Sự bình đẳng của con người

05:01 CH @ Thứ Năm - 16 Tháng Mười Hai, 2010

Thưa tiến sĩ Adler,

Tuyên ngôn nước Mỹ nói rằng tất cả con người sinh ra đều bình đẳng. Làm thế nào mà những tác giả được cho là thông thái của văn kiện này lại có thể viết ra điều quá vô nghĩa như thế? Hãy nhìn quanh bạn xem! Aga Khan(1)và một tá điền da đen miền Nam có được sinh ra bình đẳng không? Marilyn Monroe và người phụ nữ bình thường có được đấng Tạo hóa phú cho tài năng ngang nhau không? Có phải cha ông của chúng ta đã bày trò tuyên truyền chính trị hoặc họ muốn nói một điều gì hợp lý?

H.P.

H.P. thân mến,

Trước tiên chúng ta hãy thử xem cha ông ta muốn nói gì qua tuyên bố kỳ lạ này về quyền bình đẳng của con người. Hầu hết họ đều là những người của công việc rất từng trải. Họ ý thức rất rõ rằng con người có thể lực, trí tuệ, hoặc tài sản không như nhau. Hẳn họ chỉ cần nhìn chung quanh là thấy. Họ biết rằng tài năng và đức hạnh được chia không đồng đều trong thế giới này.

Tuy nhiên họ vẫn cho rằng tất cả chúng ta đều là con người. Tất cả chúng ta đều cùng một loài sinh vật. Mỗi chúng ta đều có cùng, ít nhất là về mặt tiềm năng, những đặc điểm đặc biệt của chủng loài đó. Chúng ta có tính cách, óc suy luận, ý chí tự do và tinh thần trách nhiệm. Do tất cả những điều này nên chúng ta có phẩm chất hoặc giá trị riêng. Chúng ta đều có cùng di sản chung và một số mệnh chung. Nhưng mỗi chúng ta đều có một cách riêng để thực hiện trong thế giới này, một số mệnh riêng lẻ. Theo quan điểm này, một cách chính đáng con người không thể bị đối xử như thể họ là đồ vật chứ không phải con người. Bởi vì họ là con người, nên thật là sai khi sử dụng họ như phương tiện. Các tác giả của Tuyên ngôn này không có ý muốn nói rằng không có những khác biệt giữa con người với nhau. Họ thực sự muốn nói rằng tất cả mọi người, bởi vì tất cả họ đều là con người, đều có cùng những quyền nào đó mà không một chính quyền nào có thể cướp đi được. Họ tin những quyền này là tự nhiên và không thể bị tước bỏ. Bây giờ chúng ta hãy nhìn lại những gì họ đã nói:

“Chúng ta thừa nhận những sự thật này là hiển nhiên, rằng tất cả con người sinh ra đều bình đẳng; rằng họ được Đấng tạo hóa phú cho những quyền không thể bị tước bỏ nào đó; rằng trong số những quyền đó là quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Đoạn trích này không có nghĩa là Judy O’Grady và Colonel’s Lady được phú cho cùng một vóc dáng, được nhận cùng cơ hội, và có cùng một số tiền trong ngân hàng. Nhưng đàng sau màu da thì họ là chị em và có cùng quyền sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc. Ứng dụng của cụm từ hay ho này được giải thích rõ trong Luật Dân quyềntrong Hiến pháp, trong Tuyên ngôn Nhân quyềncủa Mỹ, và trong các văn kiện khác.

Dĩ nhiên bây giờ bạn có thể thúc ép tôi xa hơn và nói rằng tất cả chỉ là một mớ đạo đức giả. Nơi nào trong thế giới chúng ta tất cả con người đều có quyền sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc như nhau? Những người da đen ở miền Nam đôi khi bị người da trắng treo cổ mà những người da trắng đó lại không bị trừng phạt. Dân Ả Rập gào thét đòi quyền bình đẳng ở Bắc Phi thuộc Pháp và Israel. Hiến pháp Liên Xô cũng có luật Dân quyền. Thì đã sao nào? Có vẻ như thể những kẻ nắm quyền đã quyết định sẽ có “bình đẳng” đến mức nào cho chúng ta. Hoặc như George Orwellđã nói trong cuốn Animal Farm(“Trại súc vật”): “Mọi con lợnđều bình đẳng, nhưng một số con lợn bình đẳng hơn những con lợn khác.”

Bạn có thể đã đi xa hơn và ghi nhớ rằng nhiều người ký Tuyên ngôn Độc lập là các chủ nô và rằng Hiến pháp trong văn bản ban đầu của nó đã tính một nô lệ bằng 3/5 của một người. Chế độ nô lệ là một thể chế xã hội đúng đắn vào thời kỳ đó. Có lẽ hầu hết những người ký bản Tuyên ngôn đó đều không thấy sự mâu thuẫn giữa quyền bình đẳng mà họ đã công bố giữa những người Anh và người Mỹ và chế độ nô lệ đã phổ biến khắp cộng đồng người da đen dưới sự thống trị của người da trắng. Tuy nhiên Thomas Jefferson và vài lãnh tụ khác đã phản đối chế độ nô lệ. Và nên nhớ rằng Tuyên ngôn này không hề nói: “Tất cả người da trắng sinh ra bình đẳng.” Tuyên bố này phổ quát; nó mở cánh cửa tự do và bình đẳng cho tất cả mọi người.

Nếu bạn chịu khó chú ý kỹ cách con người tranh luận ủng hộ những bất công và bất bình đẳng như thế, bạn sẽ nhận thấy rằng họ đòi hỏi nhu cầu cấp bách thiết thực thay vì quyền tối hậu. Thời gần đây không ai trừ bọn phát xít và bọn quốc xã là thực sự tranh luận ủng hộ sự bất bình đẳng giữa con người như một thứ quyền.

Những người viết Tuyên ngôn này chủ yếu đã học từ triết gia người Anh John Lockeđể hình thành những lý thuyết về quyền tự nhiên cùng những quan điểm về tự do và bình đẳng của họ. Vì thế bạn có thể sẽ hứng thú với đoạn văn dưới đây trong bài tiểu luận của Locke, “Về chính quyền dân sự”:

“Dù tôi đã nói ở trên “Về bản chất tất cả con người đều bình đẳng”, tôi cũng không thể cho rằng mình hiểu tất cả các kiểu “bình đẳng”. Tuổi tác hoặc đức hạnh có thể cho con người một quyền ưu tiên chính đáng. Sự xuất sắc về các mặt và công đức có thể đặt những người khác nằm trên mức chung… nhưng tất cả chuyện này đều nhất quán với sự bình đẳng mà tất cả mọi người đều có được xét về quyền tài phán hoặc quyền thống trị của người này đối với người khác”.

(1)Aga Khan: lãnh tụ tinh thần của phái Ismailian của Hồi giáo.

Nội dung liên quan

  • Công bằng với doanh nhân

    11/10/2018Tô PhánAi cũng cần có sự công bằng, doanh nhân cũng vậy. Công bằng với doanh nhân trước hết là thái độ công bằng của Nhà nước, của các cơ quan bảo vệ pháp luật, của các nhà báo và của toàn xã hội khi đánh giá đúng – sai, cái hay và chưa hay. ..
  • Tiếp tục phát triển tư tưởng của Cách mạng tháng Tám

    19/08/2016Lê Đăng DoanhCách mạng Tháng Tám là bước nhảy vọt vĩ đại của tư tưởng phát triển, đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Độc lập, tự do, hạnh phúc, mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, đó là những chân lý có sức mạnh mãnh liệt phát huy và khơi dậy sức mạnh của một dân tộc bị nô dịch, áp bức, bị chiến tranh và nạn đói tàn phá. Chính những tư tưởng bất hủ này đã trở thành sức mạnh vật chất của cả một dân tộc, chắp cánh cho dân tộc Việt Nam làm nên những kỳ tích trong chiến đấu và dựng nước...
  • Tiến tới một triết học về hợp tác vì sự giải phóng con người

    22/09/2015Nguyễn Trần BạtVượt thời gian là một khả năng tuyệt vời của nhận thức. Khả năng vượt thời gian cho phép người ta có thể truy đuổi, suy ngẫm về tương lai, hay ít nhất là chuẩn bị tiền đề tâm lý để đi đến với nó. Và ngay cả những người hôm nay đã tìm ra công nghệ để đi đến tương lai nếu trong quá trình tiến đến tương lai tiếp theo, tương lai cấp hai, vẫn khư khư giữ lấy bản đồ án của tương lai thứ nhất thì cũng sẽ trở thành kẻ bảo thủ trong giai đoạn thứ hai này. Cơ sở của công nghệ đi đến tương lai là tư duy không ngừng, lựa chọn không ngừng và loại bỏ không ngừng...
  • Vì con người hãy giúp con người

    20/09/2013Nguyễn Chu PhácLịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh sức mạnh không ở mãi trong tay một người, văn minh không nằm mãi ở một vùng. Tự nhiên sẽ tiếp tục vận động, xã hội cũng vận động. Người nắm trong tay sức mạnh vật chất, đồng tiền và quyền lực hãy tỉnh táo cố tự ghìm mình. Kẻ ác sẽ phải trả giá cả về vật chất và tinh thần nặng hơn gấp nhiều lần điều ác mà họ gây ra...
  • Một kiểu xóa đói giảm nghèo mới

    15/12/2010Thanh ThảoTheo GS-TS Nguyễn Trường Tiến "bây giờ người đảng viên phải biết xóa đói về thông tin, trí tuệ, xóa nghèo về nhân cách và đạo đức làm người". Thật là một kiểu xóa đói giảm nghèo mới, xóa đói giảm nghèo cho cả những người tưởng rằng mình đã giàu, đã no đủ về vật chất...
  • Tự do - Sản phẩm của cải cách hay cách mạng?

    22/10/2010Nguyễn Trần BạtTự do luôn luôn là khởi nguồn của mọi sự phát triển, cải cách cũng hướng tới sự phát triển hay mục tiêu của cải cách là phát triển. Do đó, tự do là hạt nhân, là linh hồn của các cuộc cải cách. Trước hết, tự do không chỉ là điểm xuất phát mà còn là điểm mấu chốt của cải cách...
  • Cần xác định cho rõ tính chất và nhiệm vụ của Cách mạng Việt Nam hiện nay

    01/03/2006GS. NGND Nguyễn Văn ChiểnViệc xác định tính chất và nhiệm vụ này vô cùng quan trọng. Như sau Cách mạng tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định nhiệm vụ là cách mạng giải phóng dân tộc, nên đề ra chính sách đoàn kết toàn dân, kể cả giai cấp phong kiến trong đó có cả cựu hoàng Bảo Đại, xác định đối tượng của cách mạng là thực dân phản động và việt gian...
  • Thực tế của sự tiến bộ

    08/01/2006Liệu bạn có xem việc khám phá và phát triển một tư tưởng mới là dấu hiệu của sự tiến bộ không? Lý do khiến tôi hỏi là ở chỗ ý tưởng về sự tiến bộ chỉ là một ý tưởng. Nó đã được linh mục Saint-Pierre phát biểu rõ ràng lần đầu tiên vào thế kỷ 18. Nó đã được phát triển chủ yếu là trong hai trăm năm vừa qua. ...
  • Chân lý là cụ thể, cách mạng là sáng tạo

    09/12/2005GS. Tương Lai...bằng sự trải nghiệm và bản lĩnh của mình, Hồ Chí Minh thấy được mặt trái của tấm Huân chương mà rất nhiều người khác không thấy được. Nhờ thấu hiểu như vậy nên Người biết phải hành động như thế nào để đạt được mục đích. Người phải khôn khéo chống chọi với nhiều áp lực nặng nề để thực hiện mục đích đó.
  • xem toàn bộ