“Không thành công cũng thành nhân”

07:21 SA @ Thứ Ba - 29 Tháng Tám, 2006

Từ biệt thành phố, nơi đã có 23 năm sống và làm việc để về TW đảm nhận nhiệm vụ mới, một nhiệm vụ khá nặng nề: tân Bộ trưởng Bộ GDĐT - ông Nguyễn Thiện Nhân, đã có những ý kiến về lĩnh vực giáo dục được trích đăng trên báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 6/7/2006 rất chân thành và cảm động.

Ông nói: "Thành phố này không từ chối bất cứ ai có sáng kiến, có năng lực và có tấm lòng vì sự nghiệp chung. Tôi đã có môi trường đế cống hiến hết khả năng của mình. Thực ra không chỉ thành phố này mà tôi nghĩ cả đất nước này cũng không từ chối bất cứ ai có sáng kiến, có năng lực và có tấm lòng vì sự nghiệp chung. Bằng cớ là cả nước đang hết sức quan tâm đến vấn đề giáo dục, đang lên tiếng muốn có những cải cách mạnh mẽ để không bị tụt hậu. Một môi trường thuận lợi sẽ rất quan trọng để cá nhân có thể phát huy tất cả năng lực. Tình hình hiện nay đã chín muồi, căn bệnh "nan y" của ngành giáo dục đã có thể chuẩn đoán chính xác và đang chờ các biện pháp can thiệp. Nhiều người đã lên tiếng, gửi gắm vị tân Bộ trưởng: "Không thành công cũng thành nhân".

Khi nói về các bài học, ông nói đến việc phải tích cực tìm giải pháp thực hiện và phải tham khảo, nghiên cứu từ thực tế cuộc sống , tức là không lý thuyết suông, không duy ý chí nữa, mà làm. Bài học tiếp theo là lắng nghe ý kiến, đặc biệt là ý kiến cấp dưới. Ở đây, tôi muốn đề nghị để nghe được ý kiến trung thực của cấp dưới thì nên giả dạng thường dân, len lỏi giữa các thầy cô, chứ không chỉ nghe báo cáo trong các buổi tổng kết thi đua khen thưởng. Thỉnh thoảng Bộ trưởng cũng nên cải trang, đi "thăm dân cho biết sự tình”.

Bài học thứ tư thì tôi hơi băn khoăn khi ông nói: “Không chấp nhận các hành vi công khai vi phạm pháp luật”. Vậy hành vi “không công khai” thì sao? Nhưng có lẽ ý ông muốn nhấn mạnh đến tình trạng vi phạm pháp luật như thi cử gian lận, có tổ chức, gần như công khai, ai cũng biết mà vẫn mặc nhiên được công nhận. Như nhiều đề nghị thẳng thắn trên các báo gần đây, phải chăng để tránh bệnh thành tích thì tốt nhất nên dẹp ngay chuyện thi đua khen thưởng trong ngành giáo dục, lấy học thực, dạy thực làm gốc! Cũng có thể... cứ cho thi đua mà đừng... khen thưởng, hoặc khen thưởng mà chẳng cần thi đua, xem sự thể ra sao? Một điển hình như thầy Khoa vừa được Bộ GDĐT khen thưởng mà đâu có cần thi đua, lại làm nức lòng người! Trái lại, nơi nào báo cáo thành tích quá tốt thì phải phạt! Lý do? Báo cáo láo bị phạt đã đành, báo cáo thật cũng phạt, vì với tình hình lương bổng và đời sống hiện nay mà trường nào đạt thành tích lạ lùng quá như vậy hẳn đã có sự "bóc lột" quá đáng đối với thầy cô giáo và học sinh, về lâu về dài khiến họ bị bệnh tâm thần hết! Mà "bóc lột" thì rõ ràng đáng bị phạt rồi. Nơi nào báo cáo trung bình, thực chất, thì khen ngay, đừng để nguội. Nghĩa là làm ngược lại tập quán cũ. Muốn uốn thẳng một cây đã cong cần uốn ngược lại là vậy!

Trong ba đề nghị của ông Bộ trưởng thì đề nghị “đặt hàng thành phố Hồ Chí Minh sắp tới giáo dục phải đổi mới như thế nào?” là một đề nghị hấp dẫn. TP.HCM vẫn nổi tiếng năng động sáng tạo, Bộ trưởng đã bật đèn xanh, thành phố có thể thực hiện ngay những mô hình cải cách triệt để nào đó, để xứng đáng “đi trước về... trước".

Một đề nghị đáng để ý khác của vị Tân Bộ trưởng: "xin theo dõi, nhắc nhở tôi những gì cần làm cho ngành giáo dục cả nước”. Đến nay đã có rất nhiều ý kiến đóng góp chân thành với ngành giáo dục và với Bộ trưởng và chỉ điều này không thôi đã cho thấy người dân đang bức xúc và quan tâm đến thế nào! Chúng ta biết làm thầy thuốc mà sai lầm thì giết một người, còn làm văn hóa mà sai lầm… thì giết nhiều thế hệ!

Nhiều gửi gắm đến tân Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đã nhắc đến câu "không thành công cũng thành nhân", riêng tôi, người thầy thuốc, còn mong không chỉ thành nhân mà còn là “thiện nhân” nữa vậy!

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Kiến tạo một xã hội học tập ở Việt Nam - những hạn chế từ lịch sử

    25/05/2016Trần Ngọc VươngNền kinh tế tri thức ở quy mô toàn xã hội tự nhiên đòi hỏi mọi thành viên của xã hội ấy đồng thời là những người năng sản bằng trí tuệ. Kiến tạo một xã hội học tập, không nghi ngờ gì nữa, là một con đường tất yếu mà Việt Nam phải khẩn trương hướng tới. Bài viết này xuất phát từ một góc nhìn cụ thể, là góc nhìn về logic - lịch sử sự vận động...
  • Albert Einstein và Giáo dục

    11/01/2016Nguyễn Ngọc ThuậnAnhxtanh đã phát biểu những tư tưởng của mình về một nền giáo dục căn bản cho xã hội hiện đại. Những tư tưởng đó được đăng rải rác ở nhiều nơi, chủ yếu vào những năm cuối đời và tập trung hơn cả là bài phát biểu của ông tại Albany, NewYork ngày 15/10/1936 nhân kỷ niệm 300 năm giáo dục Hoa Kỳ, rất đáng để chúng ta suy ngẫm và học tập...
  • "Lãng phí kép"

    28/10/2014Đan TâmTổ chức, quản lý chi tiêu ở ngành giáo dục đang rất bất hợp lý. Vì vậy, mối quan tâm của người dân đối với hiệu quả đầu tư cho giáo dục - đào tạo là rất chính đáng và có cơ sở. Một số chuyên gia và khoa học đầu ngành đã từng viết rằng: Bộ Giáo dục - Đào tạo bỏ ra 1 tỉ USD Mỹ để đấu thầu các dự án biên soạn lại sách giáo khoa...
  • Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống

    28/12/2011Hoài Khanh dịch và giới thiệu (1972)Các hệ thống dù là giáo dục hay chính trị, đã không được đổi thay một cách huyền diệu, chúng chỉ chuyển hóa khi nào có một sự thay đổi nền tảng trong chính chúng ta. Cá nhân là quan trọng trên hết, chứ không phải hệ thống và bao lâu cá nhân không hiểu biết toàn thể quá trình của mình, thì không có một hệ thống nào, dù là ở phe tả hay phe cánh hữu có thể mang đến trật tự và hòa bình cho thế giới...
  • Trình tự đảo lộn

    27/08/2006GS. Bùi Trọng LiễuTừ một số quy định nào đó không phù hợp, đã làm cho việc học việc thi thoái hóa: chọn người có học đã thi đỗ rồi mới cử người đó vào một chức vụ, khác với việc cử một người vào một chức vụ rồi mới yêu cầu người đó đi học đi thi để có trình độ hiểu biết tương xứng với công việc.Thứ tự bị đảo lộn, có thể gây ra những tai họa, là vì thế...
  • Chuyện không thể không nói!

    24/07/2006Mai LanVẻ thâm trầm của một nhà giáo, tư duy sắc sảo của nhà ngoại giao, và nét đằm thắm của người phụ nữ Huế đã hòa quyện, tạo nên sự lịch lãm và quyết đoán nơi bà Tôn Nữ Thị Ninh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội. Người phụ nữ này hình như lúc nào cũng đau đáu muốn trở về với điểm xuất phát của mình: nghề giáo...
  • Giáo dục và bệnh thành tích

    19/07/2006Huỳnh Bửu SơnThành tích là kết quả có thể đánh giá được của nỗ lực con người. Kết quả đó không chỉ là một lợi ích vật chất hay tinh thần cá nhân, tuy rằng phần lớn yếu tố tạo nên động lực khiến con người phải nỗ lực nhiều hơn, tốt hơn để đạt thành tích chính là lợi ích cho mình. Nhưng con người vẫn có thể làm hết sức mình vì lợi ích chung, lợi ích của xã hội, của đất nước.
  • Dân ta cần Đại học đạt chuẩn thế giới

    15/07/2006Hữu NguyênChất lượng giáo dục đại học hiện đang là một trong những nguy cơ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững trong tương lai. Nhiều phụ huynh lo xa và có điều kiện đã tìm mọi cách cho con mình đi du học nước ngoài...
  • Trăm năm… nghìn năm…

    04/07/2006Phạm ToànCho tôi một điểm tựa, tôi sẽ bẩy được cả trái đất”. Thời Khai sáng, một nhà bác học tuyên bố “Cho tôi giáo dục, tôi sẽ bẩy được cả trái đất”. Không nhại ai hết, từng có một nhà bác học thời đương đại đã nói “Cho tôi học sinh lớp một của cả nước, tôi sẽ dạy lại cách tư duy cho cả một dân tộc”...
  • Làm sao “lớn” được với một nền giáo dục yếu kém?

    17/06/2006Phan Thanh (Khánh Hòa)Nước Việt Nam ta chỉ có thể lớn lên được với một nền giáo dục đúng nghĩa bắt đầu từ tình yêu đất nước, ý thức công dân, đề cao lòng chính trực, căm ghét sự dối trá. Nền giáo dục ấy không có gì quá tốn kém, quá khó khăn đến nỗi phải tốn hàng ngàn tỉ đồng để liên tục thay đổi chương trình, làm mỏi mệt biết bao thế hệ con người...
  • Một quốc nạn còn đáng lo ngại gấp bội tệ nạn tham nhũng

    03/06/2006Nguyễn Viết Hùng (TP.HCM)Đó chính là hiện trạng giáo dục. Có ở đâu mà người dân phải kêu lên trên báo chí: "Con tôi khổ quá, ông Bộ trưởng Giáo dục ơi!"? Có bao giờ lại đổ đốn lắm bằng cấp "tưởng rằng đồ thật, hóa đồ chơi" đến như bây giờ? (1)
  • Bài toán xã hội hóa

    03/05/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngXã hội hóa và đổi mới tư duy vẫn là hai thứ khác nhau. Mối quan hệ giữa chúng nhiều khi cũng tế nhị như mối quan hệ giữa bình và rượu...
  • Trên học lễ!

    23/03/2006Hà Văn ThịnhChỉ trong một số báo Lao Động mà thông tin 3 chuyện động trời về trường học. Tại sao có thể ngang nhiên cho học sinh nghỉ học để lấy trường học tổ chức đám cưới cho con của "quan"? Tại sao không có bằng THPT vẫn có bằng tốt nghiệp đại học? Tại sao là thầy giáo lại có thể đánh học sinh tàn nhẫn thế?
  • Nhu cầu về tri thức: vấn đề lớn ở Việt Nam

    03/01/2006Biên dịch: Minh Sơn"Nếu là bạn tốt của VN thì phải phê phán VN. Tôi tin có rất ít sự phê bình mang tính xây dựng liên quan tới chính sách và thành tựu kinh tế xã hội của VN, cả ở trong nước lẫn nước ngoài", Trên tinh thần đó, ông Thomas Vallely, Giám đốc chương trình Việt Nam của ĐH Harvard đã "xin trình bày bài phê bình dưới đây" tại phiên thảo luận có nội dung "Giáo dục ĐH Việt Nam: Nguồn lực và cơ hội" trong khuôn khổ hội nghị khoa học của các nghiên cứu sinh VN tại Mỹ...
  • Tính cập nhật kỳ lạ của một tư tưởng lớn

    19/07/2005Nguyên NgọcLà người đứng đầu phong trào Duy Tân, Phan Châu Trinh đã nêu ba nội dung cơ bản của phong trào duy tân: Dân trí, Dân khí, và Dân sinh. Ba nội dung đó gắn liền với nhau, nhưng như ta có thể thấy ngay trong cách sắp xếp vấn đề, chìa khoá là dân trí. Ông cho dân trí là quyết định hàng đầu...
  • Mặt bằng xây dựng...và người hưởng thụ

    19/07/2005Hồ Ngọc ĐạiNgười thiết kế toà nhà phải có trong tay các cứ liệu của mặt bằng, gồm có phần lộ thiên (diện tích, danh giới, phương hướng...) và phần chìm sâu trong lòng đất, độ rắn của chất đất.
    Mặt bằng cho toà nhà giáo dục có phần lộ thiên là nền sản xuất hiện đại (kinh tế tri thức) có tính toàn cầu và phần chính trị hội nhập. Phần chìm của nó là nền văn hoá bản địa và chất nhà trường hiện hành...
  • Cải cách giáo dục: Trước thách thức của thế kỷ XXI

    19/04/2005Phạm Khiêm Ích(Edgar Morin) Nhà trường phải giúp cho sinh viên thấm nhuần “một thứ văn hoá về tính phức hợp” (culture de la complexité), tức là nền văn hoá của thế giới ngày mai...
  • xem toàn bộ