Nghiên cứu con người Việt Nam qua các trước tác của Nguyễn Văn Huyên
1. Nguyễn Văn Huyên là nhà nghiên cứu văn học dân gian, nhà dân tộc học, nhà xã hội học, nhà văn hóa học.
Tất cả các khoa học đó mà Nguyễn Văn Huyên đã có đóng góp đáng kể, đáng trân trọng, học tập thừa kế và phát triển, song cho đến cùng đều nói trên conngười- chủ thể của văn hóa, văn minh, sáng tạo ra lịch sử. Qua các công trình " Toàn tập" này tác giả đều muốn nói lên, có thể ít nhiều, nông sâu khác nhau, trực diện hay suy đoán, cụ thể hay khái quát, tính cách, tâm hồn, tâm lý (tâm thức), đời sống tinh thần, đời sống tâm linh...của người Việt Nam. Vì vậy chúng tôi muốn tách rút từ các công trình của ông một chuyên mục "Nghiên cứu con người Việt
Rải rác ở nhiều bài trong "Toàn tập” này chúng ta có thể tìm thấy ý tưởng của tác giả nghiên cứu về con người Việt Nam, nhưng tập trung hơn cả trong tác phẩm lớn "Văn minh Việt Nam": Con người - chủ thể của văn hóa, văn minh. Bước đầu tìm hiểu vấn đề nàytrong "Toàn tập" này, chúng tôi sơ bộ nêu một số điều sau đây.
2. Về phương pháp tiếp cận, Nguyễn Văn Huyên đã chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các thầy học của mình, trong đó nổi bật là Lêvy Bơ run (1857- 1939). Đọc kỹ bài ông viết về "Lê vy Bơ run: nhà tư tưởng lớn", thấy rõ về học thuật ông chịu ảnh hưởng của vị giáo sư - nhà dân tộc học, tâm lý học, triết học nổi tiếng thế giới từ thời đó tới thời nay. Ông cũng đánh giá cao nhân sinh quan của nhà tư tưởng.
Qua đọc tác phẩm ta có thể cảm nhận thấy tác giả tâm đắc với định luật tham giavà nguyênlý bí hiểmcủa Lê vy Bơ run...tham gia vào nỗ lực tư duy con người để có thể hiểu được thế giới bằng khoa học và triết học, sự đồng cảm với nguyên lý bí hiểm của các sự vật bằng cách chiêm ngưỡng thiên nhiên... "Đó là phương pháp tiếp cận tâm lý học dân tộc"Nguyễn Văn Huyên đã mô tả hết sức tinh vi, tỷ mỷ một ngôi đình, một lễ hội, một cái nhà, một bộ quần áo... đúng là như tham gia tiếp nối tư duy của loài người, của dân tộc, đi sâu vào những bí hiểm ngóc ngách, như ngôn từ ngày nay thường nói, văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể như là thiên nhiên thứ hai - thiên nhiên do con người sáng tạo ra - để hiểu và chiêm ngưỡng cái tinh thần, tâm hồn, tâm lý của con người. Có thể coi ông là người mở đầu cho ngành tâm lý học dân tộc ở nước ta.
Nguyễn Văn Huyên rất chú ý tới nghiên cứu của Lê vy Bơ run về tư duy người xưa, "Trong tâm thức (Tâm lý- PMH. chú thích) người nguyên thủy, thế giới hữu hình và thế giới vô hình chỉ là một. Vì vậy, sự trao đổi qua lại giữa cái mà chúng ta gọi là hiện thực cảm nhận được với những sức mạnh thần bí là thường xuyên. Nhưng có lẽ không ở đâu sự giao cảm ấy diễn ra tức thời và trọn vẹn bằng trong chiêm bao... Linh hồn thoát khỏi thể xác trong chốc lát. Đôi khi bay đi rất xa. Nó trò chuyện với linh hồn những người đã chết". Với phương pháp tiếp cận đó Tác giả "Toàn tập" này đã đi đến với các chuyện cổ tích, phong tục lễ bái thờ cúng... giúp chúng ta hiểu tâm lý, đời sống tinh thần, quan niệm triết lý, thậm chí cả hiện tượng mà ta gọi là tâm linh - một vấn đề thời sự tự nhiên lại nổi lên trong thời đại khoa học tiến như vũ bão ngày nay. Lê vy Bơ run đã chỉ rõ:
Hoạt động tinh thần của người nguyên thuỷ | Hoạt động tinh thần của người ngày nay |
- Thần bí - Tập thể - Tiền logic (không thực nghiệm) | - Lý tính - Cá thể - Logic thực nghiệm |
Nhưng sự phát triển tâm lý, thế giới tinh thần nói chung rất phức tạp, khó mà định ranh giới rạch ròi giữa cái "Nguyên thủy" đời xưa với cái "Hiện đại" đời nay, "Cái xưa" ở trong "Cái nay", ẩn trong "Cái nay", như Các Mác đã nhận xét.
Qua các công trình nghiên cứu trình bày trong “Toàn tập" này với các chất liệu hết sức phong phú và phân tích vô cùng sâu sắc về văn học dân gian, dân tộc học, tác giả đang cho chúng ta một cách nhìn, một phương pháp tiếp cận và những tri thức để mỗi người suy ngẫm và hiểu thêm về con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Chẳng hạn, từ các hình thức tín ngưỡng cổ xưa, như thờ một cây đa, một hòn núi cho đến tục thờ thành hoàng ở các đình làng, Nguyễn Văn Huyên đi đến các kết luận về nội dung của đời sống tinh thần đạo đức: nhân dân thờ cúng như vậy là muốn nêu lên một mẫu mực đạo đức, để nhớ về cội nguồn, nhớ ơn người trước, cầu mong một sự che chở, hoặc qua đó mỗi người coi lại chính mình (cao hơn dẫn tới phạm trù lương tâm), răn đe kẻ làm bậy... Xưa và nay, truyền thống và hiện đại, quá khứ và hiện tại quện vào nhau thành một dòng văn hóa và trong nhiều trường hợp lý tính đan xen thần bí, cá thể quện với tập thể, logic cùng tồn tại với tiền logic (có khi có cả phi logic, phản logic), thực nghiệm và không thực nghiệm, lý trí và trực giác, ý thức và vô thức... cũng cùng hiện hữu trong đời sống tinh thần của con người.
3. Trong tác phẩm "Văn minh Việt Nam" (1944) in trong Toàn tập này cùng với "Việt Nam văn hóa sử cương" (1938) của Đào Duy Anh là hai tác phẩm đầu tiên nói rõ trong văn hóa, văn minh của thế giới này có nền văn hóa Việt Nam, nền văn minh Việt Nam. Nghiên cứu con người Việt Nam Nguyễn Văn Huyên mở đầu tác phẩm bằng các số liệu và nhận xét về cơ thể con người Việt Namđược mô tả: Có tầm vóc nhỏ bé, người lớn trung bình cao l,595m (nam) và 1,53m (nữ) (bây giờ, 1991- 1995 , theo số liệu của KX - 07"Con người là mục tiêu và động lực của phát triển kinh tế xã hội", người lớn trung bình cao 163cm + 4,5), trọng lượng thân thể trung bình 45kg (bây giờ, theo KX-07 là 51kg5 + 5,3), sọ thiếu thốn tệ 1233g (theo số liệu của Brôca, nhà thần kinh học người Pháp), đôi mắt hơi xếch về phía ngoài, mở to, đẹp, rất đen, rất hiền và rất diễn cảm nói chung, thân thể "Dưới vẻ nữ mềm mại, có khiếu về vận động cơ thể, người Việt nói chung cơ thể phát triển chậm tuổi dậy thì khá muộn và già đi nhanh chóng, bắt đầu từ tuổi 40, 50 tuổi đã già lụ khụ Xem vậy mới thấy ngày nay sự phát triển cơ thể con người Việt Nam nói chung đã tiến bộ nhiều. Tuy nhiên, về mặt này, cũng có nhiều vấn đề đang đặt ra, từ cải tạo nòi giống, chống suy dinh dưỡng đến nâng cao thể lực để đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và đòi hỏi còn phải chăm sóc con người nhiều hơn nữa.
4. Về tính cách Việt nam
Tác giả đã khẳng định mặt tốt trong tính cách Việt
a/Một dân tộc cần cù nhẫn nại. Ông viết:"...chẳng thấy nơi nào trên thế giới một dân tộc cần cù như vậy". Khả năng chịu dựng của họ rất cao, ít kêu ca về nỗi đau đớn của mình.
b/ Tư duy rất thực tế. người nước ta có "Một đầu óc thực tế có khi đến lạ lùng, quyết định chiều hướng tâm hồn của người nông dân".
c/ Nếp nghĩ nặng về cảm tình. người Việt có chất nghệ sĩ nhiều hơn khoa học. Họ nhạy cảm hơn là có lý tính".
d/ Dũng cảm: sẵn sàng hy sinh, rất dũng cảm cho những sự nghiệp lớn. Ông viết: Nhân dân Việt
e/ Thông minh, tế nhị hài hước. "Dưới vẻ ngoài ngây thơ chất phác, người Việt rất khôn. Tính cách họ nhẹ nhàng, linh hoạt, thích diễu cợt".
g/ Hiền lành, thích yên ổn, phục thiện.
f/ Dân tộc Việt
j/ Trong tính cách Việt
Hồi đó, trước 1945, như chúng ta đều biết, bọn thực dân và bọn quan lại cam tâm làm nô lệ cho bọn thực dân thường hay miệt thị người bản xứ, và do đó hay có nhận xét nặng nề về tính cách của dân tộc chúng ta, như chê bai đầu óc người Việt thiếu tư duy suy luận, lười biếng suy nghĩ… thì Nguyễn Văn Huyên đã cảnh cáo họ: " Nên tránh khái quát quá mức... Khiến cho một cái vốn chẳng ra gì chẳng mấy chốc bị phóng lên thành một cái to vô tận". Hơn thế nữa, ông còn mạnh dạn nêu lên những ưu việt trong tính cách Việt Nam – chính đó là một yếu tố quan trọng bảo đảm sự trường tồn của dân tộc Việt Nam, đó là , sức mạnh, là nội lực của dân tộc ta. Đồng thời ông cũng nêu ra một số mặt xấu trong tính cách người Việt, như tính tự ái và bệnh sĩ diện. Ông đặc biệt lênán một số tật xấu do lối học cũ kỹ: nhồi nhét kiến thức, thui chột tư duy, "học nhiều kinh sách chất đầy trí nhớ, phần lớn chẳng nghĩ đến sự trao dồi trí tuệ nữa". Ông đặc biệt lên án đa số các trí thức chỉ mong ước "nghề làm quan là con đường vạch sẵn" không đòi hỏi nhiều cố gắng độc đáo, mà đem đến nhiều điều vinh hiển nhất". Cuộc đời ông đã thể hiện cụ thể nhận định của ông: trước 1945 đã từ chối con đườngquan trường, để đi dạy học và nghiên cứu khoa học. Sau cách mạng tháng tám ông lại sẵn sàng mang hết tâm huyết và năng lực của mình phụng sự nhân dân dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Qua công trình nghiên cứu: “Vấnđề nông dân ở Bắc Kỳ" (1939), bằng các số liệu điều tra hết sức khách quan, cụ thể, tỉ mỉ ông đã nói lên một cách hết sức thông cảm với đời sống cực khổ, nghèo đói, điều kiện lao động rất khắc nghiệt của người nông dân. Hơn thế nữa, họ còn chịu biết bao tệ nạn xã hội như cờ bạc và các tệ tục mê tín, bị giam cầm 'trong chính sách ngu dân. Từ đó dẫn đến một số hệ quả nặng nề trong tính cách, tâm lý, như mù chữ, dốt nát, thủ cựu, đa nghi, mê tín. Ông đì đến kết luận phải thay đổi tâm lý nông dân,phải làm cho họ giác ngộ về quyền lợi thật sự của họ, và ông rất đề cao việc giáo dục nông dân. Cuối cùng ông kết luận: " Vì thế, sự nghiệp chủ yếu, việc làm cơ bản, mà nếu không có thì sẽ chẳng xây dựng được gì vững chắc, chính là việc giáo dục nông dân” -công việc Đảng CSVN ddã làm từ khi thành lập cho đến ngày nay và từ đó đã góp phần vào thắng lợi của cách mạng và kháng chiến.
5. Vấn đềtâm linh.
Về vấn đề này tác giả "Toàn tập" có đề cập đến một cách toàn diện, khibàn về ý thức tôn giáo (Văn minh Việt Nam, 1944). Sau khi điểm qua các đạo, như đạo Nho, đạo Lão, Đạo phật, đạo Thiên chúa, rồi vật linh giáo và thờ thế giới tự nhiên, ông viết: " Trong đám hỗn độn đó có điều tâm linh đó…". Đó là kết luận tác giá rút ra từ các công trình nghiên cứu cụ thể về lễ xá tội vong nhân, tết thanh minh, tục thờ cúng các vị thần tiên ở Việt
Quan niệm coi trọng tâm lý con người có tâm linh xuất phát từ triết lý trong trời - đất (vũ trụ ) này, trong toàn bộ thiên nhiên này tất cả là dòng khí. Con người và cả thiên nhiên nữa đều có hồn bay trong dòng khí đó, và hôm nay trong con người, và ngày mai ở trong không trung khi người chết đi. Người sống và hồn của nó ở thế giới bên này, còn hồn của người chết cùng người đó tồn tại ở thế giới bên kia. Hồn này có thể hòa trong khí bay lơ lửng trong bầu trời mênh mông và các hồn của người này và của một người nào khác có thể gặp nhau. Có người cho rằng trong tôn giáo thờ cúng tổ tiên cũng như các lễ thần thánh khác người ta tin là hồn của mình được gặp gỡ, trực tiếp hay gián tiếp, các hồn của người đã khuất hay của thánh thần, chúa, phật… Tác giả viết: “Sự có mặt của tổ tiên giữa những người sống được quan niệmlà có thật", "việc thờ tổ tiên...là một sợi dây vững chắc ràng buộc mọi người trong gia đình, còn sống hay đã chết, với nhau, qua các ngày giỗ tết người sống tăng cường mối liên hệ ràng buộc họ với người thân của mình đã khuất. "Đó chính là tâm linh".Nguyễn Văn Huyên không đưa ra một định nghĩa nào về tâm linh.Cũng không ngờ ngày nay, những ngày cuối thế kỷ, người ta lại nói nhiều đến tâm linh đến thế!? Có thể coi đó là mộtkhái niệm tâm lý nói lên sự gắn kết ba phạm trù thời gian: Quá khứ - hiện tại - tương lai với nhau. Mà chỉ ở con người mới có các phạm trù thời gian và sự gắn kết chúng lại với nhau như thế. Có sự gặp gỡ thật không?
Gặp gỡ gắn kết như thế nào? Thần giao cách cảm hay các luồng điện hiện lên trong trường sinh học? Hay là hồn? Hay đơn giản chỉ là người sống hướng tất cả ý nghĩ về người chết? Vấn đề cực kỳ phức tạp và tế nhị. Điều có thể khẳng định được là phải tôn trọng, và không những chỉ tôn trọng, còn phải giáo dục khuyến khích ý niệm hướng về cội nguồn, nhớ tới tổ tiên, biết ơn công lao người đi trước... và phải lên án các hiện tượng mê tín, mà nhất là các hiện tượng tiêu cực lợi dụng các tình cảm tâm lý tết đẹp ở con người, trong đó có tâm linh, để làm ăn kiếm chác theo kiểu "Mua thần bán thánh". Vấn đề phải tiếp tụcnghiên cứu và phải tổ chức tết đời sống văn hóa trong cộng đồng, gia đình và từng người, như Nghị quyết kỳ họp lần thứ V (tháng 6/1998) của BCH TW Đảng CSVN khóa VIII đã khẳng định.
6. Con người trong cơ cấu giai tầng xã hộiđược Nguyễn Văn Huyên rất quan tâm. Nói khái quát, tác giả "Toàn tập" này đã đặt ra vấn đề là muốn hiểu con người Việt
1/ Tư văn: Người có học vị, giáo viên.
2/ Chức dịch.
3/Quan viên: Chức vụ hành chính như lý trưởng (tương đương với trưởng thôn), chánh tổng (tương đương với Chủ tịch xã), trong hạng này có cả người có tiền mua một chức hành chính kể trên.
4/ Lão: Người già từ 55 tuổi trở lên và đã có lễ ở đình.
5/ Tuần đinh: Người khiêng kiệu, bưng rượu trong các ngày lễ (tương đương với tạp vụ).
Nhưng ở làng Yên Sở thì lại có cơ cấu xã hội theo thứtự như sau:
1/Lão: lão trung từ 60 - 69 tuổi, lão thượng lừ 70 tuổi trở lên.
2/ Kỳ mục: đại diện cho làngtrước chính quyền.
3/ Quan viên chính: cả người thực nhiệm và quan viên mua.
4/ Tư văn: người có học vị, giáo viên, sau khi có phẩm hàm rồi thì lên hạng quan viên chính ngồi chiếu chính ở đình.
5/Xã binh: cựu chiến binh đã có lễ cúng ở đình.
6/ Xã dân: Lý trưởng, phó lý.
7/ Quan viên tôn (cháu của quan viên) và quan viên mới.
8/ Lão trung và lão hạ (từ 55 tuổi trở lên).
9/Hạng phiên: Người được giao một việc công ích trong mộtthời gian.
10/ Hạng cuối: Tất cả những người còn lại, có thể nói là cùng đinh.
Trong tác phẩm “ Văn minh Việt
1/Những người có phẩm hàm từ nhất phẩm đến cửu phẩm do nhà Vua phong.
2/Các ông già từ 60 tuổi trở lên,
3/ Kỳ mục là các nhân viên hành và chính: Phó lý, Lý trưởng, Phó tổng, Chánh tổng.
4/ Tư văn: Những người có bằng cấp học vấn.
5/ Hoàng đinh: các giai tầng còn lại.
Như thế là trong ý thức cổ xưa của người dân nước ta hết sức coi trọng giai tầng trí thức như trong dân gian thường nói "Nhất sĩ nhì nông". Nhưng trong ý thức xã hội chính thống thì thiên hẳn về đường quan lại. Và cả một nét chung là kính trọng người cao tuổi theo quan niệm "Kính lão đắc thọ" - đây là một truyền thống rất tốt đẹp.
Có một nhận xét cực kỳ quan trọng của Nguyễn Văn Huyên nêu bật vai trò mở đầu của nhà tâm lý học dân tộc và nhân học ở nước ta: "Làng là mộtnhân cách, nó có một tính cách riêng.Trong các việc công, Nhà nước chỉ biết tới làng chứ không phân biệt cá nhân".hành hoàng mà cả làng thờ liên kết tất cả mọi người trong cộng đồng "Thành mộtkhối, một thứ nhân cách đạo lý...". Trong xã hội cũ trừ ông Vua, còn mọi người bị lẫn vào với cộng đồng. Kết thúc thế kỷ này chúng ta đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, một trong tư tưởng chỉ đạo quan trọng là phải làm cho mỗi người đều thành người lao động có kỹ thuật sáng tạo và là đơn vị, là chủ thể của đội ngũ nhân lực, mỗi người là một nhân cách có đầy đủ tư cách của người công dân thấm đượm truyền thống dân tộc, phát huy mọi năng lực sáng tạo, bao dung, hợp tác cùng nhau, bảo đảm cho mỗi người phát triển tự do và xây dựng cộng đồng văn hóa.
Trân trọng kế thừa Đào Duy Anh và Nguyễn Văn Huyên, chúng ta cùng xây dựng và phát triển khoa học về con người và nguồn nhân lực ở nước ta.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt