Khủng hoảng giáo dục là do không có triết lý giáo dục

Hiệu trưởng Trường Đại học Tôn Đức Thắng
05:19 CH @ Thứ Năm - 17 Tháng Tư, 2014

Ban đầu tôi có ý định trao đổi với TS Lê Vinh Danh về những hoạt động của Trường Đại học Tôn Đức Thắng, nhưng ông lại thu hút tôi vào một hướng khác, đó là những suy tư của ông đối với nền giáo dục nước nhà.

- Ông cho rằng khủng hoảng lớn nhất của hệ thống giáo dục VN trong vòng 60 năm qua là việc không chỉ ra được triết lý của nền giáo dục. Ông nói:

- Nhà Nguyễn (1802-1945) đã có những nỗ lực nhất định để xây dựng một triết lý cho nền giáo dục. Nhưng cuộc chiến chống ngoại xâm với người Pháp và sự không chủ động tiếp nhận nền văn minh cơ khí của phương Tây khiến việc này không thành. Cho đến ngày nay, vẫn chưa có quan điểm nào tốt hơn triết lý giáo dục những con người biết sống cân bằng với trời đất và đồng loại của các vị hàn lâm nhà Nguyễn.

Những năm chiến tranh vệ quốc, miền Bắc cũng đã biến mục tiêu thành triết lý: Giáo dục vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. Trong vòng 30 năm kế tiếp kể từ 1945, triết lý này đã tỏ ra phù hợp. Nhưng tiếc rằng những năm sau 1975 mục tiêu tồn tại của triết lý này không còn phù hợp nữa.

Khi nước nhà thống nhất, cơ sở để xây dựng một quan điểm triết học mới cho nền giáo dục hoàn toàn thuận lợi. Nhưng chúng ta vẫn chưa ra khỏi những mục tiêu ngắn hạn, sự vụ. Ngay cả mục tiêu có tính dài hơi cho nền giáo dục cũng không thống nhất, đừng nói là triết lý. Đó là hiện trạng khủng hoảng lớn hơn hết trong tất cả các khủng hoảng.

- Nhiều nhà nghiên cứu lên tiếng về xây dựng một nền triết lý giáo dục VN nhưng chưa thấy ai nói cụ thể triết lý đó là gì, ông có thể cho biết quan điểm riêng của mình?

- Tôi xin đề cập những ý cốt lõi, có liên quan đến vấn đề triết lý trong giáo dục. Chúng ta hô hào quá nhiều về “giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc” đến nỗi ngày nay, khi đọc cụm từ bản sắc văn hóa trên báo, trên các biểu ngữ, báo cáo, diễn văn là tôi “dị ứng”.

Theo tôi, cái có thể gọi là bản sắc văn hóa của một dân tộc phải là cái đặc trưng, truyền thống riêng mà chỉ có ở dân tộc đó, không có ở dân tộc khác, hoặc nếu có, cũng chỉ mức độ mờ nhạt, trong khi ở dân tộc kia thì là điểm chủ yếu. Khi đã hiểu đúng chữ “bản sắc”, chúng ta sẽ thấy rằng tinh thần yêu nước, căm thù giặc, lao động cần cù, chịu khó, sáng tạo, bất khuất... không thể gọi là “bản sắc” bởi dân tộc nào cũng có đặc điểm này.

Khi làm những nghiên cứu so sánh, nghiên cứu đối chiếu hòng chỉ ra đâu là những đặc trưng văn hóa hay triết lý tồn tại chỉ có ở dân tộc Việt mà không có, hoặc có mờ nhạt hơn ở dân tộc khác, ta sẽ chỉ thấy rằng văn hóa duy tình và triết lý tồn tại thích nghi là bản sắc đặc biệt nhất.

- Có lẽ chưa ai cho rằng “Văn hóa duy tình” và “Triết lý tồn tại thích nghi” là bản sắc đặc biệt nhất, như vậy văn hóa và triết lý này liên quan như thế nào đến triết lý giáo dục, thưa ông?

- Vì sao “Thích nghi” là triết lý tồn tại đích thực của dân tộc Việt? Nếu đọc suốt kho tàng văn học VN, sẽ thấy rằng người Việt hoàn toàn không phải là một dân tộc duy ý chí. Những sản phẩm của sự duy ý chí trong tư duy, trong cách nghĩ, nếu có đâu đó, trong những thập niên qua, thì chỉ là sự sao chép hay học tập thô thiển ngoại lai. Phù hợp với thiên nhiên là điểm nổi bật trong tất cả các sinh hoạt của cha ông chúng ta: “Tháng chạp là tháng trồng khoai, tháng giêng trồng đậu, tháng ba trồng...”.

Tinh thần “vắt đất ra nước, thay Trời làm mưa” vốn không hề có trong tâm tưởng người Việt qua bao đời bởi nó vô cùng duy ý chí. Vì không duy ý chí, VN hầu như không có nền văn hóa vật thể đồ sộ theo nghĩa quy mô. Các vua chúa VN không muốn tổn hao sức dân cho những công trình mà họ không tin là sẽ tồn tại trường cửu, do bản thân họ không tin con người có thể trường sinh mà không thành tro bụi với thiên nhiên.

Khi vương quốc Phù Nam xây Angkor Watt vào thế kỷ thứ 9, thì nhà Lý chỉ xây Chùa Một Cột mà quy mô như một cái am. Không thể nói rằng các vua nhà Lý không thể huy động nguồn lực quốc gia cho việc xây những đền đài, kiến trúc có giá trị tương tự, nhưng dân tộc này không muốn tốn hao sinh lực trời đất để phục vụ ý đồ một người. Vì trọng sinh lực trời đất, họ chỉ muốn sống thích nghi với trời đất.

Trong chiến tranh, có thể nhiều người không định nghĩa được lòng yêu nước, nhưng thương mồ mả ông bà, mảnh vườn, đám ruộng và công sức cha ông bị tàn phá, họ sẵn sàng đi đến cùng với cuộc chiến. Đó là văn hóa “Duy tình”. Trong thời bình, văn hóa duy tình tiếp tục thể hiện khi ứng xử, quan hệ. Có thể có chỗ đúng, có chỗ sai, nhưng nó là cơ sở nền tảng nhất còn lại qua hơn 4.000 năm. Cho nên, một nền giáo dục đi đúng hướng trước hết phải là nền giáo dục vì con người.

Một khi đã vì con người, nền giáo dục này phải biết giữ gìn những giá trị có tính bền vững để bảo vệ và hoàn thiện con người. Muốn thế, nó phải được xây dựng trên nền tảng những bản sắc bất diệt nói trên. Giáo dục VN phải là nền giáo dục vì con người. Đó chính là sự thể hiện văn hóa duy tình. Chỉ có trọng tình mới trọng con người hơn tất cả mọi mục tiêu khác.

Một nền giáo dục vì con người là nền giáo dục mà những gì đúng với con người phải được thể hiện đầy đủ trong hoạt động giáo dục, và chỉ giáo dục điều đúng cho con người. Khi hệ thống giá trị hay quan niệm đúng-sai thay đổi, chúng ta có nội dung giáo dục thay đổi chứ triết lý không thay đổi.

- Triết lý giáo dục có thể được xem như sợi chỉ đỏ dẫn dắt nền giáo dục nước nhà, nhưng triết lý đó phải được thực hiện bằng những công việc cụ thể, ông có thể phân tích thêm về điều này?

- Trước hết, xây dựng bằng được triết lý cho nền giáo dục để hệ thống giáo dục này không đi sai đường. Tiếp đến là phải xây dựng bằng được lòng tin của dân vào chính sách giáo dục. Thứ ba, những gì không phù hợp với con người không nên có trong giáo dục. Một nền giáo dục vì con người chỉ giáo dục những gì con người cần, những gì đúng với con người. Cần bắt đầu từ những việc rất nhỏ nhưng quan trọng để người dân tin như giảm bớt số tiết những môn học quá hàn lâm trong đại học, giảm tải các môn học trong chương trình phổ thông và khuyến khích học sinh tự học.

Giáo dục phổ thông cần được điều chỉnh ngay để hướng đến xây dựng tinh thần nhân bản và lối sống công dân cho các em học sinh. Nội dung đào tạo phải coi trọng giáo dục ý thức phục tùng những quy tắc của cộng đồng, lòng yêu thương bố mẹ, ông bà, tôn kính thầy cô. Khi mà những điều cơ bản này không được điều chỉnh để nhấn mạnh như hạt nhân của chương trình, nền giáo dục đó không thể là nền giáo dục vì con người và sản phẩm của nó không thể là những con người có đạo đức cân bằng.

Thứ tư là bãi bỏ hoàn toàn những hoạt động có tính hình thức trong giáo dục. Đó là các căn bệnh tiêu cực trong thi cử, thành tích ảo, báo cáo láo mà gốc của nó là do sự thiếu trung thực của ngành xuất phát từ hệ quả của một nền giáo dục không vì con người. Tiếp đến là kiên trì đấu tranh để cải cách tiền lương sao cho người giáo viên tiểu và trung học có thể tồn tại ngay thẳng bằng chính sức lao động của mình. Lincoln từng nói rằng: “Một chính quyền không nuôi nổi công chức của mình bằng đồng lương thì không có tư cách và thẩm quyền xét xử công chức ấy khi họ tham nhũng”. Thứ sáu là phân luồng học sinh vào giáo dục nghề nghiệp bằng chính sách tài chính.

Hãy chấm dứt những hô hào phân luồng có tính khẩu hiệu chính trị. Thay vào đó, trong khi để các trường đại học hoàn toàn tự chủ về tài chính và bắt người học phải tự trang trải chi phí cho dịch vụ họ hưởng, Bộ GD-ĐT dành những khoản ngân sách có thể cho việc đầu tư nâng cấp trang thiết bị các trường dạy nghề, trường trung học chuyên nghiệp, mở rộng học bổng hay tín dụng học bổng cho hệ thống này, thúc đẩy các trường gắn kết với doanh nghiệp để củng cố kỹ năng nghề cho học sinh và xúc tiến việc làm. Thứ bảy là bãi bỏ những điều khoản có tính quy định trần học phí tại các trường đại học. Việc thu bao nhiêu, thu như thế nào với từng lớp học, đối tượng đào tạo… phải để tự các trường quyết định.

- Ông cho rằng giáo dục trước hết là vì con người, như vậy đối tượng chính là người học phải được thụ hưởng điều gì thật cụ thể từ triết lý này?

- Các trường đại học phải có kế hoạch điều chỉnh môn học, thay đổi phương pháp đào tạo để làm sao sinh viên ra trường ngoài kỹ năng nghề nghiệp và tri thức, họ còn được đào tạo những vấn đề cơ bản nhất về ứng xử cộng đồng, tinh thần trách nhiệm và ý thức công dân.

Việc này không thể khoán trắng cho giáo dục trung học khi mà 4 năm ở đại học tác động quan trọng đến phong cách và hành vi của người học hơn là 12 năm. Chúng ta có thể có một nền kinh tế có mức tăng trưởng nhanh, nhưng không thể có một xã hội văn minh, đồng thuận nếu những công dân trưởng thành chỉ biết tích cực hay điên cuồng kiếm tiền và kiếm bằng mọi cách ít tốn chi phí nhất.

Có vẻ như xưa nay dạy làm kiếm tiền dễ hơn dạy làm người; và chỉ có thể nói như vậy mới giải thích được vì sao bộ phận giới trẻ ngày nay khá thành đạt, nhạy bén, tiếp thu nhanh, chịu khó trong công việc, nhưng ứng xử xã hội không tốt, không có khả năng sống chung tốt vì ích kỷ và nhất là không biết cách giải quyết các bất đồng xã hội xảy ra xung quanh một cách tối ưu. Xã hội toàn những công dân như vậy không thể là một xã hội lành mạnh.

- Xin cảm ơn ông!

TS LÊ VINH DANH

Sinh ngày: 30/11/1963, tại Quảng Ngãi;
Học đại học và cao học tại Đại học Tổng hợp TPHCM;
Thực hiện Luận án tiến sĩ tại Đại học Chulalongkorn, Bangkok, Thailand về Chính sách tiền tệ;
Nghiên cứu Sau tiến sĩ, theo Chương trình học bổng Fulbright tại Hoa Kỳ về Chính sách công.
1991- 1994: Giảng dạy tại Đại học Tổng hợp TPHCM;
1994- 1996: Cán bộ biên chế của Đại học Bách khoa TPHCM;
1996-1998: Giảng viên Đại học Đại cương, Đại học Quốc gia TPHCM;
1999 đến nay: Phó hiệu trưởng, Hiệu trưởng Đại học Tôn Đức Thắng, Tổng liên đoàn lao động VN;
Tham gia giảng dạy trong và ngoài nước, 2007: được công nhận giáo sư; 2008 được phong danh hiệu Nhà giáo Ưu tú;
Thành viên Hiệp hội Kinh tế Hoa Kỳ, Viện hàn lâm Khoa học xã hội và Chính trị Hoa Kỳ.
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • John Dewey - Nhà giáo dục, nhà triết học thực dụng Mỹ

    19/03/2019Thân Thị HạnhTheo J.Dewey, do giáo dục chính là bản thân cuộc sống nên nhà trường không thể tách khỏi hoạt động thực tiễn và kiến thức không thể được áp đặt từ bên ngoài. Cũng do vậy, không thể có một thứ giáo dục chung cho tất cả mọi người. Người thầy phải ý thức rõ và tôn trọng sự khác biệt giữa các học sinh. Giáo dục phải là quá trình của người học, chứ không phải của người dạy. Giáo dục là quá trình mà người học là trung tâm. Nói cách khác, giáo dục phải là một quá trình dân chủ sâu sắc
  • Để có lớp trí thức xứng đáng

    12/05/2018Hoàng TụyThời thế tạo anh hùng thì cũng thời thế, cơ chế tạo ra phẩm chất người trí thức. Nói rõ hơn là hoàn cảnh chính trị xã hội, là bản lĩnh, tài năng các nhà lãnh đạo quốc gia, và một phần chính yếu, là môi trường giáo dục đương thời. Cho nên tôi rất tán thành hãy bắt đầu bằng vấn đề giáo dục để bàn chuyện xây dựng lớp trí thức mới.
  • John Dewey - người chắp bút tuyên ngôn giải phóng trẻ em

    23/04/2017Phạm Anh TuấnĐưa trẻ em lên vị trí trung tâm có làm mờ đi hình ảnh thiêng liêng của những người thầy? Hoàn toàn không. Ngày nay người ta quan niệm người thầy chỉ là người được xã hội phân công làm một công việc cụ thể. Nếu làm tốt công việc của mình thì người thày đó sẽ được cả xã hội kính trọng...
  • “Vóc dáng tự do , tinh thần độc lập”

    18/07/2016Nguyễn Thu Phương“Triết lý giáo dục, nói nôm na ra là chúng ta định xây dựng và thực hiện nền giáo dục này để làm gì? Với nền giáo dục này, chúng ta muốn đào tạo nên những con người như thế nào đây? Chúng ta định đào tạo nên những con người tự do, biết suy nghĩ và có suy nghĩ độc lập, từ đó là những con người sáng tạo, hay đào tạo nên những con người chỉ biết chấp hành, vâng lời, phục tùng, hết sức dễ bảo…”.
  • Bàn về “Cái vô lý” và “Cái thiếu hiểu biết” trong xã hội

    01/07/2015Vũ Duy PhúLâu nay, những ai quan tâm đến cải cách giáo dục, đều thấy rõ tầm quan trọng của việc xác định “Triết lý Giáo dục". Có lẽ cũng không thừa, nếu nói một chút về khái niệm Triết lý nói chung...
  • Việt Nam đang đi theo triết lý giáo dục nào?

    04/11/2013GS. Chu HảoSoi thực tiễn Việt Nam vào triết lý giáo dục của thế giới, chúng ta hình như đang đi ngược chiều với mọi triết lý giáo dục hiện đại. Không thể nấn ná, đã đến lúc phải chấn hưng (hay làm lại) nền giáo dục Việt Nam.
  • Một triết lý giáo dục gần gũi với nhu cầu của thế kỷ 21 và dân tộc Việt Nam ngày nay

    12/11/2010TS. Bùi Trân Phượng...nếu có tác giả nào, từ cách đây gần 80 năm đã chủ trương một triết lý giáo dục gần gũi với nhu cầu của thời đại chúng ta vào đầu thế kỷ 21 và cần thiết cho dân tộc Việt Nam ngày nay, đó chính là nhà toán học - triết gia người Anh Alfred North Whitehead (1861-1947). Là đồng tác giả với Bertrand Russell của bộ sách ba quyển Nguyên lý toán học (Principia Mathematica, 1910, 1912, 1913), ông đã đóng góp có ý nghĩa vào luận lý học và thần học thế kỷ 20.
  • Edgar Morin và giáo dục trong thế giới biến đổi

    10/06/2010Nhà văn Nguyên NgọcVừa qua, tại Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội đã có cuộc Hội thảo về giáo dục với chủ đề Adgar Morin và Triết học Giáo dục với sự tham gia của một số nhà văn hóa, giáo dục và nhiều bạn trẻ. Bài viết dưới đây là tham luận của nhà văn Nguyên Ngọc tại Hội thảo...
  • Biến con người thành vật thí nghiệm

    05/06/2010Nguyên Thủy (Thực hiện)Phương pháp giáo dục thực nghiệm đã từng “bị đánh” cho tơi bời. Lý do: con người không phải “vật thí nghiệm”. Ông Hồ Ngọc Đại - cha đẻ của phương pháp giáo dục này lúc đó đứng giữa “tâm bão” để hứng búa rìu dư luận. Cho đến nay những “vết thương” vẫn chưa lành. Người “cha đẻ” ấy đã trải lòng với KH&ĐS về cái sự “bị đánh” và nỗi đau của “người cha mất con”.
  • Nhân cách và giáo dục văn hóa nhân cách

    06/05/2010Hoàng Chí BảoVấn đề nhân cách và giáo dục văn hoá nhân cách phải được nhìn nhận là điểm cốt lõi nhất, là chỗ sâu sắc và tinh tế nhất của triết lý giáo dục.
  • Học “lễ”?

    03/10/2009Nguyễn Ngọc LanhNhiều lý do khiến cần bỏ “tiên học lễ”, nhưng lý do bao trùm và cơ bản là nó thể hiện một triết lý giáo dục quá cũ kỹ, lạc hậu. Cần minh định rằng, bản thân “tiên học lễ” không có lỗi gì (cũng như cái cối xay lúa thời xưa không có lỗi gì), nhưng nó không còn vai trò tích cực như dưới thời phong kiến và văn minh nông nghiệp nữa. Trong khi đó xã hội cần những con người có suy nghĩ độc lập. Xã hội, dù ở thế kỷ XXI nếu còn nặng căn phong kiến, thì “tiên học lễ, hậu học văn” vẫn còn được luyến tiếc.
  • Hãy biết cởi trói cho giáo dục

    09/09/2009Nguyên NgọcThủ tướng Malaysia Badawi cho rằng đối với nước ông hiện nay giáo dục không chỉ là vấn đề hàng đầu, mà còn nói dứt khoát hơn, là vấn đề sống hay chết. Các nước quanh ta, đang phát triển tốt hơn ta, và ta cũng đang cố đuổi cho kịp họ, cũng đều nghĩ và làm như vậy.
  • Năm học mới và triết lý giáo dục cũ

    18/08/2009Thu San Nguyễn Thế HùngNăm học mới đã gần đến, các trường học khắp cả nước đang chuẩn bị đón học sinh khai giảng. Tuy nhiên, năm nay hơi bị trục trặc vì dịch cúm H1N1. Các thầy giáo và học sinh, cả cha mẹ học sinh nữa đang chờ đón nhiều thay đổi ở năm học này, nhưng có lẽ sẽ khó có đột phá nào quan trọng Cỗ xe giáo dục đang đi theo đường ray hiện tại, rất khó chuyển hướng. Cỗ xe ấy có quán tính rất lớn.
  • Định nghĩa lại giáo dục

    29/07/2009Trần Nguyên thực hiện“Để canh tân nền giáo dục, trước hết cần phải định nghĩa lại vai trò của các chủ thể giáo dục, định nghĩa lại người dạy và người học, định nghĩa lại nhà trường và hiệu trưởng, nhìn nhận lại cả vai trò của Nhà nước trong hệ thống giáo dục”.
  • Về triết lý giáo dục

    28/07/2009Nguyên NgọcTheo tôi, nguyên nhân đầu tiên, sai lầm đầu tiên và bao trùm là ở chính vấn đề quan trọng nhất, cơ bản nhất của giáo dục: ở triết lý giáo dục. Nói nôm na ra là chúng ta định xây dựng và thực hiện nền giáo dục này để làm gì? Tôi cho rằng đang có vấn đề hết sửa nghiêm túc ở chỗ này, nơi lâu nay ta tưởng mọi sự đã chẳng còn có chuyện gì phải bàn nữa.
  • Cách mạng, văn hóa và giáo dục

    17/07/2009Nguyên NgọcGần đây có người hỏi tôi muốn nói cụ thể điều gì khi nhấn mạnh yêu cầu tự trị đại học? Tôi hiểu tự trị đại học theo đúng tinh thần đó. Cách mạng, chính trị là vô cùng quan trọng. Nhưng chỉ có văn hóa, chỉ có văn học nghệ thuật, chỉ có giáo dục mới xây dựng nên được con người thật sự tự do. Giáo dục có tính độc lập của nó, sau cách mạng và chính trị. Nếu không thì sự “cởi trói” mà cách mạng và chính trị đem lại … cũng chẳng để làm gì. Xin nhắc lại: Đây chính là ý của Hồ Chí Minh.
  • “Hoa Anh Đào Nhật bản và cô hàng bánh rán bán rong” hay một triết lý giáo dục mới

    21/04/2009PhD. Nguyễn Thế HùngHình như có một sự liên lạc mơ hồ giữa điệu múa “Hoa Anh Đào khô” của Nhật Bản với các gánh hàng quà rong nhan nhản trên khắp các phố phường Hà Nội. Điệu múa “Hoa Anh Đào khô” cho phép chúng ta nhìn sâu sắc hơn những đặc điểm tâm lý cơ bản dân tộc của Việt nam. Những đặc điểm ấy chi phối mỗi người dân Việt nam chúng ta hàng ngày, hàng giờ, trong mọi hoạt động. Những đặc điểm này làm nên lịch sử và văn hóa của đất nước chúng ta. Nhưng vì những đặc điểm này là máu thịt của ta, nên ta quá quen biết chúng, đến độ xem các đặc điểm tâm lý ấy là tầm thường.
  • Cải cách giáo dục Việt Nam

    27/12/2008Nguyễn Trần BạtCó thể nói, câu chuyện tưởng như không bao giờ hết tính thời sự và luôn được bàn nhiều trong xã hội Việt Nam vẫn là cải cách giáo dục. Đấy là một dấu hiệu tốt cho thấy sự quan tâm của toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục nước nhà. Nhưng nhìn ở góc độ khác...
  • Giáo dục Việt Nam khoác gánh nặng lên vai trẻ thơ

    06/12/2008Hoàng LanCách đây không lâu báo chí đưa một cuộc khảo sát ngẫu nhiên những chiếc cặp sách của học sinh do bộ GH – ĐT tiến hành ở ba trường tiểu học tại Hà Nội. Chiếc cặp nặng nhất là của một học sinh lớp 4 ( 4,8kg). Trong khi đó , quy định của sở GD – ĐT Hà Nội là 2,7 – 3 kg. Chiếc cặp sách không chỉ là một vật vô tri vô giác nữa . Nó đã trở thành câu chuyện của cả một nền giáo dục.
  • “Giáo dục nhồi nhét thì dẫn đến “vô văn hóa”

    26/10/2008Sơn HàBằng kinh nghiệm của nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy tại trường Đại học Công nghệ Tokyo (Nhật Bản) và Đại học Sungkyunkwan (Hàn Quốc), GS Vật lý Vũ Văn Hùng chia sẻ những quan sát của ông về tính chủ động trong các giảng đường đại học tại các quốc gia nói trên.
  • Sứ mạng của giáo dục

    11/05/2008Lê Văn GiạngVấn đề cơ bản cần làm sáng tỏ trong triết lý giáo dục Việt Nam của chúng ta hiện nay là làm rõ các quan điểm giáo dục xã hội chủ nghĩa, định hướng xã hội chủ nghĩa trong giáo dục và phương pháp giáo dục dân chủ, khêu gợi tự do tư tưởng đối với người học cùng với phạm vi tự do tư tưởng đối với người thầy trong khi đứng trên bục giảng dạy và khi làm công tác nghiên cứu khoa học...
  • Giáo dục Việt Nam: Cuộc thảo luận còn tiếp diễn

    26/03/2008Huỳnh Như PhươngNếu năm 2006, ngành giáo dục Việt Nam phải chịu đựng những sự kiện gây sốc làm tổn thương đến uy tín của mình, thì năm 2007 diễn đàn giáo dục đã mở rộng và thu hút sự chú ý của dư luận vào những vấn đề thực sự quan yếu...
  • Triết lý giáo dục bình đẳng, vì con người

    26/02/2008GS. Phan Đình DiệuVới nguồn kinh phí hiện nay, nếu biết chắt chiu chi tiêu theo kiểu "con nhà nghèo" thì VN hoàn toàn có thể miễn học phí đối với các cấp học phổ cập và giảm dần tiến đến bỏ học phí ở các cấp THPT và ĐH để xây dựng một nền giáo dục bình đẳng, vì con người. Đồng thời, cần có sự điều chỉnh chương trình để hướng tới đào tạo những HS có năng lực đọc hiểu, khả năng tư duy toán học, khả năng hiểu biết và vận dụng kiến thức khoa học, và năng lực xử lý tình huống chứ không chỉ biết học thuộc lòng...
  • Lại chuyện triết lý giáo dục

    11/10/2007Nguyên NgọcMấy hôm nay bỗng lại thấy xôn xao lên chuyện triết lý giáo dục. Có lẽ là vì vừa có cuộc hội thảo về chuyện triết lý giáo dục do một cơ quan nào đó của Bộ GD-ĐT tổ chức, mà quả thật nếu không có một bài báo tường thuật lại khá sơ sài thì chẳng ai biết nó diễn ra ở đâu, vì sao, để làm gì.
  • Cần thay đổi triết học giáo dục

    05/12/2006Nguyên NgọcTrong một bài viết ngắn gần đây trên Tia sáng, Giáo sư HoàngTụy có nói: "Để khắc phục khó khăn hiện nay, chỉ có một lối thoát duy nhất là hiện đại hóa giáo dục”. Tôi hoàn toàn đồng tình với phương hướng đó. Nhưng thế nào là hiện đại hóa giáo dục, thế nào là một nền giáo dục hiện đại?
  • Giáo dục ở nước ta hiện nay, đi ra bằng con đường nào?

    21/12/2005Nguyên NgọcKhi bàn về giáo dục ở nước ta hiện nay, nhiều người thường thống nhất với nhau: Thôi, không nên nói tình hình nữa, tình hình giáo dục, những căn bệnh của giáo dục đang khiến cả xã hội không thể yên tâm, thì ai cũng biết và nhận ra cả rồi. Vấn đề bây giờ là cần tìm giải pháp nào để thay đổi được. Tôi bây giờ nghĩ khác. Chúng ta có thể thấy rõ điều ta vẫn yên trí là vậy hóa ra không phải là vậy...
  • xem toàn bộ