Chính khách và nhân cách cuối cùng

10:23 CH @ Thứ Ba - 24 Tháng Chín, 2013
Nhân dân hạng 1 sẽ sản sinh Lãnh đạo hạng 1!

Nhiều người quan niệm Chính trị là ‘Mục tiêu biên minh cho biện pháp’ / là ‘Dĩ bất biến ứng vạn biến’…vì thế mà chấp nhận mọi điều trong ứng xử và phương cách của họ. Nhưng ngay cả ngày xưa dù khi Xã hội còn nhiều chất hoang dã….thì luôn luôn lịch sử được chứng kiến nhân cách tuyệt vời của Chính khách, với tư cách người Lãnh đạo đưa Cộng đồng phát triển…mở mày mở mặt với Thiên Hạ và với Tương lai.

Tôi đưa ra định nghĩa:

-Nhân Cách cuối cùng là : cách anh lựa chọn buộc phải đưa ra ứng xử cá nhân, ở thời điểm mà anh dù là ai cũng không thể chối bỏ, trốn tránh được nhu cầu và quyền đánh giá của người khác hay Cộng đồng, khiến cá nhân anh bộc lộ tất cả sự thật về bản thân như thế nào, mà từ đó ai cũng nhận ra anh thực là Ai, đi đến mặc nhiên định vị anh ( vai trò, đẳng cấp, địa vị…) đòi hỏi anh đúng như anh phải là , cho dù anh cố là Ai theo cách của anh. Nhân cách cuối cùng mà mức thấp nhất của nó nên khiến ai cũng dung nhận được anh vẫn còn là con người bình thường.

- Bốn Sự thật Cơ bản nhất vềGiá trị của mỗi người là : Sự thật về năng lực trong quá trình lao động + Sự thật về bản lĩnh ý chí trong hoàn cảnh khó khăn thách thức + Sự thật văn hóa trong khoảnh khắc ứng xử + Sự thật về bản chất về mưu cầu lợi ích. Tất nhiên những sự thật trên ở Chính khách là được kì vọng ở tầng cao nhất của cá nhân họ trên đỉnh Dân Trí đồng thời phải tạo ra Giá trị hữu ích cho Cộng đồng. Bởi vậy ai cũng có cơ hội được Nhân Dân tôn trọng khi thể hiện ‘Nhân cách cuối cùng’ của họ có còn tính Lương Thiện hay không ? Mà sự Lương Thiện không thể diễn kịch, đóng giả, vay mượn hay bắn chước được, cho dù trí khôn của họ có cao đến thế nào.

Bên cạnh những thông tin, những hình ảnh và tấm gương của nhiều Chính Khách …đã thể hiện Nhân cách cuối cùng của mình thật tuyệt vời….không chỉ ở những lúc đòi hỏi năng lực chính trị của họ đấu tranh cho lợi ích Quốc Gia, Cộng Đồng…mà còn ở lúc họ nhận sai lầm và sửa chữa chúng… thật đúng là một Chính Khách chân chính, cho dù sau đó có thể từ chức trở thành Dân Thường,


Chúng ta cũng càng có cơ hội nhận thấy rõ và phổ biến cái xấu xa của nhiều chính khách khác về ‘Nhân Cách cuối cùng’ của họ :

- Tình cảm, tinh thần tỏ ra hoặc ủy mỵ, hoặc cực đoan trước những lời phê bình hay chất vấn rất chính đáng của những người có trách nhiệm. Hoặc họ chỉ có thể phản ứng được về Lý mà phản cảm với Tình, hoặc chỉ phản ứng được với Tình mà bất lực về Lý

- Không dám tiến hành các biện pháp tích cực và tin cậy để điều tra đánh giá Dư luận, mà vô cảm, phớt lờ hoặc mặc nhiên cho dư luận là không chính thống, là ‘số ít’…tệ hơn nữa đưa ra tín hiệu ‘cảnh cáo’ dư luận /khủng bố ý kiến khác

- Sử dụng nhiều thủ thuật Ngụy biện, loanh quanh , câu giờ…đi đến đối phó / thủ thế / co cụm. Giải trình theo cách phiếm định, vô chủ, trách nhiệm tập thể, ‘mặt trận’. Gần như không thấy được chính kiến của họ - người được giao trọng trách rất cao

- Chỉ đạo tinh hoa nhất của họ là câu đầu môi chót lưỡi: ‘nâng cao / tăng cường / đẩy mạnh / phát huy’… dùng ở đâu cũng được…Nếu cấp dưới làm tốt họ nhận là tài lãnh đạo của họ, nếu kết cục không tốt thì họ đổ cho cấp dưới sai, chậm, lỗi, thiếu năng lực, chủ động, sáng tạo…Họ đại ăn gian.


- Năng lực chính trị và tư cách Chính khách rất thấp thể hiện trong ăn nói, giao tiếp, sửa sai, tiếp nhận. Năng lực văn hóa rất thấp để có thể định vị bản thân, xác định thái độ đúng, chuẩn, đủ trong những hoàn cảnh khác nhau trước Nhân dân, Cộng đồng, Quốc tế. Cộng đồng thấy xấu hổ về họ , tủi phận bởi họ….

- Có đủ và pha trộn trong họ : Cử chỉ ‘rờ rẫm’ / ‘hoành tráng’ / long trọng hóa / ếch ngồi đáy giếng / coi trời bằng vung / cải lương mỵ dân / biến báo tinh vi / thủ thuật khôn lường ….Không lý luận được với họ…Còn vì một điều mang tính nền tảng rất cơ bản nữa là: vấp phải những khái niệm họ đưa ra và áp đặt khiến tất cả rối trí, bế tắc để tiệm cận tới chân lý, nên các giải pháp tích cực thiện chí bị đóng, như chỉ còn duy nhất con đường chấp nhận và theo họ.

Tóm lại, mọi điều thuộc về họ, liên quan đến họ đều cho người khác và Cộng đồng thấy họ không lương thiện, từ đó không an tâm về cuộc sống hiện tại và tương lai.

Nhưng chúng ta tin tưởng và hi vọng vào lương tri của Cộng đồng và phẩm chất tuyệt vời của những Chính khách chân chính còn lại….luôn có ! Hơn nữa không ai đi ngược lại được sự định vị của Tiến bộ cả, nhất đó là xu thế của Thời đại…của sự trăn trở vươn lên phát triển văn minh của Nhân Dân!
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vài lời về Địa – Kinh tế - Chính trị & hình dung Chính Khách hiện đại

    15/04/2014Nguyễn Tất ThịnhTrong Khoa học Kinh tế Chính trị hiện đại, thuật ngữ “Địa – Kinh tế - Chính trị” không xa lạ gì. Nhưng giải pháp ứng xử như thế nào với tính chất Địa phương và Toàn cầu của nó sẽ thể hiện một nhà Chính trị Quốc nội có được coi là tầm cỡ Chính Khách thực sự hay không...
  • Nhân cách tuyệt chủng

    08/04/2020Dương Ngọc DũngChúng ta không thấy rằng hiện nay một hệ thống giá trị để giúp cá nhân định hướng sự phát triển tinh thần không tồn tại hay nếu có tồn tại cũng chỉ là một hình ảnh già nua, mờ nhạt, một kỷ niệm hơn là một động lực mạnh mẽ khuyến khích cá nhân tự thăng tiến theo một chiều hướng tích cực...
  • Nhìn lại việc giáo dục nhân cách cho sinh viên

    08/09/2016GS. Tương LaiNếu trong một thời gian dài, lòng trung thành được nói đến nhiều hơn sự trung thực thì đã đến lúc cần xếp lại vị trí ưu tiên cho cái cần được chăm lo bồi dưỡng, “cái đang thiếu”! Mà nếu thiếu cái gì đó, thì “cái còn lại còn gì là đáng giá” kể cả lòng trung thành!
  • Từ kiến thức đến nhân cách

    20/10/2015Vương Trí NhànCái vấn đề đặt ra chung quanh khái niệm người trí thức vốn khá đa dạng. Ở một số nước, người ta nhấn mạnh lương tâm trách nhiệm con người trí thức trước xã hội. Ở một số nước khác, người ta thích bàn đến mối quan hệ giữa tự do và phục vụ, dấn thân và "xây tháp ngà" để làm khoa học. Riêng ở Việt Nam, theo ý chúng tôi, trong nhiều trường hợp, câu chuyện nhân cách vẫn nổi lên rõ rệt hơn cả...
  • Lương thiện: Sức mạnh của người lãnh đạo

    28/11/2013Sông ThươngĐối với mỗi người dân, nhà lãnh đạo không chỉ là người có tài quản lý mà trước hết đó phải là một công dân lương thiện, trung thực. Luôn có cơ hội để các nhà lãnh đạo biểu thị sự gây ảnh hưởng về đạo đức của mình, nhưng điều quan trọng là họ có biết vận dụng mọi cơ hội chứng tỏ mình là một nhà lãnh đạo vĩ đại.
  • Chính khách và lòng dân

    23/10/2010GS. Tương LaiQuý Khang Tử hỏi Khổng Tử về chính trị. Khổng Tử đáp: “ Chính dã, chính dã. Tử suất dĩ chính, thực cảm bất chính?”. Chính trị là chính đính. Ông lãnh đạo dân một cách chính đính thì ai dám không chính đính. Nhưng, thế nào là chính đính? Nói kỹ e dài dòng, xin lại dẫn Khổng Tử cho gọn và súc tích, lại khá cập nhật.
  • Nhân cách và giáo dục văn hóa nhân cách

    06/05/2010Hoàng Chí BảoVấn đề nhân cách và giáo dục văn hoá nhân cách phải được nhìn nhận là điểm cốt lõi nhất, là chỗ sâu sắc và tinh tế nhất của triết lý giáo dục.
  • Chính trị lương thiện

    08/07/2009Nguyễn Tất ThịnhTôi viết tiếp, ngắn gọn những hiểu biết và quan điểm của mình dưới đây, không diễn giải một cách lý thuyết hay ‘học thuật’ mà tôi đã tổng kết trong quá trình đọc, nghiên cứu, giảng dạy...
  • Một giờ với chính khách Lý Quang Diệu

    27/02/2007Kim HạnhTôi thêm vào cái tựa 2 từ “chính khách” sau khi đọc bài báo trên Straits Times Singapore sáng 21/1/2007 (một ngày sau khi ông trở về nước). Những gì ông nhận đình về Việt Nam khi đã trở về nhà là đúng tầm với 1 chính khách.

  • Háo danh & viết ẩu sẽ làm hỏng nhân cách

    12/01/2007Hà ThưNăm 30 tuổi, nhà văn Tạ Duy Anh cho ra đời truyện ngắn "Bước qua lời nguyền" làm xôn xao văn giới. Cho đến nay, sau 15 nămbước qua lời nguyền ấy, Tạ Duy Anh vẫn miệt mài viết, không ngừng sáng tạo, vắt hết mình vào những con chữ, những cuộc đời của nhân vật, những trang viết đang đồng hành cùng anh...
  • Nguyễn Đình Chiểu nhân cách của một nhà văn hóa lớn

    08/11/2005Nguyễn Văn ChâuNhân cách của Nguyễn Đình Chiểu là một minh chứng sống động về tính năng động của con người. Cuộc đời dù nghiệt ngã, nhưng sự nghiệp của con người ấy không vì thế mà buông xuôi theo số phận. Vượt qua số phận để đứng vững trước sóng gió của cuộc đời, chính là thái độ sống có văn hóa, là nhân cách cao đẹp của Nguyễn Đình Chiểu.
  • Nhìn lại việc giáo dục nhân cách cho Sinh viên

    01/09/2005Tương LaiNếu trong một thời gian dài, lòng trung thành được nói đến nhiều hơn sự trung thực thì đã đến lúc cần xếp lại vị trí ưu tiên cho cái cần được chăm lo bồi dưỡng, “Cái đang thiếu mà nếu thiếu cái đó, thì cái còn lại còn gì là đáng giá” kể cả lòng trung thành!
  • Đi tìm nhân cách người Việt Nam

    05/01/2004KS. Trần Quốc KhảiThực sự mới ra khỏi chiến tranh hơn chục năm nay, người Việt Nam vẫn sống trong hào quang của chiến thắng. Kém về thể lực và trí lực, cộng với niềm tự kiêu đôi khi không tỉnh táo, thế hệ trẻ Việt tuy đã bắt đầu chuẩn bị cho cuộc bứt phá trong tương lai, nhưng chỉ số nhân cách của người Việt Nam hiện đại đang ở đâu? Dưới kết quả nghiên cứu khoa học về nhân văn trên cơ sở vật lý và toán học, câu trả lời ấy là...
  • xem toàn bộ