Quan đọc sách
Quan cũng đọc sách?
Nhiều người chắc sẽ tròn mắt ngạc nhiên trước câu hỏi tế nhị kiểu này, chỉ riêng cô gái bán sách ở nhà máy lạnh TP Cần Thơ tủm tỉm cười: Mấy năm em bán ở đây, chỉ thấy có ông H.L, người phụ trách mảng KCN-KCX là ghé mua sách, mua cả mấy cuốn tiểu thuyết đang “hot” như Totem sói, Đàn hương hình…Còn lại không thấy có chức sắc nào ghé quán sách nhà em!
Như thế có thể khẳng định rằng…quan chức cũng đọc sách tuy tỉ lệ đọc có phần khiêm tốn: 1/100. Người ta lại lý giải: Họp hành, tiệc tùng đối ngoại suốt ngày lấy đâu ra thời gian “cập nhật” sách. Trước đây phải đọc sách … vì phải đọc để được làm quan, còn giờ mục đích làm quan đã xong thì mắc mớ gì “ôm” sách cho mệt! Và cứ theo cái lý lẽ này, có thể nói “văn hóa đọc” đã trở thành khái niệm chỉ tồn tại trong “sách đỏ” ở chốn quan trường. Mà thời mở cửa như hiện nay, sách chỗ nào cũng có, có quá nhiều, có đủ loại từ bìa cứng, bìa mềm, khổ to, khổ nhỏ, hình thức đã đẹp, nội dung thì trước đây nằm mơ cũng không thấy: nào là Kinh thi, Kinh thư, Kinh dịch… đến Trang tử, Mạnh tử, Lão tử…Chỉ thiếu có đam mê “đọc, đọc nữa, đọc mãi”.
Ngạc nhiên hơn nữa là có khá nhiều quan chức quản lý lĩnh vực văn hóa nghệ thuật – nghĩa là có liên quan trực tiếp đến sách – cũng chưa bao giờ đọc hết một cuốn sách từ trang đầu đến trang cuối. Một giáo sư từng được mời dạy thỉnh giảng văn hóa Việt ở ĐH Seoul (Hàn Quốc) kể lại đi dạy và chấm thi môn cao học văn trong nước, ông mới thấy “hết hồn” khi phát hiện 100% thạc sĩ tương lai – đang làm quan và buộc phải đi học để “cập nhật” bằng- …chưa từng đọc một tác phẩm văn học cổ điển nào!
Các cụ ngày xưa bảo rằng học chữ đến đâu thì cũng đồng thời học làm người đến đó. Càng đọc chữ càng thấy… khó làm người. Càng làm quan càng phải đọc nhiều hơn để thấy “người” hơn. Thánh nhân từng “diễn” đùa: Người đọc sách nếu có thừa thì giờ, thừa sức khỏe thì nên… đọc sách.
Ấy là chuyện nói đùa. Nhưng là… đùa thật: Hãy đọc sách trước khi làm quan và làm quan rồi thì vẫn nên đọc sách. Trong một truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp có ông trưởng tộc một dòng họ chuyên làm nghề mổ lợn, tuy tiền bạc xênh xang vẫn thấy “tức” mình mang tiếng “ít đọc” bởi vậy trước khi nhắm mắt đã gạt phăng mâm cỗ anh con trai cả mang đến mà trăng trối: “Chả ra gì, chữ mới cần!”.
Và quả thật là chữ mới cần và đặc biệt cần với quan chức – những người đang cùng nhân dân đưa đất nước vượt nghèo!
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường