Trình tự đảo lộn

07:06 CH @ Chủ Nhật - 27 Tháng Tám, 2006

Cách đây không lâu một nhà giáo dục có nhận xét rằng: xưa kia "thi" rồi mới "cử”, còn ngày nay lại có trường hợp "cử’ rồi mới "thi”! Theo tôi hiểu, chẳng phải ông muốn chơi chữ mà chủ yếu có lẽ là ông thật sự lo lắng rằng từ một số quy định nào đó không phù hợp, đã làm cho việc học việc thi thoái hóa: chọn người có học đã thi đỗ (nghĩa là đã chứng tỏ được trình độ hiểu biết của họ) rồi mới cử người đó vào một chức vụ, khác với việc cử một người vào một chức vụ rồi mới yêu cầu người đó đi học đi thi để có trình độ hiểu biết tương xứng với công việc.Thứ tự bị đảo lộn, có thể gây ra những tai họa, là vì thế.

Cần lưu ý là "thứ tự” ở đây mang nghĩa "trước, sau” chứ không mang nghĩa "trên dưới”. Nếu dùng từ ngữ khoa học thì dùng cụm từ "không giao hoán" có lẽ là phù hợp, để báo động rằng có những hiện tượng cần một trình tự. Còn nếu nôm na, thì nêu ví dụ làm bếp cho dễ thấy: món thịt lợn (nếu chỉ nhắm các khâu chính), khi "giã” rồi mới “luộc” thì thành giò, khi “luộc” rồi mới “giã” thì thành ruốc. Nhưng trong cả hai trường hợp này, đều là món ăn, ăn được, nên xét ra hậu quả không quan trọng lắm. Còn việc thi việc tuyển thì thứ tự đảo lộn kéo theo sự khác biệt và hậu quả rất lớn.

Chức trước nhiệm sau

Tôi xin nêu lại vấn đề chức danh Giáo sư Đại học, tuy dã nói đi nói lại hàng chục năm. Trước đây, có việc "phong hàm" Giáo sư, nghĩa là gắn cho những nhà giáo coi là xứng đáng một cái danh giáo sư, còn về công việc của họ, về nơi tìm việc của họ, vẫn như cũ (ở đây tôi không đề cập tới lương bổng, quyền lợi được hưởng, mà chỉ nói tới công việc làm). Chủ yếu đó là một cách thưởng công cá nhân. Mới đây, trong đợt "công nhận chức danh" Giáo sư mà báo chí đưa tin ngày 24/4/2002, thấy có đề cập đến việc căn cứ vào nhu cầu công việc vị trí công tác… Hình như tuy có khác việc phong hàm, nhưng cách tiến hành vẫn theo một trình tự khác với trình tự thông thường ở các nước khác. Nói chung, nước người ta theo nhu cầu công việc (nhắm lợi ích tập thể) mà bổ nhiệm Giáo sư nước mình thì công nhận danh hiệu Giáo sư hầu như chỉ để tôn vinh cá nhân mà không định rõ trước nhu cầu công việc là gì? Tuy trong đợt "công nhận chức danh" Giáo sư vừa qua có tiến một bước, nhưng có lẽ vẫn chưa phải là phù hợp. Lẽ ra là định rõ "chỗ làm" (vị trí và nhiệm vụ công tác, nơi làm), rồi mới tuyển người xứng đáng vào "chỗ làm" đó, và người được bổ nhiệm vào "chỗ làm” đó mới mang chức danh Giáo sư. Chứ không phải là cho một nhóm người được chức danh Giáo sư rồi mới đi tìm xem bổ nhiệm người ta vào nơi nào. Nếu còn phải nói ví: có doanh nghiệp, rồi mới tìm người tương xứng để bổ nhiệm người ấy làm Giám đốc doanh nghiệp, chứ không ai công nhận chức danh "Giám đốc doanh nghiệp cho một nhóm người, rồi sau mới đi tìm xem có những doanh nghiệp nào đó để bổ nhiệm họ làm Giám đốc (còn nếu không có đủ số doanh nghiệp, thì những người còn lại có đanh mà không có chức?)

Xuôi

Thiết tuởng, lẽ ra, trình tự là phải như sau đây:

1. Quyết định rằng mỗi bộ môn của mỗi trường Đại hội phải có ít nhất một “chỗ làm Giáo sư”.

2. Người được bổ nhiệm vào “chỗ làm - Giáo sư” đó (còn gọi là người “nhận chức”) mang danh hiệu là Giáo sư.

3. Nhiệm vụ của Giáo sư là chịu mọi trách nhiệm về khoa học và chỉ học thôi về bộ môn đó: bảo đảm việc giảng dạy sao cho đúng với chương trình quy định về bộ môn, nghiên cứu và hướng dẫn nghiên cứu trong khung cảnh của bộ môn và đảm nhận những công việc khá liên quan đến bộ môn.

4. Khi “chỗ làm - Giáo sư” bị trống (do người “nhận chức” không còn nữa, do về hưu, thuyên chuyển đi nơi khác hay vì một lý do gì khác), sẽ tuyển một người khác vào “chỗ làm - Giáo sư” đó.

5. Hoặc khi một “chỗ làm - Giáo sư” mới được tạo ra cũng dùng hình thức tuyển người vào “chỗ làm - Giáo sư” đó.

6/ Hình thức tuyển người vào một “chỗ làm - Giáo sư” được tiến hành theo trình tự như sau mỗi năm, theo định kỳ (thí dụ như vào đầu năm), chính quyền Nhà nước công bố trên tờ Công báo, những “chỗ làm - Giáo sư” trống, hoặc mới được tạo ra có ghi rõ những “chỗ làm - Giáo sư” đó thuộc Đại học nào và ghi rõ thời hạn và các điều kiện phải có để có thể nộp đơn xin tuyển.

7/ Có 2 loại người có thể nộp đơn xin tuyển

Hoặc là những người đang là Giáo sư ở một trường Đại học khác nộp đơn xin tuyển. Những người này chỉ cần nộp hồ sơ trực tiếp mà không cần qua một thủ tục nào khác. Trường hợp này được gọi là hình thức xin thuyên chuyển.

Các ứng viên khác (các người nộp đơn xin tuyển nhưng chưa phải là Giáo sư ở một Đại học khác) phải là những người, trước đó, đã được "Hội đồng khoa học toàn quốc” xét duyệt hồ sơ khoa học và "công nhận có đủ tu cách là ứng viên - [để trở thành] Giáo sư.

8/ Muốn được "công nhận có đủ tư cách là ứng viên - [để trở thành] Giáo sư thì đương sự phải:

Có bằng Tiến sĩ.

Có kinh nghiệm giảng dạy tối thiểu theo quy định.

Có các công trình nghiên cứu tương xứng.

Nộp đơn đúng thời hạn quy định, để được “Hội đồng khoa học tòan quốc” xét duyệt. Tất nhiên, thời điểm xét duyệt của "Hội đồng khoa học toàn quốc” này là trước định kỳ tuyển vào “chỗ làm - Giáo sư” của các Đại học.

9. "Hội đồng khoa học toàn quốc" xét hồ sơ theo các tiêu chuẩn khoa học thông thường của các nước trên thế giới vẫn làm, chứ không đặt các tiêu chuẩn hành chính. Đem các chuẩn hành chính áp dụng vào việc đánh giá các nhà khoa học là một sự "phi khoa học". Tương truyền dưới đời Tần Thủy Hoàng, người ta cần tài liệu để đánh giá công việc của quan lại. Nó cũng phi lý như việc đánh giá công trình nghiên cứu theo số giờ làm việc, hay đánh giá lượng hiểu biết theo số năm học kể cả những năm bị lưu ban.

Công việc trí tuệ không thể "số liệu hoá" một cách thô thiển. Nếu quả thực “số liệu hóa” được, (thí dụ như có thể cho mấy điểm nếu viết được một cuốn sách dù hay dở, cho mấy điểm được một bài báo dài hay ngắn, in trong loại tập san này hay tập san kia), thì cần gì phải có "Hội đồng khoa học, cần gì phải có các trọng tài thẩm định khoa học? Thực ra thì không “số liệu hóa” được như vậy.

10. Khi thí sinh đã nộp đơn xong vào các “chỗ làm - Giáo sư” ở các trường, thì mới đến lượt các “Hội đồng khoa học của trường” xét duyệt và tuyển.

Trình tự “Hội đồng khoa học toàn quốc” (HĐ KHTQ) xét trước, “ Hội đông khoa học của trường” (HĐ KHNT) xét sau, vì khi HĐ KHTQ xét hồ sơ, thì chỉ quyết định rằng đương sự có xứng đáng hay chưa xứng đáng để trở thành Giáo sư Đại học. Vào giai đoạn đó, chưa có việc cạnh tranh vào một chỗ làm, cho nên nguyên tắc chưa có sự kèn cựa bè phái để giành giật chỗ làm, do đó, sự công bằng cũng như trình độ chung cho tòan quốc tương đối được bảo đảm. Còn HĐ KHNT khi xét hồ sơ ứng viên vào “chỗ làm - Giáo sư” của trường mình, thì khỏi lo “trình độ” nữa vì toàn là những ứng viên đã được “công nhận có đủ tư cách ứng viên - (để trở thành) giáo sư” rồi. Do đó HĐ KHNT chỉ chăm chú vào việc chọn người phù hợp với nhu cầu của trường mình thôi. Đó là cách làm vừa công bằng,vừa trong sáng vừa hợp lý, vừa phù hợp với lợi ích chung.

Ngược

Khi "cơ sở" của trường đề nghị ai có thể là "ứng viên - giáo sư” thì có nghĩa là cả những người chưa có đủ trình độ khoa học cũng đã tham gia xét hồ sơ khoa học của người trên trình độ mình, đồng thời ở mức độ đó đã có sự lẫn lộn cái lý lịch "cũng dân" vào hồ sơ khoa học của đương sự rồi. Rồi khi đến lượt HĐKHNT xét hồ sơ, thì đã có ý niệm sẵn là nhắm vào "chỗ làm - Giáo sư” cho trường mình, ứng viên không phải là người của trường không thể lọt vào được. Sau đó, đến khi "Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước" (nghĩa là một thứ HĐKHTQ) xét, công nhận chức danh Giáo sư cho một số người mà không khẳng định rõ rệt được trước là chức danh cho một đương sự gắn với chỗ làm ở đâu, và tại sao, thì cảm tưởng về sự nhập nhằng về chức danh, chỗ làm, vị trí công tác, nhiệm vụ, bổn phận, quyền hạn, lợi ích cá nhân hay tập thể... vẫn còn tiếp tục tồn tại, và sự trong sáng chưa được bảo đảm.

Hiện nay là thời kỳ quá độ mong rằng các quy định chưa phù hợp có thể tiếp tục được thay đổi để việc tổ chức giáo dục đào tạo của nước nhà dần dần đi vào nền nếp như ở các nước tiên tiến trên thế giới.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhận diện nền kinh tế tri thức

    10/01/2014Gần đây, kinh tế tri thức được bàn luận sôi nổi khắp nơi. Nhiều người rất hăng hái xem đây là cơ hội nghìn vàng cho đất nước ta nhanh chóng bứt ra khỏi nghèo nàn lạc hậu. Nhưng cũng có ý kiến cảnh báo rằng đặt cược quá cao vào kinh tế tri thức có thể làm chúng ta xao lãng những vấn đề cấp bách nhất của nền kinh tế đang còn quá thấp kém...
  • Bài toán xã hội hóa

    03/05/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngXã hội hóa và đổi mới tư duy vẫn là hai thứ khác nhau. Mối quan hệ giữa chúng nhiều khi cũng tế nhị như mối quan hệ giữa bình và rượu...
  • Nhu cầu về tri thức: vấn đề lớn ở Việt Nam

    03/01/2006Biên dịch: Minh Sơn"Nếu là bạn tốt của VN thì phải phê phán VN. Tôi tin có rất ít sự phê bình mang tính xây dựng liên quan tới chính sách và thành tựu kinh tế xã hội của VN, cả ở trong nước lẫn nước ngoài", Trên tinh thần đó, ông Thomas Vallely, Giám đốc chương trình Việt Nam của ĐH Harvard đã "xin trình bày bài phê bình dưới đây" tại phiên thảo luận có nội dung "Giáo dục ĐH Việt Nam: Nguồn lực và cơ hội" trong khuôn khổ hội nghị khoa học của các nghiên cứu sinh VN tại Mỹ...
  • Cơn khát bằng cấp, học hàm, học vị

    14/11/2005GS. Hồ Ngọc ĐạiNhân loại đang cơn khát tư hữu và cơn khát quyền lực. Cơn khát ấy là chuyện tất nhiên, nó thế là nó thế, không nên đặt ra vấn đề tốt xấu, sang hèn (mà có chăng thì chỉ ở cách thức thỏa mãn thôi)...
  • Các giáo sư vẫn “bán” mình!

    15/08/2005Mai Minh (thực hiện)Nổi cộm trong đội ngũ giáo sư (GS) hiện nay, vấn đề lương đã trở thành một bức xúc không thể giải toả. Dư luận thì eo xèo GS có sống bằng lương đâu mà phải kêu! Quả thật, theo một kết luận của Hội đồng chức danh GS nhà nước, thu nhập thấp nhất của một GS cũng cao gấp ít nhất 1,5 đến 3 lần mức lương quy định.
  • Mặt bằng xây dựng...và người hưởng thụ

    19/07/2005Hồ Ngọc ĐạiNgười thiết kế toà nhà phải có trong tay các cứ liệu của mặt bằng, gồm có phần lộ thiên (diện tích, danh giới, phương hướng...) và phần chìm sâu trong lòng đất, độ rắn của chất đất.
    Mặt bằng cho toà nhà giáo dục có phần lộ thiên là nền sản xuất hiện đại (kinh tế tri thức) có tính toàn cầu và phần chính trị hội nhập. Phần chìm của nó là nền văn hoá bản địa và chất nhà trường hiện hành...
  • Gán nhãn chất lượng cho học hiệu, học hàm

    03/11/2003Trong nhiều năm qua đã có biết bao bài viết phân tích nguyên nhân làm nền giáo dục của chúng ta, phổ thông cũng như đại học, có chất lượng yếu kém. Nhưng hình như chưa mấy ai nhấn mạnh đúng mức tới vai trò đặc biệt quan trọng của những nhà khoa học, những người thầy trong việc nâng cao chất lượng giáo dục...
  • Của thời bội thu trái đắng

    02/11/2003Huỳnh Ngọc ChiếnNền giáo dục, nền tảng của mọi nền tảng, mà hơn cả một phần tư thế kỷ vẫn chưa đặt nổi nền tảng cho một bộ sách giáo khoa...
  • Giáo sư Hoàng Tụy và Giải pháp cứu ngành giáo dục.

    17/10/2003“Thực trạng giáo dục nước ta hiện nay có thể nói là đang rất nguy kịch. Trước thực trạng này, hầu hết mọi người đều nghĩ đến việc phải quy trách nhiệm chính cho ông Bộ trưởng Bộ giáo dục và cách chức ông ta. Riêng tôi lại nghĩ khác ” – trả lời phỏng vấn Tạp chí Ngày Nay, giáo sư toán học Hoàng Tụy, nguyên là Viện trưởng Viện Tóan học, người từng được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh đã phát biểu như vậy 
  • xem toàn bộ