Cần những kháng sinh cho những căn bệnh tâm lý

02:26 CH @ Thứ Sáu - 26 Tháng Hai, 2016

Khi nghe chuyện cáp quang trên biển bị lấy trộm nhiều người thường than thở.

- Thật không sao hiểu nổi tại sao dân mình lại có việc làm kỳ cục đến vậy.

Có người bổ sung:

- Mà việc làm đó được chính quyền địa phương cho phép cơ chứ!

Tự lý giải để hiểu tại sao lại xảy ra những trường hợp như thế này không quá khó.

Với con người hiện đại, việc gì cũng có thể. Trong khao khát kiếm sống mà lại không được chuẩn bị, sự liều lĩnh của mỗi cá nhân ngày một được đẩy xa mãi so với giới hạn cho phép. Chỉ cần nhìn nhiều ngã tư Hà Nội như ngã tư Bà Triệu - Nguyễn Du thì biết. Người ta bán hoa quả ngay trên lòng đường nhựa bất chấp xe pháo xếp hàng chờ đèn hiệu và sự ùn tắc có thể gây ra tai nạn bất cứ lúc nào. Trước khi có vụ PMU 18 tôi cũng không thể tin là có những người có trách nhiệm trong ngành giao thông lại dám thay lõi sắt bằng lõi tre trong những cọc tiêu chắn bên các đường quốc lộ. Có việc gì dân mình ngán đâu?

Mấy ông chính quyền đó không tự trên trời rơi xuống. Họ cũng từ dân mà ra. Bao nhiêu năm nay đã vậy! Còn nhớ là khoảng mấy năm sau 1975, có những tỉnh cho dân phá rừng để trồng sắn. Nay thiếu gì người cùng làng cùng xóm hoặc anh em họ hàng họ là ngư dân, đang không biết làm ăn trên biển ra sao, những người này hàng ngày thúc bách các ông ấy cho phép làm mọi việc miễn sao có tiền. Biết đâu trong số đứng ra lo cái giấy phép này chẳng có người mấy năm trước cũng là ngư dân và đã từng đi cắt cáp quang mang bán?

Để hiểu và đỡ bất ngờ về những chuyện còn xảy ra nữa, hãy thử xem lại quan niệm về những người dân thường.

Trong số các truyện ngắn của nhà văn Nga Anton Tchekhov (1860-1904), tôi nhớ có một truyện (hình như tên là Cái đinh đóng móng ngựa). Truyện viết về một nông dân Nga (mà người ta hay gọi là một mugich) ra tháo một bù loong trên đường sắt để về làm đinh đóng móng ngựa. Đến khi đưa ra tòa anh ta còn cãi. Lý sự của người mugich đó khá đơn giản. Thiếu một cái bù loong, xe lửa vẫn chạy. Còn thiếu đinh đóng móng ngựa, tôi biết làm sao cày ruộng lấy lúa mì nuôi vợ con tôi.

Tôi đã một đôi lần nhắc tới thiên truyện này, nhưng vẫn cứ thích trở về với nó, bởi thấy nó gần với xã hội mình, con người mình hôm nay quá. Gần tới mức giá có nói dân mình bây giờ chẳng khác dân Nga thế kỷ XIX cũng không phải quá. Cả hai, do khổ quá lâu, đều thiếu ý thức đầy đủ về cuộc sống hiện đại nói chung. Và cụ thể hơn, thiếu ý thức pháp luật. Tức là cái ý thức rằng mình buộc phải tuân theo những quy định nào đó mà xã hội đã đề ra, bất chấp cái đó có lợi cho mình hay không.

Có một triết lý lờ mờ nằm sau việc làm của họ. Triết lý đó là “Chỉ có những việc không làm được, chứ không có việc gì không được làm”. Buộc họ phải chịu trách nhiệm về mọi hậu quả xảy ra ư, vô ích. Họ không thể nghĩ quá sâu xa như vậy.

Do chỗ lâu nay, những việc như thế này kéo dài mà không hề bị lên án - hoặc nói như nghề y, để bệnh thành ra mãn tính - nên vào những ngày này, tình hình đã có những diễn biến mới.

Hãy nhớ lại chuyện ở nhiều vùng đánh cá, dân vay tiền về không lo đóng thuyền mua lưới làm ăn, mà trước tiên ăn uống lu bù, rồi sắm sanh quần áo xe cộ, rồi đổ đi xây nhà, sau ngân hàng có đến kiểm tra thì cười trừ. Chỉ cần nghe nói vùng đất mình ở sắp vào quy hoạch là người ta bôi ra đủ thứ diện tích xây dựng nham nhở để: bắt nhà nước đền bù - chuyện ấy xảy ra ở đủ các nơi, từ vùng xa vùng sâu, tới ngay đất thánh Hà Nội.

Sau cái thời “đói ăn vụng túng làm càn”, nay đã sang cái thời “không đói cũng ăn vụng, không túng cũng làm càn, khiến cho cái câu “bạc như dân bất nhân như lính” của người xưa cứ len trở lại trong đầu mà không sao tìm ra cách gạt hẳn nó đi được.

Nhưng sự hư hỏng của một bộ phận nhân dân là cái có thực làm sao chối cãi được nữa? Là một căn bệnh, với nhiều người nó đã vào sâu lục phủ ngũ tạng.

Nhận thức có liên quan đến cách giải quyết.

Sau sự kiện này ai cũng bảo phải xem xét về ý thức. Phải chăm lo giáo dục. Và giáo dục đại khái là tập hợp lại lên lớp người ta, buộc người ta phải hứa nay mai không tiếp tục. Dù có đưa ra các hình phạt ra răn đe nhưng chỗ trong nhà với nhau, ai cũng hiểu là giơ cao đánh khẽ, rồi hòa cả làng.

Còn một cám làm nữa là tìm hiểu tâm lý người ta, trình độ hiểu biết của người ta để chữa chạy bằng những biện pháp cần thiết, kể cả các loại thuốc đắng.

Chỉ bước sang thời hiện đại nhân loại mới tìm ra kháng sinh. Kháng sinh là thuốc hủy diệt mầm bệnh. Kháng sinh dùng quá liều thì nguy hiểm. Nhưng để chữa chạy các bệnh mà người xưa bó tay/ nó là đặc trị.

Cần những liều kháng sinh như thế trên phương diện chính sách xã hội.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tôi nghiệp dư, anh nghiệp dư, nó cũng nghiệp dư

    19/02/2019Vương Trí NhànTai nạn giao thông thường chỉ được nhắc tới trên báo chí khi xảy ra ở các trục đường lớn, người đi lại đông đúc, vụ việc ở mức độ nghiêm trọng, chắc chắn là có người chết. Còn theo lời Liên, một cháu giúp việc làm với gia đình tôi thì ở quê nó, tai nạn như cơm bữa, gãy chân trặc tay là chuyện thường ngày, đi đâu chẳng nghe người kể...
  • Nguy cơ của cuộc sống tạm bợ

    15/09/2018Vương Trí NhànChỗ tôi đang sống là một cửa ngõ để ra vào Hà Nội, một thứ "đầu ô" hiện đại. Sáng sớm, cùng với tiếng gà gáy, tôi nghe râm ran tiếng người đi chợ trên đê. Mỗi người mỗi xe đạp, sau xe là cái giá gỗ buộc tạm, trên đặt cây cảnh. Đây là thứ hàng mà họ sẽ phải lang thang suốt ngày ở Hà Nội để bán bằng hết...
  • Tâm lý tiểu nông

    11/07/2018Vương Trí NhànChỉ cần đứng ở các đầu ô, theo dõi sự giao lưu hàng hóa trên con đường nối Hà Nội với các tỉnh, người ta cũng sớm nhận ra thực chất các mối quan hệ giữa đô thị với các vùng nông thôn chung quanh trong thời điểm hiện nay...
  • “Khoan cắt bê tông”

    22/11/2016Vương Trí NhànTrên Tuổi Trẻ Cười, tôi nhớ có lần đã có một bức biếm họa, ghi lại sự có mặt của những thông tin quảng cáo về khoan cắt bê tông ở khắp nơi. Lần ấy hàng chữ này được đặt ngay ngắn chững chạc giữa một bức tường, cạnh đó là một mũi tên chỉ rằng phía trước là cổng lên thiên đường!
  • Những nỗi đau của thời nay

    19/06/2016Vương Trí NhànNghề nghiệp buộc tôi luôn luôn phải trở lại với văn chương quá khứ. Qua các trang sách đã đọc, tôi hiểu con người thời nào cũng có những nỗi đau khổ lớn lao. Song, nếu được so sánh, tôi vẫn cảm thấy so với họ, con người thời nay đau đớn gấp bội.
  • Túi ny-lông & một tư duy hiện đại

    17/06/2016Vương Trí NhànNgại ngùng mà làm gì, ny-lông hóa là xu thế thời đại thật. Trong hoàn cảnh hiện nay, khi mà nóng lạnh đột ngột, mưa gió thất thường, rừng cháy sông cạn, rồi sâu bọ phá hoại hoa màu, dịch bệnh không tìm ra thuốc chữa, rồi tham nhũng ngày mỗi sâu nặng, hàng giả bày bán tràn lan thị trường chứng khoán ngoi ngóp, thất thường, học sinh giỏi lạm phát khắp các cấp học... thì mọi sự mau mắn xúc động chỉ làm khổ con người. Tốt hơn hết là giúp cho lòng mình ny-lông hóa một cách tự nhiên. Ắt là dễ sống!
  • Nghèo khó nghĩa là muốn làm gì thì làm?

    13/05/2016Vương Trí NhànThương người cũng phải có cách thương hợp lý, nếu không lòng tốt của chúng ta chỉ gây thêm tác hại. Đó là chuyện những người bán hàng theo lối bán lấy được.
    Đến thăm một vùng đất mới, người ta không thể ngồi mãi trong khách sạn mà phải lang thang ra phố. Nhưng người nước ngoài đến với các đô thị ở ta gần đây kêu trời vì chuyện trên đường họ bị mấy thanh niên chạy theo ép mua bản đồ hoặc các thứ quà lưu niệm lặt vặt...
  • Vô cảm và bất lực

    12/05/2016Vương Trí NhànHàng ngày các tin tức thuộc loại tiêu cực đã quá nhiều. Nhiều tới mức câu chuyện “người Việt thuộc loại chuộng dùng hàng ngoại nhất châu Á” do một tổ chức nghiên cứu quốc tế nêu lên, và vài tờ báo trong nước đăng lại... chẳng khiến mấy ai bận tâm.
  • Ráo hoảnh

    22/04/2016Vương Trí NhànThuở chưa có cân bàn, các chợ ở xứ ta chỉ dùng một loại cân thô sơ, gồm một cái cần có khắc hoa thị và có một cái đĩa nhỏ. Tôi nhớ một câu đố vui “Có cây mà chả có cành - Từ gốc đến ngọn rành rành những hoa - Người bán thì bảo rằng già - Người mua thì bảo thực thà còn non” và câu giải đúng là “cái cân”.
  • Lố nhố một đám đông lộn xộn

    23/02/2016Nhà văn Vương Trí NhànNông thôn, làng quê, người nông dân… nghĩ tới xã hội Việt Nam là phải nói ngay tới cái bộ phận thiết yếu đó. Có lẽ bởi vậy mà trong truyện dài “Thiếu quê hương” ( in lần đầu năm 1940, Nhà xuất bản Hội Nhà văn tái bản năm 2006), mặc dù lấy đô thị hiện đại là địa bàn chủ yếu của các nhân vật, song cuối truyện nhà văn Nguyễn Tuân cũng phải một lần đưa họ về làng quê.
  • “Cứ sống thế này thì nhắm mắt sao nổi”

    12/02/2015Linh ThủyCâu nói của nhà văn Nga Tchekhov được Vương Trí Nhàn trích lại trong “Những chấn thương tâm lý hiện đại”. Dường như, đó cũng là tiếng cảm thán của chính tác giả, và của nhiều người về sự xuống dốc của lối sống hiện nay.
  • Thích ứng một cách khó khăn

    27/11/2014Vương Trí NhànGần đây, trên tờ báo nọ, tôi được đọc một bài viết ngắn, đại ý than phiền là ở nhiều vùng quê, đám trẻ mới lớn (nhất là con gái) vừa bỏ học đã phải ra Hà Nội đỡ việc nhà cho các gia đình, thành ra chịu nhiều thiệt thòi. Ở cuối bài viết, tác giả nêu lên một đề nghị là Nhà nước phải làm sao giúp đỡ để các em tiếp tục đi học, rồi có ngành nghề làm ăn ngay tại quê hương, chứ lên Hà Nội làm "ô-sin" như thế thì tội lắm.
  • "Tôi muốn là liều thuốc kháng sinh!"

    30/09/2014Bùi Dũng - Xuân Anh (thực hiện)Vài năm nay, nhà nghiên cứu văn hóa Vương Trí Nhàn tiến hành công việc khá đặc biệt là sưu tầm, tuyển chọn và thể hiện những bài viết về "Thói hư tật xấu của người Việt". Đây là ý định đã có người theo đuổi nhưng sớm phải từ bỏ, đứt gánh giữa đường hoặc có người khác đang "ẩn mình" thực hiện.
  • Vương Trí Nhàn (1942 - )

    06/03/2009Nhà văn, nhà phê bình văn học...
  • Những chấn thương tâm lý hiện đại

    31/10/2008Vương Trí NhànMãi tận kỳ vào Sài Gòn hồi tháng 6 vừa qua, tôi mới thật chứng kiến cảnh thành phố kẹt xe triền miên đến vậy. Một tài xế taxi nói: Bây giờ thì chẳng ai nhường đường cho ai nữa, ai cũng cố chen lên bằng được, thành thử đường càng thêm kẹt. Mà con người sao đối xử với nhau quá tệ. Con người bây giờ ác quá!
  • xem toàn bộ