Về sự biến đổi mối quan hệ giữa cá nhân - xã hội và những suy nghĩ xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn mới
Bước vào thế kỷ XXI, vai trò của con người đối với sự phát triển lại càng chiếm vị trí nổi trội. Do vậy, việc nghiên cứu con người với tư cách là đối tượng được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết. Thực tiễn cho thấy, trong hơn chục năm gần đây vấn đề con người được nghiên cứu khá nhiều ở những chiều cạnh khác nhau, song về cơ bản trên phương diện khoa học xã hội theo chúng tôi nghiên cứu con người có 3 nội dung cơ bản: cá thể, cá nhân, nhân cách (tức là "con người" đại diện cho loài là "cá thể", "con người" khi là thành viên của xã hội là “cá nhân", "con người” khi là chủ thể hoạt động là "nhân cách").
Trong khuôn khổ của bài viết này, bước đầu, chúng tôi đề cập tới nội dung "con người" khi là thành viên xã hội, tức cá nhân, đặc biệt chú ý tới mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội.
Đối với con người Việt
"Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng".
hay "Lá lành đùm lá rách", "Chị ngã em nâng"...
Tính cộng đồng bền chặt có ở con người Việt Nam cũng là điều dễ hiểu, bởi vì họ là những công dân của một Quốc gia có vị trí địa lý thuận lợi, luôn phải đối mặt với những thế lực nhòm người có mưu đồ xâm lăng và đồng hoá, bởi vì họ là công dân của một đất nước có điều kiện khí hậu "mưa chẳng thuận, gió chẳng hoà"... Trong bối cảnh đó, vận mệnh của cá nhân luôn gắn chặt vào vận mệnh cộng đồng và xã hội và cá nhân sẵn sàng hy sinh những lợi ích riêng để bảo vệ lấy lợi ích
Bước vào thời kỳ độc lập, tự chủ sau hàng ngàn nămở triều đại phong kiến, Việt
Thừa nhận những sai lầm khuyết điểm trong cơ chế chính sách một thời gian dài làm mất động lực phát triển xã hội, Đảng ta đã chủ động tiến hành đổi mới nền kinh tế, từ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần
Thứ nhất,nền sản xuất nông nghiệp tự cấp, tự túc tạo sự khép kín trong một khuôn khổ gia đình và làng xã, do đó tạo nên những cá nhân có tính bảo thủ khá cao. Với điều kiện như vậy, dễ đàng luyện cho con người lối sống: "Năng nhặt, chặt bị", khuyến khích sự khéo tay, hay làm mà xa lạ với sự cách tân, đổi mới, tìm tòi, xung kích... Điều đặc biệt hơn, nền sản xuất nhỏ ấy lại được đung dưỡng bởi một hệ tư tưởng Nho giáo với sự phân chia đẳng cấp: Sĩ - Nông - Công - Thương. Cụ thể là trong bảng thang giá trị ấy, tầng lớp Sĩ (kẻ sĩ hay tầng lớp có học) được đứng đầu tiên trong bảng thang giá trị. Học ở đây là học sách thánh hiền, học Ngũ kinh tứ thư chứ không phải học khoa học kỹ thuật. Học ở đây là học làm quan, làm thầy chứ không phải học để làm thợ, cho nên mỗi cá nhân phải phấn đấu học cho được Ngũ kinh tứ thư, học cho được để đỗ ông Nghè, ông Tổng. Tâm lý này tồn tại tới ngày nay mà "di chứng" của nó trong xã hội chưa thể khắc phục. Đó là tình trạng: trọng bằng cấp hơn thực tài, tình trạng bằng rởm, bằng giả tồn tại không kể xiết, tình trạng thừa thầy, thiếu thợ đang tồn tại mà việc giải quyết không phải một sớm, một chiều. Cũng trong bảng thang giá trị này tầng lớp thương nhân bị xếp vào cuối bảng. Đây là tầng lớp luôn được xã hội nhìn với con mắt chẳng lấy gì làmthiện cảm. Thương nhân đồng nghĩa với vụ lợi, tiểu nhân, mánh khoé... Chính với cách nhìn như vậy, trong suốt một quá trình phát triển xã hội, tầng lớp này luôn nhỏ bé. Và đương nhiên cách nhìn và không gian xã hội đó đã dẫn tới hệ quả là hiện nay tầng lớp doanh nhân Việt Nam đang rất chật vật trong "biển cả" của nền kinh tế thị trường, trong điều kiện hội nhập và giao lưu quốc tế. Những biểu hiện thiếu tính chuyên nghiệp trong kinh doanh đó là: mất thương hiệu trên thị trường quốc tế, mất uy tín trong kinh doanh hay quảng bá sản phẩm còn yếu...
Thứ hai,trong nền kinh tế thị trường, yếu tố luật pháp có vai trò quan trọng đặc biệt. Bởi vì, việc điều chỉnh tất cả các quan hệ từ cá nhân tới xã hội đều bằng luật pháp, điều đó đảm bảo cho sự công bằng của mỗi cá nhân trong xã hội. Thế nhưng xuất phát từ xã hội tiểu nông cộng ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo, những con người với tư cách cá nhân đã "vác nặng" trên vai những yếu tố truyền thống bằng lối suy nghĩ: gia đình làcái gốc của Nước, Nước là cái Nhà to, Nhà là cái Nước nhỏ. Với lối suy nghĩ như vậy, để dẫn tới một hiện tượng đặt lợi ích của Nhà trên lợi ích của Nước. Biểu hiện ở quan niệm một người làm quan cả họ được nhờ, tâm lý cục bộ, bè phái...Những biểu hiện này tránh sao khỏi hiện tượng tuỳ tiện, độc đoán bất chấp pháp luật. Tâm lý đó lại tìm được đất sống ở cơ chế "xin - cho" của nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp, đó là: xin ở mọi cấp, cho ở mọi nơi. Và chính cơ chế "xin - cho" này đang làm hạn chế sự phát triển của mỗi cá nhân, là rào cản cho sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.
Thứ ba,cần khẳng định rằng hoàn cảnh ảnh hưởng tới con người trong chừngmực con người cải tạo hoàn cảnh, song con người cũng không thể nào thoát ly khỏi hoàn cảnh. Với dân số trên 70% làm nông nghiệp và sống ở nông thôn thì họ ít nhiều chịu sự tác động của lối sống sản xuất nông nghiệp. Do đó tác phong công nghiệp dường như vẫn còn thiếu trong mỗi cá nhân. Hiện tượng làm việc được chăng, hay chớ, sáng cắp ô đi, tối cắp ô về, hiệu quả kinh tế ở các cơ quan công nghiệp của Nhà nước còn thấp không phải là chuyện hiếm. Còn đối với các xí nghiệp, nhà máy, hầm mỏ...tác phong công nghiệp của mỗi công nhân cũng chưa được đề cao. Hiện tượng tuỳ tiện trong công việc, coi thường kỷ cương, kỷ luật, làm việc ít tính tới hiệu quả đang dần làmcho khu vực doanh nghiệp mất đi tính cạnh tranh của mình trên thị trường quốc tế...
Trên đây là đôi nét phác thảo về mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội trong lịch sử và sự "xung đột" giữa những giá trị "cũ” và "mới", trong sự biến đổi quan hệ giữa cá nhân và xã hội giai đoạn hiện nay. Bước vào thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh
Thứ nhất,đầu óc thực tiễn, trọng hiệu quả, tinh thần kinh doanh. Nếu thiếu giá trị này con người Việt
Thứ hai,trọng "chữ tín". Trong nền kinh tế thị trường, vai trò "chữ tín" là tối quan trọng. Nếu như kinh doanh cũng như trong hợp tác mà "chữ tín" bị xem nhẹ thì đương nhiên việc tổn hại về kinh tế là khó tránh khỏi. Điều này lý giải vì sao các doanh nhân
Thứ ba,coi trọng pháp luật. Xã hội muốn trật tự kỷ cương cần có hệ thống luật pháp đủ mạnh và hợp lý.Con người việt
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường