Trái đất, tổ quốc chung - tuyên ngôn cho thiên niên kỷ mới

06:46 CH @ Thứ Ba - 29 Tháng Tám, 2006
Được biết đến như là "một trong các gương mặt hàng đầu của tư tưởng ChâuÂu, ông hiện là Giám đốc nghiên cứu danh dự tại Trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học (CNRS) của Pháp. TheoErvinLaszlo, nhà triết học về thuyết hệ thống, thành viên Câu lạc bộ Romme, "Morin là nhà tư tưởng quen thuộc nhất và được đọc rộng rãi nhất ở nước Pháp". Ông là tác giả của trên 40 cuốn sách, viết về nhiều lĩnh vực, từ xã hội học, nhân học, điện ảnh, chính trị đến khoa học tự nhiên. Tuy nhiên, ông tuyệt đối không phải là người “gặp gì viết nấy". Ông tập trung mọi nỗ lực vào việc nghiên cứu tư duy, và phát triển cái mà ông gọi là "tư duy phức hợp" (Complex Thonght).Ông hiện là Chủ tịch Hiệp hội Tưduy phức hợp(Association for Complex Thought - APC).

"Tư duy phức hợp" của Morin đã phát triển trong cả một quá trình nghiên cứu nổi bật ngay từ khi Đại chiến thế giới thứ II vừa kết thúc và đã thể hiện tập trung nhất trong bộ sách 4 tập có tên là Phương pháp (La Méthode)được lần lượt xuất bản trong 15 năm, từ 1977, 1980, l986 đến 1991(có tài liệu nói tập 5 bộ phương phápmới xuất bản gần đây). Tôi không đủ điều kiện và trình độ để trình bày đầy đủ sự nghiệp khoa học to lớn và tư tưởng sâu sắc của Morin. Là người làm thông tin khoa học và biên tập bản tiếng Việt cuốn sách này, tôi muốn nêu lên một đôi điều thu nhận được, mong cùng bạn đọc chia xẻ những ý tưởng sâu sắc của Morin. Dẫu sao Morin cũng còn xa lạ với đông đảo bạn đọc Việt Nam. Tên tuổi của Morin chỉ mới được giới thiệu vắn tắt trong một vài cuốn từ điển xã hội học, hoặc một đôi lần nhắc tới trên sách báo. Trong khuôn khổ đề tài thông tin khoa học về "Các xu hướng phát triển của khoa học xã hội và nhân văn. Sự hình thành và phát triển cáckhoa học mới",chúng tôi muốn giới thiệu Morin như một trong những nhà tư tưởng hàng đầu thời kỳ đương đại mà các tác phẩm của ông đã tác động mạnh mẽ đến chiều hướng phát triển của khoa học xã hội và nhân văn, biến đổi nhận thức và tư duy của con người cho phù hợp với thế giới đương đại.

Morin nhiều lần chỉ ra rằng trong một thế giới đang gia tăng hơn bao giờ hết việc tạo dựng và truyền dẫn các dữ liệu mới, thông tin mới, sự kiện mới, thì một trong những vấn đề chủ yếu đối diện vôi nhân loại hiện nay là phương cáchtổ chức tri thứccủa chúng ta. Trong cuốn sách này Morin đề cập tới vấn đề ấy qua việc vận dụng cái mà ông gọi là "tư duy phức hợp".Tác giả dành hẳn một chương (chương VII) cho vấn đề cải cách tưduy, hình thành tư duy phức hợp.

Sở dĩ phải "cải cách tự duy" tiến hành "một cuộc cách mạng trong việc tổ chức tri thức", bởi vì hàng trăm năm nay, tri thức của chúng ta ngày càng phát triển theo hướng chuyên biệt hóa, trừu tượng hóa, tách biệt khỏi thực tế luôn luôn biến động. Trừu tượng hóa cố nhiên bao giờ cũng cần thiết trong khoa học. Nhưng trừu tượng hóa theo cách thức lâu nay người ta vẫn làm là tách biệt hoàn toàn khỏi bối cảnh bứt một khách thể ra khỏi một lĩnh vực nhất định, tước bỏ của nó những liên hệ và tương quan qua lại với môi trường của nó, rồi đem bố trí vào khu vực khái niệm trừu. tượng của một bộ môn khoa học đã phân chia thành ngăn riêng với những ranh giới tùy tiện, phá vỡ tính hệ thống và tính đa chiều của hiện tượng... thì chính sự trừu tượng hóa như vậy là sai lầm và có hại.

Có một thời người ta tuyệt đối hóa vai trò của hình thức hóa và trừu tượng hóa toán học trong khoa học xã hội và nhân văn. Nhưng gần đây người ta thấy rõ những hạn chế của xu hướng đó. Kinh tế học được tiếng là "tiên tiến hơn hết trong các ngành khoa học xã hội về phương diện vận dụng toán học, lại cũng là bộ môn lạc hậu nhất về mặt xã hội và con người bởi lẽ nó trừu tượng hóa bản thân để tự "bứt ra" khỏi các điều kiện xã hội, lịch sử, chính trị, tâm lý và sinh thái vốn không thể nào tách rời khỏi hoạt động kinh tế. Chính vì lẽ đó nên các chuyên gia kinh tế học ngày càng thêm kém năng lực lý giải những nguyên nhân và hậu quả của những rối ren trong giao địch tiền tệ, chứng khoán, cũng như tiên đoán và dự báo dòng lưu chuyển trong kinh tế, thậm chí ngay cả trong thời gian ngắn hạn nữa. Cho nên, tình trạng bất cập về kinh tế học đã trở thành một vấn đề hệ trọng của nền kinh tế" (tr.356 - 357).

Các tác phẩm đã được dịch sang tiếng Việt của Edgar Morin:

- Trái đất – Tổ quốc chung, NXB Khoa học xã hội, 2002.
- Liên kết tri thức – Thách đố của thế kỷ 21, NXB Đại học Quốc gia, HN, 2005.
- Phương pháp 3: Tri thức về tri thức, Nhân học về tri thức, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006.
- Phương pháp 4: Tư tưởng, nơi cư trú, cuộc sống, tập tính, tổ chức của tư tưởng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007.
- Bảy tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai, NXB Tri thức, 2008.
- Nhập môn tư duy phức hợp, NXB Tri thức, 2009.
- Phương pháp 5: Nhân loại về nhân loại, bản sắc nhân loại, NXB Tri thức, 2009.

Trong các ngành khoa học khác cũng có tình trạng chi phối của tư duy manh mún, vụn mảnh (fragmented thinking), thiếu hẳn tư duy phức hợp. Tư duy manh mún là một thứ tư duy định hướng vào việc phân cắt thành từng ô, chia nhỏ ra và cô lập các tri thức chuyên ngành với nhau. Nó đã cho phép các học giả chuyên ngành và chuyên gia trở thành rất hiệu lực trong các ngăn nhỏ, ô nhỏ riêng biệt của họ và hợp lực hữu hiệu trong nhiều ngành kỹ thuật, vận hành các máy nhân tạo, là nơi không đòi hỏi nhiều tri thức phức hợp. Thế nhưng nếu đem vận dụng thứ tư duy cơ giới, vụn mảnh đó vào trong lĩnh vực xã hội và quan hệ con người thì thật là tai hại. Người ta nhìn nhận thực tại xã hội sống động theo quan điểm cơ giới, tất định, quan điểm nhân quả tuyến tính. Đó là cái nhìn sai lệch không thể chấp nhận được.

Gạt bỏ tư duy cơ giới, vụn mảnh, Morin suy xét về Trái đất theo đúng tư duy phức hợp. Ông cho rằng "sẽ không thể quan niệm được bản sắc trái đất của chúng ta nếu không có một thứ tư duy đủ năng lực tái liên kết những khái niệm đã bị tháo rời và những lĩnh vực tri thức đã bị nhất riêng vào các ngăn kín, phân cách lẫn nhau (tr. 373). Ông đặt Trái đất - Tổ quốc chung vào bối cảnhthời gian và không gian, bối cảnh rộng lớn mà nhân loại đang sinh sống, làm rõ cả lịch sử của bối cảnh đó, lịch sử của Vũ trụ và văn hóa. Nhưng ông cũng luôn luôn gắn kết cái toàn thể với cái riêng biệt, vĩ mô với vi mô, bộ phận với toàn cục ông cho rằng không thể đem đối lập tổ quốc chung của mọi người với các vùng đất tổ khác nhau các gia đình, các khu vực, các quốc gia. phải gắn các tổ quốc đó lại trong những vòng đồng tâm và hòa nhập chung vào cái vũ trụ cụ thể là tổ quốc - trái đất.

Như vậy Trái đất hoàn toàn không phải là sự cộng gộp hành tinh vật lý, sinh quyển và nhân loại lại với nhau. Trái đất chính là một hệ thống tự tổ chức, "một khối tổng thể sinh học 1 nhân học phức hợp, trong đó sự sống nảy sinh từ lịch sử của trái đất và nhân loại nảy sinh từ sự sống của trái đất. Mối quan hệ giữa nhân loại với tự nhiên không thể bị hình dung theo cách quy giản hay tháo rời. Nhân loại là mộtthực thể mang tính chất hành tinh và sinh quyển. Con người vừa là tự nhiên, vừa là siêu nhiên, bởi lẽ mặc dầu bắt rễ trong tự nhiên vật lý và sống động, nhưng lại trỗi lên khỏi cái tự nhiên ấy và tự phân biệt với tự nhiên ấy bằng văn hóa, tư tưởng, và lương tâm, ý thức".

Làm rõ ý tưởng độc đáo này của Morin, Alfonso Monturio, người phụ trách biên tập tủ sách "'Tiến bộ trong lý thuyết hệ thống, tính phức hợp và khoa học nhân văn" viết: "Trong khi bám sát lý thuyết hệ thống, điều khiển học và lý thuyết thông tin, Morin đã vượt ra khỏi phạm vi các thuyết ấy để xử lý những vấn đề cơ bản của sự cùng tồn tại của loài người trong việc cố gắng liên kết mọi khoa học với nhau. Tuy thế, tác giả không có chủ định tạo dựng một cuộc tổng hòa vĩ đại và bao trùm hết mọi tri thức, mà cố xây dựng một khối tri thức thống nhất đa dạng" ("unitas multiplex") mang tính phức điệu đa thanh, một cuộc lữ hành "bách khoa thư" liên tục qua những lĩnh vực khác nhau của tri thức con người trong một cố gắng "đa chiều, cốt sao tập hợp lại tất cả những gì đã bị xé lẻ đến vụn nát từ trước tới nay" .

Như vậy là trong khối tri thức "thống nhất đa dạng” mà Morin nỗ lực xây dựng, các tri thức về những lĩnh vực khác nhau không tồn tại biệt lập nhau, không đôi lập và loại trừ nhau, mà liên kết hữu cơ với nhau, phản ánh đúng sự vật trong bối cảnh,với toàn bộ tính phức hợp của nó. Đây là chỗ khác biệt rất cơ bản giữa tư duy phức hợp với tư duy cơ giới, mà Morin gọi là "tư duy manh mún", "tư duy què quặt” (fractured, mutilated thinking).

Thứ tư duy này tự nhận là duy lý, nhưng thật ra cái mô hình "duy lý" vẫn dẫn dắt nó chỉ mang tính cơ giới, tất định và bài trừ mọi mâu thuẫn coi đó như là phi lý cả. Nó đã làm cho trí tuệ con người bị hạn hẹp, đưa tới cái mà Morin gọi là "trí tuệ mù quáng" (blind intelligence). Đó là thử trí tuệ đã bị phân chia manh mún, quy giản. phá vỡ tính phức hợp của thế giới thành các mảnh vụn rời rạc, chia cắt các vấn đề, tách rời cái vốn gắn liền với nhau, biến cái đa chiều thành cái một chiều. Nó mắc các chứng cận thị, mù màu và không có tầm nhìn, tức là rất dễ đi tới mù quáng. "Thành thử càng nhiều vấn đề để trở thành đa chiều thì càng ít cơ may để tiếp nhận tính đa chiều của chúng. Càng nhiều mức độ lâm vào khủng hoảng thì càng ít cơ may kiềm chế nổi khủng hoảng. Càng nhiều vấn đề vươn đến quy mô hành tinh thì conngười càng không đủ sức để tư duy về chúng. Do bất lục trong khả năng nhìn nhận bối cảnh hành tinh với toàn bộ tính phức hợp của nó, trí tuệ mù quáng này cũng nuôi dưỡng thói vô lương tâm, vô trách nhiệm. Nó đã trở thành tác nhân mang cái chết" (tr.369 - 870).

Có thấy hết tính chất nguy hiểm của tư duy cơ giới như là "kẻ mang cái chết", mới hiểu rõ vì sao Morin coi việc cải cách tư duy là điều bức bách sống còn hiện nay. ông viết: "Cải cách tư duy là một vấn đề chìa khóa của nhân học và lịch sử. Nó hàm chứa một cuộc cách mạng tinh thần với những quy mô to lớn hơn nhiều so với cuộc cách mạng Copernic. Suốt lịch sử nhân loại trước đây, chưa bao giờ trọng trách mà tư duy phải đảm nhiệm lại đặt nặng lên con người với sức mạnh đè bẹp như bây giờ" (tr.380). Cải cách tư duy nhằm phát triển tư duy phức hợp. Đó cũng chính là cách thức khắc phục "cuộc khủng hoảng về tương lai" mà nhân loại đang' bước vào.

Lâu nay việc nghiên cứu tư duy chưa được đặt thành vấn đề, ít ra cũng chưa được coi trọng đúng mức. Nó mới chỉ là một hoạt động phụ trợ của khoa học và triết học. Trong khi đó, như Morin khẳng định, do bản chất đích thực của nó chính khoa học và triết học phải dành hẳn cho việc tư duy về nhân loại, về đời sống, về thế giới, về thực tại và tư duy đó phải tác động trở lại lương tâm, ý thức và phục vụ cho việc định hướng cuộc sống.

Cuốn sách “Trái đất- Tổ quốc chung"của Morin là một tác phẩm độc đáo. Nó viết về tư duy phức hợp, đồng thời bằng tư duy phức hợp mà thấu hiểu về trái đất - ngôi nhà chung của nhân loại, nơi mà toàn nhân loại cùng chia xẻ vận mệnh chung, sống và chết. Nó kêu gọi mọi người chúng ta hãy sống và cư xử với nhau như anh em, chị em, thực hiện việc văn minh hóa trái đất.

Trái đất- Tổ quốc chungđược dư luận thế giới đánh giá cao như là "một kiệt tác" (masterpiece), mà bất kỳ người nào "đã quan tâm nghiêm túc đến tư duy hệ thống đều nên đọc. Morin đã dẫn chúng ta thục hiện một cuộc lữ hành để nhìn nhận bao quát toàn cảnh qua không gian và thời gian bằng cách vạch rõ động tháicủa tiến trình phức hợp đưa tới nền văn hóa toàn hành tinh. Đây là một thành tựu tuyệt vời trong tư duy xã hội". (Ronald E. Purser Đại học Quốc gia San Francisco, Hoa Kỳ). Sách của Morin "cần cho tất cả những ai muốn nắm bắt kịp những chuyển biến đổi thay chóng mặt trên thế giới của chúng ta" (Ervin Laszlo, nhà triết học về thuyết hệ thống, thành viên Câu lạc bộ Rome). Báo Le Monde Diplomatique khẳng định rằng đây là "một cuốn sách lớn phục vụ cho mục tiêu lớn". Còn theo báo Le Figaro, "Sách này không nhằm viết cho những người ưa thích các giải pháp đã hoàn tất trọn vẹn, mà chỉ muốn soi sáng cho những ai đang tìm kiếm một phương pháp, hay đúng hơn tìm kiếm nghệ thuật tránh khỏi các định kiến. Đây là cuốn sách viết cho thiên niên kỷ mới". Đúng như phụ đề của cuốn sách, đây chính là một Tuyên ngôn cho thiên niênkỷ mới.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thế giới phẳng - Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ XXI

    27/08/2006Nguyên NgọcThomas L. Friedman là người giữ chuyên mục đối ngoại của tờ The New York Times, ba lần đoạt giải thưởng Pulitzer, tác giả cuốn sách nổi tiếng Chiếc Lexus và cây ôliu viết về toàn cầu hóa - mà bây giờ ta đã biết đấy là cuộc toàn cầu hóa lần thứ hai, từ khoảng năm 1800 đến năm 2000, theo như cách phân chia của ông...
  • Đạo của vật lý

    10/07/2006Nguyễn Tường Bách dịchNhững tính chất lạ lùng của vật lý hiện đại đưa ngành vật lý vào thẳng cửa ngõ của triết học: nền vật lý hiện đại vừa thống nhất và lý giải nhiều khái niệm cơ bản của triết học, vừa đề ra những câu hỏi lớn của loài người mà các nhà đạo học từ xưa đã tổng kết. Và kỳ lạ thay, những phát hiện hiện nay của nềnvật lý hiện đại không khác bao nhiêu với những kết luận của các thánh nhân ngày xưa...
  • Triết học phương Tây hiện đại

    02/07/2006Lưu Phóng Đồng (dịch giả: Lê Khánh Trường)Đây là quyển giáo trình triết học hướng đến thế kỷ 21 trên cơ sở lấy thái độ thực sự cầu thị của chủ nghĩa Marx mà đánh giá lại toàn bộ triết học phương Tây hiện đại và mối quan hệ của nó với triết học Mácxít. Tác giả sẽ lần lượt trình bày với bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực này một dòng triết học với nhiều trào lưu, trường phái, chủ nghĩa gắn với nhiều triết gia nổi tiếng của triết học phương Tây hiện đại. Chính sự phong phú và đa dạng đó đã tạo cho triết học học phương Tây hiện đại một bức tranh nhiều màu sắc...
  • Tôn giáo và xã hội hiện đại

    01/06/2006Đỗ Hồng Ngọc"Kỹ nghệ hóa, đô thị hóa, lý tính hóa đã phá vỡ hệ thống lòng tin cũ. Con người hiện đại ở Châu Âu trở nên lạnh lùng, khô cứng, đánh mất thế giới thần tiên mà nhân loại đã được nuôi dưỡng qua bao nhiêu thời đại. Thế nhưng không phải vậy, lòng tin có chuyển biến, đổi thay. Tính tôn giáo thì vận sống động dù ở trong một xã bội cực hiện đại có khi còn là một sự quá đà như ta thấy trong văn chương, nghệ thuật, trong đời sống hằng ngày hiện nay ở Âu Mỹ với nào phép thuật, phù thủy, bùa chú, hồn ma, chiêm tinh, bói toán, sao quá, bình nhân...
  • Một phương thức tư duy mới

    19/04/2006Edgar Morin (Nhà xã hội học)Ngày nay trong bối cảnh mọi tri thức chính trị, kinh tế, nhân chủng học, sinh thái học đã trở thành toàn cầu, đòi hỏi phải đặt mọi nhận thức về thế giới theo một hình thức tư duy mới...
  • Tất yếu và tự do - một số vấn đề lý luận và thực tiễn

    30/03/2006TS. Vương Thị Bích ThủyTất yếu và tự do là những phạm trù triết học biểu hiện mối quan hệ qua lại giữa hoạt động của con người và các quy luật khách quan. Vì vậy, chúng là một trong những vấn đề được triết học quan tâm, nghiên cứu từ thời cổ đại cho đến nay và ở Việt Nam cũng đã có công trình mang tính chuyên khảo, hệ thống nghiên cứu lịch sử phát triển về tự do và tất yếu...
  • Tri thức về tri thức

    01/03/2006Phạm Khiêm ÍchVấn đề tri thức cũng lâu đời như chính con người. Thời nào cũng thế và ở đâu cũng vậy, con người không thể sống được nếu không có tri thức. Đúng như Francis Bacon nói, tri thức là sức mạnh, là quyền lực của con người. Và những bước tiến khổng lồ về tri thức chỉ có thể thực hiện được trong sự thử thách khắc nghiệt của thực tiễn và sự tự nhận thức lại rất nghiêm khắc của con người...
  • Tư duy hệ thống: Quản lý hỗn độn và phức hợp

    27/09/2005Cái mới trong khoa học quản lý là quản lý tình thế hỗn độn và phức hợp, trên cơ sở quán triệt tư duy hệ thống. Nhà khoa học quản lý Jamshid Gharajedaghi cung cấp cho các nhà tổ chức và quản lý, cho giới kinh doanh và đông đảo độc giả những kiến thức cần thiết về tư duy hệ thống, bao gồm triết học hệ thống, các lý thuyết hệ thống và phương pháp luận hệ thống, đồng thời trình bày những ứng dụng cụ thể các lý thuyết nói trên vào việc nghiên cứu và thiết kế một số dự án ở các công ty và các cơ quan chính phủ nhiêu nước, mà bản thân tác giả đã tham gia và có vai trò tư vấn chủ chốt...
  • Sự va chạm của các nền văn minh

    04/07/2005Lam KiềuVài năm gần đây, bạo lực liên tiếp leo thang ở nhiều nơi trên thế giới, các cuộc khủng bố đẫm máu đe dọa cuộc sống của bao người dân vô tội. Hơn thế nữa, các tài sản văn hoá vật thể, minh chứng cho sức mạnh vĩ đại của con người cũng bị phá huỷ. “Trong các cuộc chiến tranh giữa các nền văn hoá, thì văn hoá bao giờ cũng là kẻ chiến bại”. Đó là một trong rất nhiều nhận xét sâu sắc và đầy tâm huyết mà Samuel Shungtington đưa ra trong cuốn sách của mình.
  • Cải cách giáo dục: Trước thách thức của thế kỷ XXI

    19/04/2005Phạm Khiêm Ích(Edgar Morin) Nhà trường phải giúp cho sinh viên thấm nhuần “một thứ văn hoá về tính phức hợp” (culture de la complexité), tức là nền văn hoá của thế giới ngày mai...
  • Giới thiệu sách "Tư duy lại cuộc đời"

    10/10/2004Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, Điều khiển học và Khoa học hệ thống đã phát triển, lớn mạnh như một ngành khoa học chủ đạo của thế kỷ XX. Lịch sử đang chứng minh tính đúng đắn luận điểm do nhà triết học Đức Godner Klaus đưa ra năm 1965: "Điều khiển học đang đẻ ra những tư tưởng mới của Triết học". Thật vậy, điều khiển học & khoa học hệ thống thực sự trở nên hữu ích, đóng góp có giá trị cho Thế giới quan, Nhân sinh quan của mỗi chúng ta. Chuyên luận này là kết quả tổng kết của Giám đốc công ty Bùi Quang Minh về những ảnh hưởng của Điều khiển học và Khoa học hệ thống tới Thế giới quan của mỗi người...
  • xem toàn bộ

Nội dung khác