Sống giữa sách

10:44 SA @ Thứ Ba - 15 Tháng Tư, 2014

Sống giữa sách, trước tiên, cũng có hai loại. Sống giữa những cuốn sách là kiểu của Don Kihote nhà quý tộc tài ba xứ Mantra, còn sống giữa những quyển sách là kiểu của Mendel người bán sách cũ của Stefan Zweig. Như bạn cũng đã nhận ra, sống giữa những cuốn sách là sống trong bầu không khí, trong không gian vô hình, tưởng rằng những câu chuyện trong sách là có thật. Còn sống giữa những quyển sách, là sống trong không gian vây quanh là nhiều quyển sách thực, có thể sờ mó, động chạm được.

Sau nữa, sống giữa sách kiểu một thường thường liên quan tới một chứng bệnh vĩ đại của con người, đặc biệt phổ biến ở con người và ngày càng được coi trọng: bệnh điên. Những con thú vật mà bị điên thì chỉ có một giải pháp: hạ sát, như hành động mang tính anh hùng của luật sư Atticus trước con chó điên trong “Giết con chim nhại”, được đạo diễn Robert Mulligan cho diễn lại y chang trong bộ phim cùng tên. Bệnh điên ở con người trước đây cũng bị ghê sợ và khinh rẻ lắm, nhưng Freud, rồi Foucault mở mắt cho chúng ta thấy rằng cứ nhảy cẫng lên mà khinh thường người điên là sai lầm lắm, bởi điên rồ chẳng qua cũng chỉ là một biểu hiện mà người bình thường không hiểu nổi mà thôi. Nói một cách vắn tắt, bởi vì không điên nên ta tưởng người khác là điên, và ngược lại, rất có thể vì điên nên ta cứ tưởng người không điên bị điên. Điên và bình thường thật khó biết đâu là ranh giới.

Van Gogh lên cơn điên thì được coi là đẹp, Don Kihote bây giờ trở thành một mẫu hình tuyệt đối lung linh, không nhà phê bình nào ngày nay dám nói chàng hiệp sĩ mặt buồn điên vớ điên vẩn, điên lẩn thẩn nữa. Bởi vì nguồn gốc cơn điên của Don Kihote cao quý lắm: chàng điên vì đọc quá nhiều sách, vì chàng thực tâm và hào hùng cả gan sống trong những gì tưởng tượng ra, không mặc cảm, không dồn nén, không ẩn ức. Người như thế mới là hùng mạnh.

Hoặc là giáo sư Peter Kien của cuốn tiểu thuyết kỳ thú nữa về thế giới sách vở mang tên “Die Blendung” của văn hào Đức gốc Bun, Elias Canetti: là một chuyên gia về Trung Quốc, Kien sống giữa đám sách, lấy bà giúp việc làm vợ cũng chỉ vì muốn có người nhiệt tình phủi bụi cho đống sách của ông. Kien thuộc loại sống giữa sách loại một pha với loại hai.

Lại có những người thuần túy sống giữa sách theo kiểu số hai: mấy tay chơi sách. Đợt trưng bày vừa rồi tại Hà Nội mang tên “Nét xuân trên những trang sách xưa” (trung tâm Văn hóa và Ngôn ngữ Đông Tây) làm người ta ngã ngửa ra vì khám phá dân chơi sách cũ ngày nay lắm người đến là trẻ, và phát hiện té ra đến nhiều người thích sách cũ, có khi còn hơn sách mới. Từ điển Taberd, Bonnet, Huỳnh Tịnh Của thuộc quyền sở hữu của những người chưa tới tuổi ba mươi, sách in của nhà xuất bản Mai Lĩnh, nhà xuất bản Tân Việt, nhà xuất bản Sông Nhị, vân vân và vân vân do mấy bạn trẻ rút từ túi đựng máy tính xách tay ra trao đổi cho nhau, rồi thì người đến xem tha hồ ngắm thủ bút của Nguyễn Tuân, Trần Trọng Kim, Lê Văn Hòe bày đơn giản trong mấy tủ kính mỏng manh. Cũng như đọc thơ ngày nay khỏi cần kèm với “mùi hương trầm thơm lắm”, ngồi vào mâm khỏi phải mời vòng quanh, sách vở cũng dần dà đâm ra giống như mớ rau, quả trứng.

Công việc của người sống giữa những quyển sách có thật, đầy đủ thành phần về mặt vật chất nằm ở tìm kiếm và lọc lựa. Tìm kiếm để có những bản sách cũ, nhưng sau đó phải lọc dần theo thời gian để tìm đến được bản đẹp nhất, rồi không những đẹp mà còn cần phải là bản đặc biệt, in giấy khác, có đánh số, nếu có thêm cả chữ ký của tác giả, rồi lời đề tặng do chính tác giả viết tặng cho một tác giả khác cũng nổi danh không kém… thì mới là hàng cực phẩm.

Mà muốn làm được như vậy, ngây thơ như Don Kihote là không có được, mà phải khôn ngoan, phải quan hệ rộng, bặt thiệp, biết nở nụ cười trìu mến, biết thả mồi thả thính đúng lúc đúng chỗ. Những người sống giữa sách kiểu như thế này, ta không thể gọi họ là “Đông Ki-sốt”, mà phải gọi họ bằng đúng tên: nhà sưu tầm.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sách để bày và sách để đọc

    27/04/2018Phạm Văn TìnhTặng sách là một hành vi văn hoá rất đáng trân trọng và nên khuyến khích. Vì sách là sản phẩm của tri thức, của trí tuệ... được văn bản hoá, lưu truyền mãi mãi. Nhưng như lời nhà văn Anh Bernard Shaw đã nói: "Thường thì sách tặng người ta ít đọc". Phải chăng là không bỏ tiền ra mua thì người ta không thấy quý sách và không thích đọc nó hay sao?
  • 10 lý do thúc đẩy chúng ta đọc sách

    21/04/2018Lê Quỳnh Mai1) Bồi đắp sự thông minh.
    2) Tạo ra sự tưởng tượng phong phú.
    3) Tăng sự hiểu biết...
  • Cách đọc một cuốn sách khó

    09/04/2018Nguyên tắc đọc quan trọng nhất là: Trong khi đọc một cuốn sách khó lần đầu tiên, cứ đọc nó một mạch không dừng lại. Hãy chú ý đến những gì anh có thể hiểu, và đừng dừng lại vì những gì anh chưa nắm bắt được ngay lập tức...
  • Sách & văn hóa đọc trong đời sống hôm nay

    21/04/2017Nguyễn Công HoanXuất phát từ vị trí, vai trò, tác dụng của sách báo và nhằm tôn vinh văn hoá đọc mà Tổ chức UNESCO trong phiên họp Đại hội đồng lần thứ 28 (1995) đã quyết định chọn ngày 23/4 hàng năm làm “Ngày Sách và bản quyền thế giới".
  • Đọc sách là hưởng thụ văn hoá

    26/06/2016Vũ QuỳnhTrước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa và tri thức. Ngày nay, ngoài sách, con người còn tiếp thu thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng như Truyền hình, phim ảnh, Internet... Văn hóa đọc vì thế có những bước thay đổi về chất...
  • Đọc sách

    17/10/2014Trần Đồng MinhThời nay, hằng ngày hằng giờ sách xuất hiện rất nhiều, rất đẹp. Lắm cuốn sách in trang trọng bắt mắt. Trong thế giới kỹ thuật và doanh thương sôi động, thực dụng này, vẫn còn nhiều người ham mê, chịu khó đọc sách, học từ sách...
  • Đọc sách để thay đổi số phận

    01/08/2014Ngân Hà thực hiện, chân dung nhiếp ảnh - Trần Việt Đức, chân dung hội hoạ - Hoàng TườngVới một “lý lịch” khá dày dặn trong việc trải nghiệm nhiều ngành nghề khác nhau, Lê Nguyễn Trường Giang, một trong những thành viên sáng lập tổ hợp Tecapro Park dễ dàng tạo được ấn tượng với đối tác bằng những đối thoại thông minh. Sinh năm 1975, Giang còn khá trẻ, nhưng phải gọi anh là một “ông cụ non” vì Giang mê triết học, thích đọc sách
  • Bạn có biết đọc sách không?

    16/05/2014TS. Trịnh Quang TừẤy, các bạn đừng vội nói: "Đọc sách thì có gì mà không biết! Vậy cũng đi hỏi!". Thì đúng là như vậy, mình và các bạn đều biết đọc sách cả. Nhưng đọc sách có phương pháp, có hiệu quả thì có lẽ chúng ta còn chưa biết rõ lắm. Thật vậy, bất kì công việc nào, để đạt được kết quả tốt, đỡ tốn công sức và thời gian thì cần phải có phương pháp khoa học. Đối với lứa tuổi mực tím chúng mình, đọc sách nhằm mục đích tự học càng cần có phương pháp. Đọc không có phương pháp sẽ phí thời gian và công sức vô ích, đôi khi còn có hại như trì trệ tư duy, giảm trí nhớ...
  • Đàn ông đọc sách

    11/04/2014Trần Khôi ViệtỞ những đàn ông đã trót biết chữ, thì việc đọc sách là một thói quen, cũ kỹ hơn cả truyền thống và ở mức nào đấy nó gần như một bản năng gốc. Họ chẳng cần đợi có hội chợ sách hay triển lãm sách mới vội vàng hấp tấp ngồi đọc...
  • “Tôi vẫn thích đọc sách in…”

    03/08/2009PGS-TS. Phạm Văn TìnhChúng ta thường tin rằng, sách in là sản phẩm trí tuệ tuyệt vời nhất của nhân loại và nó giữ một vị trí xứng đáng trong mọi nền văn hóa đọc trên khắp thế giới nhưng hiện nay, với sự phát triển nhanh, tiện lợi của mạng Internet thì sách in có còn là sự lựa chọn của đại đa số độc giả…?
  • Quan đọc sách

    27/09/2007Bích AnQuan cũng đọc sách? Nhiều người chắc sẽ tròn mắt ngạc nhiên trước câu hỏi tế nhị kiểu này, chỉ riêng cô gái bán sách ở nhà máy lạnh TP Cần Thơ tủm tỉm cười...
  • Đọc sách thời hội nhập

    20/12/2006Ngọc Diệp (thực hiện)Giản Tư Trung (chủ tịch hội đồng quản trị Trường Doanh nhân và giám đốc PACE) bằng kinh nghiệm của mình sẽ chia sẻ với bạn đọc về một “chuỗi sách” về toàn cầu hóa. Nghệ thuật đọc sách cũng là câu chuyện anh muốn gửi gắm trong cuộc trò chuyện của mình...
  • Những cuốn sách kinh điển và văn hóa đọc hiện nay

    27/08/2006Như Bìnhd“Muốn có văn hóa thì phải được giáo dục, định hướng, bồi dưỡng nhưng bạn đọc của ta hiện nay phần nhiều bối rối, bất lực và lạc lối giữa biển sách đủ loại, đủ màu sắc, hay-dở, tốt-xấu, thật -giả lẫn lộn”, dịch giả Đoàn Tử Huyến nói...
  • Tại sao phải đọc những cuốn sách vĩ đại thời cổ

    26/06/2006Những ai coi thường quá khứ và những tác phẩm của nó thường cho rằng quá khứ hoàn toàn khác hẳn hiện tại, và vì thế chúng ta chẳng học được điều gì đáng giá từ quá khứ. Nhưng thật không đúng khi cho rằng quá khứ hoàn toàn khác hẳn hiện tại. Chúng ta có thể học được rất nhiều điều từ những dị biệt và tương đồng của nó ...
  • Đọc sách thời bận rộn

    20/06/2006Lam ĐiềnNhà báo Công Khanh có thói quen đọc sách mọi nơi mọi lúc. Với anh, đọc sách khi đang ngồi xe đò, khi đang chờ tàu ở sân ga, thậm chí đọc khi ngồi sau người bạn trên xe máy trong một hành trình dài... cũng là điều bình thường...
  • Đọc sách

    05/07/2005Thời hoa niên đọc quá nhiều những là tác phẩm lớn rồi, bây giờ tiêu hoá khối tri thức ấy dần dần. Bây giờ đọc sách cho con mới biết thế nào là chuyện cổ tích, chuyện thế giới loài vật. Tự dưng thấy tâm hồn mình hình như cũng có trong hơn...
  • Đi nhà sách...đọc sách

    07/08/2003Một người bạn rủ tôi đi nhà sách để... đọc sách. Tôi ngạc nhiên: đi nhà sách để mua sách, chứ ai lại đến đó để đọc sách. Anh bạn kéo tôi: thì cứ đi rồi biết...
  • xem toàn bộ