Người sao Của vậy. Lối sống sao Đời sẽ vậy!

07:14 SA @ Thứ Sáu - 05 Tháng Mười Một, 2010
Bài này cũng một số bài khác tôi đã post lên thêm vào tính điển hình của Con Người Văn Hóa, Con Người Dân Tộc ( cho dù nhiều người không thấy mình trong đó, nhưng không hiếm gặp ), với mục đích phản tỉnh...

Phóng viên:Bạn làm nghề gì ? Được bao nhiêu năm rồi ?

Người A: Nghề bán cháo ! Bao nhiêu năm á ? Không tính được, không nhớ nữa ? Từ khi Ngộ còn pé đã phụ giúp cha Ngộ bưng cháo cho khách rồi. Cha Ngộ nói cái nghề này đã có từ trước đời Cố Nội của ông ấy…

Người B: Nghề công chức í mà. Mới nghĩ từ khi vào đại học. Còn Ông Nội làm ruộng, Bà Nội tần tảo đủ mọi việc nhưng người ta bảo là không có nghề gì, nên sống đời rau cháo .Tớ cũng nghi ngờ về cái nghề của mình, nhưng giống ông Khốt tớ, cũng mát mặt hơn thiên hạ

Phóng viên: Thế ư, vậy thực thấy có gì thay đổi nhiều từ khi làm nghề không ?

Người A: Thay đổi nhiều lắm, cha Ngộ chỉ có quán cháo nhỏ, đến bây giờ có cả một chuỗi cháo ở nhiều đô thi trên toàn cầu. Nuôi được nhiều người làm công, nộp nhiều thuế, gia đình sống tốt nên Ngộ vui lắm. Cháo là thuốc nữa đấy, lao động là sức khỏe mà

Người B: Tất nhiên là có thay đổi, về vật chất khấm khá hơn nhiều, của ăn của để, tuần nào tiết nấy ngày rằm, giỗ, chạp…lại còn mua được nhiều vàng mã đốt tá lả cho các Cụ dưới Âm Ty đủ đầy hơn cả mình. Nhưng đúng là thời buổi ‘Người đi thay của’. Mọi thứ thoái hóa lắm

Phóng viên: Thế các vị có mấy con, chúng thế nào ?

Người A: Ngộ có ba đứa 2 trai 1 gái, chúng đều là sinh viên, đứa tiến sĩ cháo ở Havard, đứa thạc sĩ cháo ở Oxford, đứa nữa cử nhân cháo ở Todai… Chúng giống Ngộ ở đức tiết kiệm và lam làm, đứa nào cũng cố giỏi giang và có học bổng toàn phần nên Ngộ chả phải cho

Người B : Tớ có 2 đứa một trai một gái. Đứa đầu đang học chứng khoán ở Úc ì ạch cũng gần xong. Đứa hai đang đua bạn bè đòi cho đi học lớp 12 ở Singapore. Học phí cao, mua bằng, hay nuôi nó cả đời tớ cũng chẳng ngại, chỉ hiềm Ngoại ngữ dốt quá về không dấu được

Phóng viên :thế các cháu học xong về đâu, xin việc như thế nào ?

Người A: Chúng học xong lại về quán cháo này của cha nó là Ngộ đây, bắt đầu từ việc bưng cháo phục vụ khách, rồi tiếp quản chuỗi cháo để phát triển tiếp nó đến Biên giới Hải Đảo các nước nữa. Đời đời họ nhà Ngộ không có cái từ ‘đi xin’…ai cũng phải tự chứng tỏ khả năng mà kiếm sống và vươn lên thôi

Người B: Học xong thì phải về nước mà tớ xin việc cho chứ, đã dấm trước chỗ bạn bè để mấy chỗ ngon trong cơ quan Nhà nước đây rồi. Chúng cũng muốn tung tảy nhưng học như thế thì nước sở tại hay các Doanh nghiệp ai dùng, theo nghề Công chức yên tâm đến hưu, đã có Dân nuôi.

Phóng viên: Rất cảm ơn . Có thể được thưởng thức chút gì của Bạn trước khi về không ?

Người A: Bưng cháo mời Khách ! Xin dùng ngon miệng. Hãy chuyên tâm thưởng thức, nhai và uống nó một cách từ từ, bạn sẽ thấy cháo là thứ thực phẩm diệu kì và là thần dược, thứ giản dị nhất trên đời mà Đấng Cao Cả giành cho mọi người không phân biệt, mọi hoàn cảnh

Người B: Ok, vô tư đi ! Mời chạm ly rượu thượng thặng ‘ông uống bà khen, nhân dân sốt ruột’ mà anh Ba Đẩu tặng lại quả khi tháp tùng đi mấy nước vừa rồi đấy. 100% nhé, Dzo đi cho vui, đời mấy nả. Nhà báo cầm chút về dùng dần, thỉnh thoảng qua đây tớ rỉ tai cho nhiều chuyện!
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nói dối: đáng ghét và đáng yêu

    31/03/2017Minh DuyCuộc sống luôn tồn tại nghịch lý tốt và xấu. Dù dân gian đúc kết “Thật thà là cha dối trá” song không phải lúc nào và ai cũng cần và muốn nghe lời nói thật. Dẫu thế, con người vẫn mải miết kiếm tìm sự thật và mong muốn nói dối không thuộc về mình. Vì sao có thực tế này?
  • Văn hóa đối thoại

    12/03/2019Lê ĐạtVới đà phát triển tăng tốc của "toàn cầu hóa" đối thoại đã vượt khỏi giới hạn một kỹ năng và trở thành một phạm trù mới của đạo đức...
  • Đôi điều về trách nhiệm cá nhân

    14/11/2018Nguyễn Ngọc BíchTrước các tổn thất vô hình và hữu hình mà xã hội đã chịu, vấn đề trách nhiệm cá nhân đang được công luận nêu lên. Qua hai lý do trình bày dưới đây, độc giả có thể chia sẻ lo ngại của tôi rằng vấn đề này còn phải mất nhiều năm nữa mới trở thành hiện thực.
  • Phong cách sống của người đời

    09/07/2017Nhà báo Trường GiangCon người phải biết nói những điều cần nói, nói đúng lúc, đúng chỗ những điều thích hợp, nói theo lẽ phải, hợp với đạo lý, lương tri con người, hợp với xu thế thời đại. Con người phải biết hành động đúng, giúp cho sự bảo vệ chân lý, phải biết hành động có hiệu quả công việc được phân công, nghề nghiệp mình đang theo đuổi để giúp cho sự phát triển của xã hội...
  • An hưởng cuộc đời

    09/07/2017Linh GiangNgày xưa, có vị Hoàng Đế nọ muốn ban trọng ân cho một người cận thần. Nhà vua phán: "Ngươi có công lao rất lớn với ta. Kể từ cổng thành trở đi, ngươi phóng ngựa đi tới nơi nào ngươi dừng lại thì khoảng đất đó ta sẽ ban cho ngươi"...
  • Từ bầy đàn đến cá nhân - Sự chuyển đổi hệ giá trị

    24/09/2015Phạm Bích SanSáng tạo bao giờ cũng là sáng tạo cá nhân, còn những hoạt động cộng đồng chỉ là sự tổ chức ra các điều kiện cho cá nhân sáng tạo...
  • Giá trị đạo đức và sự biểu hiện của nó trong đời sống xã hội

    25/10/2014Mai Xuân Hợi...sự tiến bộ của đạo đức là do những giá trị đạo đức trong lịch sứ phát triển của nó tạo thành. Trong các học thuyết về đạo đức, có học thuyết chỉ có giá trị thúc đẩy tiến bộ xã hội ở một thời điểm nhất định nào đó, nhưng cũng có những học thuyết đạo đức có thể có giá trị lâu dài đối với sự phát triển xã hội...
  • Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục

    08/11/2010Nguyễn Đình TườngGiáo dục đạo đức trong gia đình. Đây là công việc hết sức quan trọng nhằm tạo tiền đề xuất phát cho giáo dục đạo đức trong nhà trường và ngoài xã hội, bởi gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng trong việc giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách cho mỗi người công dân ngay từ nhỏ cho đến khi trưởng thành.
  • Khi ta so sánh chuyện đời...

    25/09/2008Lê Ngọc Sơn (thực hiện)(SVVN) Ở đời, khi ta làm những phép toán so sánh, cuộc đời sẽ có những đáp án khác nhau, có thể dẫn đến việc thấy mình "thiếu thốn" và "ganh tỵ" với người khác. Theo PGS.TS Trần Nam Bình, giảng viên Khoa Luật, Trường Thuế vụ Australia (Đại học New South Wales) thì "thiếu thốn tương đối" và "ganh tỵ" cũng là hai biểu hiện, hai trạng thái của một nền kinh tế. Nếu đẩy hai trạng thái này đến cực điểm sẽ gây ra tình trạng chênh lệch giàu nghèo, bất bình đẳng và vô số những bất ổn.
  • Giá trị đạo đức truyền thống và những yêu cầu đạo đức đối với nhân cách con người Việt Nam hiện nay

    10/08/2006Cao Thu HằngNhững giá trị tinh thần và đặc điểm của nhân cách con người Việt Nam có nguồn gốc sâu xa và bắt nguồn từ những hoàn cảnh địa lý, môi trường tự nhiên, lịch sử và xã hội...
  • Ý thức đạo đức phản ánh lĩnh vực nào của đời sống xã hội

    18/11/2005Trịnh Minh HổTrong những năm gần đây, vấn đề đạo đức với tư cách là đối tượng nghiên cứu của đạo đức học đã được bàn đến trên nhiều công trình bài viết chuyên khảo cúng như từ nhiều chuyên ngành liên quan. Mặc dù vậy không ít các vấn đề lý luận của đạo đức, trong đó có những vấn đề hết sức cơ bản vẫn tồn đọng và chưa được quan tâm giải quyết.
  • xem toàn bộ