Nhiều người thuộc “thế hệ @”
Tôi biết một thanh niên tên M. sống ở gần nhà. Suốt một thời sinh viên cậu ta thường cùng với chúng bạn rủ nhau đua xe cá cược trên các đường phố vào buổi đêm. Có lần bị công an bắt, bố mẹ phải đến bảo lãnh xin về. Lại có lần phải đi viện cấp cứu vì ngã xe. Nhưng M. vẫn không chừa.
Tôi nghĩ cậu không có sân chơi cho những thú vui mạo hiểm nên một lần biết tin ở thành phố người ta đang chiêu mộ các tay đua xe thể thao trên sân vận động để quảng cáo cho chiến dịch thương hiệu, tôi đến nhà giới thiệu cho cậu: - Này, em nên tham gia đi, tiền thưởng lớn lắm đấy, kể cả không giật được giải nhé. Bố mẹ M. cũng hào hứng khuyến khích. Nhưng cậu trễ tràng nói: - Đây không khoái.
Đến khi đi làm, cơ quan giao việc cho M. trong những dự án lớn, tiền thưởng cao nhưng cậu ta cũng làm cho xong chuyện hoặc thoái thác. M. bỏ thời gian khá nhiều tại các quán café để làm môi giới thủ tục, quan hệ cho người ta. Có vẻ như cũng kiếm được không đến nỗi.
Một hôm tôi đang đi bộ về nhà, M. đang uống café với chúng bạn trong quán TN bên đường, nhìn thấy tôi nên gọi mời vào. Dăm ba câu hỏi han, cậu quay sang chuyện tiếp với bạn như vừa mới bỏ dở: - Họp hành ở cơ quan, tao đếch thèm để ý cho mệt xác, ý kiến hay có ai nghe đâu, huống hồ toàn ý kiến như dở hơi. Đấy, vừa rồi thủ trưởng chỗ tao đưa ra kế hoạch này nọ chẳng ra cái quái gì, mời mọi người đóng góp bổ sung. Ai hơi đâu góp ý kiến, không khéo vạ miệng. Việc tao tao làm.
Rồi quay sang tôi M. hất hàm, búng ngón tay: - Phải không ông anh!
Tôi đáp: - Nghĩ như em thì người ta chả sinh ra các tổ chức để làm gì.
M. nhún vai, một người nhỏ thó hướng vào tôi bình phẩm: - Ông anh này ngộ thật. M. giơ mũi chiếc giày vừa sắm được vào giữa đám bạn hỏi bâng quơ: - Thế nào? Phát biểu thử xem sành điệu không?
Một người béo lùn quay mặt, xịt một tia café qua kẽ răng mà không trả lời.
M. gằn giọng: - Sao mày không nói?
Người có dáng cao kều cất giọng the thé: - Điên à? Có nói sao thì nó cũng đã trong chân mày rồi?
Tôi đứng dậy chào mọi người về, cảm giác trống rỗng khó tả. Lối sống, cách xử sự, làm việc phi chính thống, ỡm ờ, dặt dẹo của một nhóm người như thế làm rối trí tất cả những người bình thường. Chúng không phải tội phạm nhưng dường như nằm ngoài lề của những gì gọi là chuẩn mực và chính trực. Chúng ký sinh vào xã hội văn minh nhưng đang làm bại hoại các giá trị. Xã hội nếu nhiều loại người như vậy thì đáng sợ biết bao!
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015