Xây dựng văn hóa người Hà Nội: Phải từ ý thức mà nên
Nhiều người đã từng đi tham quan nước ngoài đều nhận thấy. Ở Hà Nội hành vi mất an ninh trật tự, gây ô nhiễm môi trường, hàng quán lộn xộn... tại nơi công cộng, đặc biệt tại các khu di tích, điểm du lịch văn hóa còn tồn tại nhiều. Nguyên nhân chính của tình trạng này vẫn là do ý thức của người dân. vì vậy việc tuyên truyền, giáo dục ý thức văn minh đô thị là rất cần thiết.
Từ những hành vi thiếu văn hóa…
Thựctế cho thấy, có một số người Hà Nộichưa có ý thứccáctrong việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, đặc biệt việc vứt rác thải một cách bừa bãi đang trở thành hành vi phản văn hóa đáng báo động. Hầu như ở bất kỳ đâu: trên vỉa hè, trong công viên, trên đường phố hay cả trong các quán ăn sang trọng... người ta vẫn vứt rác thải một cách rất vô tư. Dường như mọi người cho rằng việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng là việc của ai đó chứ không phải của mình. Họ không ý thức được rằng, hành động như vậy không những là một cách hành xử văn hóa với môi trường. với cộng đồng mà còn làm cho tâm hồn con người trở nên cao đẹp hơn, trong sáng hơn.Thế nhưng, tại sao nhiều người vẫn thờ ơ và vô cảm? Thật đau lòng khi thấy người ta cứ vô tư quăng chuột chết ra đường. Sau bệnh vứt chuột chết, người thủ đô còn mắc một nan y nữa là “tiểuđường". Nhiều bờ tường (nhất là nhà hoang)suốt ngày có mùi khai, giờ có đỡ chút ít nhưng vẫn còn. Do đó,
Mới dây, tôi mới có dịp đưa cô cháu ra thăm
Xưa kia các bà đi chùa, bao giờ bà cũng mặc áo dài, thân thể và tinh thần sạch sẽ. Thói quen đó bây giờ còn rất ít người giữ. Một thời gian, các sư, vãi ở chùa "thất kinh" khi người ta đến lễ chùa mặc cả quần soóc, váy ngắn, thậm chí cả quần áo ngủ. Hương đốt tràn lan từng bó lớn, cắm trong các bát hương chưa hết, họ cắm cả vào những gốc cây, lỗ gạch. Vàng mã thì đất vô tội vạ. Chùa chiền luôn là chốn gửi gắm tâm linh của người Việt. Không phải mọi người
Hiện nay, gần như mọi hành vi ứng xử do cơ quan. tổ chức và người dân có thiện chí nêu ra đều bị coi là áp đặt chứ chưa phải từ nhu cầu thật sự của bản thân mỗi người dân. Mà đã áp đặt thì dù vô tình hay hữu ý, đều bị người ta tìm cách đối phó và chấp hành một cách hình thức, máy móc. Khó có thể điểm ra được bao nhiêu cách ứng xử đối phó diễn ra hàng ngày xung quanh chúng ta. Ví dụ như để đối phó với việc cảnh sát giao thông phạt xe máy chở ba người trở lên, thì cách 100 - 200m, người lái xe giảm tốc độ và thả một người xuống đi bộ qua mặt cảnh sát giao thông, sau đó lại lên xe đi tiếp. Để tránh nhà chức trách bắt gặp vứt rác ra đường, người ta vứt lén lút hoặc vừa đi xe vừa vứt. Hay để che giấu việc túm tụm nói xấu thầy cô thì khi thầy cô đi về phía mình, cả nhóm đều phát "tín hiệu” cùng chắp tay "chào thầy, chào cô ạ!"...
Ông Phạm Quang Long - Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin cho biết: "Nói chỉ tiêu cụ thể thế nào là người Hà Nội văn minh, thanh lịch
… đến việc xây dựng ý thức văn minh
Văn hóa là các giá trị được hình thành từ cách ứng xử của con người, trong đó có cách ứng xử với môi trường sống xung quanh. Hàng ngày, từ nhà ra ngõ, tại bất cứ đâu, mọi người đều có thể bắt gặp những cái hay, cái đẹp, cái xấu, cái dở của văn hóa ứng xử. Khi tham gia bàn về vấn đề này, thật buồn khi thấy nó ì ạch đến thế, mà nguyên nhân quan trọng là chúng ta chưa tạo được nền tảng vững chắc cho văn hóa ứng xử. Mọi sự giáo dục từ gia đình, nhà trường đến những cuộc vận động trong xã hội, phần lớn mới chỉ mang tính chất giáo điều, khuyên răn, lý thuyết mà chưa làm cho mọi người nhận thức sâu sắc để trở thành tiềm thức rằng: Tại sao phải ứng xử như thế ứng xử như thế, người Hà Nội sẽ được gì và mất gì? Cách ứng xử mang tính áp đặt từ trên xuống và đối phó sẽ khiến cho việc thực hiện văn hóa ứng xử trở nên giả dối, bởi lời nói hay hành vi bên ngoài đã trái với thâm tâm thực nghĩ của người đang thực hiện hành vi ứng xử. Như thế không thể nói là ứng xử có văn hóa hay văn hóa ứng xử. Do vậy, nền tảng của văn hóa ứng xử chính là cái tâm trong sáng, lành mạnh của người ứng xử, là việc thực sự tôn trọng danh dự, nhân cách và lợi ích của người hoặc tổ chức, cộng đồng, môi trường được ứng xử. Đồng thời, tự mỗi người phải có lòng tự tôn, tự trọng và trách nhiệm với người và đối tượng được ứng xử, đó chính là lẽ sống, cách sống và tư chất cần có của người Hà Nội thanh lịch, hiện đại.
Dẫu biết rằng để thay đổi ý thức của con người là một việc không đơn giản, không thể ngày một ngày hai, nhưng để bảo tồn, phát huy và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, hiện đại, chúng ta cần phải có biện pháp giáo dục kiên trì và có tính thuyết phục về ý thức, cách ứng xử, hành vi có văn hóa ngay từ trong các nhà trường, ở các tổ dân phố, khu dân cư, nơi công cộng... Có như vậy, người
Chương trình phát triển văn hóa, xây dựng người
Để thực hiện chương trình có hiệu quả, theo ý kiến một số đại biểu Ban chấp hành Đảng bộ thành phố cần tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt để nâng cao nhận thức về xây đựng, phát triển văn hóa, hoàn chỉnh quy hoạch phát triển và phát huy hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa từ thành phố đến cơ sở, bảo tồn, tôn tạo, xây mới và phát huy tác dụng các giá trị văn hóa tiêu biểu của thủ đô, phát triển hệ thống thông tin đại chúng, phát thanh truyền hình, báo chí, xuất bản... nhằm giáo dục ý thức văn hóa cho nhân dân.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan Đăng