Tại sao phải đọc những cuốn sách vĩ đại thời cổ
Thưa tiến sĩ Adler,
Tại sao phải đọc những tác phẩm vĩ đại đề cập đến những vấn đề và những mối bận tâm của thời đại quá khứ? Những vấn đề chính trị và xã hội của chúng ta quá cấp bách đến độ chúng hầu như đòi hỏi tất cả thời gian và nghị lực mà chúng ta có thể dành cho việc đọc nghiêm túc. Có bất kỳ giá trị nào, ngoài sự hấp dẫn về mặt lịch sử, trong việc đọc những cuốn sách được viết trong những nền văn hóa đã là cổ xưa của những thời đại trước không?
W.R.B.
W.R.B. thân mến,
Những ai coi thường quá khứ và những tác phẩm của nó thường cho rằng quá khứ hoàn toàn khác hẳn hiện tại, và vì thế chúng ta chẳng học được điều gì đáng giá từ quá khứ. Nhưng thật không đúng khi cho rằng quá khứ hoàn toàn khác hẳn hiện tại. Chúng ta có thể học được rất nhiều điều từ những dị biệt và tương đồng của nó.
Một sự thay đổi to lớn trong những điều kiện sống của con người và trong hiểu biết cùng khả năng điều khiển thế giới tự nhiên của chúng ta đã xảy ra ngay từ thời xa xưa. Người xưa không tiên liệu về môi trường xã hội và kỹ thuật của chúng ta ngày nay, và vì thế không cho chúng ta lời khuyên nào về những vấn đề đặc biệt mà chúng ta đang đương đầu. Nhưng dù bối cảnh kinh tế và xã hội có thay đổi theo không và thời gian, thì con người vẫn là con người. Chúng ta và người xưa cùng có chung một bản chất người và vì thế chắc chắn cũng có chung những vấn đề và những kinh nghiệm của con người.
Các nhà thơ cũng xác nhận rằng người xưa cũng thấy mặt trời mọc và lặn, cũng cảm thấy gió trên má họ, bị ám ảnh bởi tình yêu và khát vọng, đã trải qua trạng thái sung sướng và phấn chấn cũng như thất vọng và vỡ mộng, và biết cái tốt và cái xấu. Các nhà thơ xưa nói với chúng ta qua nhiều thế kỷ, đôi khi trực tiếp và sống động hơn các nhà văn đương thời của chúng ta. Và các nhà tiên tri và triết gia xưa, trong khi đề cập đến những vấn đề cơ bản của con người đang sống cùng nhau trong xã hội, vẫn có một số điều để nói với chúng ta.
Ở chỗ khác tôi đã chỉ ra rằng người xưa không phải đối mặt với vấn đề chu cấp cho một nhóm đông những công dân lớn tuổi của chúng ta. (Xem câu hỏi 75.) Nhưng những đoạn trích dẫn từ Sophoclesvà Aristophanescho thấy rằng người xưa, cũng, ý thức về cảnh thống khổ và bệnh tật của tuổi già. Người xưa cũng thấy rõ rằng những người lớn tuổi có những khả năng phán đoán rất thực tiễn và trầm tư triết học báo hiệu những khả năng mà có thể chúng ta không nghĩ ra nếu chỉ nhìn vào bức tranh xã hội hiện tại.
Thời đại trước đã không đối mặt với khả năng rằng cuộc sống trên trái đất có thể bị hủy diệt hoàn toàn bởi chiến tranh nguyên tử. Nhưng những thời đại quá khứ cũng biết đến chiến tranh, sự hủy diệt và nô dịch cả một dân tộc. Các nhà tư tưởng trong quá khứ đã suy ngẫm về những vấn đề chiến tranh và hoà bình và đưa ra những gợi ý đáng để lắng nghe.
Những thời đại trước không trải qua những hình thái cụ thể của chế độ độc tài mà chúng ta biết trong thế kỷ này. Nhưng họ có kinh nghiệm trực tiếp về chế độ chuyên chế tuyệt đối và sự đàn áp tự do chính trị. Luận thuyết chính trị của Aristotlecómột phân tích sâu sắc và hệ thống về những chế độ độc tài, cũng như giới thiệu những biện pháp cần thực hiện nhằm tránh những thái cực của tình trạng vô chính phủ và chuyên chế.
Chúng ta cũng học được từ quá khứ bằng việc xem xét những khía cạnh khác biệt với hiện tại. Chúng ta có thể khám phá ngày nay chúng ta đang ở đâu và chúng ta trở thành cái gì qua việc biết những gì mà con người trong quá khứ đã nghĩ và làm. Và phần của quá khứ – quá khứ riêng của mỗi người và của toàn chủng tộc – luôn sống trong chúng ta.
Ưu ái đặc biệt dành cho quá khứ hoặc hiện tại là một hình thức hoang phí và ngu ngốc của thói hợm hĩnh và đầu óc địa phương cục bộ. Chúng ta phải tìm xem cái gì là đáng giá nhất trong những tác phẩm của quá khứ và hiện tại. Khi chúng ta làm điều đó, chúng ta nhận ra rằng những nhà thơ, nhà tiên tri và các triết gia thời xưa cũng là những người đương thời với chúng ta trong thế giới trí tuệ không khác gì hầu hết các nhà văn sắc bén ngày nay. Một số văn phẩm xưa còn nói đến kinh nghiệm và tình cảnh sống của chúng ta một cách trực tiếp hơn những tác phẩm bán chạy nhất mới đây.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm Quỳnh