Thế là anh cũng đi buôn

Học viện Hành chính Quốc gia
03:13 CH @ Chủ Nhật - 21 Tháng Tám, 2016

Ông là nhà kinh tế có học vị rất cao, người đỗ đạt cao nhất dòng họ, là anh trưởng, người xưa nay được nhận nhiều ưu đãi của xã hội lẫn dòng tộc. Và ông đã ứng xử, quan niệm như thế nào?!

Móc túi lấy ra mấy triệu, vẻ mặt chán chường, anh đặt kịch lên bàn và nói với vợ bằng giọng bất mãn:

- Nó không cho vay 200 triệu mà chỉ cho mình vay 5 triệu đồng thôi. Đi ăn cắp đâu được ngần ấy tiền còn lại cơ chứ.

Vợ anh đang háo hức đợi chồng về, nghe anh nói thế quắc mắt lên, một thôi một hồi chì chiết:

- Giời ạ, biết ngay cái thứ anh em nhà ông mà. Có mỗi hai mống ruột thịt mà không biết san sẻ đùm bọc nhau thì trông vào chó nó thương à. Đấy, cứ khoe mẽ là giàu nứt đố đổ vách nữa đi, són ra được tí tiền thì mang ơn mang huệ. Đây vay đây giả chứ chưa gì đã giở lối thương xót bố thí cho anh mình như thế… Loạn rồi… Ngừng một lát như để tìm thêm cảm xúc mới, vợ anh lại xối xả:

- Ông học hành đỗ đạt cao nhất họ mà chẳng biết hàng ngày ông làm gì để đến nỗi gần cuối đời cũng chả có đủ tiền để mua cho mình cái nhà cho ra hồn, chẳng thà bẻ bút đi buôn như thằng em cho rồi. Ông cứ bảo như thế là nhục đi. Miếng nhục là cục thịt. Mà bây giờ đã chịu nhục rồi nhưng có cục thịt nào tống vào mồm đâu… Tiền thì thế mà tình thì thế đấy!

Gần đây cơ quan anh có vài suất nhà chung cứ dùng tiền phúc lợi để xây dựng rồi bán giá rẻ cho những cán bộ có nhiều năm công tác. Anh được chấm điểm cao vì là Phó giáo sư, Tiến sĩ nhiều thâm niên. Vài đồng nghiệp cũng đủ tiêu chuẩn nhưng ngại ngần vì số tiền phải trả cũng rất lớn so với thu nhập của họ. Anh nói với họ đầy tự mãn: Ôi dào, chuyện nhỏ, thằng em tớ giàu sụ, chỉ điều một câu là chồng đủ tiền.

Bố mẹ anh sinh có hai người con, gian khổ lam lũ đã nhiều đời, nên cũng cố cắn răng bòn mót củ khoai cái sắn nuôi anh ăn học nên người. Nhưng đến thằng em anh thì gia đình cũng kiệt quệ nên em anh chỉ được cố cho ăn học đến hết lớp bảy trường làng, rồi tần tảo cùng bố mẹ bao nhiêu năm chắt bóp để có tiền gửi lên thành phố cho anh ăn học. Bố mẹ anh tự hào về anh như thần tượng, mà trong mắt thì coi người em như không có gì đáng kể.

Chuyên ngành của anh là giảng dạy nghiên cứu về kinh tế chính trị. Trong những bài giảng và tác phẩm của mình anh từng ghét cay ghét đắng cái nền kinh tế thị trường, cái tư bản chủ nghĩa, cái tư tưởng tiểu thương, cái suy tính con buôn, cái làm ăn cá thể… Anh vẫn thương hại em trai mình và mỗi khi gặp mặt thường chê nhẹ rằng: Trong đầu óc chú chỉ nghĩ có tiền, chả chịu nghĩ đến tương lai, sớm muộn chú cũng phải trả giá thôi… Xã hội đã nhiều đổi mới nhưng nếp nghĩ của anh có vẻ như không thể thay đổi, tuy nhiều khi anh đã biết than thở u uất: Không tiền đến là nhục.

Người em trai xưa đi buôn chuyến, đã từng bị công an bắt vì tội mua hàng trong Nam bán ngược ra ngoài Bắc… Giờ đây trong tay đã có một doanh nghiệp xuất nhập khẩu bề thế hơn trăm con người với hàng đống tiền, kể cũng là giàu có trong thiên hạ.

Khi anh đến vay tiền em để mua nhà, người em bảo:

- Em có tiền, nhưng còn nhiều việc khác cũng phải làm, cũng không dễ mà rút ra khỏi vòng quay hàng ngày của nó. Sao bác không đến ngân hàng mà vay, ở đó có thời hạn có lãi suất, có nguyên tắc do các bác thiết kế ra nó khoa học, rành mạch lắm chứ đâu như bác chỉ hỏi suông như tiền của em là điếu cày của ủy ban ấy? Em không nợ nần gì bác, đấy là chưa muốn nói là bác nợ em nhiều lắm những ngày tháng không được học nai lưng làm lụng kiếm tiền góp vào nuôi bác ăn học được như ngày hôm nay. Các bác quen được dân sẵn sàng cung phụng rồi. Quả thực em cũng chả thấy được việc bác sẽ hoàn trả em như thế nào. Bác vẫn khoe viết nhiều dự án kinh tế cấp Nhà nước lắm và vẫn khinh em là con buôn cơ mà. Tiền của em trong mắt bác nó bẩn lắm, không xứng để bác vay đâu. Lần này cơ quan bán như cho bác cái nhà, có nằm mơ em cũng chả bao giờ được diễm phúc ấy. Em xin tặng bác dăm triệu đây gọi là mừng cho cái lộc của bác.

Anh không nói được gì thêm, cầm mấy triệu mang về, chán cho cái cảnh tiền là bạc, lầm bầm: Biết ngay mà, cái loại người con buôn đó có bao giờ nghĩ đến gì tử tế ngoài tiền đâu cơ chứ! Thôi bán lại cái suất cho người khác kiếm tí chênh lệch vậy.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Kiếm tiền bằng mọi giá?

    20/07/2020Quốc KhánhTiền cũng có nhiều loại, có loại được làm ra nhọc nhằn từ mồ hôi nước mắt, mưa nắng dãi dầu trên đồng sâu ruộng cạn, cũng có loại được tạo ra quá dễ dàng qua sự mua bán, đổi trao. Kiếm tiền bằng cách nào đây để khi cầm đồng tiền trên tay ta không hổ thẹn với lương tâm, tự tin ngẩng cao đầu mà không phải lảng tránh ánh nhìn của ai đó. Phải ăn ở làm sao với đồng tiền để khi nhìn vào người ta không áy náy nhân cách của mình.
  • Quan hệ giữa đạo đức và kinh tế trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay

    27/09/2016Nguyễn Thế KiệtĐạo đức quan hệ với kinh tế là điều không ai nghi ngờ. Nhưng, trong quá trình chuyển đổi cơ chế hiện nay, do tác động của kinh tế, đạo đức biến động theo xu hướng tiến bộ hay thoái hóa, thăng hoa hay sa đọa? Phải chăng kinh tế phát triển thì trình độ đạo đức xã hội tự nhiên sẽ được nâng cao? Phải chăng quan niệm hiệu quả đồng nghĩa với chủ nghĩa sùng bái đồng tiền?
  • Ý nghĩa của tiền bạc

    20/09/2016Minh Huệ & AlphabooksTrong tiểu thuyết Atlas Shrugged xuất bản năm 1957 với đề tài là "vai trò của trí tuệ trong sự tồn tại của con người", Ayn Rand đã đưa ra những khái niệm mới mẻ về giá trị của tiền bạc. Rằng ham mê tiền bạc không phải là nguồn gốc của mọi tội lỗi. "Sự ham mê tiền bạc tức là nhận thức được rằng tiền được làm ra nhờ năng lực của con người và là phương tiện để đổi lấy những gì xứng đáng nhất"...
  • Trung Quốc: 6 biến đổi tâm lý của quan tham

    02/09/2016Anh Quyên (theo Mạng Nhân Dân Trung Hoa)Nguyên nhân của tham nhũng hóa ra lại chính là sự biến đổi về tâm lý của những quan chức khi đạt được "quyền cao chức trọng". Có tới 6 biến đổi tâm lý tạo ra chướng ngại lớn trên con đường phòng và chống tham nhũng của chính phủ Trung Quốc.
  • Suy ngẫm về giá trị sống

    02/03/2015Matsushita KonosukeNếu ngồi ngẫm nghĩ tại sao chúng ta phải làm việc, có người cho rằng nếu không làm việc sẽ không có gì để ăn, nhưng tôi nghĩ không chỉ là như vậy. Không chỉ vì miếng cơm, mà để cho cuộc sống trong tương lai tốt đẹp hơn, mọi thứ đều phải bắt đầu từ ngày hôm nay. Vì vậy, con người phải lao động.
  • Suy nghĩ lớn và gương mặt của đồng tiền

    18/02/2014Hoàng Độ (thực hiện)Suy nghĩ là tự định hướng cho số phận ở nhiều cấp độ: nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng, bản thân. Suy nghĩ, hành động và kết quả thường là một thể thống nhất: gieo như thế nào, gặt như thế ấy...
  • Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục

    08/11/2010Nguyễn Đình TườngGiáo dục đạo đức trong gia đình. Đây là công việc hết sức quan trọng nhằm tạo tiền đề xuất phát cho giáo dục đạo đức trong nhà trường và ngoài xã hội, bởi gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng trong việc giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách cho mỗi người công dân ngay từ nhỏ cho đến khi trưởng thành.
  • Chuyện cái phong bì xưa và nay

    11/11/2009Lê HàCùng với sự bùng nổ của khoa học, đặc biệt là công nghệ thông tin, chiếc phong bì dường như đã chấm dứt “sứ mạng” lịch sử của nó. Không diệt vong, nhưng lại chuyển hóa sang một hình thức khác, một chức năng khác tinh vi hơn, đáng bàn hơn và cũng đáng suy nghĩ hơn.
  • Vật chất hấp dẫn nên lòng tham ngự trị

    30/10/2008Phan BìnhGiá trị không đo bằng giàu sang, quyền lực
    Giàu sang, quyền lực thường mắc vòng bất chính.
    Cuộc đời trong sáng và công lao cống hiến ...
  • xem toàn bộ