Sự thay đổi của những kẻ thảo khấu

10:19 SA @ Thứ Hai - 24 Tháng Giêng, 2011

Tôi viết câu chuyện này, chủ ý ban đầu là phải tạo được những tình huống gay cấn, hay duyên cớ anh hùng, thật ấn tượng nhằm tạo ra cái lý thỏa đáng cho sự thay đổi quyết định về sự lựa chọn con đường mới của cuộc đời của những kẻ lầm lạc.

Nhưng rồi ngẫm nghĩ nếu bằng tình tiết nhẹ nhàng, bình dị mà vẫn dẫn đến được hiệu ứng tinh thần, tư tưởng của con người khiến họ có thể thay đổi thì mới có ý nghĩa thuyết phục phổ cập mà không nhất thiết phải chờ đợi những lý do phi thường gì…

Một chiều cuối mùa Đông, bầu trời buông xuống rất thấp thật ảm đạm u ám, phả ra hơi lạnh từ trên cao ập xuống khắp nơi. Đâu đâu cũng vắng ngắt như là mọi người chui hết vào nhà để trốn rét. Bọn 5 đứa thảo khấu đã mấy ngày nay lảng vảng trong một Thị trấn nhỏ mà không kiếm được món nào…Những đồng tiền thường là trấn cướp được, lần nào cũng vậy chỉ giúp chúng thỏa thuê thịt rượu và gái được dăm bữa nửa tháng. Bây giờ, tập kết gần một bìa rừng, đứa nào đứa nấy đầy bụi bặm và mệt mỏi, nhưng ngầu lên trên mặt là sự cùng liều như Sói đói. Ngồi trên lưng những con ngựa cũng có vẻ đang kiệt sức, bọn chúng cố nhướn những cái cổ quấn ẩu dải khăn cáu bẩn như mảnh xé ra từ bao tải cũ nát, nhìn xung quanh, nhìn gườm gườm nhau, rồi một đứa thốt lên bằng giọng khê nồng : tao thấy có làn khói từ đằng xa kia, ắt hẳn nơi đó ko cướp được gì thì cũng có cái cho bọn ta no lòng đây. Nghe thấy vậy một thằng khác giật cương ngựa thét lên với cả bọn : còn chần chừ gì nữa, đi đến đó thôi, ít ra là ở đó có người, nếu không có gì thì bây giờ thì thịt người cũng ngon. Thằng khác hù họa giọng theo kiểu sát thủ chuyên nghiệp còn chút lãng mạn : mẹ kiếp có mỗi cái dải khói mỏng manh ở cái xó rừng này thì có gì mà phải nói đến cướp với bóc cơ chứ, tao nghĩ cũng buồn nếu giật được tí miếng ăn mà không phải dùng đến súng đạn hay đốt phá. Một thằng gầy hét lên : Hey…tiến đến đó thôi chúng mày…tao đói đến mức thấy trời sập xuống rồi đây chả kể phải đợi đến tối mới hành động cho dù phía đó là một cửa hàng lớn, nói gì cái tổ chim ấy

…Chúng giật cương ngựa phi thật nhanh đến hướng có làn khói nhẹ bay lên… tới gần nhận ra đó như một trang trại nhỏ gọn gàng, tinh tươm…mọi thứ xung quanh chứng tỏ nó hẳn được dựng lên, chăm sóc tốt hàng ngày bởi những con người rất biết lao động….Chúng xuống ngựa buộc vào vào gốc cây khuất cách đó chừng trăm mét, rút súng cầm tay khom nhẹ người tiến tới như thói quen được tôi luyện bởi muôn lần kinh nghiệm trong những trường hợp tương tự. Yên ắng quá, chỉ có ngôi nhà nhỏ xinh chính giữa trang trại là có ánh đèn dầu và ánh lửa hồng của lò sưởi phát ra. Nhòm qua ô cửa kính, bọn thảo khấu chỉ thấy đôi vợ chồng luống tuổi, cả hai đều khoảng 60, dáng vẻ rất khỏe mạnh. Họ đang ăn tối và nói chuyện với nhau như vui vẻ lắm. Giữa bàn gỗ khá rộng là những khoanh bánh mì vừa nướng, một nồi súp, bình sữa, một đùi thịt trên cái đĩa lớn và có cả bình rượu. Bọn chúng rất ngạc nhiên khi nhìn thấy cảnh bà vợ rót sữa cho chồng, còn ông ấy lại rót rượu đưa vợ uống, mỗi thứ chỉ có 1 cốc , và họ uống chung, đầy vẻ thích thú và mãn nguyện. Một thằng chùi mép như thèm thuồng, lẩm bẩm : mẹ kiếp trên đời này lại còn cái trò í kia đấy. Thôi xông vào chấm dứt kiểu nhìn trộm nhỏ rãi thế này đi chúng mày ! Cả bọn thô bạo, đứa thì dùng báng súng thúc, đứa thì đạp vào cửa, cánh cửa bật mở ra quá dễ dàng như không có cài then bên trong khiến cho cả bọn bị mất đà khi lao vào nên dúm lại xuýt ngã lên nhau. Đập vào mắt chúng là một chú chó lông xù to như con dê chạy nhanh đến gần, nhưng rất lạ, ngồi xuống cạnh chúng vừa chăm chú nhìn bọn chúng vừa đưa mắt nhìn chủ không có vẻ gì là sẵn sàng xông vào cắn xé cả. Điều đó khiến tất cả bọn thảo khấu có một chút ngại ngần nhưng không gây cho chúng phải tay hạ sát như phản xạ vốn từng. Chúng nhìn chằm chằm vào ông bà chủ nhà. Ô kìa họ thư thái quá, vẫn ngồi, chỉ nhướn mắt nhìn cả bọn như đang đoán xem chúng là ai, nhưng ánh mắt, vẻ mặt lại thật thân thiện. Rồi ông đứng dậy từ tốn, lời nói ấm áp xởi lởi : nào ngồi xuống ghế đi mấy chàng trai, ngoài trời rét lắm phải không ? Bây giờ phải được gần lò sưởi, và ăn một đĩa súp nóng cùng chút rượu cho ấm người đã nhỉ ? Ông quay lại bà nhỏ nhẹ mà âu yếm : Bà à, chuẩn bị thêm cho họ đi nào. Bà vợ đang ngồi, quan sát tế nhỉ bằng nét cười duyên dáng như của người phụ nữ trung niên đầy chất đằm thắm, khẽ nghiêng đầu gật nhẹ ra cử chỉ vừa như chào cả bọn, vừa sẵn sàng theo ý chồng.

5 đứa thảo khấu không cần đợi ông bà nói nhiều kéo ghế ngồi xuống bàn. Thật tình chúng thấy không biết nói gì lúc này bởi cơn đói một phần, mà bởi cái cách chúng được tiếp đón. Chúng ăn uống xoàn soạt, nhồm nhoàm, rồi tự tiện rót sữa, rượu trong bình uống như đói khát lâu lắm rồi. Ông bà chủ nhà từng người nghẹ thay nhau đứng dậy lấy thêm vài ổ bánh to, đùi thịt sấy lớn, hũ rượu và sữa để tiếp trên bàn cho chúng, rồi ngồi bên cạnh tiếp tục ăn từ tốn, họ vẫn dùng chung một cái cốc như ban đầu rót rượu và sữa cho nhau…dường như chỉ có một chút thay đổi là bây giờ họ đang có thêm vài người khách lạ và những người đó cần được tự nhiên. Họ chỉ nói : các anh nên từ từ thôi để ăn được no và ngon miệng, nếu cởi bỏ được mấy cái thứ súng ống lỉnh kỉnh bên người ra được thì sẽ thoải mái hơn nhiều đấy, thậm chí hai vợ chồng họ còn nheo mắt dí dủm với chúng khi nói như vậy.

Bữa tối xong và tất cả chúng đã được no nê. Bà đứng dậy pha một ấm trà nóng thật to rót ra những chiếc tách gốm mộc mạc, bày thêm một đĩa nho khô mời tất cả tráng miệng. Lúc này cả bọn trở nên tự nhiên hơn, cái vẻ bặm trợn sát khí thường ngày đã bay đi đâu nhiều lắm chỉ còn vương lại trên cơ mặt của chúng là sự nhàu nát, mệt mỏi thật thương hại. Một đứa cất tiếng hỏi : ông bà là ai ? sao ở bìa rừng hẻo lánh này ? Ông trả lời vợ chồng chúng tôi đều là là nghề y, cũng chưa hẳn mong chữa bệnh cho được nhiều người đâu, giành thời gian tâm sức trồng một số thuốc quí, nghiên cứu về nó sau này đặng có ai dùng thì cũng là rất tốt rồi. Chúng tôi thấy cuộc sống thật vui tươi và ý nghĩa lắm, nhất là nếu có thời gian và tĩnh tâm các anh sẽ quan sát cảnh vật và khí hậu nơi đây thật tuyệt vời đấy. Bà vợ cất tiếng hỏi ân cần : Nếu các anh đã mệt thì tôi chuẩn bị chăn đệm đủ cho các anh có một đêm êm ấm bên lò sưởi của gia đình. Nếu muốn đi ngay thì hãy nói cần thứ gì mà chúng tôi có sẽ gói gém cẩn thận cho các anh lên đường. Bằng không thấy thư thả thì ta trò chuyện với nhau thêm một chút cũng tốt nhỉ ?

Một đứa khác xoay tách trà trong lòng bàn tay như xoay súng, mặt hơi gườm gườm ngước nhìn ông bà theo thói quen hỏi : các vị có biết chúng tôi là ai và muốn gì không ? Ông bà có không thấy sợ khi trời đã tối mà cả bọn chúng tôi trong hình đạng như thế này đường đột xông cửa mà vào chứ ?

Ông nhấp một ngụm trà nói : trải nghiệm ngần này thời gian sống rồi sao chúng tôi lại không nhận ra các anh?! Cái cách mà các anh đến, bây giờ lại trực tiếp nhìn nhau, thậm chí tôi còn biết hơn chính các anh nữa đấy. Còn có sợ không ư ? Ông quay sang bà vợ cất tiếng cười thật cởi mở - chúng tôi, chủ ngôi nhà này và mọi điều cư xử chắc không khiến ai mếch lòng mà nổi giận, không làm ai nghi ngại đến nỗi phải hồ đồ, không khiếm nhã làm ai phải tổn thương, không có gì nhiều nhặn để ai nổi lên lòng tham, đến con chó to kia cũng hiền hòa chẳng sủa không khiến ai phải sợ hãi. Bà vợ hưởng ứng ý nhị và thêm : tôi thì biết chắc điều các anh có lẽ còn chưa tự biết đó là tất cả các anh đều không ai được khỏe lắm, ít được nghỉ ngơi đúng cách và bên trong người có nhiều thứ bệnh đấy. Nếu các anh cảm thấy gì không ổn cứ coi đây là nhà mà nghỉ nghỉ ngơi ít bữa, nếu có thể hãy nói cho chúng tôi giúp được phần nào chăng ?

Bọn thảo khấu trầm ngâm nhìn vào ảnh lửa hắt ra từ lò sưởi, tư thế ngồi theo cách của kẻ luôn sẵn sàng gây gổ nhưng tỏ vẻ muốn tiếp chuyện. Một đứa nói : tất cả bọn tôi có lẽ đều chán ghét cuộc đời, nhưng vẫn phải sống theo cái cách bị bọn đạo đức giả cho là bất lương, thế rồi đứng ngoài vòng pháp luật tự lúc nào chẳng hay nên đã chả biết sợ gì huống hồ tí bệnh nhỏ bà nói. Hắn cúi xuống cười khùng khục chả rõ tự thưởng hay chua chát cho cái câu mình vừa nói. Một đứa khác đứng dậy ra bàn rót thêm cốc rượu, nói như hét lên : không, chúng tôi chả có bệnh tật gì hết, rồi nốc một hơi hết cả cốc, bọn này nếu có chết thì chỉ vì súng đạn mà thôi. Nhưng nhiều kẻ được coi là khỏe mạnh thì sẽ cũng phải chết như thế thôi khi khiến bọn tôi -những kẻ chỉ muốn nhìn thấy tiền của - mà không tiếc tay đấy !
Ông chủ nhà ôn tồn : tôi còn nhìn thấy các vết thương trong lòng các anh nữa đấy, hãy mở lòng ra, cho nó được hít thở sự trong lành mà nhẹ nhõm trở lại. Mỗi người chúng ta đi đến từ quá khứ dù đã thế nào ai cũng có ít nhiều xây xước cuộc đời rồi, nhưng cái việc hôm nay cũng là một chút cơ hội khiến ta có thể rũ bỏ được những điều khiến ta cứ phải tiếp tục rồi phải mang nó theo như u bệnh dẫu chưa bị chết bởi súng đạn của kẻ khác. Ở ngôi nhà này của tôi mọi điều đều hiền hòa, ai khi ra khỏi nhà tôi đều khỏe mạnh, lạc quan hơn lúc họ đến. Tối nay tôi hi vọng là các anh vui mà nhận ra được là : không cần phải như các anh đã từng thì vẫn là những người khách được trân trọng trong ngôi nhà của tôi, chả cần động đến những thứ súng ống ghê gớm kia thì các anh vẫn có những gì một người bình thường nhận được khi họ cần giúp đỡ, bằng không cũng chẳng nhờ cách khác mà hơn được gì, chả cần phải làm việc hiểm nguy vẫn có thể gặp được sự lành. Nào các bạn, tiền bạc chúng tôi chỉ có một ít, chỉ đủ dùng cho nhu cầu bình thường hàng ngày của hai người gần về già, lương thực thì có sẵn, các anh cần hãy cứ lấy mang theo.

Một đứa trông ra dáng vẻ từng trải nhất, đứng dậy chống chân trên ghế, nhìn sát mặt vào người đàn ông chủ nhà, phà hơi rượu mạnh và vằn mắt đỏ ánh lửa nói : Thôi bọn này bây giờ muốn khò đã, nửa đêm nhỡ có tỉnh dậy thì tự biết nên làm gì, dù sao thì lâu quá rồi cũng được một bữa tối ấm áp thế này, chả tội gì mà phải mất hứng ngay cho cơn buồn ngủ giữa đêm hôm rét mướt chúng mày nhỉ. Cả bọn cười khùng khục cho câu đùa đầy ẩn ý của thằng kia rồi tự động mỗi đứa ôm chăn đệm xếp quanh lò sưởi, lầm bầm với nhau vài câu rồi ngủ ngay được.

Rạng sáng sau, những tia nắng mặt trời ấm áp lọt vào của kính phòng khiến cả bọn tỉnh giấc. Không thấy hai vợ chồng ông bà chủ nhà đâu, nhìn trên bàn đã để sẵn bánh mì, phomat, một ít củ quả, lại có cả bình sữa, rượu. Bọn chúng nhào vào ngồi ăn như tối qua chưa có gì bỏ vào bụng. Một đứa nhìn thấy có gói vải nhỏ bọc gì đó bên trong, mở ra đó là một ít tiền không nhiều lắm, nhưng đủ cho chúng mua được đồ ăn thức uống đầy đủ được ít hôm trên đường. Chúng nghe thấy tiếng người, nhìn ra ngoài cửa kính : ô kìa đôi vợ chồng họ đang cùng nhau cuốc đất làm vườn, vừa cùng chuyện trò gì đó mà cười đùa vui vẻ như đôi tình nhân trẻ, bên cạnh là chú chó to ngồi ngay ngắn ngoe nguẩy đuôi thanh bình lắm.

- Một thằng nói bâng quơ : ồ hóa ra trên đời này còn có một gia đình với đôi vợ chồng luống tuổi mà thú vị đấy nhỉ ! Có được như họ thì tao cũng chả phải lang bạt kì hồ như thế này làm gì !

- Một thằng khác trề môi : ôi giời, ngày trước mỗi khi tao về nhà lúc nào cũng thấy hai ông bà già cãi cọ rồi đập nhau như kẻ thù, rồi lôi chúng tao ra chửi là sinh ra để báo hại họ ! Về nhà thế thì chả đi thảo khấu cho xong đời

- Thằng béo tâm sự : tao có con vợ xinh lại học cao nhất làng, oán nỗi là nó không hề yêu tao. Tao vốn làm tí quan trên tỉnh nên cũng có của ăn của để, cũng chả thiếu gì, thế mà càng bị nó khinh ! Tao hết hiểu nổi phụ nữ nên bỏ đi nhập với bọn mày giải khuây vậy!

- Hừm ! Còn cái con người mà thời gian khốn nạn xấp xỉ bằng tuổi đời như tớ đây thì có cho sẵn một cái gia đình như Hoàng gia đi nữa thì thằng này cũng phá nát đi thôi – một thằng trẻ hơn cả đế vào chua chát .

- Thằng gầy thở dài : cái lối sống của bọn mình bấy nay thì không có cái gì tử tế nó đậu được vào quá một đêm. Đôi vợ chồng họ không làm gì xấu để phải sợ bọn mình, cả đêm họ ngủ an nhiên tự tại. Họ như thế mới còn sống lãng mạn được, chứ cái lũ mình chỉ còn cách đi tiếp vào nghịch kiếp mà thôi

- Thằng trải đời nhất thốt lên : mà này, chúng mày! Tất cả nghe thế quay mặt hướng cả vào, nó nói tiếp : bấy lâu cả bọn đi đâm chém ăn cướp cùng nhau mà đến giờ mới tòi ra tí hoàn cảnh, quá khứ riêng tư của mình, hóa ra bởi cái oán đời chả ra gì khiến ta khinh sống liều chết mà gặp nhau . Chưa bao giờ bọn mình tự hỏi việc đang làm sẽ đi đến đâu, để làm gì ? Sao ta không thể có một cuộc sống như vợ chồng họ nhỉ ?

Cả bọn lặng thinh, vô tình đều hướng ánh nhìn về đôi vợ chồng ông bà chủ nhà đang làm vườn ngoài kia….tư lự…. Thằng trải đời nói khẽ và rành rọt : thôi tùy bọn mày, còn tao sẽ đi về một hướng nào đấy, tao quyết không thảo khấu nữa, dù sao tao cũng mới chỉ biết là có thể bắt đầu lại được từ ý nghĩ đó mà thôi.

Năm đứa ăn xong, bỏ lại bọc tiền nhỏ, ra tháo dây cương, từng đứa lên mình ngựa khoát tay từ biệt nhau, rồi thúc ngựa đi theo từng hướng riêng của mình…Bụi đường cuốn lên mờ dần… Mặt trời đã cao, hai vợ chồng họ vẫn đang cuốc vuờn, khi nghe thấy tiếng vó ngựa vang lại gần, ngạc nhiên ngẩng lên nhìn… Năm kẻ thảo khấu phi ngựa trở lại, chúng giơ mũ chào họ, tất cả ném súng đất, sáp kề lại cùng nắm lắc tay nhau, như nói với nhau gì đó… rồi tất cả quả quyết giật cương ngựa lên đường… xa dần…

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Con đường hoạn lộ của Mơn

    01/11/2018Nguyễn Tất ThịnhThằng Mơn khi còn bé ngoan và hiền – theo cách nghĩ của người cùng làng: ai trong bảo sao nó biết vậy. Lớn hơn chút, đi chăn trâu với tụi nhỏ cùng trang lứa, chẳng ý thức đó là bạn hay bè, trâu tự động ăn, trẻ tự hùa với nhau mà ham chơi đến chiều muộn dắt trâu về chuồng. Rồi đi học ở trường làng...
  • Ngẫm nghĩ về tính cách và số phận của Con Chó

    12/03/2018Nguyễn Tất ThịnhCon Chó, một cách bình thường, xưa nay luôn là hình ảnh và biểu tượng của sự tận tụy và trung thành đối với Con người là chủ nhân của nó. Nhưng suy nghĩ về nó và những hoàn cảnh khiến nó thành ra như thế, bạn có liên tưởng đến những ai, những điều gì không nhỉ ???....
  • Nhiều người thuộc “thế hệ @”

    16/01/2018Nguyễn Tất ThịnhLối sống, cách xử sự, làm việc phi chính thống, ỡm ờ, dặt dẹo của một nhóm người như thế làm rối trí tất cả những người bình thường. Chúng không phải tội phạm nhưng dường như nằm ngoài lề của những gì gọi là chuẩn mực và chính trực. Chúng ký sinh vào xã hội văn minh nhưng đang làm bại hoại các giá trị. Xã hội nếu nhiều loại người như vậy thì đáng sợ biết bao!
  • Tản mạn về tự trọng

    28/07/2017Nguyễn Tất ThịnhTự trọng là thuộc tính chung cần có ở mọi người, vốn ảnh hưởng tự nhiên từ cư xử của người Lớn ( theo nghĩa tuổi tác và chức vụ ) mà củng cố dần hay bị mất đi. Trên đây mới chỉ là đôi nét điển hình thôi, chứ thực tiễn về điều này thì vô vàn ví dụ hay dở. Tất nhiên chúng ta hướng tới hình thành lòng Tự trọng dựa trên liêm chính, chính trực và trách nhiệm trong các quan hệ xã hội...
  • Thế là anh cũng đi buôn

    21/08/2016Nguyễn Tất ThịnhÔng là nhà kinh tế có học vị rất cao, người đỗ đạt cao nhất dòng họ, là anh trưởng, người xưa nay được nhận nhiều ưu đãi của xã hội lẫn dòng tộc. Và ông đã ứng xử, quan niệm như thế nào...
  • Nguy cơ tụt hậu vĩnh viễn?

    14/08/2016Nguyễn Tất ThịnhGần đây một số chuyên gia và tổ chức nước ngoài có đưa ra vài nhận xét so sánh về mức độ, trình độ phát triển của Việt Nam với các quốc gia có tăng trưởng nhưng có nguy cơ tụt hậu vĩnh viễn...
  • Bi hài của triết lý

    12/06/2016Nguyễn Tất ThịnhMột vị giáo sư được xem là danh tiếng, cuối đời sự nghiệp đI đến đâu dù trên giảng đường hay lúc chuyện trò bông phèng, đều giả lả rằng: Khi còn trẻ thì thỉnh giáo linh tinh học, đến bây giờ thì đI giảng sinh sự học. Lớp trẻ cười thích thú với những điều ông nói về cuộc sống, quan hệ nhân quần rất mang màu sắc triết học...
  • Dân trí và sức phát triển của một dân tộc

    09/10/2015Nguyễn Tất ThịnhTôi cứ suy nghĩ mãi về lời một người bạn nước ngoài khi anh ta nói với tôi rằng : Ai cũng biết sau Thế chiến thứ hai, Nước Đức ở Phương Tây và nước Nhật ở Phương Đông chỉ còn có hai thứ : đó là những đống đổ nát tro tàn, và còn lại những con người với nền văn hóa vĩ đại của họ...
  • Nhận Dạng một Cộng Đồng

    15/05/2015Nguyễn Tất ThịnhNếu mạnh dạn nhìn vào điểm xấu thì như uống thuốc Kháng sinh (không thích, nhưng cần thiết). Tôi liệt kê sơ nhận xét của mình về 10 phương diện lớn của một Cộng Đồng Việt Nam…(mỗi phương diện gắn tạm với 3 dấu hiệu chính…được gọi bằng chính cách nói của Cộng Đồng, mang tính hình ảnh và liên tưởng…)
  • Hội Đồng Chuột

    26/05/2014Nguyễn Tất ThịnhVì cái Xấu gắn với những ‘thứ Tiểu…’ là thuộc tính gốc rễ của chúng, khiến cho người văn minh chúng ta bị rối trí. Nhiều người tuyệt vời, giỏi giang và mạnh mẽ lắm nhưng bị rối loạn và ám ảnh bởi vài con Chuột. Nhưng Tôi lạc quan cho rằng chúng ta đã có sẵn thái độ và cách thức tích cực của mình để khống chế được vấn đề của Chuột...
  • Nhận dạng con người để xây dựng xã hội

    13/02/2014Nguyễn Tất ThịnhVới mỗi người ‘Lớp trên’ của họ thế nào thì ‘Tầng đáy’ thế ấy! XH tạo ra họ là Cái Ao hay Đại Dương? Tôi quan sát và thấy rằng những kẻ trong đó đều là đang thế hoặc theo đuổi cái việc được ăn trên ngồi chốc trên đầu chúng sinh – theo cách chúng quan niệm là ‘hơn người’. Bằng cách ấy, họ chiếm chỗ và thuộc một phần của giới có Quyền, có Học, có Tiền... Nhận dạng ra chúng cũng là cách suy nghĩ về việc tạo ra một xã hội để chỉ nảy nở ra những điều đáng được mọi người tụng ca...
  • Tặng phẩm của ngôn ngữ: Thói “ăn” nếp “ở” của người Việt qua cách nói

    06/10/2009Ngô Nguyên DũngKhông biết có phải do hoàn cảnh thiếu ăn thiếu mặc từ xa xưa, mà người Á đông nói chung, người Việt nói riêng, đặc biệt quan tâm tới miếng ăn. Ăn không phải chỉ để sinh tồn, mà còn để hưởng thụ: Ăn đứng đầu tứ khoái. Ăn cho sướng miệng cái đã, mấy chuyện khác tính sau.
  • Trại cá sấu

    26/10/2013Hồ Anh TháiCần phải sòng phẳng ngay từ đầu rằng trước tác này không có gì liên quan đến thế giới động vật. Phải nói toẹt ra mất lòng trước được lòng sau, cơ quan nào có nhiều nữ nhân viên xấu, nhà ai có nhiều con gái xấu, thì đấy... cái cụm từ đập vào mắt bạn đọc ngay trên tiêu đề: Trại cá sấu.
  • Chính khách và nhân cách cuối cùng

    24/09/2013Nguyễn Tất ThịnhTôi đưa ra định nghĩa: Nhân Cách cuối cùng là cách anh lựa chọn buộc phải đưa ra ứng xử cá nhân, ở thời điểm mà anh dù là ai cũng không thể chối bỏ, trốn tránh được nhu cầu và quyền đánh giá của người khác hay Cộng đồng, khiến cá nhân anh bộc lộ tất cả sự thật về bản thân như thế nào, mà từ đó ai cũng nhận ra anh thực là Ai, đi đến mặc nhiên định vị anh đòi hỏi anh đúng như anh phải là, cho dù anh cố là Ai theo cách của anh.
  • Tại sao Quan Tham lại không thể dừng tham?

    06/01/2011Nguyễn Tất ThịnhXã hội nào từ xưa cũng có Tham Quan, cũng muốn chống lại nó! Nguyên nhân gây ra nó thì có quá nhiều bài phân tích rồi. Nhìn quanh vài nước kém phát triển ( một trong thước đo quan trọng là mức độ tham nhũng ), tôi muốn lý giải tên của bài viết này bằng bốn Lý do dưới đây, cũng ngụ ý rằng Quan Tham nào đâu đó nếu còn được ít phút tạm dừng tham có đọc thì cũng cảm thấy gai gai một tí thôi cũng tốt.
  • Người sao Của vậy. Lối sống sao Đời sẽ vậy!

    05/11/2010Nguyễn Tất ThịnhBài này cũng một số bài khác tôi đã post lên thêm vào tính điển hình của Con Người Văn Hóa, Con Người Dân Tộc ( cho dù nhiều người không thấy mình trong đó, nhưng không hiếm gặp ), với mục đích phản tỉnh...

  • Đối thoại về sự trả thù

    13/10/2010Tôi viết câu chuyện này như truyền cho những người bạn tinh thần tự tranh đấu và tìm câu trả lời cho chính mình mà thôi. Ở đời muôn Loài phải có được sức mạnh, nếu không thì phải có một lợi thế nhất định nào đấy, hòng khiến kẻ khác phải tính đến, tôn trọng hoặc ít nảy sinh ý đồ làm xấu gây hại cho mình. Nhưng vượt lên tất cả phải là Đức Tin trở thành một giá trị đến mức làm đề kháng được cho mình và cái xấu ác cũng không thể tùy tiện mà reo họa vào được.

  • Đi giữa các ‘Cặp Giá trị sống’

    01/05/2010Nguyễn Tất ThịnhCác quan hệ giữa con người rất phức tạp nên đường chuẩn mực đó vốn là phi tuyến, đã thế trong từng hoàn cảnh bi du di, xê dịch, xô đẩy thậm chí bị dẫm xéo lên mà uốn lượn, đứt đoạn… đến mức người ta chỉ cố tự thu xếp bản thân được trong một đoạn rất ngắn, rồi sau thế nào tính tiếp, giải quyết tiếp… Cứ thế nhưng vấn đề bất cập, không ưng ý, sự vô lí cứ thế mà tích lũy trong đời sống và các quan hệ khiến tất cả cảm thấy rối loạn và bất an...
  • Tản văn về Đạo Đức

    01/04/2010Nguyễn Tất ThịnhĐạo Đức là vòng cương tỏa con người trong Cộng đồng của họ, một dạng ‘hôn phối đồng chủng’ về tư tưởng. Đạo Đức cũng dẫn đến phân thân, đến sống hai mặt – là điều cũng bị chính nó gọi là vô Đạo Đức...
  • Nguyên lí gây bệnh và chữa trị

    06/03/2010Nguyễn Tất ThịnhLich sử của Nhân loại là đấu tranh, lich sử của mỗi con người là vượt qua và chiến đấu với bệnh tật! Trong đó bên ngoài là tác nhân, còn 'kẻ thù thực sự' luôn là bên trong Cơ thể hoặc Xã hội của mình....
  • xem toàn bộ