Không yêu lịch sử dân tộc là con người không có tâm hồn

04:32 CH @ Thứ Năm - 13 Tháng Hai, 2014
Nhân việc ông Bộ trưởng Phạm Vũ Luận phát biểu về việc dạy sử, tôi xin có mấy ý kiến như sau:

Trước hết cần xác định vấn đề mấu chốt: mục đích của giáo dục là gì?

Ông Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã đúng vì là cán bộ cao cấp, ông phải thực hành đường lối giáo dục: đào tạo nguồn nhân lực! Nghĩa là, ở “đầu ra” của cái lò luyện đan có tên Nhà trường, là nguồn nhân lực: những Homo workerian (người – thợ), Homo commercian (người buôn), Homo finacian (người tài chính), Homo thulaian (người – thư lai) … và cao tuyệt đỉnh là Homo robotian. Hoàn toàn không phải Homo sapiens (người khôn ngoan). Đó là, mục tiêu cao cả của nền giáo dục của chúng ta bấy lâu nay!

Ngày xưa cha ông cổ hủ dạy người khác thế. Không phải đào tạo nguồn nhân lưc mà là dạy làm người. Có thể làm thày, có thể làm thợ… nhưng trước hết, đã qua trường học, anh phải là Con Người! Hành trang của người trí thức phương Đông là nho, y, lý, số. Thêm vào đó là cầm, kỳ, thi, họa. Và để trở thành tài tử thứ thiệt, kẻ sĩ còn phải biết kỵ (cưỡi ngựa), cung (bắn cung), quyền (võ thuât), kiếm (kiếm thuật). Nhờ vậy, trong quá khứ có không ít kẻ sĩ tài danh như sư Khuông Việt, Trần Nhật Duật, Hưng Đạo vương, Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ…

Không ít chức sắc giáo dục cho rằng, trong hoàn cành toàn cầu hóa hiện nay, tri thức quá nhiều nên cách học nhanh nhất là phân ban sớm, càng chuyên môn hóa sớm càng tốt. Không sai! Nhưng đào tạo kiểu đó nhiều lắm chỉ cho ra những người thợ khéo! Đã được đào tạo làm thợ thì cả đời anh (chị) ta cũng chỉ là thợ, dù sau này, nhờ cơ cấu mà làm gì đi chăng nữa thì cũng chỉ là … thợ!
Đó là cách làm tàn hại nhất với con người. Con người, với tư cách một tiểu vũ trụ duy nhất, trước hết phải được nuôi dạy thành CON NGƯỜI chứ không phải thành những công cụ cho bất cứ mục địch kiếm lợi nào. Cố nhiên, con người phải kiếm sống, nhưng anh ta phải được kiếm sống với tư cách CON NGƯỜI. Vì vậy, ngoài phần xác cùng kỹ năng kiếm tiền, anh ta phải được đào tạo để có một tâm hồn cao thượng, một vốn tri thức phong phú về văn, về nhạc, về họa… những thứ không trực tiếp làm ra tiền nhưng giúp anh ta sống như con người có nhân cách! Tôi quen một cô giáo có cậu con trai duy nhất. Cháu quá ngoan, học giỏi, là kỹ sư xây dựng xuất sắc. Nhưng chưa bao giờ cháu đọc qua cuốn truyện! Có thể cháu kiếm được nhiều tiền nhưng tôi nghĩ cháu không bao giờ là con người toàn vẹn. Và đó là bất hạnh!

Cái sự học thiên về thực dụng như vậy không chỉ tác hại cho từng con người cụ thể mà còn gây hại khôn lường cho cả đất nước! Không phải tất cả nhưng hầu hết các nhà khoa học xã hội của chúng ta rất yếu về khoa học tự nhiên. Chính điều này làm cho nền khoa học xã hội nhân văn Việt Nam tụt hậu thê thảm. Không chỉ thế kỷ XX mà cho tới nay, hầu hết tri thức của họ vẫn chỉ là cổ thư Tàu cùng sách thầy Tây thời thuộc địa, cái thời mà khoa học cho rằng con người có nhiều nguồn gốc, văn minh nhân loại ở vùng Lưỡng Hà lan tỏa tới Trung Hoa, Ấn Độ rồi từ đây vào Đông Nam Á…(!)
Nhưng mười năm trước, di truyền học xác nhận cái nôi duy nhất của nhân loại là Đông Phi và người tiền sử từ châu Phi di cư tới Việt Nam để rồi từ Việt Nam lan tỏa ra châu Á, châu Mỹ. Việt Nam chính là công xưởng đầu tiên của thế giới sản xuất đá cuội mài và là trung tâm nông nghiệp đầu tiên của nhân loại; người Việt Nam có chỉ số đa dạng di truyền cao nhất, có nghĩa là cổ nhất Đông Á và là chủ nhân của văn hóa Việt Nho… thì họ vẫn ngu ngơ như bò đội nón, không chỉ tụng niệm mà còn dạy dỗ học trò những tri thức đã bốc mùi! Thảm trạng này chỉ vì lý do đơn giản: họ chưa được dạy để tiếp cận kiến thức cơ bản về di truyền học!

Khi quyết định toàn bộ nền giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực, người ta đã phạm sai lầm khủng khiếp. Thực tiễn nhân loại cho thấy, có hai nền giáo dục với hai tiêu chí khác nhau. Giáo dục phổ thông là dạy làm người, là dạy cho lớp trẻ những kiến thức khoa học cơ bản ở trình độ phổ thông và hình thành nhân cách cơ bản của người Việt Nam. Trên mặt bằng nhân cách và tri thức phổ thông ấy, đại học hay trung tâm dạy nghề đào tạo nguồn nhân lực. Vì vậy, từ xa xưa chỉ có Bộ Giáo dục mà không hề có cái gọi là Bộ Giáo dục và đào tạo!
Vì vậy, việc học sinh dốt bất cứ môn khoa học cơ bản nào cũng là thảm họa, cũng là tội của một nền giáo dục! Theo thiển ý, dốt Sử càng thê thảm hơn! Bởi lẽ, Sử là môn dạy cho học sinh biết về cội nguồn, về sự vinh quanh, về cả nỗi tủi hổ của dân tộc để từ đó hình thành tình yêu chân thực với dân tộc. Chính tình yêu này giúp hình thành nhân cách và chỉ dẫn anh ta trong cuộc sống để làm người và nếu có điều kiện, làm chính khách, làm nhà lãnh đạo! Không hiểu, không yêu lịch sử dân tộc là con người không có tâm hồn. Khi lớp trẻ tồn tại như cái xác không hồn thì còn hơn một thảm họa!

Ông Bộ trưởng cho rằng, do môn Sử không giúp kiếm tiền nên học trò không chịu học. Ý tưởng này chứng tỏ ông không hiểu bản chất việc học tập và thi cử. Mỗi môn thi là một vé để vào đại học. Khi chọn ngành học phải thi môn Sử có nghĩa là học sinh xác định môn Sử thuộc về sở trường, về năng khiếu của mình và sau này sẽ học, sẽ hành những công việc liên quan đến Sử! Vì vậy, bị trượt môn Sử có nghĩa là đánh mất tấm vé vào đại học, có nghĩa là thất bại sau mười hai năm đèn sách! Ai đi thi cũng ý thức được điều này. Vì vậy, nói trượt môn Sử không phải thảm họa, người đứng đầu Bộ Giáo dục tỏ ra không hiểu chính công việc của mình!
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Có giáo dục mà vẫn đáng ghét

    04/03/2020Thảo HảoCó những tài liệu in đã lâu, nhưng tính thời sự và đúng đắn của chúng vẫn còn thích hợp với ngày hôm nay. Nếu chúng ta đọc được, và đưa ra cho mọi người cùng đọc (thay vì giữ riêng làm tài liệu), thì đó là một cách tiết kiệm chất xám, của người đi trước, cho người đi sau...
  • Học cách nói thật để yêu Tổ quốc mình

    26/07/2019Phan ĐăngTôi muốn bắt đầu bài viết có chủ đề rất vĩ mô này bằng một câu chuyện rất vi mô. Đó là khoảng 2 năm trở lại đây, tôi có thói quen hay ngồi ở một hàng trà đá bên Bờ Hồ vào các buổi tối để ngắm người đi đường – ngắm cái “dòng chảy thiên hạ” với muôn hình vạn trạng những biểu hiện khác nhau...
  • Làm gì để phát triển cá nhân và Tổ quốc?

    24/07/2017Huy NguyễnTôi đã đọc qua những bài viết và nhận định của bạn đọc trên VnExpress về cách định hướng cho tương lai của mình. Phần đông có khuynh hướng thiên về cách làm ra tiền dựa trên nền tảng đột phá cá nhân trong kinh doanh, hơn là căn cứ vào kiến thức phổ quát theo nguyên lý người Việt thà làm chủ hơn làm công...
  • Sứ mạng giáo dục nhân văn: Tâm hồn Việt Nam, con đường thế giới

    24/10/2016Nguyễn Hữu LiêmCon đường giáo dục nhân văn, là tiền đề tương lai: khai mở và vun đắp một thế hệ sinh viên Việt Nam với những giá trị nhân văn dân tộc và nhân loại xứng đáng với khả năng tri thức được tiếp nhận từ thế giới. Ở tiền đề này, con người Việt với tâm hồn và bản lĩnh Việt là chính; nhân loại và thế giới là khái niệm, là mô thức và phương tiện cho tâm hồn và trực giác Việt Nam mà chúng ta phải đánh thức và khai sáng. Kiến thức và phương tiện kỹ thuật của thế giới là đôi cánh; tâm hồn Việt là động cơ. Cả hai là cần thiết cho chiếc phi cơ con người Việt Nam có thể bay lên cao trong tiến trình hiện đại hóa đất nước...
  • Khoảng lặng trong tâm hồn

    02/12/2015Đỗ Hồng NgọcĐọc Kim Dung, thấy có một nhân vật Hoà thượng tên là "Nói Không Được" rất thú vị. Thú vị không vì tính cách của ông mà vì cái tên của ông. Thật ra, trong nguyên bản gọi là Hoà thượng Bất Khả Thuyết. "Bất Khả Thuyết" hay "Nói Không Được" ta đã gặp nhiều khi học Phật, không chỉ là Bất khả thuyết mà còn Bất khả tư nghì, Bất khả đắc, Bất khả thủ, Bất khả...
  • Tổ quốc

    16/10/2015Nhà văn Thiếu SơnTrong cái giáo dục này, phải giữ tâm cho chính, ý cho thành, yêu là yêu thật, thương là thương thật, rồi ta mới thấy nảy nở ra những thanh tình mỹ cảm, đối với mình đủ gây nhân cách cho mình, đối với đồng bào biết tương thân tương ái, đối với quốc gia biết làm người công dân xứng đáng...
  • Sự khác biệt mới làm giàu có tâm hồn

    16/10/2015Hà Anh (thực hiện)“Người đọc có tìm những “khác biệt” để đọc hay còn có những yếu tố khác nữa? Người kinh doanh có quan tâm đến giá trị tinh thần khi lựa chọn “kinh doanh” tác phẩm văn học? Điều gì tạo nên giá trị của tác phẩm văn học Việt Nam?”- đó là những nội dung nhỏ trong buổi trao đổi giữa phóng viên báo điện tử Tổ Quốc với nhà văn Ngô Tự Lập, một nhà văn tiếp xúc nhiều với văn học nước ngoài...
  • Văn hóa là tâm hồn của một dân tộc (*)

    16/09/2015GS. Trần Văn GiàuLịch sử tư tưởng Việt Nam thời kỳ hiện đại chép tên tuổi Nguyễn An Ninh là một trong số những người đầu tiên, nếu không phải chính anh là người đầu tiên, đã tuyên truyền cổ động có bề sâu, có bề rộng, có hệ thống những tư tưởng lớn của Đại Cách mạng Pháp 1789-1792. Anh cũng là người đầu tiên cho đăng trên tờ Chuông Rè của anh toàn văn “Tuyên ngôn Cộng sản” của Mác Ăng-ghen...
  • Tinh thần Đại học

    25/05/2015GS Trần Ngọc NinhMột buổi tối mùa Thu năm Nhâm Dần, cùng với vài người bạn họp nhau trong phòng sách: áp vào bốn bức tường là những giá sách uy nghi: những rặng sách chuyên môn còn thơm mùi giấy mới vững vàng đứng với những kinh truyện cổ xưa; triết lý sát cánh cùng khoa học, văn nghệ sánh vai với học thuật. Câu chuyện tự nhiên cũng lên tới những vùng cao rộng, ở đó chỉ có những luồng gió tinh thần. Mọi người thành ra Socrate, Tăng Tử, Abélard, Merleau-Ponty và Conant...
  • "Suy dinh dưỡng tâm hồn"

    06/09/2014Phạm Văn Nga (Văn Hoá Phật Giáo)Suy dinh dưỡng hiểu đơn giản là khi người ta không hấp thụ được mọi thứ không phù hợp với thể tạng, cơ địa của mình. Nhưng sự “suy dinh dưỡng tâm hồn” mới thật là trầm trọng và rất đáng quan ngại khi nếp sinh hoạt, lối sống, quan niệm vào đời đều đang bộc lộ tình trạng xuống cấp.
  • Khủng hoảng giáo dục là do không có triết lý giáo dục

    17/04/2014Nhà giáo Ưu tú, TS Lê Vinh DanhTS Lê Vinh Danh thu hút tôi vào một hướng khác, đó là những suy tư của ông đối với nền giáo dục nước nhà. Ông cho rằng khủng hoảng lớn nhất của hệ thống giáo dục VN trong vòng 60 năm qua là việc không chỉ ra được triết lý của nền giáo dục...
  • “Emile, hay vấn đề giáo dục”

    22/08/2013Dương Thị Ngọc DungEmile, hay vấn đề giáo dục chính là "tuyên ngôn giải phóng tuổi trẻ " với lý luận đòi tự do cho con người cá nhân ở lứa tuổi thiếu niên. Xuyên suốt năm quyển - tương ứng với năm giai đoạn phát triển khác nhau của thời kỳ niên thiếu, từ lúc mới sinh ra cho đến khi trở thành một công dân trong xã hội - tư tưởng của Rousseau đều nhằm vào một mục đích duy nhất là tạo ra mẫu người công dân tự do cho một xã hội dân chủ lý tưởng...
  • Sử học và Học sử

    31/07/2011Nhà thơ Văn Cầm HảiNhân đọc bài Điểm Thi Môn Sử Thấp Không Ngờ trên báo Tuổi Trẻ, tôi không bất ngờ về thực trạng có trên 90% bài thi môn sử dưới điểm mức trung bình trong kỳ thi tuyển đại học năm nay.[1] Người ta lý giải rằng, vì môn sử khó học do phải nhớ nhiều sự kiện, mốc thời gian hoặc khi không công bố là môn thi tốt nghiệp thì việc học lẫn dạy bị xem nhẹ. Theo tôi, điều này chỉ đúng một phần.
  • Tổ quốc lâm nguy lòng người sao bình lặng được!

    21/07/2011Hoàng HườngTrước tình hình Biển Đông căng thẳng như hiện này, mỗi công dân Việt Nam đều mong muốn biểu cảm lòng yêu nước của mình. Dù là nhạc sĩ chuyên nghiệp hay không chuyên thì những tác phẩm ra mắt là những cảm xúc chảy ra từ tim và có khả năng làm hàng triệu trái tim Việt Nam cùng thổn thức.
  • Tổ quốc và vợ - chọn ai?

    04/07/2011Lê DũngNếu phải trả lời câu hỏi này thì e rằng có rất nhiều thằng đàn ông thời nay lúng túng. Đầu tiên quan trọng là cái khái niệm Tổ quốc là gì, có quan trọng thế nào đối với thằng ấy.
  • Thay đổi cho đại học thế kỷ 21

    19/06/2011Thanh TuấnNhững thay đổi của xã hội hiện đại đòi hỏi cách tiếp cận mới đối với đại học (ĐH) thế kỷ 21. Cuộc hội thảo quốc tế với chủ đề “ĐH nào cho thế kỷ 21?” do Trung tâm giáo dục Trí Việt tổ chức trong hai ngày 16 và17-10 tại TP.HCM đi tìm câu trả lời...
  • Tiên học lễ, hậu học văn

    17/12/2010V. HKhẩu hiệu trên thường được treo trang trọng tại khắp các trường học trên cả nước, song việc triển khai, áp dụng cụ thể vào chương trình học tập thì dường như ít nơi để ý tới...
  • Sức quyến rũ của tâm hồn

    11/05/2008Trịnh Trung HòaCó lẽ chẳng ai không muốn người bạn đời của mình xinh đẹp. Ca dao ngày trước còn hát: “Cơm tám ăn với chả chim. Chồng đẹp, vợ đẹp những nhìn mà no”. Có anh còn nói: “ Lấy được vợ đẹp đi làm vất vả về, chỉ cần vợ đứng đón ở cửa cười một nụ cười mê hồn là tiêu hết mệt nhọc”. Vâng, có thể như thế thật nhưng vấn đề là liệu người đẹp có cười không hay vừa nhìn thấy chồng đã cau có, giận dỗi, mặt ủ mày ê, đến nỗi thoạt nhìn thấy đã muốn…ngất xỉu...
  • Trái đất, tổ quốc chung - tuyên ngôn cho thiên niên kỷ mới

    29/08/2006Chu Tiến Ánh (dịch)Trái đất chính là một hệ thống tự tổ chức, "một khối tổng thể sinh học 1 nhân học phức hợp, trong đó sự sống nảy sinh từ lịch sử của trái đất và nhân loại nảy sinh từ sự sống của trái đất. Mối quan hệ giữa nhân loại với tự nhiên không thể bị hình dung theo cách quy giản hay tháo rời. Nhân loại là mộtthực thể mang tính chất hành tinh và sinh quyển. Con người vừa là tự nhiên, vừa là siêu nhiên, bởi lẽ mặc dầu bắt rễ trong tự nhiên vật lý và sống động, nhưng lại trỗi lên khỏi cái tự nhiên ấy và tự phân biệt với tự nhiên ấy bằng văn hóa, tư tưởng, và lương tâm, ý thức"...
  • xem toàn bộ