theo kinh nghiệm là chủ yếu, kỹ thuật thủ công thô sơ, lạc hậu, có tính chất phân tán, khép kín...nền sản xuất nhỏ là cơ sở chủ yếu hình thành nên lối tư duy kinh nghiệm, tầm nhìn thiển cận, thói tự do tùy tiện, vô tổ chức, vô kỷ luật, coi thường luật pháp, cục bộ địa phương..."/>theo kinh nghiệm là chủ yếu, kỹ thuật thủ công thô sơ, lạc hậu, có tính chất phân tán, khép kín...nền sản xuất nhỏ là cơ sở chủ yếu hình thành nên lối tư duy kinh nghiệm, tầm nhìn thiển cận, thói tự do tùy tiện, vô tổ chức, vô kỷ luật, coi thường luật pháp, cục bộ địa phương..."/>

Một số ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý sản xuất nhỏ tới hoạt động lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ ở nước ta hiện nay

09:33 SA @ Thứ Sáu - 02 Tháng Ba, 2007

Cũng như ở mọi quá trình cách mạng khác, sự thành công hay thất bại của sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay phụ thuộc chủ yếu vào phẩm chất, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở các cấp. Bên cạnh những thành tựu to lớn không thể phủ nhận, thực tế hoạt độnglãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ ở nước ta cũng đang bộc lộ những hạn chế, yếu kém. Những hạn chế, yếu kém này có nhiều nguyên nhân, một trong số đó là do tác động của tâm lý sản xuất nhỏ.

Như chúng ta đã biết, tâm lý sản xuất nhỏ là loại hình tâm lý xã hội nảy sinh, hình thành trực tiếp từ sự phản ánh những điều kiện sinh hoạt xã hội của những xã hội dựa trên nền tảng sản xuất nhỏ. Với những đặc trưng cơ bản như: mang tính chất tự cấp tự túc được tiến hành theo kinh nghiệm là chủ yếu, kỹ thuật thủ công thô sơ, lạc hậu, có tính chất phân tán, khép kín...nền sản xuất nhỏ là cơ sở chủ yếu hình thành nên lối tư duy kinh nghiệm, tầm nhìn thiển cận, thói tự do tùy tiện, vô tổ chức, vô kỷ luật, coi thường luật pháp, cục bộ địa phương... Những biểu hiện tiêu cực này mặc dù đang tồn tại chủ yếu như là những tàn dư của tâm lý xã hội cũ song cũng đang gây ra những trở ngại, làm giảm hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Trước hết,có thể nói biểu hiện có ảnh hưởng tiêu cực nhất của tâm lý sản xuất nhỏ tới hoạt động lãnh đạo, quản lý là lối tư duy kinh nghiệm, tầm nhìn thiển cận. Điều khẳng định này được xuất phát từ một nội dung quan trọng của hoạt động lãnh đạo quảnlý: hoạch định và chỉ đạo thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, các chươngtrình, kế hoạch...Các đường lối chủ trương, chính sách phải được hình thành trên cơ sở phân tích chính xác hiện thực khách quan trong những bối cảnhlịch sử cụ thể và phải thể hiện được đầy đủ quyền lợi, ý chí của nhân dân. Do đó, để việc hoạch định đường lối, chính sách có hiệu quả người cán bộ lãnh đạo phải có khả năng phân tích tình hình thực tế sâu sắc có tầm nhìn xa trông rộng, có trình độ khái quát thực tiễn để từ trong vô số các hiện tượng, cácmốiliên hệ đan xen có thể phát hiện đúng quy luật vận động của hiện thực. Nhưng do ảnh hưởng của tư duy kinh nghiệm, tầm nhìn hạn hẹp của người sản xuất nhỏ nên việc hoạch định chính sách không phải lúc nào cũng đạt kết quả như mong muốn. Bởi vì với tư duy kinh nghiệm, chủ thể tư duy chỉ có khả năng dừng lại ở việc phản ánh những đặc điểm, những mối liên hệ bề ngoài mà không thể đi sâu, chỉ ra bản chất của sự vật. Họ cũng dễ lúng túng, bất lực khi gặp những vấn đề mới lạ, không có sẵn trong vốn kinh nghiệm của bản thân. Đặc biệt, trong bối cảnh phức tạp có sự tồn tại đồng thời của những mặt, những yếu tố khác biệt, thậm chí đối lập nhau như trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướngXHCNhiện nay, trong xu thế tất yếu của quá trình toàn cầu hóa và cùng với nó là việc gia nhậpWTO sắp tới,những cán bộ lãnh đạo còn chịu ảnh hưởng của lối tư duy kinh nghiệm rất dễ gặp sai lầm hoặc chỉ đưa ra được những đường lối, chính sách có tính chất chắp vá, tạm thời, không triệt để.

Việc đề ra và chỉ đạo thực hiện các đường lối, chính sách trong hoạt động lãnh đạo, quản lý cũng đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo phải luôn nhạy bén, năng động và sáng tạo -"những đức tính không thể thiếu ở người lãnhđạo”.Trong khi đó, với đặc điểm bảo thủ và trì trệ, tư duy kinh nghiệm luôn có xu hướng ngăn cản việc đề xuất những ý kiến mới, những biện pháp có tính đột phá. (Về đặc điểm này của người sản xuất nhỏ,C.Mác đã nhận xét, họ là những người thù ghét sự thay đổi, nhất là những thay đổi đột ngột). Xu hướng này là một trở ngại rất lớn đối với hoạt động lãnh đạo, quản lý, vì sự nghiệp đổi mới của Đảng ta hiện nay là chưa có tiền lệ, không có nguyên tắc lý luận, phương thức, phương pháp sẵn có để có thể tham khảo, đối chiếu. Sự nghiệp đổi mới với bản chất cách mạng của nó luôn đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo phải mạnh dạn khai phá, sáng tạo, tự vạch cho mình con đường đi phù hợp.Vì vậy, một trong những tiêu chuẩn của người cán bộ lãnh đạo hiện nay, được Đại hộiX của Đảng nêu rõ là phải có "tư duy đổi mới, sáng tạo". Sự bảo thủ, trì trệ, hay nói cách khác "chậm đổi mới" mà trước hết là chậm đổi mới tư duy trong điều kiện hiện nay của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính là nguyên nhân chủ yếu của những khuyết điểm và yếu kém trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội ở nước ta trong thời gian vừa qua như Đại hội đại biểu toàn quốclần thứX đã đánhgiá.

Một hệ quả tất yếu khác của lối tư duy kinh nghiệmlà việc đánh giá không đúng, nếu không nói là coi thường tri thức khoa học, coi thường lý luận. Về hậu quả của sự coi thường này,Ph.Ăngghen đã cảnh báo: "Sự khinh thường lý luậnlà con đường chắc chắn nhất đưa chúng ta đến chỗ suy nghĩ theo lối tự nhiên chủ nghĩa, tức là suy nghĩ sai". Điều này có tác hại nghiêm trọng đối với hoạt động lãnh đạo, quản lý nhất là trong giai đoạn hiện nay. Bởi lẽ, đây là giai đoạn phức tạp, được diễn ra trong bối cảnh thế giới đang có nhiều chuyển biến mạnh mẽ với nhiều biến cố, nhiều sự đảo lộn, nhiều vấn đề mới nảy sinh mà trong số đó có những vấn đề không dễ phân biệt đúng sai. Hơn nữa, " bản chất sâu xa của hoạt động lãnh đạo quản lý là hoạt động xử lý thông tin của các chủ thể và đối tượng trong hoạt động ấy" trong khi thời đại hiện nay là thời đại cách mạng khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ, lượng thông tin khổng lồ tăng lên hàng ngày. Thêm vào đó, trong điều kiện ngày nay tri thức đã trở thành nhân tố đóng vai trò quyết định trong các quá trình kinh tế, xã hội. Rõ ràng là trong tình hình đó, nếu đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý vì coi thường lýluận, coi thường tri thức khoa học, không thường xuyên học tập để nâng cao trình độ về lý luận chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật...thì không thể có đủ điều kiện, năng lực để hoàn thành các nhiệm vụ được giao.Lêninđã từng nhấn mạnh, để chiến thắng được chủ nghĩa tư bản, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, bên cạnh nhiệt tình và lòng dũng cảm, người cộng sản phải có kiến thức, cótrình độ văn hóa cao.

Thứ hai,hoạt động lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ nước ta hiện nay còn chịu những tác động tiêu cực từ tập quán tự do, tùy tiện, ý thức tổ chức, kỷ luật kém, không có thói quen chấp hành nghiêm luật pháp của người sản xuất nhỏ.Tác động này ảnh hưởng tới cả chủ thể và đối tượng của hoạt động lãnh đạo, quản lý.

Đối với chủ thể hoạt động lãnh đạo, quản lý, đây là đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở các cấp. Họ là những người đứng đầu, phụ trách các phong trào, tập thể, các đơn vị, địa phương... Mọi người đều biết, một tập thể, đơn vị dù lớn hay nhỏ cũngchỉ vững mạnh và hoạt động có hiệu quả khi tập thể đơn vị đó là một khối đoàn kết, được tổ chức chặt chẽ, có kỷ luật, kỷ cương. Do vậy, đối với người cán bộ lãnh đạo ngoài năng lực tổ chức, quản lý còn phải là người gương mẫu, có ý thức tổ chức, kỷ luật, ý thức tuân thủ pháp luật cao. Nhưng trong thực tế hiện nay, chính bản thân một số cán bộ lãnh đạo, kể cả một bộ phận cán bộ chủ chết lại không gương mẫu, coi thường kỷ cương phép nước, vi phạm pháp luật thậm chí ở mức độ nghiêm trọng. Một loạt những vụ việc tiêu cực xảy ra ở Tổng Công tyDầu khí, BộGiao thông vận tải, Thanh tra chính phủ, Tổng công ty Hàng không...trong thời gian vừa qua là những minh chứng rõ ràng của tình trạng này. Cũng do thói quen tự dotuỳ tiện,coithường luật pháp mà ở một số lĩnh vực một số địa phương cán bộ lãnh đạo đã tự ý đặt ra những luật lệ riêng của địa phương, của ngành mình bất chấp luật pháp của Nhà nước. Trong xử lý các công việc, nhiều cán bộ còn tùy tiện, không tuân theo các văn bản, quy chế pháp luật. Do đó, nhiễu quy định, chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước không đượctuânthủ hoặc bịthựchiện mộtcách sailệch. Thói tùy tiện còn thể hiện ở tình trạng phân cấp quản lý. Hiện nay, mặc dù đã qua nhiều lần cải cách, điều chỉnh song sự phân cấp quản lý ở nhiều lĩnh vực, nhiều ngành vẫn còn chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn nhau gây ra nhiều khó khăn, làmgiảm sút hiệu quả của công tác lãnh đạo, quản lý.

Về phía đối tượng của hoạt động lãnh đạo, quảnlý, đây là những con người, những cá nhân cụ thể với những đặc điểm riêng về trình độ, nănglực, về sở. thích, thói quen... Thực tế cho thấy, tính hiệu quả trong hoạt động của một đơn vị, tập thể một mặt phụ thuộc nhiều vào phẩm chất, năng lực của người cán bộ lãnh đạo nhưng mặt khác nó còn bị chi phối bởi trình độ, ý thức chấp hành kỷ luật của các thành viên của đơn vị, tập thể đó. Nhưng do thói quen tùy tiện tự do, vô kỷ luật của người sản xuất nhỏ, những người này rất dễ vi phạm các nội quy, quy định của tập thể. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng yếu kém trong hoạt động của các đơn vị, tập thể đó.

Thứ ba,một biểu hiện khác của tâm lý sản xuất nhỏ là tâm lýcục bộ, địa phương cũng đang gây những tác động tiêu cực không nhỏ tới hoạt động lãnh đạo, quản lý.Tâmlý cục bộ, địa phương được thể hiện rõ nét ở việc tuyệt đối hóa lợi ích của tập thể, địa phương trong việc hoạch định và chỉ đạo thực hiện đường lối, chính sách kinh tế, xã hội. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay có sự cạnh tranh gay gắt nhưng đồng thời cũng đòi hỏi sựhợp tác, sựliên kết thống nhất chặt chẽ giữa các ngành, các lĩnh vực sản xuất, giữa các đơn vị, địa phương. Mặc dù vậy, vì lợi íchcục bộ, ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực cán bộ lãnh đạo đã chỉ đạo hoặc baoche cho cấp dướithực hiện những việc làm sai trái, vi phạm lợi ích chung của toàn xã hội, phá vỡ mối liên kết trong quản lý vĩ mô, kìm hãm sự phát triển chung của đấtnước.Bên cạnh đó, trong hoạt động lãnh đạo' quản lý, chủ thể lãnh đạo quản lý không phải là người làm thay người khác, "tự mình làm tất cả", "mà phảikiểm tra công việc của hàng chục, hàng trăm người phụ giúp". Mặt khác,lãnh đạo quản lý là làm việc với người khác để người khác làm việc tức là tạo mọi điều kiện cho một tập thể làm việc thuận lợi có hiệu quả. Như vậy hoạt động lãnh đạo, quản lý chỉ có thể có hiệu quả tết khi người cán bộ lãnh đạo biết gạt tình riêng, sángsuốt lựachọn, tậphợpxung quanh mình một đội ngũ nhân viên thật sự có năng lực, trình độ và phẩm chất tết. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy tâm lý cục bộ địa phương trong công tác cán bộ vẫn còn phổ biến. Những người có đầu óc cục bộ địa phương thường gây phe cánh bằng cách đưa anh em, họ hàng, những người thân quen, cùng quê với mình vào ê kíp bất chấp năng lực, trình độ thực sự của họ là như thế nào. Chủ tịch HồChíMinh đã phê phán tình trạng "Kéo bè,kẻocánh”, bà con bạn hữu mình không có tài năng gì cũngkéo vào chức này, chức nọ. Người có tài đức nhưng không vừa lòng mình thì đẩy ra ngoài. Quên rằng việc là việc công, chứkhông phải việc riêng gì dòng họ của ai". Công tác cán bộ trong hoạt động lãnh đạo quản lý dựa trên tâmlý cục bộ như vậy là nguyên nhân hình thành nên những êkíp theo nghĩa xấu, không lành mạnh, tạo nên cánh hẩu, tìm cách mưu cầu lợi ích riêng tư, cùng nhau phân chia lợi lộc, danh vị, vơ vét tài sản của Nhà nước và nhân dân.

Như vậy trong một môi trường xãhội mà nền sản xuất nhỏ đã tồn tại hàng nghìn năm và hiện vẫn đang còn những cơ sở thực tế để tồn tại thì sự tác động tiêu cực của tâm lý sản xuất nhỏ tới mọi hoạt động trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động lãnh đạo, quản lý là một tất yếu khó tránh khỏi. Để khắc phục những tác động tiêu cực này, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo nước ta hiện nay cần phải thực hiện một số giải pháp sau:

Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Theo quan điểm của Đại hộiX, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay được gắn liền với phát triển kinh tế tri thức. Quátrình này vừa có ý nghĩa xóa bỏ sản xuất nhỏ- nền tảng vật chất cho sự tồn tại của tâm lý sản xuất nhỏ, vừa trực tiếp khắc phục những biểu hiện tiêu cực của loại hình tâm lý xã hội nàytrong hoạt động lãnh đạo, quản lý. Bởi vì để có thể chỉ đạo thực hiện quá trình này, người cán bộ lãnh đạo buộc phải học tập nâng cao trình độ, rèn luyện năng lực tư duy lý luận, loại bỏ lối tư duy kinh nghiệm. Hơn nữa, "những tất yếu kinh tế, kỹ thuật" của nền sản xuất công nghiệp, hiện đại sẽ ghép dần những con người của nền sản xuất nhỏ trong đó có cả những cán bộ lãnh đạo vốn quen tự do, tùy tiện vào trong khuôn khổ kỷ luật, rèn luyện cho họ tác phong sống, làm việc có kỷ cương, tuân theo luật pháp.

Tạo cơ chế và điều kiện cụ thể, có tính khả thi để nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị cũng như nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo và phải coi trình độ các mặt đó cùng với phẩm chất đạo đức như là những tiêu chuẩn cơ bản, buộc phải có khi sắp xếp, bố trí cán bộ. Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện luân chuyển cán bộ vừa để bồi dưỡng năng lực mọi mặt vừa như là một biện pháp hạn chế tâm lý cục bộ, địa phương trong hoạt động lãnh, đạo quản lý.

Đẩy mạnh đổi mới cơ chế quản lý theo hướng tinh giản bộ máy, tránh chồng chéo, gắn rõ trách nhiệm với quyền hạn đối với từng chức danh lãnh đạo cụ thể.

Tiếp tục đầu tư nângcao dân trí, nâng cao trình độ hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật củacác tầng lớp nhân dân, thực hành tết quy chế dân chủ ở cơ sở...Các tầnglớp nhân dân lao động là đối tượng của hoạt động lãnh đạo, quản lý nên khi trình độ dân trí, sự hiểu biết về luật pháp và ý thức chấp hành pháp luật của họ được cải thiện công tác lãnh đạo, quản lý sẽ có nhiều thuận lợi. Mặt khác, tình hình này cũng tạo sức ép để đội ngũ cán bộ lãnh đạo phải học tập, rèn luyện nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của mình.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan