Cảnh báo sự xuống cấp đạo đức, lối sống trong giới trẻ

08:51 SA @ Thứ Ba - 30 Tháng Mười Một, 2010
Như Báo CAND đã đưa tin, khoảng 18h, ngày 24/10/2009, tại khu vực trước cổng Trường THPT Nguyễn Trãi (quận Ba Đình) xảy ra một vụ đâm chém nhau giữa hai nhóm thanh niên, hậu quả khiến một sinh viên bị tử vong trên đường đi cấp cứu. Điều đáng nói trong vụ án này chính là việc các đối tượng có liên quan đến vụ án chiếm đa phần là các học sinh THPT có độ tuổi 9X. Vụ việc thêm một lần nữa cảnh báo về sự xuống cấp đạo đức, lối sống của một bộ phận trẻ vị thành niên, học sinh hiện nay…

Thực tế hiện nay cho thấy không chỉ vụ án trên mà trong thời gian qua, trên địa bàn TP Hà Nội và một số tỉnh lân cận khác cũng đã có không ít vụ việc phạm pháp hình sự, luật lệ giao thông liên quan đến các em học sinh, trẻ vị thành niên đang tuổi đến trường xảy ra và kéo theo đó những hệ lụy khôn lường mà gia đình, nhà trường, xã hội phải gánh chịu.

Đơn cử cách đây không lâu, Công an TP Hà Nội cũng đã khởi tố vụ án hình sự đồng thời ra lệnh tạm giữ đối với 10 đối tượng (chiếm đa phần đang là học sinh lớp 12) do trước đó có hành vi gây rối trật tự công cộng như: Sử dụng xe máy dàn hàng ngang, phóng nhanh, bóp còi inh ỏi... trên đường phố. Khi nhận được tin báo từ cơ quan Công an về việc con em mình vi phạm, các gia đình đã suy sụp tinh thần, cuộc sống bị đảo lộn hoàn toàn…

Thống kê sơ bộ của Công an TP Hà Nội cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2009 đã có hơn 100 vụ phạm pháp hình sự liên quan tới lứa tuổi vị thành niên. Còn theo Phòng CSGT thì trong tổng số các trường hợp vi phạm mà vào thời điểm tháng 9 - tháng ATGT đơn vị đã xử lý có trên 600 trường hợp học sinh vi phạm luật lệ giao thông với các lỗi: không có bằng lái xe, không đội MBH, chở quá số người quy định...

Nhìn vào con số trên, ta không khỏi giật mình bởi số vụ vi phạm pháp luật, luật lệ giao thông liên quan đến trẻ vị thành niên, học sinh đang có chiều hướng gia tăng. Điều này đã và đang cảnh báo về nguy cơ tái bùng phát tình trạng học sinh phạm pháp trong thời gian tới nếu như chúng ta (gia đình, nhà trường, xã hội) không sớm có liệu pháp ngăn chặn hữu hiệu.


Các thành viên trong một nhóm cướp tuổi 9X.

Phóng viên Báo CAND đã có buổi trao đổi với Ban giám hiệu Trường THPT Phạm Hồng Thái (quận Ba Đình - Hà Nội). Thầy Đặng Việt Hà, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Nguyên nhân tiên quyết phải kể đến có liên quan tới sự xuống cấp đạo đức, lối sống, việc vi phạm pháp luật của một bộ phận trẻ vị thành niên, học sinh hiện nay chính là sự nhận thức về pháp luật, về những quy định do cơ quan có thẩm quyền đề ra… của các em còn hạn chế. Thế nên, sau khi thực hiện hành vi phạm pháp, gây ảnh hưởng xấu cho xã hội, các em mới nhận thức được hệ lụy đi kèm với nó thì đã là quá muộn. Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ thông tin Internet cũng tạo ra không ít dư chấn, luồng văn hóa độc hại ảnh hưởng xấu tới suy nghĩ, hành vi của các em.

Trước thực trạng trên, theo thầy Đặng Việt Hà: Liệu pháp để ngăn ngừa sự xuống cấp đạo đức, lối sống của học sinh, trẻ vị thành niên hiện nay chính là việc gia đình, nhà trường và xã hội cần phải trang bị đầy đủ kiến thức hiểu biết về pháp luật cho các em. Trong quá trình giảng dạy, bên cạnh việc truyền thụ tri thức học tập, nhà trường cần lồng ghép những kiến thức, nội dung quy định của pháp luật vào bài giảng, giờ hoạt động ngoại khóa nhằm mục đích nâng cao sự tự nhận thức về pháp luật trong các em.

Cũng theo thầy Hà, để học sinh hiểu rõ hơn về hệ lụy do những hành động thiếu suy nghĩ gây ra, các nhà trường nên tổ chức các buổi tọa đàm, giao lưu có chủ đề liên quan tới pháp luật giữa đại diện cơ quan Công an, chính quyền địa phương với học sinh. Đặc biệt, khi phát hiện ra những sai phạm, nhà trường phải thành lập Hội đồng kỷ luật đưa ra các hình thức xử lý kịp thời. Đáng chú ý, tại các buổi viết cam kết, kỷ luật này nhất thiết phải có sự chứng kiến của phụ huynh học sinh. Có như vậy, các em mới không có quan điểm lệch lạc trong hành động của mình nữa.

Còn theo Thạc sĩ Trần Thu Hương, sự thiếu sát sao trong công tác quản lý giáo dục của gia đình, nhà trường cũng đang là một trong những nhân tố khiến nhiều học sinh, trẻ vị thành niên có suy nghĩ bỏ học, đua đòi theo chúng bạn. Do đó, gia đình và nhà trường phải luôn phối hợp chặt chẽ với nhau. Khi phát hiện ra những biểu hiện không bình thường của trẻ vị thành niên, nhà trường cần thông báo ngay cho gia đình (và ngược lại) để từ đó đưa ra hướng giải quyết, răn đe thích hợp nhất.

Mặt khác, gia đình, nhà trường cũng cần coi trọng những sự ảnh hưởng của các tổ chức xã hội. Bởi trên thực tế cho thấy, gia đình- nhà trường- tổ chức xã hội luôn là cấu trúc cố kết có tác động rất lớn tới sự hình thành nhân cách trẻ, giúp trẻ vị thành niên, học sinh nhận thức được điều nên làm, điều không nên làm.

Làm được những điều trên, tình trạng xuống cấp về đạo đức, lối sống của một phận học sinh, trẻ vị thành niên như hiện nay mới không tái diễn trong thời gian sắp tới nữa.
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vô cảm trong thế giới ảo

    22/12/2019Quỳnh TrangTừ chuyện câu nói vô cảm, bất nhã của một cô gái người Trung Quốc trước thảm họa xảy ra với các đồng loại khiến cư dân mạng bất bình, “ chân dung” của lối sống mất phương hướng, lệch lạc, thậm chí bất nhẫn của một bộ phận giới trẻ hiện nay đã được nhận diện. Đó cũng là lời cảnh báo cần thiết về tác động của thế giới ảo...
  • Con người hung dữ hay xã hội bất minh?

    14/07/2018Lê Minh TiếnCàng lúc, xã hội càng phải chứng kiến nhiều hành vi bạo lực mới với mức độ ngày càng nghiêm trọng, nào là chuyện truy sát trên đường Láng-Hòa Lạc, chuyện bắn nhau trên đại lộ Đông-Tây hay những vấn đề bạo lực học đường...
  • Cảnh báo “hoại tử phần hồn”!

    08/09/2016Hữu NguyênKhi xã hội xuất hiện những chuyện như học sinh tạt cả chậu a-xít vào mặt thầy giáo, cầm dao rượt đuổi thầy chạy lòng vòng quanh trường, dùng những từ ngữ lưu manh chửi rủa thầy cô, còn phụ huynh thì “đột nhập” vào lớp học hành hung thầy cô ngang nhiên trước sự ngỡ ngàng của cả trường... thì những hành động đó đã không thể được coi là bình thường trong thang bậc giá trị về luân lý đạo đức...
  • Vô cảm

    14/04/2016Lê Ngọc SơnKhi truyền thống bàn nhiều đến chuyện người đi đường thấy tai nạn không dừng lại giúp đỡ, hay thấy đánh nhau nhưng chẳng can ngăn… liền quy kết cho thói vô cảm của người đời, hay sự thờ ơ của lối sống thị dân. Trong thời đại mà các giá trị thay đổi một cách chóng vánh như hiện nay, thì đó cũng là điều dễ hiểu...
  • “Cứ sống thế này thì nhắm mắt sao nổi”

    12/02/2015Linh ThủyCâu nói của nhà văn Nga Tchekhov được Vương Trí Nhàn trích lại trong “Những chấn thương tâm lý hiện đại”. Dường như, đó cũng là tiếng cảm thán của chính tác giả, và của nhiều người về sự xuống dốc của lối sống hiện nay.
  • Lối sống người Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hóa hiện nay

    10/11/2014Nguyễn Văn HuyênTrong những năm đất nước ta đổi mới, mở cửa, hội nhập, giao lưu quốc tế, đặc biệt là qua các phương tiện thông tin hiện đại, các giá trị của toàn cầu hoá đã tác đông mạnh mẽ tới lối sống Việt Nam, tạo ra những chuyển biến quan trọng trong lối sống...
  • "Suy dinh dưỡng tâm hồn"

    06/09/2014Phạm Văn Nga (Văn Hoá Phật Giáo)Suy dinh dưỡng hiểu đơn giản là khi người ta không hấp thụ được mọi thứ không phù hợp với thể tạng, cơ địa của mình. Nhưng sự “suy dinh dưỡng tâm hồn” mới thật là trầm trọng và rất đáng quan ngại khi nếp sinh hoạt, lối sống, quan niệm vào đời đều đang bộc lộ tình trạng xuống cấp.
  • Xã hội đang chạy theo giá trị ảo?

    25/11/2013Anh ĐứcDường như tất cả đã sẵn sàng cho một nghìn năm Thăng Long mà sao vẫn thấy trăn trở một điều gì đó ẩn sâu sau những hoạt động ồn ào và náo nhiệt này. Đằng sau những hoạt động được gọi là "bề nổi" kia thì nhìn lại Hà Nội hôm nay đã thay đổi nhiều với Hà Nội trong hoài niệm xưa kia...
  • Thấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?

    21/10/2003Trương HiệuCuộc điều tra về giáo dục học tại TP.HCM mới đây đã cho thấy thực trạng: 60% sinh viên sống khép mình, ít tham gia hoạt động xã hội; 10% sinh viên hướng vào vui chơi, hưởng thụ và chỉ có 30% sinh viên say mê học tập...
  • Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục

    08/11/2010Nguyễn Đình TườngGiáo dục đạo đức trong gia đình. Đây là công việc hết sức quan trọng nhằm tạo tiền đề xuất phát cho giáo dục đạo đức trong nhà trường và ngoài xã hội, bởi gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng trong việc giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách cho mỗi người công dân ngay từ nhỏ cho đến khi trưởng thành.
  • Văn hóa và lối sống của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

    27/08/2009PGS.TS. Phạm Hồng TungLối sống chỉ là những giá trị văn hóa, những mô hình và phương thức ứng xử được đa số cá thể của một cộng đồng người xác định nào đó chấp nhận (cái được lựa chọn) và hiện thực hóa trong hoạt động sống hằng ngày của họ. Trong số đó có cả những giá trị, những truyền thống và những cách ứng xử được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhưng cũng bao gồm cả những giá trị ngoại sinh, những cách ứng xử và những biểu tượng… ngoại nhập.
  • Hội thảo về sự “xấu xí” của người Việt

    23/03/2009Tùng NguyênDù còn nhiều quan điểm bất đồng về nguyên nhân dẫn đến tâm thế, tư duy và lối sống của người Việt hiện nay nhưng hầu hết các học giả đều cho là: người Việt hiện nay… xấu xí...
  • "Giới trẻ không sống “nhạt” mà sống phức tạp hơn"

    17/02/2009Đinh Phương Linh (thực hiện)Đó là nhìn nhận của Đỗ Thanh Hải, Giám đốc trẻ măng của Trung tâm sản xuất phim truyền hình VN (VFC), đạo diễn chuỗi chương trình "Táo Quân" phát sóng mỗi dịp Giao thừa, phụ trách nhiều bộ phim về đề tài người trẻ: “Xin hãy tin em”, “Phía trước là bầu trời” và gần đây nhất là “Nhật kí Vàng Anh” luôn gây được dư luận.
  • Về sự suy giảm giá trị đạo đức hiện nay

    16/01/2007Đinh Hùng TuấnNhững năm gần đây, không ít giá trị đạo đức đã bị xói mòn, suy giảm nghiêm trọng. Chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền, tệ nạn xã hội, tệ tham nhũng, buôn lậu... có chiều hướng phát triển. Sự suy giảm giá trị đạo đức xã hội thực sự trở thành một trong những vấn đề nổi cộm trong đời sống xã hội ta hiện nay...
  • Một số tính cách đáng báo động của giới trẻ

    11/08/2006Khánh HuyềnVới bản tính năng động và tuôn đổimới, giới trẻ Việt Nam ngày nay nhanh chóng hòa nhập và bắt kịp với lối sống hiện đại. Tuy nhiên, trong hành trang vào đời củahọ có khôngít những tínhcách xấu, làm cản trở sức vươn lên và cống hiến củahọ...
  • Hà Nội “bớt” thanh lịch - Đừng đổ hết lỗi cho giới trẻ!

    15/01/2006Trong thời kỳ đổi mới, Hà Nội tiếp nhận nhiều luồng văn hoá khác nhau, thể hiện rõ nét nhất trong lối sống của giới trẻ. Nét thanh lịch của người Hà Nội đang có phần chìm lắng, và đó không phải là lỗi của riêng giới trẻ!
  • Phía sau giảng đường

    01/01/2006Trần Thanh TườngĐã có không ít bài báo nêu nên thực trạng lối sống thiếu lành mạnh của một bộ phận sinh viên hiện nay. Phía sau giảng đường, vẫn có và luôn tồn tại không ít những điều, những chuyện mà lẽ ra không bao giờ có trong môi trường sinh viên -nột tầng lớp trí thức sẽ đảm đương vai trò xây dựng và bảo vệ đất nước...
  • Một số mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình xây dựng lối sống mới ở nước ta hiện nay

    08/11/2005Võ Văn ThắngQuá trình xây dựng lối sống ở nước ta hiện nay đang gặp phải một số mâu thuẫn. Đó là, mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc với xu hướng phủ nhận những phẩm chất đó; mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống với xu hướng phương Tây hóa; mâu thuẫn “hóa giải” các mâu thuẫn đó, đồng thời đảm bảo mục tiêu xây dựng lối sống mới, hiện đại, văn minh và mang đậm bản sắc dân tộc...
  • xem toàn bộ