Bài toán xã hội hóa

09:10 CH @ Thứ Tư - 03 Tháng Năm, 2006

Xã hội hóa và đổi mới tư duy vẫn là hai thứ khác nhau. Mối quan hệ giữa chúng nhiều khi cũng tế nhị như mối quan hệ giữa bình và rượu.

Tư duy về giáo dục phải được đổi mới. Và xã hội hóa giáo dục đang được coi là bước đột phá của sự đổi mới này. Ít nhất Báo cáo về tình hình giáo dục trình Quốc hội tại kỳ họp thứ VI này (25/11- 4/12/2004) đang nói như vậy. Tuy nhiên, xã hội hóa và đổi mới tư duy vẫn là hai thứ khác nhau. Mối quan hệ giữa chúng nhiều khi cũng tế nhị như mối quan hệ giữa bình và rượu. Bình mới thì rượu vẫn có thể cũ và ngược lại. Xã hội hóa giáo dục có là bước đột phá về đổi mới tư duy hay không, thì chúng ta chỉ có thể trả lời được khi nội hàm của khái niệm này được làm rõ. Cũng giống như việc có nếm thử mới biết được thứ rượu trong bình kia là cũ hay mới.

Nội hàm quan trọng nhất của rất nhiều khái niệm chính trị - xã hội thường gắn với hai chuyện cơ bản là: tiền và quyền. Nội hàm của xã hội hóa giáo dục cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Vậy, xã hội hóa giáo dục là tiền của xã hội hay quyền của xã hội? Nếu xã hội hóa giáo dục là tiền của xã hội thì tư duy của chúng ta chẳng đổi mới gì nhiều. Theo một số công trình nghiên cứu đã được báo chí đưa công khai thì chi phí của những người dân cho giáo dục cấp tiểu học đã lên tái gần 50%, còn cho cấp THCS và THPT tới lên 50%. Số trên dưới 50% chi phí còn lại là tiền ngân sách. Tiền ngân sách suy cho cùng thì cũng là tiền của xã hội. Số tiền này đi hơi lòng vòng một chút: từ túi của những người dân chảy vào ngân sách qua thuế, rồi từ ngân sách chảy vào ngành giáo dục qua phân bố. Có người sẽ phản bác lại: nói như trên là chưa hoàn toàn chính xác vì hàng trăm triệu đô la và hàng nghìn tỷ đông đầu tư cho giáo dục là tiền do Nhà nước đi vay. Đồng ý, nhưng ai trả?

Nếu có một cái gì thật sự mới mẻ ở đây thì đó là việc tận dụng xã hội hóa giáo dục để bảo đảm công bằng xã hội. Nền kinh tế thị trường với những cơ hội và rủi ro của nó đang làm cho thu nhập của chúng ta ngày càng khác xa nhau. Và sự chênh lệnh giàu nghèo đang gia tăng với một tốc độ không còn an toàn nữa. Trong bối cảnh như vậy, tái phân phối thu nhập là một đòi hỏi cấp thiết của thời cuộc. Tuy nhiên, chúng ta có vẻ như không mấy thành công trong công việc này. Và nếu các công cụ tái phân phối thu nhập chủ yếu như thuế, ngân sách, tiền lương... ít phát huy tác dụng, thì xã hội hóa giáo dục chắc chắn sẽ không làm được gì nhiều. Mặc dù vậy, không làm được gì nhiều thì vãn hơn là không làm được gì cả. Toàn bộ ý niệm là như thế này: để đầu tư cho giáo dục, những người giàu có hơn thì chi trả nhiều han, những người thu nhập thấp thì chi trả ít hơn, những người nghèo thì được Nhà nước bao cấp. Nếu công bằng không có nghĩa là được chia như nhau thì nó cũng không có nghĩa là phải chi như nhau.

Sử dụng xã hội hóa giáo dục để thúc đẩy công bằng xã hội thực ra chỉ là một lòi hứa. Và sự thất hứa rất dễ xảy ra. Trước hết chúng ta không thể nào áp đặt một sự phân biệt đối xử như trên trong việc chi trả cho giáo dục mà không gây bất bình trong xã hội. Ngoài ra, sự bao cấp vái thiện ý là để nâng đõ cho những người nghèo thì vẫn có thể mang lại lọi ích nhiều hơn cho những người giàu (Ví dụ: chính sách khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi ở các bệnh viện công có thể là một trường hợp như vậy).

Một cách làm đổi mới là rất cần thiết ở đây. Bạn đã bao giờ trả tiền đắt hơn cho một chiếc cốc chỉ vì nó được vẽ thêm một bông hoa chưa? Rất nhiều những người khá giả đã làm như vậy. Thế thì tại sao không áp dụng điều tương tự đối với giáo dục? Thêm một bông hoa để thu hút những người giàu là điều nên và có thể làm. Chỉ có điều, “bông hoa” phải thêm cho trường dân lập hoặc tư thục để các trường này có thể thu hút được những người giàu. Các trường công không làm được điều này vì không thể phân biệt đối xử và thu học phí cao.

Người Việt chúng ta ai mà không muốn tạo điều kiện tốt nhất cho con em học tập? Nếu trường ngoài công lập có điều kiện tốt hơn, những người giàu sẽ gửi con đến các trường này và chịu toàn bộ các chi phí (Nếu họ không thích thì cứ gửi con đến trường công, không ai cấm đoán cả). Kết quả của sự lựa chọn này là Nhà nước sẽ có thêm điều kiện để chăm 10 cho con em của những người nghèo. Nhờ đó, công bằng xã hội sẽ được đảm bảo nhiều hơn. Tuy nhiên, hiện nay “những điều trông thấy” lại đang diễn ra theo chiêu ngược lại. Cái “bông hoa” thêm thắt kia trong đa số các trường hợp lại đang chỉ được gắn cho những trường công. Mà đã như vậy thì những gia đình khá giả hơn sẽ tìm mọi cách để đưa con em của mình vào các trường này. Và chúng ta có thể tin chắc rằng, họ có nhiều cách hơn những người nghèo để làm như vậy.

Cuối cùng, nếu xã hội hóa giáo dục là quyền của xã hội thì sự đổi mới tư duy là rất đáng ghi nhận. Thực ra, điều này không được nói rõ trong Báo cáo về tình hình giáo dục. Và trên thực tế, từ bỏ các quyền quản lý to lớn và bao trùm là rất khó khăn. Mặc dù vậy, sự tập quyền trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã thực sự sống hết thời của nó. Nếu chúng ta không nhanh chóng trả bớt quyền cho xã hội thì sự tụt hậu sẽ khó lòng ngăn chặn được.

Sẽ cần phải có thêm thòi gian để làm rõ những quyền gì cần được chuyển giao cho xã hội và việc chuyển giao đó phải được triển khai như thế nào. Tuy nhiên, xu thế chung là: Bộ nên trả bớt quyền cho trường, trường nên trả bớt quyền cho thầy cô giáo, thầy cô giáo nên và bớt quyền cho học sinh.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Xã hội tri thức và vài suy nghĩ về con đường hội nhập

    15/05/2018Phan Đình DiệuSinh thời, Norbert Wiener, cha đẻ của Điều khiển học (Cybernetics) đã dự báo: "Chúng ta đang làm biến đổi môi trường của ta tận gốc rễ đến mức rồi ta phải tự biến đổi chính mình để tồn tại được trong môi trường mới đó".
  • Vốn xã hội: Gây vốn từ đâu?

    27/07/2015Nguyễn Ngọc BíchỞ đây xin nêu nên một yếu tố gây dựng vốn xã hội khác quan trọng hơn so với luật pháp. Yếu tố tôi nêu lên ở đây là đạo đức...
  • Bàn về “Cái vô lý” và “Cái thiếu hiểu biết” trong xã hội

    01/07/2015Vũ Duy PhúLâu nay, những ai quan tâm đến cải cách giáo dục, đều thấy rõ tầm quan trọng của việc xác định “Triết lý Giáo dục". Có lẽ cũng không thừa, nếu nói một chút về khái niệm Triết lý nói chung...
  • "Phát triển bền vững" nhìn từ góc độ xã hội và văn hóa

    25/09/2014Trần Hữu DũngTừ giữa thập niên 80 đến nay, "phát triển bền vững" đã trở thành một ý niệm thời thượng. Nó là khẩu hiệu của hàng trăm tổ chức quốc tế, đề tài của mấy cuộc hội nghị, hội thảo toàn cầu, và một tiêu chuẩn quan trọng trong chiến lược phát triển của hầu hết mọi nước...
  • Về mối quan hệ giữa lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần trong sự phát triển của xã hội ta hiện nay

    17/04/2006Nguyễn Linh KhiếuThực tế cuộc sống cho thấy, các lợi ích kinh tế, lợi ích vật chất đang chi phối hết sức mạnh mẽ cả nhận thức và hành động của các cá nhân và cộng đồng. Điều này hoàn toàn phù hợp với hoạt động căn bản của xã hội ta trong giai đoạn hiện nay là lao động sản xuất và kinh doanh...
  • Về khái niệm tiến bộ xã hội

    04/04/2006Phó TS, GS. Hồ Sĩ QuýXung quanh khái niệm tiến bộ xã hội, xưa nay trong thảo luận, vấn đề định nghĩa tiến bộ xã hội, trên thực tế không được đặt ra. Người ta không thấy cần thiết phải thảo luận tiến bộ xã hội là gì? Cái mà các cuộc thảo luận thường quan tâm là tiến bộ xã hộ, được biểu hiện như thế nào? Nó (cần phải) bao gồm những phẩm chất gì?
  • Kinh Tế thị trường và Xã hội Công dân như một Hệ thống: Trường hợp Việt Nam

    22/11/2005Vũ Quang Việt, Ph.d. kinh tế, New York UniversityBài viết này thử nhìn kinh tế thị trường và xã hội công dân như một hệ thống và điểm lại tình hình Việt Nam qua một số kết quả nghiên cứu của tác giả về kinh tế Việt Nam đã xuất bản hoặc mới chỉ phổ biến hạn hẹp trong vòng bạn bè...
  • Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự

    11/11/2005GS. Tương LaiKhát vọng về dân chủ và công bằng vốn nung nấu từ lâu trong lịch sử loài người. Có dân chủ mới thực hiện được công bằng, đồng thời công bằng là thước đo của dân chủ và tiến bộ xã hội. Điểm quy chiếu để kiểm nhận về công bằng và dân chủ mà một xã hội đạt được thường tìm thấy dễ dàng trong pháp luật...
  • Xã hội hoá giáo dục

    15/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupGiáo dục luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nó quyết định tương lai của mỗi người và của cả xã hội. Thực trạng nhức nhối của nền giáo dục Việt Nam hiện nay - nguyên nhân làm trì trệ sự phát triển của Việt Nam - đặt ra vấn đề phải cải cách giáo dục và xã hội hóa giáo dục là một trong những giải pháp được đặt ra sôi nổi nhất. Phải khẳng định, xã hội hóa giáo dục là tinh thần, là nội dung quan trọng nhất của cải cách giáo dục, đảm bảo sự thành công của cải cách giáo dục?
  • Làm rõ thêm về khái niệm Xã hội học tập

    20/11/2003Để làm rõ thêm về khái niệm này, dưới đây chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của TS Nguyễn Như Ất – nguyên giảng viên trường ĐHSP - ĐH Thái Nguyên, chuyên gia nghiên cứu về GD - ĐT...
  • Để xây dựng một xã hội học tập

    18/11/2003Mới đây, Hội Khuyến học Việt Nam cùng với Bộ Giáo dục – Đào tạo và một số ngành liên quan đã có đề nghị lên Chính phủ về việc triển khai cuộc vận động "Toàn dân xây dựng cả nước trở thành một XHHT". Sau khi đã xem xét, ngày 27/10/2003, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã có ý kiến chỉ đạo về đề án "Xây dựng XHHT ở Việt Nam". Theo đó Thủ tướng nhấn mạnh: Việc xây dựng XHHT là hết sức cần thiết. Bộ GD-ĐT chủ trì cùng Hội Khuyến học và các bộ, ngành có liên quan xây dựng đề án về xây dựng XHHT trình Chính phủ trước ngày 30/12/2003...
  • Đổi mới giáo dục hướng tới một xã hội tri thức trong thế kỷ 21

    04/05/2003(Tuổi Trẻ CN) Tại hội nghị giáo giới ASEAN lần 19 vừa được tổ chức ở Hà Nội từ ngày 5 đến 8.12, tham luận của GSTS Phan Đình Diệu với tựa đề "Đổi mới giáo dục hướng tới một xã hội tri thức trong thế kỷ 21" đã gây sự chú ý đặc biệt. Trích đăng.
  • xem toàn bộ