Người với người

05:17 CH @ Thứ Hai - 09 Tháng Hai, 2015

Người ta thường phàn nàn rằng, bây giờ đạo đức bị băng hoại, bị xuống cấp, bị xói mòn... và bây giờ người ta đối với nhau chẳng ra sao (Xin lưu ý: "Bây giờ"). Chẳng phải là bây giờ mà từ thời cổ, khi bắt đầu có văn tự là con người đã bày tỏ sự bất bình về mối quan hệ không tốt đẹp giữa người với nhau.

Mở các sách Đông Tây xưa sẽ thấy nhan nhản những câu than phiền: "Khuyển mã tri tình, nhân bất nhân" và nhiều nhất là câu: "Bây giờ người đối xử với người như thú dữ”. Cứ theo những câu bất mãn ấy thì đã có một thời nào đó tất cả mọi cái thời "bây giờ” (Thì hiện tại - temp pressent) con người đối xử với nhau tốt đẹp hơn. Thế nhưng, nếu cứ tiếp tục ngược lên cái thời hây giờ trong những sách cổ ấy thì lại chính là cái thời có nhiều nơi trên trái đất phổ biến chuyện thịt người được coi là thực phẩm của người. Nghĩa là chẳng bao giờ người ta thỏa mãn về mối quan hệ giữa người và người.

Đến đây, để khỏi bị dính vào đám nhựa đường triết lý chữ nghĩa rắc rối khó bước tiếp và dễ bị lẫn lộn, xin kể một chuyện phiếm có cùng đề tài này:

Một ông bạn thân mời tôi dự bữa tiệc mừng thằng cháu nội đầy tháng. Cùng mâm với tôi có ba ông nữa, không quen nhau. Ông chủ giới thiệu một cục là "người nhà cả". Không thể cứ im lặng ăn, chúng tôi nói chuyện linh linh. Rồi chuyển sang những chuyện về cái "thời bây giờ” lúc nào không biết. Dĩ nhiên là những chuyện kỳ dị do các báo "An ninh" cung cấp hàng ngày:

Ông bố chặt thằng con nghiện ra từng khúc ném xuống mương. Bà mẹ đêm đi xem ti vi về, bị gã quý tử rình đón đường, nện búa vỡ đầu để lấy đôi khuyên vàng. Chồng say khướt treo vợ lên làm quả chuông, giộng cho gần chết. Anh em ruột giết nhau vì mảnh vườn bằng cái chiếu...

- Bây giờ nó thế đấy? - Một ông chép miệng lắc đầu rồi chuyển đề tài:

- Cô em tôi phải đi mổ khối u dạ con. Tôi nghĩ bụng, cô ấy toi rồi. Tới bệnh viện là lới "Quỷ môn quan". Chỉ khoản thuốc mê cũng khiếp đảm. Nghe nói phải mua ở nơi quy định. Nếu không, sẽ đánh non thuốc, hết cơn mê mà dao kéo vẫn còn chọc ngoáy trong bụng. Khâu lót tay thì phải thật nghiêm. Cám ơn suông hả, tết thôi. Thế là: "Xoạch! Xoẹt? Phựt". Nát một đời hoa.

- Thế cô ấy còn sống không? - Ông khác hỏi ông có cô em vừa qua Quỷ môn quan.

- Cũng phải cố mà sống chứ. Nhưng sạt nghiệp.

- Lại nói chuyện bệnh viện. - Ông nữa ngừng nhai, tham dự. - Một tay ở chỗ tôi, đau bụng như dao đâm, ra phân đen. Đi khám "Hội chẩn" kết luận xuất huyết bao tử. Phẫu cấp. Mổ phăng ra. Nhưng chẳng việc gì sất, dạ dày vẫn ngon. Lại khâu vào. Thì ra là do ăn đặc sản tiết canh chó. Tốn oan một đống tiền. Mà trước kia người như con bò mộng, giờ bằng con mèo mướp.

- Thế họ có xin lỗi, bồi thường gì không?

- Lỗi quái gì. Lại còn bị khuyên: Phải tập đi bộ, ăn nhiều rau. Rất chân tình và hồn nhiên. Đấy, bây giờ nó thế đấy. A, có khi không cần mổ, cũng cứ mổ - ông như sực nhớ thêm - Đi tiểu không dứt khoát, tức là viêm thận. Mổ. Ho húng hắng, đáng lẽ ngậm quả ô mai là xong, nhưng lại dẫn xác đến bệnh viện. Thế là tràn dịch màng phổi. Mổ. Vì mổ có bồi dưỡng cao mà.

Chúng tôi chống đũa lo lắng, ai cũng thấy như mình đang bị đau đâu đó trong người.

Mấy gã trai trẻ ở bàn góc phòng lắng nghe chuyện chúng tôi, rồi một gã cất giọng ông ổng:

Nghe các "cậu” nói chúng con hết quá, không biết làm thế nào để tránh bị giết, mổ bây giờ”.

Ông kể chuyện bệnh viện thì thào:

"Nó say, gọi bọn ta là "Cậu”. Chắc bố nó là bác sĩ. Lờ đi không có lại nhừ đòn với chúng. Bọn trẻ bây giờ...".

Thấy chúng tôi sợ hãi ngồi im thin thít, chủ nhà phì cười: "Thằng bạn vong niên của tôi đấy. Không hiểu sao hắn phong cho tôi là "cậu”. Mâm ấy toàn dân vợ đẻ, chẳng ruột thịt gì, nhưng đi lại bệnh viện vài tháng thành thân tình. Nhà nào đầy tháng con cũng mời nhau. Vợ con ốm đau, cả đám đến thăm hỏi giúp đỡ - Bạn tôi hạ giọng - Thằng ấy đạp xích lô, không bố mẹ, sống dưới mức nghèo khổ. Vợ suy dinh dưỡng, đẻ non. Chúng tôi góp tiền cứu, nhưng chỉ được mẹ, thằng con rất kháu thì hỏng. Hoàn cảnh thế mà rất trọng nghĩa khinh tài. Cứ hùng hục đạp xe phục vụ anh em. Từ chối hay trả tiền để hắn đỡ khổ thì giận dỗi, văng tục. Có đứa vợ không có sữa cho con hắn đi xe ôm ra tận Quảng Ninh đào một bao tải rễ cây gì đó đem về, sắc cho uống. Thế là có sữa.

Gã xích lô cầm cốc rượu đến bàn chúng tôi, nói líu lưỡi:

- Các cậu là bạn của cậu con... thì cũng là cậu của con cả Cậu con đây rất thương con, giúp con nhiều lắm - Gã xích lô sụt sịt, tựa vào tai tôi - Cậu con bảo các cậu toàn những người tử tế. Con xin uống chúc sức khoẻ các cậu.

Một gã khác, cũng thô kệch, cũng say, từ bàn bên ấy đến xốc gã xích lô dậy, âu yếm lấy giấy ăn lau nước mắt cho, rồi dìu đi: "Thôi nào, về chỗ để các bác ăn uống chứ".

Cậu con bảo cậu viết văn. Cạnh nhà con có ông chuyên làm thơ, con biết. Nghề của cậu cũng vất vả tổn thọ như nghề của con mà chẳng kiếm được là bao. Cậu cần đi đâu, gọi cho con.. Miễn phí. Có đứa nào làm gì cậu. Cứ bảo con. Đội xích lô của con sẽ cho nó ra bã. Cậu nhớ nhà...

Ông chủ nhà đỡ gã xích lô say khướt chỉ chực ngã, cười khùng khục với tôi.

- Người bây giờ nó thế đấy ông ạ.

Tôi còn biết viết gì thêm nữa vào những lý sự ở đầu bài viết này và những lời đàm luận quanh mâm rượu vừa rồi?

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cá nhân và cộng đồng

    02/05/2019Người ta khuyên chúng tôi hãy phát triển mình như những cá nhân, bồi dưỡng những phẩm chất riêng của mình, và đẩy mạnh an sinh cá nhân. Ở đây không có một xung đột giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân sao? Cái nào phải được ưu tiên – cá nhân hay quốc gia?
  • Chỉ nghĩ đến tiền cũng làm người ta ích kỷ

    14/12/2017Chỉ cần một ý nghĩ về tiền bạc cũng biến một con người trở nên ích kỷ, làm cho người đó ít sẵn lòng giúp đỡ người khác hơn và chỉ thích "độc lập tác chiến"...
  • Khi người ta còn trẻ

    14/12/2017Nguyễn Thị Ngọc TúTôi đưa mắt nhìn đồng hồ. Bên ngoài, nắng đã nhạt và tắt dần. Các nhà đã lên đèn. Tại sao đến lúc này anh vẫn chưa về? Tôi điên lên nhìn mâm cơm nguội ngất và các nhà hàng xóm bát đũa đã kêu lách cách báo hiệu một ngày đã qua...
  • Cá nhân: bao giờ ra khỏi bóng tối?

    04/11/2015TS. Nguyễn Ngọc ĐiệnVai trò của cá nhân trong xã hội Việt Nam chưa bao giờ được nhìn nhận đúng mức. Trong khi đó, lợi ích tập thể được coi là lợi ích chính thống, được chính thức thừa nhận ở tất cả các nơi có thể phát thông điệp nhân văn ra công chúng.
  • Từ bầy đàn đến cá nhân - Sự chuyển đổi hệ giá trị

    24/09/2015Phạm Bích SanSáng tạo bao giờ cũng là sáng tạo cá nhân, còn những hoạt động cộng đồng chỉ là sự tổ chức ra các điều kiện cho cá nhân sáng tạo...
  • Về sự hình thành nhân cách

    13/11/2014Cao Thu HằngTrên cơ sở phân tích mối quan hệ biện chứng giữa nhân tố sinh học và nhân tố xã hội trong con người, bài viết lý giải sự hình thành nhân cách dưới tác động của môi trường xã hội và tính tích cực của mỗi cá nhân. Theo đó, nhân tố xã hội cơ bản có ảnh hướng lớn đến sự hình thành nhân cách là tồn tại xã hội, hoàn cảnh sống mang tính lịch sử - cụ thể mà cá nhân đó sống . Còn tính tích cực xã hội của mỗi cá nhân, một mặt, phụ thuộc nào nhu cầu và lợi ích của họ, mặt khác, phụ thuộc vào môi trường xã hội và khuynh hướng tiên bộ xã hội, như nền dân chủ. các quan hệ xã hội…
  • Vì con người hãy giúp con người

    20/09/2013Nguyễn Chu PhácLịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh sức mạnh không ở mãi trong tay một người, văn minh không nằm mãi ở một vùng. Tự nhiên sẽ tiếp tục vận động, xã hội cũng vận động. Người nắm trong tay sức mạnh vật chất, đồng tiền và quyền lực hãy tỉnh táo cố tự ghìm mình. Kẻ ác sẽ phải trả giá cả về vật chất và tinh thần nặng hơn gấp nhiều lần điều ác mà họ gây ra...
  • Sự bình đẳng của con người

    16/12/2010Tuyên ngôn nước Mỹ nói rằng tất cả con người sinh ra đều bình đẳng. Làm thế nào mà những tác giả được cho là thông thái của văn kiện này lại có thể viết ra điều quá vô nghĩa như thế? Hãy nhìn quanh bạn xem! Aga Khan(1) và một tá điền da đen miền Nam có được sinh ra bình đẳng không?
  • Triết lý giáo dục bình đẳng, vì con người

    26/02/2008GS. Phan Đình DiệuVới nguồn kinh phí hiện nay, nếu biết chắt chiu chi tiêu theo kiểu "con nhà nghèo" thì VN hoàn toàn có thể miễn học phí đối với các cấp học phổ cập và giảm dần tiến đến bỏ học phí ở các cấp THPT và ĐH để xây dựng một nền giáo dục bình đẳng, vì con người. Đồng thời, cần có sự điều chỉnh chương trình để hướng tới đào tạo những HS có năng lực đọc hiểu, khả năng tư duy toán học, khả năng hiểu biết và vận dụng kiến thức khoa học, và năng lực xử lý tình huống chứ không chỉ biết học thuộc lòng...
  • Xây dựng văn hóa người Hà Nội: Phải từ ý thức mà nên

    07/05/2007Nhâm TâmNhiều người đã từng đi tham quan nước ngoài đều nhận thấy. Ở Hà Nội hành vi mất an ninh trật tự, gây ô nhiễm môi trường, hàng quán lộn xộn... tại nơi công cộng, đặc biệt tại các khu di tích, điểm du lịch văn hóa còn tồn tại nhiều. Nguyên nhân chính của tình trạng này vẫn là do ý thức của người dân. vì vậy việc tuyên truyền, giáo dục ý thức văn minh đô thị là rất cần thiết.
  • Đàm về quan hệ giữa người & người…

    06/02/2007Hằng NgaVăn hoátạo nênsự khác biệtcửa mỗi quốcgia, dân tộc. Văn hoálà độnglực củasự phát triển. Mỗi quốc gia dùcó phát triểnđến mấy đều cò bản sắc văn hoá riêng và luôn lấyđó làm niềm tự hào dân tộc. Song từ góc độ sâu xa, không hẳn mỗi một nền văn hoá đềuđã có sự hoàn thiện...
  • Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và đạo đức xã hội trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay

    28/11/2006Phạm Văn ĐứcNhu cầu là động lực hết sức quan trọng thúc đẩy con người hành động. Sự thoả mãn nhu cầu ấy, đối với chủ thê hành động, là lợi ích. Vì vậy, lợi ích là cái đáp ứng nhu cầu và nó chỉ có nghĩa là lợi ích khi được đặt trong quan hệ với nhu cầu. Ngoài mối quan hệ đó, cái được coi là lợi ích không còn là lợi ích nữa...
  • Đừng bắt chước và nhại lại người khác

    15/11/2006Vũ HuyếnTrên một tin, một bài báo, trên một bức ảnh hay một phóng sự, chỉ nên nói một điều, nhấn mạnh một chủ đề. Nếu không các bài báo sẽ trở thành một thứ “lẩu thập cẩm” ăn nhiều là chán. Vấn đề nêu ra không sai nhưng không rõ, không nổi bật. Đó là thứ hạng của các bài viết ẩu hoặc của các tay viết thường “chỉ sợ độc giả không hiểu mình".
  • Triết học văn hóa - Một tiềm năng nghiên cứu văn hóa con người

    29/10/2006Hồ Sĩ VịnhVào những năm 80 (thế kỷ XX) những vấn đề triết học văn hóa được các nhà khoa học Xô Viết ứng dụng và phát biểu theo quan điểm macxít. Người ta thường thảo luận, lật trở hai vấn đề cơ bản: Cái gì kiến tạo nên văn hóa với tư cách là một chỉnh thể, cấu trúc của nó là gì? Mục đích, sứ mệnh, ý nghĩa của văn hóa, của từng hình thái và hiện tượng văn hóa nằm ở đâu?
  • Một con tàu và những con người

    22/08/2006Nguyễn HoàChính vào lúc lằn ranh giữa sự sống và cái chết trở nên mong manh thì tinh thần trách nhiệm với đồng loại thật sự trở thành thước đo phẩm giá của mỗi con người. Vì trách nhiệm, người ta có dám hy sinh vì đồng loại hay không (?) thật sự là câu hỏi mà chỉ có những ai ý thức được vị trí, vai trò của mình mới có khả năng tìm ra một lựa chọn đúng.
  • Giá trị đạo đức truyền thống và những yêu cầu đạo đức đối với nhân cách con người Việt Nam hiện nay

    10/08/2006Cao Thu HằngNhững giá trị tinh thần và đặc điểm của nhân cách con người Việt Nam có nguồn gốc sâu xa và bắt nguồn từ những hoàn cảnh địa lý, môi trường tự nhiên, lịch sử và xã hội...
  • Về một số giải pháp xây dựng nhân cách đạo đức hiện nay

    25/06/2006PTS. Nguyễn Văn PhúcSự hình thành nhân cách nói chung, nhân cách đạo đức nói riêng, bị quy định bởi tổng thể những điều kiện kinh tế xã hội và bởimột hệ thống giáo dục do chính những điều kiện kinh tế - xã hội đó quy định. Tuy vậy, để xây dựng nhân cách đạo đức, trước hết cần phải tính đến những nhân tố cơ bản quy định sự hình thành và phát triển nhân cách đạo đức để từ đó, rút ra những giải pháp khả thi...
  • Con người đi tìm chính bản thân mình

    15/12/2005Hà Huy KhoáiPhải chăng, để hiểu được chính bản thân mình, con người cần đến các máy tính biết tư duy. Tuy nhiên, chúng ta có thể lại phải đương đầu với một nghịch lí mới: máy tính cuối cùng sẽ làm sáng tỏ được cơ chế hoạt động của bộ não người, nhưng khả năng của bộ não người lại không đủ để hiểu được cơ chế đó!
  • Để Phát Triển Con Người Một Cách Bền Vững

    19/07/2005Nguyễn Trọng ChuẩnPhát triển con người một cách bền vững là mục tiêu của sự phát triển. phát triển con người một cách bền vững là phát triển thường xuyên và liên tục, lâu dài mọi năng lực thể chất, tinh thần trí tuệ, nhân cách con người - phát triển những năng lực bản chất nhất, những năng lực đang ở trong lĩnh vực tiềm năng của con người nhằm làm phong phú thêm và ngày cang nâng cao hơn chất lượng cuộc sống của mỗi người cũng như của cả cộng đồng và qua đó, tạo động lực bền vững cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Để phát triển con người một cách bền vững, cần phải tuân thủ quan điểm phát triển, quan điểm toàn diện và cách tiếp cận đúng. Cách tiếp cận đúng đắn là cách tiếp cận quán triệt quan điểm coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển và xem xét con người trên quan điểm phát triển, quan điểm toàn diện.
  • Nhân cách trẻ

    27/01/2004Mỗi thế hệ có một quan niệm của mình về nhân cách. Lớp già và lớp trẻ nhiều khi “xung khắc” cũng một phần vì nghĩ về nhân cách khác nhau, về ứng xử khác nhau. Nhân cách có nét chung phổ biến mà cũng có nét riêng đặc thù của mỗi lớp người, mỗi thành phần, thậm chí mỗi cá nhân...
  • xem toàn bộ