Một số vấn đề tâm lý học trong quản lý hành chính ở nước ta hiện nay
Sau 15 năm đổi mới và mở cửa, cải cách hành chính được xem như một bộ phận cấu thành của cải cách xã hội - chính trị ở nước ta và đang được nhận thức mộtcách ráo riết, triệt để hơn để hỗ trợ, thúc đẩy việc cải cách kinh tế xã hội.
Quản lý hành chính là cố lõi của quản lý xã hội. Đây là công việc hết sức mới mẻ, xét cả về mặt thực tiễn lẫn mặt lý thuyết của khoa học hiện đại, đối với các nhà thực tiễn cũng như các nhà khoa học xã hội nhân văn ở nước tá. Bởi vì sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người trong xã hội. Do đó, các cơ quan trong hệ thống hành pháp và hành chính sử dụng nó để duy trì, thực hiện và phát triển các mối quan hệ xã hội, các trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Quản lý hành chính hiện đại là một khoa học tổng hợp, gồm các yếu tố chính trị, văn hoá, khoa học, công nghệ thuật, tâm lý và xã hội học. Chính vì vậy mỗi khoa học cụ thể phải tìm góc tiếp cận riêng cho mình. Có lẽ do đối tượng quản lý cực kỳ đa dạng và phức tạp cho nên không có gì ngạc nhiên khi chưa hình thành khoa học này ở nước ta. Vả lại, theo nhận thức luận, lý thuyết đi trước thực tiễn nhưng phải phản ánh thực tiễn thì mới có thể ứng dụng được một cách hiệu quả.
Vai trò của tâm lý con người trong hoạt động hành chính
Xét từ góc độ tâm lý học, quản lý hành chính tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa công chức và công dân trong hoạt động hành chính, là hoạt động diễn ra trong không gian và thời gian nhất định. Nói cách khác, xuất phát từ con người trong xã hội không thể sống biệt lập với xã hội được. Đồng thời, xã hội loài người không phải là phép cộng đơn giản các con người lại với nhau, mà là con người được kết hợp tương tác với nhau trong mốiquan hệ hữu cơ thông qua các nhận thức, ý thức, ý chí, thái độ, tình cảm...qua lại theo mộtsố tổ chức nhất định.
Xã hội càng phát triển thì tính tổ chức nội tại của xã hội loài người càng cao, và mọi hệ thống quy luật nào có ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội đều tác động đến tổ chức nội tại của xã hội và cá nhân con người. Ví dụ, trong quá trình sản xuất, con người không thể vượt ra ngoài các yếu tố tổ chức sản xuất ấy mà chính các yếu tố tổ chức sản xuất là yếu tố tất yếu, khách quan để con người quyết định hành vi của mình. Mặt khác, con người mong muốn đạt được những quyền lợi cá nhân của mình thông qua các yếu tố tổ chức sản xuất... Vì vậy, con người trở thành chủ thể hoạt động trong xã hội. Trong hoạt động quản lý nói chung và hoạt động quản lý hành chính nói riêng, con người được xem xét trên 3 góc độ:
- Con người với tư cách là chủ thể quản lý.
- Con người với tư cách là khách thể quản lý.
- Con người trong mốiquan hệ giữa chủ thể và khách thể quản lý.
Chính vì thế mà con người hành chính được hiểu là chủ thể của hoạt động.
Một số yếu tố tâm lý xã hội ảnh hưởng đến hoạt động quản lý hành chính
Chủ thể của hoạt động quản lý hành chính không phải là các cán bộ chung chung mà là các công chức theo tinh thần Nghị định 95/1998 NĐ-CP.
Con người hành chính và hoạt động hành chính là dạng hoạt động đặc thù, trong đó nhân tố con người nói chung quy định chủ yếu bởi cơ chế và bộ máy. Hoạt động hành chính gồm các cách ứng xử hành chính (hành vi) có tính chất bắt buộc tương đối theo mộtquyết định được soạn thảo xác lập rõ ràng, bằng các văn bản hành chính và thông qua bằng những quyết định hành chính.
Hoạt động hành chính như sự vận hành của đồng hồ, các chuẩn mực nhất định, không tùy tiện, riêng tư. Hành vi chính trị cũng như các thao tác, các công đoạn liên tục trong đây chuyền công nghệ hiện đại, cái trước cái sau, không chồng chéo, cản trở nhau. Nói cách khác, con người hành chính có hình thù như rô bết với những yêu cầu phẩm chất, đức tính cụ thể, đặc thù, ít nhiều rập khuôn và theo đuôi mục đích phi lợi nhuận như các dịch vụ công ở các nước văn minh, phát triển… Sự hình thành xã hội công dân theo C.Mác là dấu hiệu phát triển của xã hội trên con đường hiện đại hoá.
Quan hệ giữa công chức và công dân, theo tinh thần cơ chế dân chủ ở cơ sở địa phương, là quan hệ trách nhiệm và nghĩa vụ thay vì thái độ cửa quyền, nhũng nhiễu, phiền hà, tắc trách. Mối quan hệ hai chiều này, hiện nay không chỉ ở một hay hai' "cửa", mà chính là mốiquan hệ hoàn toàn mới trong thời kỳ mới. Quan hệ xin cho hoặc quan hệ làng xã trên dưới, bề trên, ban ơn đã được thay bằng quan hệ dịch vụ công quyền.
Như đã nói trên, quan hệ hành chính diễn ra ở công sở. Công sở khác với cái gọi là đơn vị hay cơ quan hoặc Công ty, Xí nghiệp trước hết ở giờ giấc, hành chính. Như cái đồng hồ điện tử chính xác: đúng giờ là các công chức phải tề tựu đầy đủ, áo quần chỉnh tề (nếu có thể nên có đồng phục cho công chức các cấp) sẵn sàng tiếp “khách hàng" như quy định. Không được để công dân phải chờ đợi lâu khi họ đến giao dịch vào những ngày giờ nhất định đã niêm yết ngoài cửa văn phòng để giải quyết công việc. Thái độ đúng mực, trân trọng mà không hách địch, ban ơn, to tiếng, hay khề khà chè thuốc. Mặt khác, người dân - công dân với chữ viết hoa - cũng phải học cách ứng xử nơi công sở sao cho chừng mực, không co ro, dạ vâng như cửa huyện thời trước cách mạng.
Tâm lý hành chính kiểu mới,suy cho đến cùng là một quá trình tâm lý xã hội và tâm lý dân tộc, không thể thành hình ngay ngày một ngày hai. Bởi vì như Lênin nhắc nhở khi cải cách bộ máy hành chính nhà nước ở Nga sau cách mạng tháng 10: "Đó trước bết và chủ yếu là vấn đề văn hóa. Chỉ có thể nói nền hành chính và con người hành chính thành hình, ổn định và phát triển khi tác phong hành chính, thói quen hành chính của công chức và công dân ăn vào máu thịt, trở thành bản năng thứ hai của con người..."
Hơn bao giờ hết, chúng ta thấm thía nhận xét của Lênin: "Trong toàn bộ những lĩnh vực quan hệ xã hội, kinh tế. Vì chính trị, chúng ta đều tỏ ra là cách mạng ghê gớm. Nhưng về mặt cấp bậc, về mặt tôn trọng những hình thức và thể lệ về thủ tục hành chính, tính cách mạng của chúng ta lại thường hay nhường chỗ cho tinh thần thủ cựu hủ bại nhất. Người ta có thể nhận thấy ở đây một hiện tượng rất đáng chú ý là trong đời sống xã hội, bước nhảy vọt phi thường nhất lại thường kèm theo một sự rụt rè ghê gớm trước những đổi thay nhỏ nhất. Các chủ trương, chính sách, các biện pháp vi mô được thực thi một cách nhất quán, triệt để và sự kiên trì là các nhân tố quyết định nhất để cải cách nền hành chính một cách hiệu quả trong năm tới. Song, các nhân tố tâm lý xã hội cũng là những vật cản, không dễ gì nhận ra. Ở đây, chúng tôi xin nêu mấy căn bệnh, triệu chứng tâm lý xã hội đang cản trở quá trình này:
1/ Bệnh nặng tình hơn lý, sợ đem con bỏ chợ: Nếu tinh giảm biên chế thì số người dôi ra sẽ vất vả, bơ vơ, không nơi nương tựa. Cứ bám vào Nhà nước, vào biên chế như bám vào cái vú của con bò sữa là Nhà nước.
2/ Bệnh sợ gây "cú sốc" tâm lý cho những cán bộ công chức khi phải rời bỏ các chức vụ quen thuộc ấm êm. Tuy đồng lương đến hẹn lại lên quá ít ỏi, song thà cứ để nguyên trạng còn hơn xáo trộn nếp sống cũ.
3/ Khi xem xét. đối với những người có công, có thâm niên tham gia hai cuộc kháng chiến, thay vì chuyển đổi, thay thế, tinh giảm, chuyển nghề, cho về hưu trước tuổi, cách chức xử lý kỷ luật, bồi dưỡng, học lại một cách bắt buộc theo quy chế để công ra công, tội ra tội, thì đến nay vẫn còn tình trạng nặng tình nghĩa kiểu cũ, dẫn đến việc bộ máy vì thế vẫn cồng kềnh, kém hiệu lực
4/ Bệnh "dĩ hòa vi quý", ta không động đến người, người đừng động đến ta, chỉ tự phê bình qua loa, ưu có, khuyết có, nên đâu lại vào đấy.
5/ Bệnh thân quen, bè phái trong đổi mới tổ chức vẫn còn. Thay vì căn cứ vào phẩm chất, trách nhiệm, năng lực đáp ứng công việc cụ thể, nhưng đó nể nồng, thân quen, đồng hương, đồng chiến hào mà vẫn bỏ qua, làm chiếu lệ, sao cho trong ấm ngoài êm, giơ cao đánh sẽ...
Cuối cùng, theo chúng tôi, việc cải cách hành chính nhà nước phải được tiến hành từ các cấp cao nhất. Chẳng hạn, Văn phòng chính phủ, các Bộ phải là người đi tiên phong trong việc này thì mới có thể tránh dần được tình trạng kéo dài trong nhiều năm nay: Tinh giảm - bành trướng - rồi lại tinh giảm, quanh quẩn sau mộtsố năm thử nghiệm lại thấy bộ máy cổng kềnh thêm mà thôi. Ở trung quốc vừa qua cho ta một bài học đáng suy ngẫm: Biên chế của các cơ quan thành viên Chính phủ hoặc sự nghiệp trực thuộc nói chung giảm một nửa. Biên chế giảm đến mức đáng kinh ngạc. Ví dụ: Bộ Thương mại và kinh tế đối ngoại chỉ còn 457 người, Bộ Nông nghiệp: 483 người, Bộ Văn hoá: 275 người, Bộ Y tế: 225 người, Uỷ ban Kinh tế thương mại nhà nước: 450 người. Một lúc gần 100.000 người ở Thủ đô Bắc Kinh mất việc làm. Số người giảm được giải quyết ra sao? Một vấn đề nhạy cảm rất dễ cú sốc xã hồi nếu đềkhông thận trọng. Họ được hưởng nguyên lương trong thời hạn 3 năm để nóhọc tập, đào tạo lại các ngành nghềthích hợp, chứ không phải là những lớp học vài ba tháng để xác định tư tưởng… (theo báo Tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh ra ngày 12/ 9/ 2000).
Thiên niên kỷ mới đã sang trang. Chúng ta cần có cách làm, cách nghĩ, cách xử lý, cách cải cách sao cho khác hẳn với thế kỷ XX đã kết thúc.
Nội dung khác
Tìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt