lát. Bằng chứng là những người trúng xổ số cao và trở thành triệu phú, họ chỉ "sung sướng ngất trời" được một thời gian ngắn là lại trở về với mức độ hạnh phúc trước đó. Tương tự như vậy, thật may mắn, những người gặp bất hạnh lớn lao như bị bệnh hiểm nghèo, trở nên tàn tật cũng thích nghi nhanh chóng với hoàn cảnh mới và trở lại hạnh phúc như xưa, dù điều bất hạnh ấy có thể là bị mù mắt hay liệt toàn thân.

Kết luận của Lykkerl và Tellegen, trong đó nói rằng cố gắng vươn tới mức độ hạnh phúc lâu dài cũng vô nghĩa như mong muốn của những người không may bị hạn chế về chiều cao, tự nhiên cao xawngtimet, bị nhiều người coi là quan điểm quá bị quan và không phù hợp với thực tế. Nghe đâu những suy nghĩ bi quan, sự hoài nghi trong quan điểm của mình đã hành hạ chính bản thân ông Lykken, cho nên khi nghỉ hưu, chỉ bốn năm sau thời điểm công bố bài báo gây nhiều tranh cãi, ông đã cho xuất bản cuốn sách nhan đề: “Happiness: The Nature and Nurture of Joy and Contentment” (“Hạnh phúc: ảnh hưởng của gen di truyền và môi trường tới niềm vui và sự mãn nguyện”), trong đó ông đoạn tuyệt với tư tưởng tiền định của mình và đồng ý với quan điểm rằng hạnh phúc một phần là sản phẩm của gen di tuyền và một phần là sản phẩm của quá trình phát triển tính cách.

Cuối cùng, thời đại tâm lý học tích cực đã đến. Nó là lĩnh vực nhận nv nghiên cứu về mặt khoa học sự hành chức khả quan nhất của cá nhân con người, bởi một khi hạnh phúc của chúng ta được sắp đặt từ trước và do gen di truyền giữ vai trò chủ đạo thì những câu hùng hồn trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, chẳng hạn về quyền vươn tới hạnh phúc không thể phủ nhận là của mỗi con người, chắc chắn chỉ là những lời trống rỗng. Đại đa số chúng ta tin tưởng, tuy mức độ có khác nhau rằng chúng ta chính là người thợ rèn rèn nên số phận của mình Nhưng các nhà tâm lý học cũng phải mất một thời gian dài để ghi chân lý này vào chỉ tiêu tri thức của mình.

Thời điểm bước ngoặt diễn ra vào năm 1998. Nhưng công đầu về việc khởi xướng tâm lý học tích cực lại được Giáo sư Martin Seligman ghi cho cô con gái lúc ấy mới có mấy tuổi đầu của mình, bởi lẽ cô không chỉ nổi tính cách lạnh lùng, bộ mặt rầu rĩ, động một tý là kêu ca, phàn nàn của ông bố. Thực tế này đã đòi hỏi ông trước hết phải xem xét lại bản thân cho mình. Cho đến thời điểm ấy, chuyên môn nghề nghiệp của ông Seligman là nghiên cứu về sự ức chế và những biểu hiện bất lực ở con người, song để đáp ứng thử thách do cô con giá đặt ra, ông đã thay đổi hẳn đề tài nghiên cứu của mình và trở thành một chuyên gia về chủ nghĩa lạc quan. Hiệu quả các công trình nghiên cứu của ông có thể nhận thấy qua những bức ảnh chụp các nhà khoa học Mỹ này xuất hiện dày đặc trên Internet. Đâu đâu cũng thấy một người đàn ông tuổi không còn trẻ nữa, tóc thưa thớt trên đầu, nhưng nụ cười thì luôn tươi roi rói.

Để quảng bá một lĩnh vực nghiên cứu mới, ông Seligman đã tận dụng thành quả trước đó của các đại diện trường phái tâm lý học nhân văn là Abraham maslow and Carl Rogers cũng như công trình nghiên cứu của David Myers, Ed Diener and Mihaly Csikszentmihalyi. Đặc biệt ông Seligman đã phát triển một cách sáng tạo quan điểm cảm thụ lạc quan (optimal experience), sau này được gọi ngắn gọn là FLOW, do Csikszentmihalyi đề xuất trước đó khá lâu.

'Theo lý thuyết- FLOW, điều kiện để đạt tới sự mãn nguyện bền vững (và nếu mọi chuyện diễn ra suôn sẻ thì sẽ có cả sự mãn nguyện có cơ sở vững chắc nữa) là việc tham gia vào các hoạt động hơi khó khăn một chút nhằm mục đích chống lại cảm giác buồn chán và đơn điệu, nhưng đông thời lại không khó đến mức vượt quá khả năng của một cá nhân cụ thể để không tạo ra cảm giác thất bại trong đời, không khiến người ta chán nản. Hạnh phúc khi đó không phải là mục đích tự thân mà chỉ là một thứ sản phẩm phụ của hoạt động sáng tạo.

.

Ngày nay, tâm lý học tích cực đã được giảng dạy tại hàng trăm trường Đại học, Cao đẳng ở Mỹ và Anh. Liệu trong thời gian tới khoa báu tri thức này có được mở toang để cung cấp hiểu biết cho tất cả mọi người trên thế giới không và liệu khi đó hạnh phúc có phải là thứ phổ cập trên hành tinh, trở thành chuyện “cơm bữa” của tất cả mọi người không? Có lẽ sẽ không xảy ra khả năng này, đã thành bản chất tự nhiên của con người là trong khi có những lúc nào cũng hăng hái, nhiệt tình đi tìm khía cạnh tích cực của cuộc đời thì không thiếu gì những kẻ yếu thế, hơi một tý là nghĩ đến chuyện trời sắp sập, nhìn mọi thứ đều màu đen. Hãy so sánh tâm trạng sau khi có kết quả chuẩn đoán bệnh của hai loại người này. Những người lạc quan coi bệnh tật chỉ là một thứ “trải nghiệm tích cực” của cuộc đời, còn kẻ yếu thế lập tức thấy mình ốm nạng và bắt đầu than thân trách phận về những nỗi đau mà con người ngàn đời phải chịu.

Các nhà nghiên cứu đã thống nhất đưa ra 10 nguyên tắc của một cuộc đời hạnh phúc, thành công như sau:

1. Không lảng tránh sinh hoạt tình dục - sự gần gũi về mặt thể xác giữa hai con người đem lại cho chúng cảm giác về giá trị bản thân mình.
2. Hãy tắt tivi.
3. Luôn nở nụ cười - thậm chí cười miễn cưỡng cũng góp phần cải thiện tâm trạng mỗi người.
4. Gọi điện thường xuyên cho bạn bè.
5. Tận hưởng những giây phút thoải mái.
6. Đi dạo bằng những bước chân nhanh nhẹn mỗi ngày 2km - một cố gắng vừa phải sẽ tạo cảm giác phấn chấn.
7. Hãy chọn lấy một nghề nghiệp mà mình yêu thích, còn thời gian rảnh rỗi thì tham gia các hoạt động xã hội - gia nhập đội đồng ca hoặc trồng cây ở những nơi công cộng.
8. Hãy hài lòng với những gì mình có.
9. Mỗi ngày nên tự thưởng cho mình một món quà
và hãy dành cho mình thời gian tận hưởng món quà đó.
10. Mỗi ngày nên cố gắng làm điều gì đó tốt đẹp cho mình và cho người khác.

Nói chung sẽ thật sự hời hợt và ngây thơ nếu chúng ta kết luận như đinh đóng cột rằng có thể đem lại hạnh phúc cho cả một xã hội bằng cuộc vận động mọi người tham gia đội đồng ca hoặc cuối tuần cầm cuốc xẻng đi trồng cây hay dọn rác. Nhưng cũng không loại trừ khả năng là đối với một số người, để có hạnh phúc trọn vẹn, họ chỉ còn thiếu mỗi một việc là cầm cuốc xẻng đi trồng cây.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Hạnh phúc

    26/07/2019Cao Huy ThuầnThứ nhất, hạnh phúc là sống trong hạnh phúc của người khác. Thứ hai, hạnh phúc là sống vì hạnh phúc của người khác. Thứ ba, hạnh phúc là dâng hiến...
  • Hạnh phúc

    21/03/2017Nguyễn Trần BạtCon người ở bất kỳ thời đại nào đều có chung một mục đích là theo đuổi cuộc sống hạnh phúc, công cụ mà loài người đã sử dụng để tìm kiếm hạnh phúc là các quyền chính trị...
  • Các nhà tâm lý học có thể giúp đỡ mọi người tìm thấy điều làm cho họ hạnh phúc

    21/03/2017TS. Đào Thị OanhSự giàu có về vật chất không làm cho cuộc sống của con người hạnh phúc. Và, các nhà tâm lý học cần phải làm rõ xem điều gì làm cho con người hạnh phúc...
  • Nguồn gốc của hạnh phúc và bất hạnh

    20/03/2016Trong cuộc sống, mọi người đều có thể cùng nhau vun đắp hạnh phúc. Tuy nhiên, không phải bất kỳ cặp nam nữ nào cũng có thể chung sống đến đầu bạc răng long. Hôn nhân trong cuộc sống hiện đại là một thử thách lớn cho hai người trưởng thành...
  • Nguyên lý hữu dụng và hạnh phúc

    06/03/2016Luận MinhCuối thế kỷ 18, triết gia người Anh Jeremy Bentham trong tác phẩm “Giới thiệu các nguyên lý đạo đức và luật pháp” (1789) đã đề ra nguyên lý hữu dụng, nội dung của nó là tán thành hay phủ nhận hành động của cá nhân hoặc chính quyền, dựa trên nỗ lực làm gia tăng hay giảm bớt hạnh phúc cho người khác. Theo J. Bentham, chính quyền được xây dựng trên căn bản tam phân: lập pháp, hành pháp và tư pháp, hình thức tổ chức chính quyền chỉ là phương tiện để đạt đến mục đích
  • Nghịch lý CIO: Làm sao để vừa thành công vừa Hạnh phúc?

    25/10/2014Minh Anh dịch, Megan SantosusKhi nói về nghề giám đốc công nghệ thông tin (CIO), người ta nghĩ đến dạng người gần như độc tưởng - luôn đi sớm về khuya, cống hiến bản thân cho công việc, không có thời gian để tạo sự thăng bằng trong cuộc sống...
  • Khi nào tiền bạc làm nên hạnh phúc?

    01/07/2014Đức LêĐúng là tiền bạc có thể làm người ta hạnh phúc. Nhưng với điều kiện ta phải có nhiều tiền hơn là những người xung quanh ta. Đó là kết quả của cuộc nghiên cứu mới đây nhất về hạnh phúc của nhà khoa học.
  • Về vấn đề mưu cầu hạnh phúc cá nhân và ý nghĩa của nó đối với xã hội ta hiện nay

    03/05/2014PGS, PTS. Nguyễn Tấn HùngHạnh phúc và mưu cầu hạnh phúc cá nhân là vấn đề luôn được quan tâm trong lịch sử triết học. Bài viết điểm qua các quan niệm trong lịch sử triết học - cả phương Đông và phương Tây - về vấn đề quan trọng này. Thông qua cách nhìn mácxít về hạnh phúc, bài viết xác định một vài vấn đề đang đặt ra trong xã hội ta hiện nay...
  • Càng giàu, càng thích hưởng thụ! Nhưng hạnh phúc thì...?

    20/08/2013Minh ThiKhi xã hội phát triển, ngày càng nhiều người áp dụng lối sống hưởng thụ cho chính mình. Thực ra, hưởng thụ là một điều tốt, nó là thước đo đời sống của con người và xã hội hiện đại. Vấn đề đặt ra chỉ là cách hưởng thụ như thế nào mà thôi, bởi đôi khi cách thức hưởng thụ lại có thể khiến con người bất mãn thêm và thế giới trở nên kiệt quệ...
  • 7 thói quen để có một gia đình hạnh phúc

    01/11/2012Bùi Quang MinhCovey là một nhà triết gia hiện đại đại tài. Cất giọng lên và những giai thoại về vợ và những đứa con của ông ấy với sự truyền cảm và những câu chuyện có thật, những bài học, và những chuyện ngụ ngôn của chính ông ấy, ông đã viết nên một quyển sách với những điều dành cho tất cả các bậc phụ huynh mà thực sự muốn nâng cao sức mạnh và cái đẹp của chính gia đình họ...
  • Nghiên cứu định lượng về hạnh phúc và chỉ số hạnh phúc (HPI) của Việt Nam

    21/11/2007Hồ Sĩ Quý (PGS. TS. Viện trưởng Viện thông tin KHXH)Khi tiến hành đo đạc, tính toán về hạnh phúc, đóng góp của các nhà nghiên cứu định lượng được ghi nhận nhiều ở việc họ đã chỉ ra vai trò của từng nhân tố cụ thể trong cấu trúc của hạnh phúc con người. Các nhân tố thường được quan tâm và đã được xem xét là năng lực thông minh và trí tuệ, yếu tố di truyền và bẩm sinh, vai trò của giáo dục và truyền thống, ảnh hưởng của thu nhập và tiền bạc, các quan hệ gia đình và hôn nhân…
  • “Hạnh phúc”, cũng cần học!

    13/05/2007Hạnh Nguyên (London)Một đề tài tờ Daily Telegraph đưa ra đang gây tranh cãi trong những người làm giáo dục ở Anh. Đó là việc cố vấn cao cấp về giáo dục cho Chính phủ Anh, Richard Layard, giáo sư kinh tế tại Đại học Kinh tế London, đề xuất đưa một môn học mới vào giảng dạy. Môn học có tên là “Bài học hạnh phúc”...
  • Giàu có, phải cần Hạnh phúc

    27/02/2007Nguyễn Lan AnhVới tâm trạng lạc quan hiện nay, Việt Nam được đánh giá là quốc gia hạnh phúc nhất. Liệu chúng ta có giữ mãi được cảm giác ấy không? Gần đây, Chính phủ Anh đã đặt ra một mục tiêu mới không phải là phát triển kinh tế, mà là hạnh phúc của công chúng. Hóa ra, những quốc gia giàu nhất châu Âu (Anh, Pháp, Đức) lại là những quốc gia kém hạnh phúc nhất.
  • Hạnh phúc

    21/02/2007Nguyễn Trần Bạt - Chủ tịch kiêm TGĐ Investconsult GroupNếu con người không có năng lực để đánh giá sự đúng đắn hay xác lập sự đúng đắn trong khi tiến hành các hành vi của mình thì con người không thể có hạnh phúc bền vững. Nhận thức được các tất yếu sẽ làm cho con người trở nên đúng đắn. Xin giới thiệu cùng bạn đọc một lát cắt trong những luận bàn sâu sắc của TGĐ- Chủ tịch Investconsult Group - Nguyễn Trần Bạt về hạnh phúc. Con đường để có được hạnh phúc, một hạnh phúc bền vững là hành trình tìm ra khuynh hướng đúng đến tận cùng giới hạn và vượt qua...
  • Hạnh phúc rất đơn sơ…

    01/01/1900BS. Đỗ Hồng NgọcBuổi sáng, mở tờ báo, mọi người chưng hửng, rồi tủm tỉm cười: Việt Nam mình hạnh phúc nhất Châu Á, xếp thứ 12 trên thế giới. Trong khi đó, Singapore - một "thần tượng” của mình lâu nay lại đứng hạng bét Châu Á và hạng thứ 131 của thế giới! Mỹ còn tệ hơn, hạng 150, rồi Anh 109, Pháp 129, Nhật 95 và Đức 85...Ai đó lên tiếng bên tách cà phê sáng vỉa hè Sài Gòn, giữa những ngày bão rớt, với dồn dập những tin động đất, lũ lụt, sóng thần, núi lửa, dịch bệnh, chiến tranh...
  • Tài sản và việc mưu cầu hạnh phúc

    02/05/2006Từ “tài sản” do Locke sử dụng có hai nghĩa. Thứ nhất, ông ta muốn nói tới tất cả mọi thứ mà con người có được nhờ quyền tự nhiên của họ, đặc biệt là cuộc sống, tự do và điền sản. Với Locke, việc “bảo vệ tài sản,” trong nghĩa tổng quát này, miêu tả một mục tiêu bao trùm của chính quyền dân sự...
  • Tiền bạc có mua được hạnh phúc

    16/01/2006Trần Cao Dũng trích dịch từ bài của tác giả Mark SkousenĐồng tiền có thể cung cấp cho mọi người rất nhiều lợi ích: điều kiện sống tốt hơn, địa vị xã hội, du lịch, hưởng thụ, chăm sóc sức khỏe, giải trí vv..vv.. Cảm giác được sống trong sung túc, có một tài chính cá nhân vững chắc luôn mang lại sự toại nguyện vô bờ...
  • Tiền tài & Hạnh phúc

    22/11/2005TS. Nguyễn Chí ThuậtTrung tâm Thăm dò Giá trị Thế giới đã tiến hành trong năm 2002 cuộc điều tra dư luận với hai câu hỏi được đưa ra: Bạn có phải là người hạnh phúc? và Bạn có hài lòng về cuộc sống của mình?
  • 10 bí quyết cho Hạnh phúc

    25/10/2005Minh Thu1/2 mức độ hạnh phúc của bạn có thể được định hình ngay từ lúc bạn vừa mới chào đời, và thêm 10% nữa là do các hoàn cảnh khách quan quyết định. Có nghĩa là chúng ta còn tớ những 40% cơ hội để tự xoay sở hạnh phúc cho mình. Vậy thì tại sao chúng ta lại không bắt đầu năm bắt khả năng ngay từ bây giờ ? Và đây là 10 điều kiện mà mỗi chúng ta đều cần có được nhằm mưu cầu một hạnh phúc thực sự cho mình...
  • Hạnh phúc vẫn hơn là “cái đúng”

    20/10/2005Huy MinhTrong gia đình, làm cho mình và các thành viên khác hạnh phúc hơn mới là đúng nhất! Điều đó không có nghĩa là chúng ta nên tránh né mọi cuộc tranh luận, hay ngoan ngoãn đi theo sự dẫn dắt của người bạn đời, hày chiều chuộng mọi sở thích của con cái
  • Bí quyết của hạnh phúc

    17/10/2005Nguyễn Thị Thùy MaiNhiều khi bạn nghĩ rằng phải dư dả mới có hạnh phúc thực sự. Ngược lại, cũng có người nghĩ rằng hạnh phúc chỉ tồn tại với các cặp vợ chồng thuở hàn vi… Tuy nhiên, hạnh phúc lại phụ thuộc rất nhiều vào cách sống hằng ngày, vào cảm giác, vào quan niệm của bạn về cách hưởng thụ cuộc sống...
  • Khi nào bạn hạnh phúc?

    06/08/2005Giàu có không làm bạn tăng thêm hạnh phúc, nếu bạn không có nhiều tiền bằng người khác, hoặc ít có thời giờ dành cho giải trí hơn. Đó là kết luận từ một nghiên cứu mới về hạnh phúc của các chuyên gia phương Tây...
  • Bí mật của hạnh phúc (Hạt giống tâm hồn)

    02/08/2005Khi còn ở tuổi niên thiếu, dường như mọi người chúng ta thường nhìn nhận khái niệm hạnh phúc rất đơn giản - đó là đạt được những điều mình muốn. Khi bước vào cuộc sống, chúng ta thực sự đặt chân lên cuộc hành trình tự khẳng định mình, trải nghiệm, khám phá và đi tìm hạnh phúc cuộc sống.
  • Hạnh phúc = Giàu có?

    07/07/2005Phương ĐôngTheo nghiên cứu của các nhà kinh tế và các chuyên gia về gia đình thì tiền bạc, tài sản và những yếu tố tài chính khác chỉ đem lại cho con người khoảng 15% hạnh phúc, phần còn lại bắt nguồn từ những nhân tố khác như thái độ sống, khả năng làm chủ cuộc sống và những mối quan hệ xung quanh...
  • xem toàn bộ