Nguyên lí gây bệnh và chữa trị

11:10 SA @ Thứ Bảy - 06 Tháng Ba, 2010

Lịch sử của Nhân loại là đấu tranh, lịch sử của mỗi con người là vượt qua và chiến đấu với bệnh tật ! Trong đó bên ngoài là tác nhân, còn 'kẻ thù thực sự' luôn là bên trong Cơ thể hoăc Xã hội của mình. Theo các viết truyền thống của tôi 'nhìn mỗi Cây thấy qui luật của Rừng, chuyện của Rừng đi vào mỗi Cây'

Từ xưa đến nay, bệnh tật luôn là hiểm họa đối với con người. Con người đã không mệt mỏi đi sâu khám phá các bí ẩn và đạt được bao nhiêu thành tựu trong y học. Khoa học ngày càng phát triển, chúng ta đã biết được rằng: ngoài bệnh tật do rối loạn hoặc suy yếu các chức năng thực thể, rất nhiều bệnh tật do gián tiếp hay trực tiếp nhiều loại vi trùng, vi khuẩn, vi rút (viết tắt VS) sinh ra.

Kinh nghiệm dân gian và khoa học hiện đại đã tích lũy được những tri thức to lớn trong việc phòng bệnh và chữa bệnh, mà hướng chủ yếu là tập trung vào củng cố sức khoẻ thể lực, tấn công vào VS là các tác nhân gây bệnh. Trên cơ sở Logic truyền thống theo hướng đó người ta đã phân loại bệnh tật theo nhiều tiêu thức khác nhau. Nhưng tựu lại đều thuộc vào hai nhóm cơ bản : - Những bệnh tật chữa được – Những bệnh tật đang bó tay. Có thể thấy rằng khuynh hướng của nền y học cho đến nay vẫn là sự ưa dùng “bạo lực” đối với VS.

Người ta đã tìm ra hết loại Kháng Sinh ( KS ) này đến loại KS khác nhằm “phong tỏa” , “tiêu diệt” VS. Thật ra VS tuy không biết đến câu “ Đất lành chim đậu”, nhưng nó biết cách tìm ra nhưng “mảnh đất” phù hợp với nó nhất trong cơ thể con người. Và khi chúng sinh sôi nảy nở trong “mảnh đất” đó của cơ thể con người sẽ gây cho con người những hệ quả không mong muốn, đến mức độ nào đó sẽ phá hoại sự “cân bằng khí huyết - âm dương – thể trạng” hoặc “ăn dần” cơ thể con người….

Câu hỏi muôn đời vẫn là: Con người có thể chiến thắng được bệnh tật không? Chiến thắng bằng cách nào ?

Câu trả lời là Có - Điều đó đã từng là hiện thực, vừa là ý chí không gì ngăn cản nổi của con người. Vấn đề là con người cần có những cách tiếp cận mới, một phương thức hiệu quả hơn. Ngày nay khi HIV/AIDS hoành hành mà các phương thức hay một cách tiếp cận truyền thống con người đã từng sử dụng chưa thể trị được nó, thì cũng là lúc con người đứng trước một thách thức mới để xem xét lại tất cả những điều trên. Trên phương diện KH, cách tiếp cận mới đang đứng trước một cơ hội.

Tôi có thể tóm lược những mệnh đề căn bản như sau:

• Cơ thể là một hệ thống tổ chức, khi sinh ra nó đã vốn có một sự hài hòa, cân bằng tự thân. Trong quá trình phát triển, cơ thể cần phải thích ứng với môi trường ( MT ) nên nó phải tìm cách cân bằng và hài hòa với MT. Mọi sự phức tạp, dễ tổn thương chủ yếu là do sự mất cân bằng đó ( tự thân và với MT )

• Khi sinh ra và khi lớn lên cơ thể có thể có những khiếm khuyết làm nó dễ bị tổn thương  Phải tìm cách điều chỉnh những khiếm khuyết đó

• Khi cơ thể bị bệnh, có nghĩa là : - Một là : Cơ thể đã suy yếu, và ở khâu suy yếu nhất những tác nhân xấu thâm nhập vào gây bệnh… Đến lượt nó sẽ phá hủy sự cân bằng của toàn bộ cơ thể, khi đó nhiều tác nhân xấu loại khác cũng thâm nhập vào cơ thể theo các đường các ngả khác nhau. Bởi vậy phải phát hiện và ngăn chặn kịp thời và chống lây lan – Hai là : Cơ thể là MT tốt đối với VS  Cần tìm hiểu VS thích hợp với MT như thế nào để
1. Thay đổi tình trạng của cơ thể không còn phù hợp với VS nữa.

2. Tìm cách dẫn dụ VS vào MT ngoại lai

• Cơ thể luôn có 2 cơ chế đề kháng chủ yếu : - Bạch cầu ( ví như đội quân chính qui ), chức năng là “tiêu diệt” VS – Hệ thống miễn dịch ( ví như chiến tranh nhân dân ), chức năng là miễn nhiễm ( vô hiệu hóa VS ). 2 cơ chế đó tương ứng với 2 đặc tính “Kháng thể “ và “Kháng nguyên”. Nhưng cả 2 cơ chế trên đã mất khả năng nhận dạng kẻ địch là HIV ( một loại của VS ). Vấn đề trước hết và tối quan trọng là phải tạo cho cơ thể một khả năng nhận dạng với bất cứ một sự bất thường nào xâm nhập vào cơ thể. Từ bé con người đã cần tiêm vào cơ thể những VS dại, uốn ván, Viêm gan B… để tạo khả năng nhận dạng của cơ thể. Nhưng rất nhiều VS mới ra đời. Do vậy điều kiện tiên quyết để cơ thể nhận dạng được và đề kháng tích cực với bất kì sự xâm nhập lạ nào là cơ thể đó phải có được trạng thái logic, cân bằng nội tại. Do vậy phải thường xuyên ‘grade up’ ( set up / make up / back up / get up / clean up ) lại cơ thể đó để đảm bảo có và duy trì được khả năng đó ở mức tối đa của nó.

Sau đây tôi ví dụ về Bệnh Ung Thư ( một c ăn bệnh có cả trong cơ thể sinh học lẫn cả trong cơ thể xã hội ):

1. Nguyên nhân : các yếu tố ngoại lai, quái dị, khác lạ với truyền thống cốt lõi thâm nhập vào cơ thể ( thông qua ăn uống, sinh hoạt, lối sống…), không hợp với tính cách, qui luật của cơ thể, làm hỏng quá trình tuần hoàn đồng hóa ( Input ), dị hóa ( Output )

2. Từ đó làm hỏng một số lượng các Tế bào ở một Bộ phận cơ thể nào đó ( Có thể là ở Khâu xung yếu / hoặc đề kháng kém / hoặc ở chỗ thường xuyên bị nhiễm …) theo nghĩa không làm chúng chết mà chúng bị hỏng Gen…dẫn đến hỏng chức năng vốn có…

3. Input / hay Output trở nên bất thường, do đó ‘tham ăn và tha hóa’ vô hạn độ… đến mức nhanh nhất là ăn luôn các Tế bào khác trong cơ thể cho dễ , cho nhanh… nên nó phát triển không ngừng, sâu gốc bền rễ trong cơ thể, còn chính cơ thể bị ốm o, suy kiệt nhanh chóng. Chúng lan toả rất nhanh trong cơ thể, gây di căn, làm hỏng hệ miễn dịch

4. Bền vững và cực kì khoẻ nên nếu tính giết nó các bộ phận khác của cơ thể chết trước. Nên các tế bào xung quanh phải thỏa hiệp, yếm thế với nó. Nó chết sau khi cơ thể đã chết

5. Điều trị: lấy thuộc tính của chính nó để diệt nó. Nhưng thách thức ghê gớm nhất là vấn đề tư tưởng, thói quen sống, cách sinh hoạt - vì chính cái nguyên nhân gây ra nó, cách nó lớn lên trong cơ thể.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Biết mình để tránh bệnh tự mê hoặc

    20/12/2018Vương Trí NhànPhần lớn truyện cười ở ta dành để chế nhạo thói xấu lặt vặt của con người, những anh chàng nói phét gặp thời, những thầy đồ ăn vụng... Khi tiếng cười cất lên quá dễ dãi cũng là lúc ta nhận ra đời sống tinh thần con người vừa cười đó nhiều phần nông nổi, tẻ nhạt.
  • Những căn bệnh thời đại

    21/08/2018Trường GiangXin phác thảo chân dung những căn bệnh thời đại, mặt trái của giai đoạn lịch sử hiện nay với mong muốn được đông đảo bạn đọc cùng tham gia hoàn thiện với ước mơ được mọi người nỗ lực giúp nhau hạn chế và tiến tới xoá bỏ những gì mà chúng ta đã nhìn thấy...
  • Căn bệnh không của ít người

    21/07/2016Phan Đình MinhCó lúc ta bần thần chờ xem một chiếc lá lìa cành. Chiếc lá run run như nuối tiếc về tất cả. Sao nó không xanh mãi, mà lại vàng - rụng xuống? Rễ cây không nhìn thấy trong lòng đất kia, đã bao lần bật máu khi xuyên qua đá sỏi? và thân cây mỡ màng. vạm vỡ kia sẽ hanh hao, oằn mình già đi theo năm tháng. Ta buồn...
  • Người trẻ và những căn bệnh

    20/05/2016Nhật NguyễnLàm thì chẳng được bao nhiêu, nhưng nổ thì quá nhiều... Đó là căn bệnh trầm kha của những người trẻ mới tập tẽnh vào đời. Họ mới chỉ làm được vài công trạng nhỏ nhoi mà cứ nghĩ mình là người có thể thay đổi cả thế giới.
  • Cần những kháng sinh cho những căn bệnh tâm lý

    26/02/2016Vương Trí NhànChỉ bước sang thời hiện đại nhân loại mới tìm ra kháng sinh. Kháng sinh là thuốc hủy diệt mầm bệnh. Kháng sinh dùng quá liều thì nguy hiểm. Nhưng để chữa chạy các bệnh mà người xưa bó tay/ nó là đặc trị. Cần những liều kháng sinh như thế trên phương diện chính sách xã hội.
  • Cội nguồn của Sức khỏe và Vẻ đẹp Tuổi đời

    27/06/2014Nguyễn Tất ThịnhRất nhiều người quen miệng nói theo những gì đã đọc được: Đời người : Sinh Lão Bệnh Tử - dường như là qui luật định mệnh của mỗi con người vậy! Sự thật như thế nào? Có đúng thế không? Mỗi người chúng ta có thể sống, hành động thay đổi được chút gì cái gọi là ‘Qui luật’ đó được hay không?
  • Bệnh nghề nghiệp

    29/09/2013Lê HoàngChưa khi nào mà báo chí phát triển như hôm nay. Mỗi ngày, chúng ta lại ngập trong tin tức khắp các lĩnh vực. Các phóng viên báo chí tung hoành ngang dọc, có mặt trên từng cây số và từng căn nhà, mang dấu ấn và cá tính riêng của mình vào từng trang viết...
  • Công chức trẻ và bệnh quan trọng

    04/06/2009Nguyễn Trương QuýTính từ mẫn cán từng được gắn chặt với danh xưng công chức, đã mang một nghĩa châm biếm khi ai cũng chỉ quan tâm làm sao cho việc chốn công môn trót lọt. Đến nỗi khi “có khó khăn” thì ai cũng nghĩ ngay đến sự bôi trơn hay đi đường tắt, gây ô nhiễm đến mức ai cũng lo lắng khi đến “cửa quan”. Thực tế chẳng có ông quan nào ngồi đấy, mà chỉ có những ông quan sẵn có trong người những công chức mà thôi.
  • Chuyện ghi ở bệnh viện

    19/11/2008Hồng PhúcDắt vào tít trong góc kia, mù à? Năm nghìn một xe... Đắt à, đắt thì dắt xe ra đường gửi mấy công an kia kìa
  • Hết mù nhưng chưa khỏi "bệnh mù"

    13/10/2008TS. Phan Quốc Việt

    Cũng như nhận định về cuộc sống của một vị sư khi tỉnh dậy trong rừng trúc đó là: “Tôi đã tỉnh giấc nhưng nhìn xuống thì thấy thế gian mở mắt nhưng vẫn say giấc nồng.” Sống mà không có định hướng, sống mà thiếu phương hướng là sống như một kẻ mù lòa...

  • Căn bệnh không của ít người

    11/10/2008Phan Đình MinhCó lúc ta bần thần chờ xem một chiếc lá lìa cành. Chiếc lá run run như nuối tiếc về tất cả. Sao nó không xanh mãi, mà lại vàng - rụng xuống? Rễ cây không nhìn thấy trong lòng đất kia, đã bao lần bật máu khi xuyên qua đá sỏi? và thân cây mỡ màng. vạm vỡ kia sẽ hanh hao, oằn mình già đi theo năm tháng. Ta buồn.
  • Làm thế nào để thoát khỏi bệnh trì trệ

    21/08/2008Steve Pavlina, CEO, Dexterity SoftwareTrì trệ là thói quen luôn trì hoãn công việc, nhiệm vụ của mình đến phút chót (nước đến chân mới nhảy để rồi 99% là quay cuồng chìm nghỉm). Nó có thể cản trở bạn trong rất nhiều thứ, như bỏ lỡ nhiều cơ hội trong công việc, nó khiến cho bạn luôn cảm thấy căng thẳng, thất bại rồi oán giận hay tội lỗi, rùi lại còn đổ lỗi cho người khác cũng như mình, lại thêm căng thẳng, tâm trạng...
  • Có thể chữa khỏi “bệnh già”

    06/04/2007Bình Nguyên (Theo Sự thật, Nga)Năm 2006, ĐHTH Quốc gia Moscow mang tên nhà khoa học Lomonosov tổ chức Festival khoa học. Báo cáo của viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Nga Vladimir Sculachev, giám đốc Viện Nghiên cứu Hóa - Lý sinh học về quá trình già hóa đã gây chấn động giới khoa học.
  • Thiền và cuộc sống: Định nghĩa về mạnh khỏe

    07/01/2007OSHOOsho theo chuyên đề “từ thiền đến thuốc” hay là “Cách (của) thiền hỗ trợ cho mạnh khỏe thể chất và tâm lý”. Thiền sư Osho đã đi vào cõi vĩnh hằng. Sau khi ông qua đời, trên bia mộ của thiền sư, người ta đã khắc vào một dòng chữ: người này đã đi qua trái đất mấy chục năm…
  • 13 thói quen có hại cho sức khỏe

    30/09/2006Nguyễn Đức LêTrong cuộc sống thường nhật, có nhiều người biết tạo cho mình thói quen có lợi cho sức khỏe, nhưng cũng không ít người tạo cho mình thói quen có hại cho sức khỏe. Từ thực tế đó, các nhà nghiên cứu đã tổng kết và cho biết: có 13 loại thói quen có hại cho sức khỏe mà mọi người cần nhận biết để phòng tránh...
  • Ngộ độc thông tin - căn bệnh của thế kỷ 21?

    17/06/2003Con người ngày nay đang phải đối mặt với một lượng thông tin gia tăng theo cấp số nhân so với một thập kỷ trước đây. Nhưng liệu có một căn bệnh "stress thông tin" (infostress) thực sự tồn tại, các nhà nghiên cứu Australia nghi vấn.
  • xem toàn bộ