“Người giàu có xu hướng thiếu đạo đức”?

04:53 CH @ Thứ Hai - 26 Tháng Sáu, 2017

Theo một kết quả nghiên cứu được công bố gần đây của các nhà nghiên cứu ĐH California và ĐH Toronto, thì những cá nhân ở tầng lớp thượng lưu - những người có nhiều tiền nhất, có thu nhập cao nhất, học vấn tốt nhất và công việc danh tiếng nhất - lại có xu hướng thể hiện hành vi thiếu đạo đức hơn. (VietNamNet, ngày 1-3)

Kết quả nghiên cứu tại phương Tây này có thể không nói lên điều gì về xã hội Việt Nam chúng ta nhưng cuộc tranh cãi về đạo đức của người giàu cũng đã đi từ âm ỉ đến bùng phát trên khắp các diễn đàn tại Việt Nam từ cả chục năm nay. Sự bùng nổ của nền kinh tế đã sản sinh ra một tầng lớp người cực kỳ giàu có và bỏ lại phía sau rất nhiều người nghèo. Sự chênh lệch về khả năng tài chính này dẫn đến sự chênh lệch về hành vi và không phải khi nào, sự chênh lệch hành vi này cũng dễ chấp nhận.

Chỉ trong một thời gian ngắn ngủi không đầy nửa tháng qua, đã có hai “siêu đám cưới” của gia đình hai nữ đại gia Việt Nam được tổ chức: một là bà Phạm Thị Diệu Hiền, mẹ của chú rể trong đám cưới ở Cần Thơ và hai là bà Nguyễn Thị Liễu, mẹ của chú rể trong đám cưới ở huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. Người ta thấy những dàn siêu xe được họ tổ chức đi diễu hành, riêng phố núi Hương Sơn lại còn được chứng kiến những ca sĩ đình đám nhất hiện nay như Đàm Vĩnh Hưng, Phi Nhung, Quang Lê, với chi phí tổ chức lễ cưới có thể đã lên đến 50 tỉ đồng.

Phải khẳng định rằng mọi người đều có quyền quyết định cách chi tiêu đồng tiền của mình trong khuôn khổ pháp luật. Mặt khác, xã hội không những chỉ được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật, mà còn có các quy phạm đạo đức, phong tục, tập quán… Bà Diệu Hiền, người được mệnh danh là đại gia thủy sản miền Tây, sẽ đụng chạm đến những tiêu chuẩn đạo đức khắt khe khi đoàn siêu xe trong đám cưới con trai bà diễu hành qua những người nông dân đang bị công ty bà thiếu nợ đến 200 tỉ đồng tiền cá. Họ thậm chí đã có một cuộc biểu tình nhỏ với băng rôn đòi nợ ngay trên lộ trình đám cưới đi qua.

Cũng tương tự như vậy, chi phí tổ chức đám cưới của con trai bà Liễu tương đương với tổng thu nhập trung bình của hơn 3.000 người Hà Tĩnh, tính theo GDP đầu người năm 2011. Đối với một huyện nghèo như Hương Sơn, con số này chắc hẳn phải cao hơn.

Cho đến nay hai đại gia này đã biết chắc chắn đám cưới của con trai họ vui hay buồn và có được mát mặt như họ kỳ vọng hay không. Người ta thường tìm thấy hạnh phúc của mình trong hạnh phúc của người khác chứ ít khi tìm được trong ánh mắt ngơ ngác của số đông lam lũ xung quanh.

Và một thái độ khác với đồng tiền

Trong khi hai đám cưới linh đình trên dường như hoàn toàn do một tay sắp đặt của hai người phụ nữ giàu có, với sự hoang phí trong chi tiêu và những món của hồi môn kếch xù cho cô dâu chú rể, tính bằng hàng chục cây vàng và những chiếc siêu xe thì một người đàn ông giàu có khác trở về từ nước Mỹ lại có cái nhìn về tiền khác hẳn. Đó là TS Alan Phan, một tỉ phú Việt kiều sở hữu một công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ, với số vốn hóa thị trường lên tới hàng trăm triệu USD.

Ông chia sẻ: “Con đầu lòng của tôi, từ năm 13 tuổi, mặc dù mức sống gia đình tôi thuộc loại trung lưu ở Mỹ, khá thoải mái về vật chất nhưng nó vẫn dậy từ 5 giờ sáng giao báo để kiếm tiền thêm. Năm 14 tuổi, nó đi làm nhân công trong siêu thị, quét dọn và bán kem mỗi ngày 2 tiếng sau khi tan học. Tiền kiếm được nó để dành đến năm 16 tuổi, đủ mua một cái xe hơi cũ khoảng hơn 2.000 đô la. Tôi hoàn toàn có thể cho nó số tiền ấy nhưng đây là tiền riêng của nó nên nó trân trọng yêu quý cái xe ấy vô cùng”.

Vốn dĩ người ta thường chỉ trân trọng những đồng tiền do công sức lao động của mình kiếm ra và việc chi tiêu một cách hợp lý những đồng tiền ấy là biểu hiện cơ bản nhất của thái độ trân trọng này.

Ở Việt Nam, với sự xuất hiện ngày càng phổ biến hơn của xa xỉ phẩm, những đám cưới xa hoa và những giàn siêu xe bạc tỉ, người ta không thể chỉ đánh giá nó như một hiện tượng đơn lẻ nữa mà có thể nó đã trở thành lối sống của một bộ phận người giàu. Nhân tố xã hội nào đưa đẩy những người này đến lối sống xa xỉ như vậy? Ông Nguyễn Trần Bạt, một nhà nghiên cứu đồng thời cũng là một doanh nhân thành đạt nhận định: “Tiêu xài hoang phí xuất phát từ những món tiền kiếm được một cách “ngẫu nhiên” và phi lao động. Không có một người lao động Việt Nam nào với năng lực hiện nay có thể kiếm đủ tiền để mua xe ô tô Rolls-Royce” - VTC News, 23-2.

Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, hiện tượng giàu có một cách chóng vánh đang đẻ ra một tầng lớp trọc phú mới và họ không, chưa biết làm gì với số tiền này. Sự bế tắc của họ trong việc tìm ra những lý do hợp lý để tiêu những khoản tiền ngẫu nhiên, phi lao động khiến cho tiền chảy vào những cửa hàng xa xỉ phẩm và được tiêu xài một cách vô lối.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Lý do kinh tế và di hại đạo đức

    01/12/2018Vương Trí NhànTrong sự bê bối về giáo dục hiện thời, ai cũng thấy là lỗi trước tiên thuộc về những người quản lý và hoạch định chính sách. Nhưng chẳng nhẽ những người lên bục giảng vô can chăng? Vậy thì lỗi của các thầy ở đâu? Tại sao không người trong cuộc nào lên tiếng?
  • Ý nghĩa của tiền bạc

    20/09/2016Minh Huệ & AlphabooksTrong tiểu thuyết Atlas Shrugged xuất bản năm 1957 với đề tài là "vai trò của trí tuệ trong sự tồn tại của con người", Ayn Rand đã đưa ra những khái niệm mới mẻ về giá trị của tiền bạc. Rằng ham mê tiền bạc không phải là nguồn gốc của mọi tội lỗi. "Sự ham mê tiền bạc tức là nhận thức được rằng tiền được làm ra nhờ năng lực của con người và là phương tiện để đổi lấy những gì xứng đáng nhất"...
  • Khi nào tiền bạc làm nên hạnh phúc?

    01/07/2014Đức LêĐúng là tiền bạc có thể làm người ta hạnh phúc. Nhưng với điều kiện ta phải có nhiều tiền hơn là những người xung quanh ta. Đó là kết quả của cuộc nghiên cứu mới đây nhất về hạnh phúc của nhà khoa học.
  • Tiền bạc, ruộng đồng, và... thân phận của người nông dân

    29/01/2012Nhà thơ Nguyễn Quang ThiềuVụ việc ở Tiên Lãng, Hải Phòng đã cho thấy một cách xử lý bất hợp lý của chính quyền địa phương với người nông dân. Điều hệ trọng hơn là chính quyền đã không hiểu và không có cảm xúc về lịch sử và công lao của người nông dân với ruộng đồng của họ...
  • Cảnh báo sự xuống cấp đạo đức, lối sống trong giới trẻ

    30/11/2010Trần TuấnNhư Báo CAND đã đưa tin,ngày 24/10/2009, tại khu vực trước cổng Trường THPT Nguyễn Trãi (quận Ba Đình) xảy ra một vụ đâm chém nhau giữa 2 nhóm thanh niên, hậu quả khiến một sinh viên bị tử vong trên đường đi cấp cứu. Điều đáng nói trong vụ án này chính là việc các đối tượng có liên quan đến vụ án chiếm đa phần là các học sinh THPT có độ tuổi 9X. Vụ việc thêm một lần nữa cảnh báo về sự xuống cấp đạo đức, lối sống của một bộ phận trẻ vị thành niên, học sinh hiện nay…..
  • Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục

    08/11/2010Nguyễn Đình TườngGiáo dục đạo đức trong gia đình. Đây là công việc hết sức quan trọng nhằm tạo tiền đề xuất phát cho giáo dục đạo đức trong nhà trường và ngoài xã hội, bởi gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng trong việc giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách cho mỗi người công dân ngay từ nhỏ cho đến khi trưởng thành.
  • Đồ vật và đạo đức, luân lý

    12/08/2010Nguyễn Bỉnh QuânSự xuất hiện quá nhanh của các đồ vật mới kiến người ta phải rượt đuổi theo chúng. Các đồ vật trở thành “chủ thể” của sự giàu có và điều khiển người sở hữu! Mà đồ vật tự nó không biết tới đạo lý nên cũng vô tội khi đẩy các ông bà chủ của chúng tới chỗ vô đạo, vô luân, thành tội phạm hay vướng cảnh lao tù.
  • Sa sút đạo đức, nỗi đau xã hội

    13/06/2010Tương LaiNhững clip video của những tay quay không chuyên nghiệp được tung lên mạng về “nữ sinh đánh nhau” đang gây bức xúc trong dư luận xã hội. Và rồi các báo liên tục đưa tin về bạo lực học đường: Một học sinh lớp 10 dễ dàng đâm chết bạn với một con dao thủ sẵn trong cặp sách vở.
  • Đạo đức và suy thoái đạo đức

    23/01/2009Cao Tự ThanhĐạo đức là ánh phản về một trật tự xã hội hay ít nhất cũng thể hiện một quan niệm về trật tự xã hội cụ thể với các lợi ích và nhu cầu xã hội xác định. Cho nên nó là một hệ thống ý thức xã hội, thực tiễn xã hội quy định thế nào là đạo đức cũng như lợi ích và nhu cầu sẽ quy định ý thức đạo đức của cá nhân hay nhóm xã hội...
  • Đạo đức gia đình trong nền kinh tế thị trường

    22/05/2007Nguyễn Thị KhoaĐạo đức gia đình là toàn bộ những quan niệm về giá trị và quy phạm về hành vi của con người trong vấn đề hôn nhân và gia đình. Mọi cử chỉ, hành vi, thái độ của mỗi người về hôn nhân và gia đình vừa thể hiện bản chất đạo đức cá nhân, vừa cho biết bản chất đạo đức của mối quan hệ trong gia đình. Sự hình thành đạo đức gia đình không chỉ dựa trên những quy định của pháp luật, của phong tục tập quán và truyền thống dân tộc, mà còn dựa trên niềm tin và dư luận xã hội.
  • Vấn đề bảo vệ các giá trị đạo đức truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

    04/05/2007Lê Thị Tuyết BaTừ khi chúng ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, bên cạnh rất nhiều cái được, đã xuất hiện những cách sống và lối sống xa lạ, trái với các chuẩn mực của xã hội, bất chấp những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Một bộ phận trong các tầng lớp, các thành phần xã hội khi mưu cầu lợi ích cá nhân đã chà đạp lên nhưng khuôn mẫu, những giá trị đạo đức đích thực.
  • Về sự suy giảm giá trị đạo đức hiện nay

    16/01/2007Đinh Hùng TuấnNhững năm gần đây, không ít giá trị đạo đức đã bị xói mòn, suy giảm nghiêm trọng. Chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền, tệ nạn xã hội, tệ tham nhũng, buôn lậu... có chiều hướng phát triển. Sự suy giảm giá trị đạo đức xã hội thực sự trở thành một trong những vấn đề nổi cộm trong đời sống xã hội ta hiện nay...
  • Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và đạo đức xã hội trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay

    28/11/2006Phạm Văn ĐứcNhu cầu là động lực hết sức quan trọng thúc đẩy con người hành động. Sự thoả mãn nhu cầu ấy, đối với chủ thê hành động, là lợi ích. Vì vậy, lợi ích là cái đáp ứng nhu cầu và nó chỉ có nghĩa là lợi ích khi được đặt trong quan hệ với nhu cầu. Ngoài mối quan hệ đó, cái được coi là lợi ích không còn là lợi ích nữa...
  • Khía cạnh đạo đức của sự nghiệp CNH - HĐH ở nước ta hiện nay

    11/04/2006Phó TS. Nguyễn Văn PhúcVới tính cách là phương thức và trình độ của sự phát triển xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa có quan hệ với đạo đức trên nhiều bình diện và mức độ khác nhau.
  • Giá trị đạo đức- giá trị bản thân và giá trị xã hội

    11/03/2006Ngô ToànĐạo đức là một hệ thống giá trị, một hiện tượng xã hội mang tính chuẩn mực, thể hiện mệnh lệnh, đánh giá rõ rệt...
  • Tiền bạc có mua được hạnh phúc

    16/01/2006Trần Cao Dũng trích dịch từ bài của tác giả Mark SkousenĐồng tiền có thể cung cấp cho mọi người rất nhiều lợi ích: điều kiện sống tốt hơn, địa vị xã hội, du lịch, hưởng thụ, chăm sóc sức khỏe, giải trí vv..vv.. Cảm giác được sống trong sung túc, có một tài chính cá nhân vững chắc luôn mang lại sự toại nguyện vô bờ...
  • Về chuyện tiền bạc

    18/07/2005Tiền bạc là vị sứ giả làm trung gian trao đổi các vật iùm cho mọi người, đó là ý nghĩa ban sơ của nó.
    Khi loài người phát triển sinh hoạt về mọi mặt thì ý nghĩa của tiền bạc thay đổi theo một cách tích cực hơn, tinh vi hơn.
  • Tôn vinh thầy cô bằng... tiền bạc?

    20/11/2003Nguyễn Anh DânGần đây, cứ đến tháng 11, nhiều cửa hàng lại tung ra những món quà độc đáo. Có những món quà mà người thu nhập thấp không bao giờ dám mua vì giá của chúng bằng cả tháng lương. Vậy thì ai là người mua những món ấy? Chắc chắn là những phụ huynh hoặc học sinh giàu có. Họ mua để tặng thầy cô giáo nhân Ngày nhà giáo VN 20-11.
  • xem toàn bộ