Cá nhân: bao giờ ra khỏi bóng tối?

08:02 CH @ Thứ Tư - 04 Tháng Mười Một, 2015

Vai trò của cá nhân trong xã hội Việt Nam chưa bao giờ được nhìn nhận đúng mức. Trong khi đó, lợi ích tập thể được coi là lợi ích chính thống, được chính thức thừa nhận ở tất cả các nơi có thể phát thông điệp nhân văn ra công chúng.

Cá nhân trước hết là một thực thể sống độc lập. Có tính cách, điều kiện, hoàn cảnh sống đặc thù, có nhận thức riêng, cá nhân có cách nhìn nhận riêng về mục tiêu của cuộc đời mình, trong chừng mực nào đó được phân tích thành một tập hợp các lợi ích vật chất và phi vật chất. Quá trình sống của cá nhân có thể được hiểu là quá trình hành động có ý thức để hướng tới mục tiêu đó.

Sống trong xã hội, cá nhân dựa vào xã hội, vào cộng đồng để tìm kiếm phương tiện đạt được mục tiêu của mình. Các mục tiêu sống của cá nhân thường rất khác biệt và sự tương tác giữa các cá nhân trong quá trình tìm kiếm lợi ích có thể dẫn đến mâu thuẫn, xung đột; bởi vậy, cần tổ chức cho cá nhân thực hiện mục tiêu của mình trong vòng trật tự và đó là một trong những chức năng cơ bản của xã hội. Để thực hiện được chức năng này, xã hội dựa vào một hệ thống chuẩn mực xử sự mà mọi cá nhân - thành viên xã hội phải theo. Luật pháp chiếm vị trí đầu trong hệ thống chuẩn mực ấy.

Hệ thống chuẩn mực xử sự phải minh bạch và sòng phẳng mới đảm nhận được vai trò công cụ điều chỉnh ứng xử xã hội của cá nhân với tư cách là chủ thể đầy đủ.

Chuẩn mực minh bạch có tác dụng đặt các lợi ích được theo đuổi trong khuôn khổ đời sống xã hội vào đúng vị trí. Xã hội thừa nhận sự tồn tại của lợi ích cá nhân và sự chính đáng của việc cá nhân mưu cầu lợi ích cho mình: cá nhân được quyền sống cho bản thân, được quyền công khai theo đuổi các mục tiêu sống do chính cá nhân xác định. Bên cạnh đó, xã hội có lợi ích của mình, còn gọi là lợi ích chung, do nhà nước đại diện. Cả lợi ích chung và lợi ích riêng đều phải được coi trọng như nhau; xã hội không đòi hỏi cá nhân trước hết phải phục vụ lợi ích chung rồi sau đó mới được mưu cầu lợi ích riêng. Tuy nhiên, trong trường hợp có xung đột giữa lợi ích chung và lợi ích riêng, thì nhà nước lấy tư cách là người đại diện cho lợi ích chung, đồng thời là người nắm quyền lực công, đòi hỏi công dân phải ưu tiên tôn trọng và bảo đảm sự toàn vẹn của lợi ích chung, lợi ích riêng trở nên thứ yếu.

Chuẩn mực được gọi là sòng phẳng khi nó tuân thủ nghiêm ngặt quy luật vay trả được thiết lập trong luật tự nhiên. Cá nhân, trong quá trình sống, giao tiếp để tìm kiếm lợi ích, tác động vào thế giới bên ngoài với tư cách là một cá thể tự làm chủ vận mệnh của mình, có quyền độc lập, chủ động quyết định phương án ứng xử. Đổi lại, cá nhân là người duy nhất chịu trách nhiệm đối với xã hội về những hành vi của mình. Ở góc độ pháp lý, cá nhân là chủ thể của quyền và chủ thể của nghĩa vụ: cá nhân không có bổn phận chia sẻ quyền của riêng mình với ai khác và không được đổ trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của riêng mình lên vai bất kỳ ai khác.

*

* *

Cá nhân ở Việt Nam xuất hiện trong đời sống xã hội trước hết không phải như một cá thể độc lập, tự chủ, mà là một phần tử của nhóm - gia đình, nhà trường, cơ quan. Từ bé, cá nhân được giáo dục ý thức tôn vinh tập thể; chính tập thể, chứ không phải cá nhân, đảm nhận tư cách chủ nhân của xã hội. Lợi ích tập thể được coi là lợi ích chính thống, được chính thức thừa nhận ở tất cả các nơi có thể phát thông điệp nhân văn ra công chúng. Lợi ích cá nhân không bị phủ định tuyệt đối, nhưng chỉ được nhắc đến một cách dè dặt, chủ yếu ở các môi trường giao tiếp hạn hẹp và có tầm ảnh hưởng khiêm tốn.

Từ bé, cá nhân được giáo dục ý thức tôn vinh tập thể; chính tập thể, chứ không phải cá nhân, đảm nhận tư cách chủ nhân của xã hội. Hệ quả là cá nhân không có điều kiện (và cũng không cần) hoàn thiện tính cách đặc thù của một con người tự do, có khả năng tự quyết định và tự chịu trách nhiệm.

Sống lệ thuộc vào tập thể, cá nhân không có điều kiện (và cũng không cần) hoàn thiện tính cách đặc thù của một con người tự do, có khả năng tự quyết định và tự chịu trách nhiệm. Cá nhân chỉ tự tin ứng xử khi có tập thể đứng sau lưng. Bản thân các tập thể cũng cần được chỉ huy trong quá trình vận hành: hộ gia đình được đặt dưới sự quản lý của chính quyền địa phương; các tổ chức kinh tế chịu sự quản lý của cơ quan hành chính. Trong bộ máy hành chính, cơ chế xin - cho ý kiến là biện pháp bảo đảm ứng xử thống nhất theo khuôn mẫu. Trong khung cảnh đó, tập thể nắm quyền lực công cao nhất trở thành người giám hộ của toàn xã hội.

Không được trao tư cách chủ thể đầy đủ, nhưng lại có đầy đủ bản năng sống vị kỷ, cá nhân có xu hướng tự thích nghi để tồn tại bằng cách phát triển tính cách hai mặt. Xuất hiện công khai, cá nhân là con người của tập thể, xem trọng và cổ vũ mạnh mẽ việc bảo vệ lợi ích chung; sống lặng lẽ, cá nhân là chính mình, chăm chỉ mưu cầu lợi ích riêng. Tham gia vào bộ máy nắm quyền lực công, cá nhân thích nghi tốt có thể núp bóng tập thể để ra những quyết định của riêng mình, cũng như có thể biến lợi ích chung thành lợi ích riêng và bắt tập thể nhận lãnh trách nhiệm về hậu quả. Đã có rất nhiều quyết định sai lầm, gây thiệt hại mang tầm vóc thảm họa cho đất nước; tập thể phải nghiêm khắc tự kiểm điểm, rút kinh nghiệm và sửa sai, nhưng không có cá nhân nào bị chế tài.

Trong cuộc sống dân sự, cá nhân đã quen với nền nếp cai quản của cơ chế giám hộ nhiều tầng, không có khả năng tự quản bằng ý thức tự giác như trong xã hội trọng pháp. Chỉ cần nhà chức trách lơi lỏng trong quản lý, thì “cá nhân - công dân” sẽ lộ nguyên hình là một cá thể hoang sơ, không có năng lực chủ thể, chỉ có khả năng ứng xử theo kiểu tùy tiện, vô chính phủ, chứ không kiểm soát được một cách trầm tĩnh, đúng mực hành vi của mình trên cơ sở nhận thức đầy đủ về vị trí của công dân trong xã hội, của cá nhân trong cộng đồng và nhất là về bản chất xã hội của tự do. Tình trạng mất trật tự nghiêm trọng và kéo dài trong giao thông công cộng, nạn phá rừng như một căn bệnh mãn tính, sự tái phát theo kiểu “đến hẹn lại lên” của dịch cúm gia cầm,… là những minh chứng cho sự thiếu vắng ý thức công dân cần thiết cho đời sống cộng đồng.

Cần dỡ bỏ cơ chế giám hộ đối với cá nhân, khẳng định vai trò trung tâm của cá nhân trong thế giới nhân văn, đặt cá nhân vào vị trí chủ thể đầy đủ trong quan hệ xã hội và trao cho cá nhân các quyền chủ thể cùng với trách nhiệm tương ứng. Như thế, cá nhân mới có thể thoát khỏi xu hướng phát triển tính cách hai mặt để sống thật cả với mọi người và với chính mình; xã hội mới có được chủ nhân đích thực và có điều kiện phát triển ổn định, bền vững.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đôi điều về trách nhiệm cá nhân

    14/11/2018Nguyễn Ngọc BíchTrước các tổn thất vô hình và hữu hình mà xã hội đã chịu, vấn đề trách nhiệm cá nhân đang được công luận nêu lên. Qua hai lý do trình bày dưới đây, độc giả có thể chia sẻ lo ngại của tôi rằng vấn đề này còn phải mất nhiều năm nữa mới trở thành hiện thực.
  • Hội nhập những giá trị cá nhân

    22/04/2018Nguyễn Trần BạtTôi nghĩ rằng, đi tìm cái quy luật tinh thần của mỗi một vĩ nhân trong cuộc đời chính là cách tốt nhất để chúng ta dẫn mình đến những thử nghiệm tinh thần của mình...
  • Ai chịu trách nhiệm cho sự bền vững của cá nhân?

    13/02/2016Một khía cạnh nữa của phát triển bền vững thấy được phân tích thấu đáo. Đó là sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong xã hội, của mỗi công dân trong một quốc gia. Tác giả Stephen Covey đã tổng kết, để bền vững mỗi cá nhân phải biết chăm lo cho 4 nhu cầu hay phương diện sống: thể lý, xã hội, trí não và tinh thần...
  • Lịch sử phát triển chủ nghĩa cá nhân trong thế kỷ 21

    03/11/2015Nguyễn Hào Hải, Trưởng phòng Triết học Pháp, Viện Triết học...sự bùng phát mạnh mẽ của chủ nghĩa cá nhân trong thời đại ánh sáng chủ yếu vẫn nằm ở khuôn khổ của cuộc cách mạng tư tưởng. Nói rõ hơn, nó vẫn nằm ở mặt lý luận hơn là đã thực hiện trong đời sống hiện thực, nghĩa là vẫn nằm trong giai đoạn trừu tượng, trong sự sôi nổi, sự cuồng nhiệt chủ yếu diễn ra ở khâu lý luận, học thuật của các triết gia kiệt xuất phương Tây....
  • Cá nhân và Lịch sử: Mối quan hệ biện chứng giữa quần chúng và người lãnh đạo

    14/05/2014Nguyễn Trần BạtNgười ta thường nói rằng sự nghiệp là của quần chúng. Điều đó không sai, nhưng nếu nói sụ nghiệp chỉ là của quần chúng thì hoàn toàn không đúng. Những bước ngoặt trong lịch sử các dân tộc thường gắn liền với các tên tuổi lớn: ở Nhật Bản là Minh Trị, ở Nga là Pie đại đế, ở Việt Nam là Hồ Chí Minh... Bởi vì thửa ruộng cày được không phải do công lao của cái cày. Nếu chúng ta phân tích theo logic, rằng những người lao động trực tiếp tạo ra sự nghiệp, tạo ra lịch sử, thì chúng ta cũng buộc phải phân tích tiếp: con trâu còn quan trọng hơn cả con người...
  • Về sự biến đổi mối quan hệ giữa cá nhân - xã hội và những suy nghĩ xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn mới

    06/01/2007Vũ Văn HạcBước vào thế kỷ XXI, vai trò của con người đối với sự phát triển lại càng chiếm vị trí nổi trội. Trong khuôn khổ của bài viết này, bước đầu, chúng tôi đề cập tới nội dung "con người" khi là thành viên xã hội, tức cá nhân, đặc biệt chú ý tới mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội...
  • Vị cá nhân trong giáo dục Đại học

    28/09/2006Bùi Trọng LiễuMột xã hội muốn phát triển thì những tàn dư của cách tổ chức có "tính chất vị cá nhân" phải được huỷ bỏ và thay thế bằng cách tổ chức hợp lý hơn, công bằng hơn, lợi ích cho xã hội hơn. Trong nền giáo dục Đại học của nước ta "vị cá nhân ở điểm nào lợi ích cho cả xã hội" ở chỗ nào?
  • Về cơ chế đánh giá cá nhân trong sự phát triển con người

    26/09/2006Đoàn Đức HiếuViệc định hướng các chuẩn mực giá trị cho sự phát triển con người Việt Nam hiện nay được đặt ra như một tất yếu lịch sử với tinh thần đổi mới do con người và vìcon người.Chỉ có thể góp phần phát triển nguồn lực con người ngang tầm với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước khi chúng ta xây dựng được một cơ chế đánh giá cá nhân một cách đúng đắn, dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận duy vật lịch sử...
  • Tính cộng đồng - tính cá nhân và "cái tôi" của người Việt Nam hiện nay

    04/05/2006TS. Hoàng KimQuá trình thực thể sinh học - xã hội trở thành con người cũng là quá trình có sự kết hợp giữa tính cộng đồng và tính cá nhân, nói rộng hơn, là giữa tính xã hội và tính cá nhân. Triển khai nghiên cứu đề tài, các tác giả Viện Tâm lý học đã đặt nó trong bối cảnh của thời đại ngày nay, khi quá trình hội nhập đã trở thành xu thế chung mang tính toàn nhân loại...
  • Biện chứng cá nhân – xã hội trong cảm thụ thẩm mỹ

    12/02/2006TS. Lê Đinh LụcCảm thụ thẩm mỹ là hoạt động mang đậm dấu ấn cái "tôi" cá nhân của chủ thể, gắn liền với những năng lực tinh thần chủ quan, với tình cảm, thị hiếu của mỗi người...
  • Cá nhân và sự phát triển của cá nhân trước những yêu cầu và trong điều kiện hiện nay ở nước ta

    12/01/2006Đoàn Đức HiếuTừ cái nhìn toàn diện, “con người không chỉ là sản phẩm của lịch sử; cao hơn nữa, con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử; và điều còn quan trọng hơn, con người phải là những chủ thể văn hoá”(3). Chỉ có thể đứng trên quan điểm đó mới thấy hết xu thế và khả năng phát triển của con người với tư cách là cá nhân trong thời đại ngày nay...
  • Mối quan hệ cá nhân - gia đình trong bối cảnh Việt Nam đi vào toàn cầu hóa

    19/07/2005Lê ThiĐi vào hội nhập và toàn cầu hóa, xã hội Việt Nam đang chịu những tác động tích cực và tiêu cực, cả về mặt kinh tế và văn hóa xã hội. Gia đình, tế bào cơ sở của xã hội, tất yếu có những biến động khi xã hội đang thay đổi, có những đổi mới trong quan hệ giữa các thành viên gia đình, giữa cá nhân và gia đình. Vậy cần giữ gìn, phát huy vai trò gia đình như thế nào trong điều kiện mới?
  • Sự lựa chọn của cá nhân và những người làm công tác giáo dục.

    17/12/2003Tuy là một nước đang phát triển những trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay nhất là ở các đô thị, sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là hệ thống Internet đang thực sự mở rộng cơ hội tiếp xúc thông tin cho mỗi cá nhân, một mặt làm cho khả năng thay đổi suy nghĩ, tình cảm và hành động của mỗi cá nhân nhiều hơn, mặt khác làm cho cơ hội lựa chọn của cá nhân trong cuộc sống cũng được rộng mở hơn.
  • xem toàn bộ