Sự nghiệt ngã của thời gian (*)

10:16 SA @ Thứ Ba - 04 Tháng Giêng, 2011
Chuyên mục Vấn đề & sự kiện trên số báo đầu tiên của năm 2011 xin dành cho việc nhìn lại và dự báo những vấn đề phát triển, khoa học và môi trường của VN. Những thách thức nào đang chờ VN biến thành cơ hội cho mình trong thập niên mới?

Đối với những nước còn ở giai đoạn thấp trong quá trình phát triển, cần bao nhiêu năm để mức sống trung bình của người dân tăng gấp đôi bây giờ? Tăng gấp đôi mức sống thể hiện rõ trong các điều kiện về ăn, ở, mặc, và nhu cầu về văn hóa, giáo dục. Nếu thu nhập bình quân đầu người theo giá trị thực tăng trung bình mỗi năm 7% thì cần 10 năm để tăng gấp đôi mức sống của người dân, nếu 5% thì cần 14 năm, 3% thì khoảng 23 năm và 1% cần tới 70 năm.

Trong phát triển kinh tế, một thế hệ (trên dưới 25 năm) có thể xem như một đơn vị thời gian quan trọng để khảo sát sự thay đổi về chất của xã hội đó. Nếu chỉ phát triển 3% thì phải đợi một thế hệ mới thấy có sự cải thiện đáng kể trong cuộc sống. Ngược lại nếu phát triển 5% thì mức sống con người có thể tăng 3-4 lần trong một thế hệ.

Trên thế giới, khoảng thời gian một thế hệ cũng làm thay đổi hẳn cục diện của một quốc gia, đảo lộn vị trí của từng nước trên bản đồ kinh tế thế giới. Ở châu Á, vào thập niên 1950, Philippines là nước phát triển chỉ sau Nhật, cao hơn cả Hàn Quốc. Năm 1960, GDP đầu người của Philippines gấp đôi Thái Lan, nhưng đến giữa thập niên 1980 Thái Lan đã theo kịp Philippines và khoảng năm 2000 hai nước đảo ngược vị trí của năm 1960. Năm 1985, GDP đầu người của Philippines cao gấp 3,5 lần Trung Quốc nhưng sau năm 2000, Trung Quốc đã vượt Philippines.

Hàn Quốc vào đầu thập niên 1960 là nước kém phát triển nhưng sau đó vượt qua giai đoạn phát triển ban đầu và thành công trong giai đoạn phát triển bền vững, trở thành nước tiên tiến trong thời gian rất ngắn. Quá trình công nghiệp hóa của nước này bắt đầu từ khi tổng thống Park Chung Hee nắm chính quyền (năm 1961) nhưng chỉ sau một thế hệ, Hàn Quốc đã trở thành một nước công nghiệp phát triển đáng kể trên thế giới và đến năm 1996 được kết nạp vào Tổ chức Hợp tác phát triển (OECD) là tổ chức của các nước tiên tiến.

Nhìn trường hợp Việt Nam ta, từ khi hết chiến tranh, đất nước thống nhất đến nay đã 35 năm, kể từ khi đổi mới đến nay cũng đã qua một thế hệ. Dĩ nhiên thành quả phát triển trong thời gian qua rất đáng được ghi nhận. Việt Nam đã tách được ra khỏi nhóm các nước nghèo và chen chân vào nhóm các nước thu nhập trung bình thấp.

Nhưng ta đã mất hơn một thế hệ để có thành quả đó. So sánh Việt Nam với Thái Lan, vào thập niên 1950 hai nước xấp xỉ nhau về thu nhập đầu người. Nhưng do bối cảnh lịch sử 20 hoặc 25 năm sau đó, Việt Nam bị tụt hậu trong khi Thái Lan phát triển nhanh và vào năm 1984, thu nhập đầu người Thái Lan cao gấp 4,5 lần Việt Nam. Sau một thế hệ đổi mới, Việt Nam cũng chỉ mới rút ngắn được một tí, Thái Lan còn gấp gần 4 lần nước ta vào năm 2009.

So sánh với Trung Quốc, thời điểm cải cách tại Việt Nam chậm hơn tám năm nhưng ta đã bỏ mất nhiều thời cơ nên ngày càng tụt hậu so với nước láng giềng lớn này. Năm 1984, thu nhập đầu người của Trung Quốc chỉ hơn Việt Nam 30%, nhưng bây giờ (năm 2009) khoảng cách giữa hai nước trên chỉ tiêu này là 3,3 lần!

Dĩ nhiên cần xét đến chất lượng phát triển nữa, nhưng chất lượng phát triển của ta cũng không hơn Trung Quốc hay Thái Lan nên không cần đặt ra so sánh chi tiết ở đây. Hơn nữa, khoảng cách đáng kể trong thu nhập đầu người giữa các nước thường phản ảnh trình độ phát triển ở nhiều mặt khác như cơ cấu kinh tế, trình độ công nghệ, sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp trên thị trường thế giới... Ta cũng đang tụt hậu xa so với Thái Lan và Trung Quốc trên các lĩnh vực này.

Nói thêm về khoảng cách phát triển so với Trung Quốc. Vào nửa đầu thập niên 1990, cụ thể là từ năm 1993, tình hình quốc tế rất thuận lợi cho Việt Nam. Cộng đồng quốc tế bắt đầu một cơ chế giúp vốn vay ưu đãi để xây dựng kết cấu hạ tầng, doanh nghiệp nước ngoài dự định đổ xô vào Việt Nam đầu tư sản xuất nhiều mặt hàng công nghiệp như điện tử và các loại máy móc. Đồng yen Nhật lên giá mạnh làm phát sinh dòng chảy đầu tư trực tiếp (FDI) lớn đang khao khát tìm cơ sở sản xuất mới.

Nhưng Việt Nam đã bỏ mất thời cơ này do môi trường pháp lý chậm cải thiện, kéo dài chính sách phân biệt đối xử với nước ngoài và chính sách công nghiệp không rõ ràng, thay đổi thường xuyên. Dòng chảy FDI đó kết cuộc đổ sang các tỉnh ven biển Trung Quốc, sau đó kéo theo hàng chục vạn doanh nghiệp nhỏ và vừa đến đầu tư hình thành những cụm công nghiệp lớn tại đây.

Hiện nay, tiền lương ở vùng này tăng cao, nhiều công ty đa quốc gia đang nhìn Việt Nam như là nơi có thể chuyển đến những cơ sở sản xuất có hàm lượng lao động giản đơn hoặc những ngành gây ô nhiễm môi trường. Bỏ mất thời cơ 17 năm trước, Việt Nam đã mất đi cơ hội phát triển ngang hàng với nhiều tỉnh ở ven biển Trung Quốc để bây giờ phải ở vào vị thế của một nước chậm phát triển so với họ.

Đó là một biểu hiện sinh động về sự nghiệt ngã của thời gian!

Bây giờ ta phải làm gì để tránh một cú sốc khác của thời gian?

Đây là câu hỏi có lẽ quan trọng nhất.

Cần tìm kiếm những ý tưởng, những chiến lược, chính sách để làm cho Việt Nam phát triển mạnh mẽ và bền vững trong thời gian tới. Phải qua các chiến lược, chính sách đó để lấy lại một phần những gì đã mất và rút ngắn được khoảng cách phát triển với các nước xung quanh.

Đặc biệt khí khái, bản lĩnh của nhà lãnh đạo, năng lực và đạo đức của quan chức, tinh thần khởi nghiệp và đạo đức kinh doanh của lãnh đạo doanh nghiệp, và nỗ lực học tập của xã hội là những yếu tố cốt lõi.

Nhìn toàn cục, Việt Nam hiện nay đang trực diện hai cái bẫy, một là cái bẫy của trào lưu tự do thương mại, hai là cái bẫy của nước thu nhập trung bình. Những chiến lược, chính sách để vượt qua hai cái bẫy này cũng sẽ làm cho kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ và bền vững trong thời gian tới.

(*)Bài viết thay lời nói đầu trong cuốn sách của cùng tác giả Việt Nam từ năm 2011: Vượt lên sự nghiệt ngã của thời gian, Nhà xuất bản Tri Thức sắp phát hành. Nội dung cụ thể của các yếu tố cốt lõi nói ở đoạn cuối trong bài trên sẽ được phân tích trong sách này.
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vài lời về Địa – Kinh tế - Chính trị & hình dung Chính Khách hiện đại

    15/04/2014Nguyễn Tất ThịnhTrong Khoa học Kinh tế Chính trị hiện đại, thuật ngữ “Địa – Kinh tế - Chính trị” không xa lạ gì. Nhưng giải pháp ứng xử như thế nào với tính chất Địa phương và Toàn cầu của nó sẽ thể hiện một nhà Chính trị Quốc nội có được coi là tầm cỡ Chính Khách thực sự hay không...
  • Kinh tế thị trường và trách nhiệm xã hội

    26/07/2019Nguyễn Trọng ChuẩnÝ thức về trách nhiệm xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại giúp cho người ta thấy rằng, thị trường thế giới rộng lớn, đầy tiềm năng trên phạm vi toàn cầu là môi trường vô cùng thuận lợi để tìm kiếm lợi nhuận không chỉ cho riêng mình, mà còn cho cả quê hương, đất nước và cho sự phát triển, sự tiến bộ chung của xã hội.
  • Con người là tiền đề của nền kinh tế năng động

    24/10/2018Nguyễn Trần BạtTính năng động của nền kinh tế quan trọng như thế nào trong điều kiện cạnh tranh, có lẽ không cần nhắc lại. Điều này được phản ánh phần nào trong thái độ của xã hội khi sử dụng tính từ "năng động" để nói về các doanh nhân giỏi hay trong tần số xuất hiện thường xuyên trên báo chí của cụm từ "chuyển đổi cơ cấu kinh tế". Tuy nhiên, thế nào là một nền kinh tế năng động và làm sao để đạt được tính năng động của nền kinh tế lại chưa được nghiên cứu phân tích thấu đáo...
  • Mỗi người, mỗi ngày tạo ra 5 USD để tăng trưởng kinh tế

    07/06/2018Nguyễn Tất ThịnhHàng ngày những người trong tuổi lao động đang hoạt động trong tâm thế bất mãn, u sầu, xung đột, đối phó, vị kỉ…Thiếu tình yêu với lao động và khả năng hành động cùng nhau vượt khó. Chúng ta không thể nói hay, không thể đấm ngực nếu lao động của chúng ta không thể quy ra được bằng tiền...
  • Bóc Lột ngoài kinh tế

    30/04/2016Nguyễn Trần BạtSuy đến cùng, bóc lột ở thời nào cũng đều kéo dài kiếp sống lầm lũi, kém phát triển của cả tầng lớp dân chúng nghèo khổ trong xã hội. Đích cuối cùng của chúng ta không phải là chống lại bóc lột, mà là chống lại chính sự bần cùng hóa con người. Nói cách khác, chúng ta phải giải phóng con người ra khỏi đời sống kém phát triển và tạo không gian tự do sáng tạo để họ có thể phát huy hết năng lực của mình...
  • Nhân cách, nhân phẩm, kinh tế, kinh doanh

    28/02/2016Tôn Thất Nguyễn ThiêmCách vận hành kinh tế và kinh doanh ở ta có vẻ tụt hậu khá nhiều so với các trào lưu tiên tiến hiện đại trên thế giới lẫn so với chí nguyện ngàn xưa của tổ tiên. Lý do cơ bản là tố chất nhân luân ngày càng mờ nhạt, chỉ còn lại những toan tính lạnh lùng, vô cảm, vừa ngắn hạn vừa cục bộ…
  • Gõ cửa nền kinh tế duy tâm

    07/07/2015Ngô Tự LậpNăm 1997, khi cơn bão tài chính làm rung chuyển hàng loạt những nền kinh tế Đông Á từng được coi là hình mẫu "thần kỳ" của sự phát triển, người ta đua nhau lên án liên minh mờ ám giữa quyền lực chính trị và quyền lực tài chính. Thế rồi, trong khi các nhà lãnh đạo của các quốc gia lâm nạn giảm bớt volume về cái gọi là "giá trị châu Á" để kết tội các nhà đầu cơ tài chính và toàn cầu hoá, thì ở phương Tây người ta lại tăng âm lượng về các giá trị dân chủ.
  • Sự thật về mô hình phát triển của Trung Quốc

    20/04/2015Văn NgọcPierre Cohen và Luc Richard xuất thân là nhà báo và nhà văn đã từng sống ở Trung Quốc và biết tiếng quan thoại, hiểu biết rộng về kinh tế, với cặp mắt quan sát sắc sảo của mình, họ đã đi vào từng ngóc ngách của đời sống xã hội Trung Quốc để tìm hiểu một thực tế vô cùng tế nhị và phức tạp để viết một cuốn «La Chine sera-t-elle notre cauchemar?» (Ed. Mille et Une Nuit – Paris 2005, tái bản 5-2008) đầy ắp thông tin và dày công phân tích nhằm chỉ ra những khuyết tật trong mô hình phát triển hiện nay của Trung Quốc...
  • Chút ít lương tri trong thời kỳ kinh tế thị trường

    24/02/2014Cao Xuân HạoThời kinh tế thị trường là một giai đoạn tất yếu mà nước ta phải trải qua để tiến xa hơn nữa, hướng tới một trật tự cao hơn nữa, một xã hội công bằng và văn minh hơn. Trong thời kỳ này, người dân, trong đó có giới trí thức nói chung và giới văn nghệ nói riêng, sống trong một không khí rất khác với giai đoạn trước đây, khi toàn dân còn phải tiến hành hai cuộc kháng chiến ác liệt, cái thời kỳ mà về sau người ta quen gọi là thời “bao cấp”.
  • Vẫn theo kiểu của nền kinh tế quản lý tập trung

    28/10/2010TS. Nguyễn Sỹ Phương, CHLB ĐứcNếu coi thực tiễn là thước đo của chân lý, thì vụ Vinashin chính là một căn cứ không thể bác bỏ, để không chỉ đoạn tuyệt với vai trò chủ đạo, chi phối của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) bằng ý chí quyền lực nhà nước, mà quan trọng hơn, trả nó về đúng chức năng kinh doanh độc lập của nó...
  • Vấn đề xây dựng mô hình kinh tế

    13/10/2010Nguyễn Trần BạtTrong một thời gian dài, vấn đề lựa chọn các mô hình kinh tế được đặt ra một cách sôi nổi, không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các nước đang phát triển và các quốc gia chuyển đổi. Không những thế, việc lựa chọn các mô hình kinh tế sao cho phù hợp với những đặc điểm riêng của từng quốc gia được xem như là biểu tượng của sức sáng tạo và quyền tự quyết của quốc gia...
  • Kinh tế tư nhân vẫn còn mờ nhạt trong cương lĩnh

    13/10/2010Phạm HuyênMột chiến lược về xây dựng, phát triển doanh nghiệp doanh nhân, thể hiện vai trò của khu vực này trong phát triển kinh tế cần được thể hiện rõ ràng hơn trong dự thảo văn kiện Đại hội Đảng...
  • Khi kinh tế Trung Quốc vượt qua Nhật Bản

    30/08/2010Thái Bình (Tổng hợp)Sau ba thập niên tăng trưởng ngoạn mục, đến quý 2 năm nay kinh tế Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế nhất ở châu Á, thứ hai thế giới, sau Mỹ. Sự kiện này sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế toàn cầu, đến các quan hệ trong vùng Đông Á và Đông Nam Á?
  • Kinh tế tri thức ở Việt Nam?

    09/08/2010Hồ Tú Bảo*
    Trong một khuôn khổ hạn chế, bài viết thiên về dùng thí dụ minh họa và giản lược tối đa các lý luận về một số điều của kinh tế tri thức, cụ thể về hai câu hỏi: Kinh tế tri thức là gì? Việt Nam có cần kinh tế tri thức không và nếu có sẽ gặp những thách thức nào?
  • Nền kinh tế người quen

    30/06/2010Hồng PhúcTại một hội thảo trao đổi kinh nghiệm đẩy mạnh công tác bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp vừa diễn ra ở Hà Nội, tổng giám đốc một công ty chứng khoán tình thực thổ lộ: “Chúng tôi thường tuyển dụng cán bộ là nam, vì thường xuyên phải đi uống rượu, bia tiếp khách”.
  • Tập đoàn nhà nước và cỗ xe kinh tế Việt Nam

    30/06/2010Nguyễn Trần BạtNền kinh tế VN hiện nay được vận hành như một cỗ xe ngựa. Cỗ xe ấy phải loại bỏ những yếu tố đã quá lạc hậu để tạo điều kiện cho con ngựa chạy với tốc độ phát triển mà đời sống đòi hỏi. Ngược lại, con ngựa cũng phải lường hết được những "ổ gà" trên đường...
  • Tìm kiếm mô hình phát triển

    17/04/2010Nguyễn Trần BạtTrong một thời gian dài, vấn đề lựa chọn các mô hình kinh tế được đặt ra một cách sôi nổi, không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các nước đang phát triển và các quốc gia chuyển đổi. Không những thế, việc lựa chọn các mô hình kinh tế sao cho phù hợp với những đặc điểm riêng của từng quốc gia...
  • Chuyển động có hướng của tiền tệ trong nền kinh tế

    25/03/2010Thu San Nguyễn Thế HùngĐồng tiền rất gần gũi với chúng ta trong xã hội hiện đại. Nó như không khí đối với nền kinh tế. Nếu nguồn cung ứng tiền tệ hạn hẹp thì nền kinh tế bị ngạt thở. Nhưng đồng tiền là một đối tượng vận động có hướng rất rõ ràng. Không phải cứ căng ngực hít là tiền chảy ào vào lá phổi của một nền kinh tế...
  • Lãnh đạo thời đại kinh tế tri thức

    15/12/2009GS. Chu HảoNgoài tiêu chuẩn Hồng và Chuyên mà từ lâu chúng ta thường nói đến, trong thời đại kinh tế tri thức theo quan điểm “hiện đại”, cán bộ lãnh đạo cần có thêm những tiêu chuẩn gì?
  • Sự lộng hành của yếu tố ảo trong nền kinh tế tri thức

    08/04/2009Phan Thế HảiSự kiện 15/09/2008, khi Lehman Brothers tuyên bố phá sản được coi là vụ nổ tài chính lớn nhất trong vòng 80 năm qua của nền kinh tế thế giới. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu không chỉ làm hao tốn tiền bạc, tốn giấy mực của báo chí mà còn báo hiệu sự lung lay của triết học kinh tế mà WTO theo đuổi suốt 15 năm qua.
  • Việt Nam với chiến lược xây dựng hai nền kinh tế

    01/03/2009Nguyễn Trần BạtHiện tượng khủng hoảng kinh tế vừa rồi của thế giới chính là hiện tượng mà các nền kinh tế bản thể bị nhổ rễ ra khỏi lợi ích của những con người cư trú trong các vùng lãnh thổ. Việc xây dựng nền kinh tế Việt Nam phải là kết quả của việc xây dựng đồng thời cả nền kinh tế bản thể và nền kinh tế phát triển, vai trò của Nhà nước là phải cân đối tỷ lệ hợp lý của hai nền kinh tế này...
  • Kinh tế học hạnh phúc

    25/01/2009Mạnh KimNhìn những gương mặt và ánh mắt đầy lo ngại của dân chứng khoán thế giới thời gian gần đây, khó có thể nói họ là những người hạnh phúc. Những râm ran hàng ngày xung quanh bức tranh suy thoái toàn cầu cũng làm cho người ta nghĩ rằng thế giới rõ ràng đang không hạnh phúc.
  • Tâm lý tiểu nông và toàn cầu hóa kinh tế ở VN

    14/01/2009Phương Loan (thực hiện)Kinh tế Việt Nam gốc rễ là kinh tế tiểu nông. Tâm lý của người tiểu nông là muốn giữ lâu những thứ đồ cũ, những thứ đồ không dùng được nữa. Muốn thành công trong hội nhập kinh tế phải thay đổi tư duy và hành động của nền kinh tế tiểu nông, thay bằng tư duy và hành động của nền kinh tế sản xuất hàng hóa, nguyên trưởng đoàn đàm phán Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ Nguyễn Đình Lương nhấn mạnh.
  • Phát triển kinh tế tư nhân - xu thế tất yếu trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

    06/09/2008Đặng Minh TiếnPhát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một xu hướng tất yếu, một chủ trương đúng đắn và nhất quán của Đảng ta...
  • Lạm bàn về văn hoá và kinh tế

    13/07/2008GS. Phạm Duy HiểnKhi đồng tiền trở thành cứu cánh trong nghệ thuật, chúng ta chỉ có thể chờ đợi một nền nghệ thuật khá lắm cũng chỉ làng nhàng, cũng như chúng ta đang có một nền đại học và khoa học làng nhàng.
  • Văn hóa và mô hình phát triển phổ biến

    15/12/2007Ths. Khuất Duy DũngTác giả đã lý giải những khuynh hướng văn hoá đòi hỏi sự thay đổi mang tính sáng tạo đối với mô hình phát triển hiện tồn và tin rằng, chừng nào mà văn hoá đích thực còn tồn tại thì nó vẫn là nơi chứa đựng những giá trị người và đó là cơ sở cho một sức sống mới...
  • Kinh tế học và chính sách kinh tế

    11/11/2005Lê Văn CườngTrong bất kỳ một quốc gia nào, mọi công dân, từ những nhà lãnh đạo đến người dân bình thường, đều mong muốn kinh tế học phục vụ tốt để phát triển kinh tế cho nước mình. Đó là một đòi hỏi chính đáng. Là một người lãnh đạo, theo tôi cần phải nhận thức được những hạn chế sau đây của kinh tế học...e
  • xem toàn bộ