Kinh tế học hạnh phúc

08:02 CH @ Chủ Nhật - 25 Tháng Giêng, 2009

Nhìn những gương mặt và ánh mắt đầy lo ngại của dân chứng khoán thế giới thời gian gần đây, khó có thể nói họ là những người hạnh phúc. Những râm ran hàng ngày xung quanh bức tranh suy thoái toàn cầu cũng làm cho người ta nghĩ rằng thế giới rõ ràng đang không hạnh phúc. Vậy khái niệm hạnh phúc hẳn luôn song hành với phát triển kinh tế - xét ở yếu tố vĩ mô; hay nói gần hơn là chỉ khi đời sống ít khó khăn chật vật, người ta mới thực sự hạnh phúc? Điều này đang được giới kinh tế học tranh luận gay gắt…

Điều gì mang lại nụ cười hạnh phúc?

Đầu tiên hãy xét nước Italia. Chẳng nhà quan sát nào có thể nói Italia là một nước thịnh vượng. Luca Cordero di Montezemolo – Chủ tịch tập đoàn Fiat và hãng xe Ferrari – nói rằng, chính phủ Italia chẳng khác nào “chiếc xe quá nặng, quá đắt tiền và quá khó để vận hành. Nó cũng quá cũ đến mức bất luận ai ngồi trên ghế tài xế cũng không thể lái đến đích”. Theo lập luận này, chính phủ Italia không chỉ vận hành sai chức năng mà chính xác hơn là vận hành!

Trong hai năm 2004 – 2005, kinh tế Italia hoàn toàn giậm chân tại chỗ và trong hơn một thập niên, tính đến thời điểm này, nước Italia vẫn ì ạch với chỉ số phát triển gần như nằm ở đáy so với “mặt bằng” liên minh châu Âu (EU). Năm 2007, tỉ lệ tăng trưởng quốc gia Italia đạt 1,8%. “Tôi tin rằng nhiều người Italia cũng tự vấn câu hỏi tương tự, rằng tại sao chúng ta không thể lật thêm một trang mới cho nền kinh tế quốc gia” - phát biểu của cựu Thượng nghị sĩ Pino Arlachi. Ấy thế mà, theo kết quả thăm dò gần đây, dân Italia lại cảm thấy hạnh phúc. Có đến 71% đối tượng được khảo sát cho biết, họ hài lòng với cuộc sống hiện tại khi đề cập đến yếu tố gia đình, công việc và tương lai. Theo giáo sư khoa học chính trị Federigo Argentigeri thuộc đại học John Cabot (Rome), sở dĩ dân Italia thấy “đời vẫn đẹp sao” là do họ quen lối tư duy tách bạch giữa gia đình riêng với những gì diễn ra trong xã hội. Argentigeri nói thêm rằng, trong một quốc gia mà chính phủ thất bại trong việc đem lại nụ cười cho xã hội, người dân có khuynh hướng tựa vào gia đình. Nói cách khác, tiền không mua được hạnh phúc ở Italia.

Câu chuyện ở Italia cũng thuận với kết quả khảo sát gần đây tại EU (công bố ngày 19/11/2008), cho thấy mức độ hạnh phúc. Theo cuộc khảo sát này (với đối tượng 30.000 công dân EU), Đan mạch và Phần Lan là những nước hạnh phúc nhất (Hungari và Bungaria thấp nhất trong khi Đức, Cộng hòa Séc và Slovakia ở giữa). Vậy có thể kết luận rằng tiền, hay chính xác hơn là thu nhập kinh tế không phải là viên gạch xây dựng nên ngôi nhà hạnh phúc? Có thể lấy điển hình Nhật bản, một trong những ví dụ được nêu nhiều nhất để chứng minh luận điểm trên. Sau Thế chiến thứ hai, kinh tế Nhật phát triển ở tốc độ gần như không tưởng. Từ năm 1950 – 1970, sản lượng kinh tế quốc gia đình theo đầu người tăng 7 lần. Tuy nhiên, trong cùng thời gian người Nhật chẳng có được niềm “hạnh phúc nhân bảy”. Năm 1974 nhà kinh tế học Richard Easterlin thuộc đại học Pennsylvania đưa ra nghiên cứu, khẳng định rằng tiền không thể mua được hạnh phúc, rằng dân chúng ở các nước nghèo vẫn hạnh phúc một khi họ có được những nhu cầu tối thiểu.

Tuy nhiên, vấn đề phức tạp hơn người ta tưởng. Lý thuyết Easterlin đang bị lung lay. Đặc biệt ở thời mà vấn đề thu nhập bị đe dọa nghiêm trọng (với loạt sa thải nhân viên) như hiện nay. Trung tuần tháng 4 năm 2008 trên website Viện nghiên cứu Brookings, Betsey Stevenson và Justin Wolfers thuộc Đại học Pennsylvania cho rằng tiền có thể mua được hạnh phúc, dù nó không đảm bảo được sự bền vững của giá trị hạnh phúc. Trong một gia đình, chỉ không có tiền, người ta dễ sinh gấu ó nhau và đi đến rạn nứt.

Dựa theo kết quả thăm dò Gallup tại khắp thế giời, hai nhà kinh tế học trên cho biết chỉ số hài lòng và thỏa mãn của công dân nước giàu luôn cao hơn nước nghèo. Tại Mỹ, khoảng 90% người tại các hộ gia đình có thu nhập ít hơn 250.000 USD/năm đều miêu tả họ là người “rất hạnh phúc”, và với hộ có thu nhập dưới 30.000 USD/năm, chỉ 42% có ý kiến tương tự. Một số nhà kinh tế học lỗi lạc, trong đó có Daniel Kahneman (từng đoạt giải Nobel) cũng đồng ý với Stevenson – Wolfers. Có thể thấy vấn đề tài chính ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình như thế nào nếu xem xét cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng tại Mỹ gần đây. Chẳng phải tự nhiên mà cây bút Time, Belinda Luscombe (trong số 23/10/2008) đã đặt tít bài phóng sự của mình là Will the Market Kill Your Marriage? (Liệu thị trường sẽ giết chết cuộc hôn nhân của bạn?), với nội dung cho thấy sự suy sụp kinh tế gia đình đã dẫn đến nhiều bi kịch chia rẽ hôn nhân. Tại sao tiền gắn liền với hạnh phúc? Đơn giản, bởi tiền giải quyết được những nhu cầu mang lại hạnh phúc. Tiền mang lại chất lượng sống. Mà chắc sẽ không có nhiều người có thể tự nhận mình hạnh phúc một khi họ có chất lượng sống kém.

Một khảo sát (đăng trên chuyên san Perspectives On Psychological Science tháng 7/2008) cũng ủng hộ lý thuyết của Stevenson – Wolfers. Được nhóm khoa học Đại học Michigan thực hiện, nghiên cứu trên cho thấy sự cải thiện và phát triển kinh tế quốc gia (ảnh hưởng đến kinh tế gia đình) đã trở thành yếu tố quan trọng cho tỉ lệ tăng giảm chỉ số hạnh phúc của một nước. Tương tự khảo sát mới nhất tại châu Âu, khảo sát của Đại học Michigan giữa năm 2008 cũng cho ra kết quả rằng Đan Mạch là nơi có nhiều người hạnh phúc nhất trong số 97 quốc gia được khảo sát (nằm chót bảng là Zimbabwe, nơi tỉ lệ lạm phát tính đến giữa tháng 11 năm 2008 là 231 triệu %!) Mỹ chỉ nằm ở hạnh 16 trong danh sách này.

Tiền và còn gì nữa?

Tuy nhiên, mức độ phức tạp vấn đề chưa dừng lại. Trong cuộc sát trên 118.519 người tại 96 quốc gia được thực hiện giữa năm 2008, các nhà khoa học cho thấy mức độ gắn kết giữa thu nhập, điều kiện giáo dục, hoạt động xã hội tự nguyện và sự đóng góp vào sinh hoạt chính trị quốc gia (qua lá phiếu cử tri) cũng cho thấy mức độ hạnh phúc đạt được, trong đó tử lệ cao nhất là sự thể hiện mối quan hệ bền vững và chặt chẽ nhất giữa các yếu tố trên. Điều này được minh chứng trong trường hợp Thái Lan. Trong cuộc khảo sát giữa tháng 11 – 2008 do trung tâm nghiên cứu – thăm dò Abac thực hiện, chỉ số hạnh phúc quốc gia của người Thái đã tuột ở mức thấp nhất trong 34 tháng, chỉ đạt 4,84/10 điểm. Hầu hết ý kiến đều cho rằng tình hình chính trị quốc gia rối ren đã khiến họ trở thành những người “bất hạnh nhất thế giới”.

Dù thế nào, lập luận rằng tiền có thể mua được hạnh phúc chưa bao giờ đứng vững. Richard Ball – giáo sư kinh tế thuộc Đại học Haverfod, tác giả báo cáo Absolute Income, Relative Income and Happiness, trình bày tại hội thảo Hiệp hội nghiên cứu chất lượng cuộc sống quốc tế tổ chức tại Philadelphia tháng 11-2004 – cho biết hạnh phúc bị ảnh hưởng bởi thu nhập luôn thấp hơn quan hệ hôn nhân, sức khỏe và sự bảo vệ quyền tự do cá nhân.

Dù thừa nhận tâm lý con người thường có cảm giác thỏa mãn khi mình giàu có hơn hàng xóm nhưng Richard Ball nhấn mạnh rằng việc “chọn đúng hồ cá” là yếu tố quan trọng cho hạnh phúc. Vài người có cảm giác hạnh phúc khi là con cá to trong hồ nhỏ. Tính phức tạp của hạnh phúc nằm ở chỗ, cảm giác này không bất biến. Nó không tĩnh. Ngay cả ở các đối tượng được xem là hạnh phúc nhất cũng có những phút giây buồn bã hay phiền lòng. Thậm chí các đối tượng được xem là chán đời nhất cũng có những khoảnh khắc khiến họ mỉm cười. Và người ta đã lập ra nhiều phương pháp để đo lường hạnh phúc. Với Edward Diener (Đại học Illinois (Mỹ); tác giả quyển Rethinking Happiness phát hành cuối năm 2008) – mệnh danh “bác sĩ hạnh phúc”, một trong những nhà khoa học nghiên cứu hạnh phúc cặn kẽ nhất thế giới tâm lý học hiện nay – thang biểu đánh giá hạnh phúc là hệ thống đơn giản gồm 5 câu hỏi dùng tính điểm. Ngoài ra, hai thập niên qua, loạt nghiên cứu xã hội và tâm lý học cho thấy không có sự quan hệ then chốt giữa số tiền kiếm được và mức độ thỏa mãn có được.

Khảo sát của báo Time tại Mỹ vào tháng 12 – 2004 cho biết mức độ hạnh phúc có khuynh hướng tăng khi thu nhập tăng đến 50.000 USD/năm nhưng sau cột mốc đó, tiền nhiều hơn đã không mang lại ảnh hưởng cho niềm vui hạnh phúc. Tiền không hứa hẹn mang lại hạnh phúc, một phần bởi hiện tượng mà giới xã hội học gọi là “sự lo lắng liên quan”. Do vậy, một trong những nguyên nhân mang lại cảm giác bất hạnh là đối tượng không tự thỏa mãn với những gì đang có. Kinh tế gia Carol Giraham (Viện nghiên cứu Brookings, Washington DC) cho biết sự kỳ vọng tương lai có ảnh hưởng ít nhiều đến cảm giác hạnh phúc. Tuy nhiên, bi kịch cuộc đời ở chỗ tất cả chúng ta đều được “điều kiện hóa” để nghĩ rằng sẽ không ổn chút nào nếu năm nay không kiếm được nhiều tiền hơn năm ngoái, và như vậy chúng ta không nhớ mình đang có gì và mức độ cuộc sống hiện tại đã có thể được xem là đạt “chuẩn hạnh phúc” đối với nhiều người khác…

Có thể lấy ý kiến của nhà tâm lý Martin Seligman (Đại học Pennsylvania) làm kết luận. Trong quyển Authentic Happiness, Selgman cho rằng có ba thành tố tạo ra hạnh phúc: sự vui thích, sự thu hút (gia đình, công việc, tình cảm, sở thích…) và ý nghĩa. Trong ba con đường dẫn đến hạnh phúc trên, Seligman cho rằng sự vui thích là yếu tố có giá trị thấp nhất.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Hạnh phúc

    26/07/2019Cao Huy ThuầnThứ nhất, hạnh phúc là sống trong hạnh phúc của người khác. Thứ hai, hạnh phúc là sống vì hạnh phúc của người khác. Thứ ba, hạnh phúc là dâng hiến...
  • Tâm lý học với việc nghiên cứu hạnh phúc con người

    20/01/2018TS. Nguyễn Chí ThuậtHạnh phúc là gì? Định nghĩa về nó tưởng vô cùng đơn giản, song lại khiến bao nhà nghiên cứu phải đau đầu và cho tới nay vẫn chưa có sự thống nhất hoàn toàn trong việc định nghĩa hạnh phúc...
  • Khi nào tiền bạc làm nên hạnh phúc?

    01/07/2014Đức LêĐúng là tiền bạc có thể làm người ta hạnh phúc. Nhưng với điều kiện ta phải có nhiều tiền hơn là những người xung quanh ta. Đó là kết quả của cuộc nghiên cứu mới đây nhất về hạnh phúc của nhà khoa học.
  • Về vấn đề mưu cầu hạnh phúc cá nhân và ý nghĩa của nó đối với xã hội ta hiện nay

    03/05/2014PGS, PTS. Nguyễn Tấn HùngHạnh phúc và mưu cầu hạnh phúc cá nhân là vấn đề luôn được quan tâm trong lịch sử triết học. Bài viết điểm qua các quan niệm trong lịch sử triết học - cả phương Đông và phương Tây - về vấn đề quan trọng này. Thông qua cách nhìn mácxít về hạnh phúc, bài viết xác định một vài vấn đề đang đặt ra trong xã hội ta hiện nay...
  • Hạnh phúc

    24/11/2008Nguyễn Khắc NhoNhiều người đã suốt đời tu thân tích đức, làm điều thiện, làm phúc, để cầu mong cho mình, cho con cháu họ hàng và quê hương được sống yên vui hạnh phúc. Các câu chuyện cổ tích dân gian của các dân tộc trên thế giới này đều có một điểm chung giống nhau là gửi gắm những ước mơ khát vọng ngàn đời về cuộc sống hạnh phúc của con người vào những bậc thần thánh, những ông phật, bà chúa, cô tiên... có đủ phép nhiệm màu...
  • Nghiên cứu định lượng về hạnh phúc và chỉ số hạnh phúc (HPI) của Việt Nam

    21/11/2007Hồ Sĩ Quý (PGS. TS. Viện trưởng Viện thông tin KHXH)Khi tiến hành đo đạc, tính toán về hạnh phúc, đóng góp của các nhà nghiên cứu định lượng được ghi nhận nhiều ở việc họ đã chỉ ra vai trò của từng nhân tố cụ thể trong cấu trúc của hạnh phúc con người. Các nhân tố thường được quan tâm và đã được xem xét là năng lực thông minh và trí tuệ, yếu tố di truyền và bẩm sinh, vai trò của giáo dục và truyền thống, ảnh hưởng của thu nhập và tiền bạc, các quan hệ gia đình và hôn nhân…
  • “Hạnh phúc”, cũng cần học!

    13/05/2007Hạnh Nguyên (London)Một đề tài tờ Daily Telegraph đưa ra đang gây tranh cãi trong những người làm giáo dục ở Anh. Đó là việc cố vấn cao cấp về giáo dục cho Chính phủ Anh, Richard Layard, giáo sư kinh tế tại Đại học Kinh tế London, đề xuất đưa một môn học mới vào giảng dạy. Môn học có tên là “Bài học hạnh phúc”...
  • Tài sản và việc mưu cầu hạnh phúc

    02/05/2006Từ “tài sản” do Locke sử dụng có hai nghĩa. Thứ nhất, ông ta muốn nói tới tất cả mọi thứ mà con người có được nhờ quyền tự nhiên của họ, đặc biệt là cuộc sống, tự do và điền sản. Với Locke, việc “bảo vệ tài sản,” trong nghĩa tổng quát này, miêu tả một mục tiêu bao trùm của chính quyền dân sự...
  • Tiền tài & Hạnh phúc

    22/11/2005TS. Nguyễn Chí ThuậtTrung tâm Thăm dò Giá trị Thế giới đã tiến hành trong năm 2002 cuộc điều tra dư luận với hai câu hỏi được đưa ra: Bạn có phải là người hạnh phúc? và Bạn có hài lòng về cuộc sống của mình?
  • xem toàn bộ