Hãy học điều cần học

01:14 CH @ Thứ Ba - 04 Tháng Giêng, 2011
Chuyện Tiền thân Bahiya (Jàtaka 420) kể lại rằng : “Thuở xưa, khi vua Bramadatta trị vì ở Ba-la-nai, Bồ-tát là một vị đại thần của triều đình. Có một nữ nhân thôn quê thân thể béo mập, ăn mặc lôi thôi, làm công ăn lương, đang đi ngang qua gần sân của nhà vua, cảm thấy thân bị bức bách ngồi xuống lấy áo đắp che thân, giải toả sự bức bách của thân và nhanh nhẹn đứng dậy”.

Câu chuyện bắt đầu rất bình thường, nói về một hoạt động cũng… bình thường của con người ( nhưng lại ít được đề cập trong truyện, phim,…) là vấn đề đi vệ sinh.

Một cô gái thuộc tầng lớp nghèo đi ngang qua cung điện nhà vua mà muốn…đi vệ sinh. Cô ngồi xuống, lấy áo che thân cẩn thận, đi xong và đứng dậy nhanh nhẹn. Câu chuyện chỉ thế thế, rất…rất nhạt nhẽo. Thế nhưng, có điều gì cần suy ngẫm?

Con người ta thường có hai cách xử sự. Một cách công khai, hình thức, mang tính giao tiếp. Người Anh gọi đó là cách xử sự formal. Một cách khác, mang tính riêng tư, cá nhân, không…phổ biến cho người khác. Tiếng Anh gọi đó là cách xử sự informal. Điều này thấy rõ trong các hoạt động ngoại giao. Nhà ngoại giao có thể bắt tay, trò chuyện vui vẻ, nhưng trong chỗ tiêng tư có thể chửi bới hạ nhục nhau. Nhà ngoại giao có thể bên ngoài thì khen ngợi nhưng trong bụng thì… chửi thề. Trong những ngày gần đây, Wikileaks công bố các trang tài liệu mật, phổ biến cho bàn dân thiên hạ cái thể hiện đằng sau các nghi thức ngoại giao đẹp đẽ. Tình trạng phải có các cư xử formal và informal làm cho con người ta phải sống một cuộc sống hai mặt. Mọi người cũng quen với tính trạng đó và cho đó là bình thường, lẽ đương nhiên phải là như vậy.

Một loại suy nghĩa khác thể hiện tình trạng hai mặt.Một người khách đến nhà chơi được tiếp đón nồng hậu, lịch sự. Trong khi đó, đối xử với người nhà thì lạnh nhạt, bất lịch sự. Khách đền nhà chơi thì chỉ trong thoáng chốc, vậy mà được đối xử tử tế. Còn người cùng sống với ta, sao lại không tử tế như đối với khách để cuộc đời hạnh phúc hơn một chút.

Vậy thì cách xử sự của cô gái này có điểm gì lạ? Cô xử sự một cách formal ở nơi không ai thấy, nghĩa là trong bối cảnh informal. Đây chính là điểm đặc biệt của đoạn văn này. Nó cũng thể hiện quan điểm chung của Phật học:con người ta không nên sống hai mặt, cái thể hiện ra cũng đúng là cái ta suy nghĩ. Xử sự ở nơi công cộng cũng giống như ở một mình. Nếu ban khen một người, thì đó cũng phải là điểm đáng khen thật sự. Nếu bạn lịch sự với một người thì đó cũng phải do sự tôn trọng Phật tính bên trong con người đó. Nếu bạn nói điều mà bạn không nghĩ như thế thì đó là tội nói dối. Nếu bạn tử tế với người ngoài thì cũng nên tử tế với người cùng sống với mình.

Lúc bấy giờ vua Ba-la-nai, ngang qua cửa sổ đang nhìn xuống. Vua thấy nữ nhân ấy liền suy nghĩ: Người này trong khi giải toả sự bức bách của thân tại sân vua như vậy, vẫn biết tránh các lỗi lầm và nguy hại của lỗi lầm, dùng áp đắp che đậy, giải toả bức bách xon đứng dậy một cách nhanh nhẹn.

Nhà vua đã thấy hành động của cô gái. Bằng kinh nghiệm trị vì của mình, vua nhận thấy cá điểm đặc biệt trong hành vi của cô. Dù không có ai, cô cũng hành động một cách cẩn trọng, không buông tuồng. Ngày xưa, các vụ lớn tuổi, khi dựng vợ gả chồng cho con cái cũng sử dụng biện pháp “quan sát thực tế” hay “coi mắt” để có thể thấy được các hành vi…informal của…đối tác. Vua suy đoán:

Nữ nhân này chắc chắn khoẻ mạnh, nhà cửa nữ nhân này sạch sẽ. Với nhà cửa sạch sẽ, nếu có một đứa con thì đứa con ấy sẽ được sạch sẽ và sống có giới đức. Ta phải đặt người này lên làm hoàng hậu.

Nhà vua đang thực hiện công đoạn của một nhà tướng số. Các sách nhân tướng đều phát triển theo dạng: “người có tướng X” thì “có tính tình, đặc tính Y”. Chẳng hạn, có sách ghi: “người hay rung đùi thì tán tài”. Sách nhân tướng ấy không có câu trả lời. Hỏi đi hỏi lại, thầy tướng số sẽ trả lời : “các bậc tiên thánh, cổ nhân nói như vậy. Nghiệm đi nghiệm lại thì vẫn thấy đúng”. Nghĩa là : “lời cổ nhân là tiên đề, đừng hỏi nữa”. Thế là, môn tướng số trở thành loại “ khoa học huyền bí”.

Câu hỏi “tại sao có tướng X ấy thì có đặc tính Y” không được các sách tướng số trả lời.

Có chuyện kể rằng: một nhà tướng số quan sát thấy một vị chẳng có tướng gì quý, nhưng lại là người có nhiều trọng trách. Vị tướng số này thắc mắc và tìm mọi cách thâm nhập là gia nhân của vị kia. Cho đến một ngày, nhà tướng số thấy được quý tướng (ví như nốt ruồi son…) ẩn tàng của vị kia, bèn “ à thì ra là vậy”. Câu chuyện nghe rất hay, tuy nhiên, suy nghĩ của nhà tướng số cố một số “ tiên đề” :

- Mỗi người tài đều có quý tướng
- Quý tướng đó phải thể hiện trên thân thể.

Thế nhưng, cũng các nhà tướng số lại lưu truyền câu: “tướng tuỳ tâm sinh, tướng tuỳ tâm diệt”. Đó là nhận xét đỉnh cao của các nhà tướng số. Nếu “tướng tuỳ tâm sinh” thì một câu hỏi căn bản của nhân sinh cũng được đặt ra : “ bằng cách nào có được quý tướng ấy?”. Nếu “tướng tuỳ tâm diệt” thì câu hỏi đặt ra cũng là “bằng cách nào làm mất cái tướng hạ tiện mà mình đang có”. Cái “quý tướng, tiện tướng” biến động theo tâm như vậy thì làm sao mà rút ra quy luật? Các nhà tướng số không trả lời câu hỏi này. Họ chỉ là những nhà hiện tượng học. Cau hỏi đó đánh dấu điểm cuối của môn nhân tướng học. Muốn trả lời nó, cần phải bắt đầu một con đường khác. Điểm cuối của nhân tướng học cũng là điểm bắt đầu của Phật học.



Bài kệ đầu tiên của kinh Pháp Cú (phẩm Song yếu) mà mọi Phật tử đều thuộc lòng, viết :

Ý dẫn đầu các pháp
Ý làm chủ, ý tạo

Suy đoán về con người qua tướng của họ cũng chỉ là một cách làm gián tiếp , không theo dõi được các diễn biến của “tâm”, nguồn gốc của các tướng. Phật học dặn rằng, đừng xem tướng mạo bên ngoài( lầm chết được!) mà hãy quan sát trực tiếp hành vi. Đoạn văn trong Jàtaka trên tuy đơn giản nhưng lại đi vào điểm khác biệt sâu xa của cách xem tướng trên nhân quả của Phật học. Đức Phật nói:

“Tướng của người ngu ở trong hành động( của mình); Tướng của người trí ở trong hành động( của mình)…Có ba pháp nàà, này các Tỷ- kheo, là đặc tính của người ngu, là tướng trạng của người ngu, là ấn tích của người ngu. Thế nào là ba? Ở đây này các Tỷ -kheo, kẻ ngu suy nghĩ ác, nói ác và làm ác. Nếu người ngu này, này các Tỷ- kheo, không suy nghĩ ác, không nói ác và không làm ác, thời lấy gì người hiền trí biết được rằng: “ người này là kẻ ngu, không phải bậc chân nhân?” Vì rằng, này các Tỷ - kheo, người ngu suy nghĩ ác, nói ác và làm ác, nên người hiền trí biết được :“ người này là kẻ ngu, không phải bậc chân nhân”. Có những pháp này, này các Tỷ- kheo, là đặc tính của người ngu, là tướng trạng của người ngu, là ấn tích của người ngu.

Có ba pháp này, các Tỷ- kheo, là đặc tính của người hiền trí, là tướng trạng của người hiền trí, là ẩn tích của người hiền trí. Thế nào là ba? Ở đây này các Tỷ- kheo, người hiền trí suy nghĩ thiện, nói thiện và làm thiện. Nếu người hiền trí này, này các Tỷ- kheo, không suy nghĩ thiện, không nói thiện và không làm thiện, thời lấy gì người hiền trí kia biết được: “ người này là người hiền trí, bậc chân nhân?”. Vì rằng, này các Tỷ- kheo, người hiền trí suy nghĩ thiện, nói thiện và làm thiện , nên người hiền trí kia biết được: “ người này là người hiền trí,bậc chân nhân”. Có những pháp này, này các Tỷ- kheo, là đặc tính của người hiền trí, là ấn tích của người hiền trí” (Tăng Chi Bộ kinh, tập1, Chương 3 : Ba pháp, phẩm Người ngu)

Như vậy, từ một quan sát về hành vi nhỏ, nhà mua suy đoán các đặc tính về lối sống của cô gái. Việc lối sống không mang tính hai mặt là một điểm đặc biệt, không phải dễ kiếm. Vua nghĩ rằng nàng có thể làm hoàng hậu cho mình. Như thế, chỉ nhờ việc cẩn thận trong những việc nhỏ nhặt mà cô gái được nhà vua phong làm hoàng hậu.

Các suy luận thực tiễn và hướng tới lợi ích như vậy cũng là một đặc điểm của Phật học. Ngày nay, phim, tiểu thuyết, báo chí…luôn nói tới “ tình yêu” trong việc tiến tới ngôn nhân, xem đó như là điều kiện tiên quyết và là yếu tố giải quyết mọi vấn đề. Nếu hỏi “ có tình yêu để làm gì?”, câu trả lời hẳn phải là “ để gia đình hạnh phúc”. Vậy thì hạnh phúc mới là cái cần phải quan tâm. Tuy nhiên, hạnh phúc cần nhiều yếu tố, mà trong đó “ tình yêu” chỉ là một. Phật học chỉ cho người ta cách suy nghĩ thực tế hơn, quan sát nếp sống của người mà ta định chọn để lập gia đình: người này có mạnh khoẻ không? Ăn ở có sạch sẽ không? Nếp sống có giới đức hay không?

Nhà vua, sau khi biết được nữ nhân này chưa thuộc sở hữu của ai, bèn cho gọi nữ nhân ấy đến và đặt vào địa vị hoàng hậu. Nàng trở thành người vua yêu thương và ưa thích. Khong bao lâu nàng sanh được người con trai. Nhà vua đặt người con trai nàng lên làm chuyển luân vương.

Sau khi có các phỏng đoán như vậy, vua tiến hành kiểm tra các phỏng đoán này, đặc biệt là việc cô đã có gia đình hay chưa. Các suy đoán cần phải được kiểm nghiệm bằng thực tế. Sau khi đã kiểm tra tất cả, vua cưới nàng làm vợ.

Bồ- tát khi nghe câu chuyện về sự may mắn của nàng, dùng cơ hội này thưa với nhà vua: Phàm việc gì cần phải làm cho được tốt đẹp, sao lại không cho học tập. Sự việc này ,do nữ nhân này có công đức lớn khi giải toả sự bức bách của thân, vẫn biết tránh các lỗi lầm và nguy hại của lỗi lầm, biết dùng phương tiện che đậy, khiến nhà vui đẹp lòng và ban cho nàng phước lợi như vậy!.

Nhà vua khi cưới hoàng hậu, chỉ mới có nhận xét về đặc tính cẩn thận của nàng ở chỗ riêng tư. Bồ- tát- ở đây, trong văn cảnh của Jàtaka, chính là để chỉ một tiền thân của Đức Phật Thích Ca- không dè bỉu, không hạ thấp sự may mắn của cô gái nhà quê. Không cho rằng cô là…mèo mù vớ cá rán. Ngài tuỳ hỷ công đức, vui khi thấy người khác làm điều lành. Ngài vui khi thấy được công đức của cô gái và vui theo niềm vui của cô gái. Đây chính là con đường vương giả trong việc tích luỹ công đức. Chia sẻ tài sản, cúng dường người có đức…đều đem lại công đức. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là : làm sao để có công đức nhiều nhất mà cố gắng ít nhất? Phật học đã chỉ ra một phương pháp… chẳng cần làm gì cả mà vẫn có công đức. Đó chính là tuỳ hỷ công đức. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết: mỗi ngày tôi chọn một niềm vui. Nếu tuỳ hỷ công đức, mỗi ngày bạn sẽ không phải chỉ có một mà có vô số niềm vui vì trong ngày, chắc chắn bạn sẽ gặp niềm vui của rất nhiều người. Có truyền thống Phật giáo còn định lượng hẳn hoi: nếu vui theo niềm vui của người có sự tự điều chỉnh cao hơn mình thì mình sẽ được một nửa công đức đó. Nếu vui theo niềm vui của người có sự tự điều chỉnh kém hơn mình thì mình sẽ có công đức… gấp đôi người đó. Bồ -tát nhân câu chuyện của hoàng hậu, nâng nó lên thành một bài học phổ quát hơn để giúp ích cho nhiều người hơn. Theo ngài, mọi việc, dù ở nơi riêng tư, cũng cần phải làm cho tốt đẹp.

Nói xong, để tán thán mọi việc cần phải làm cho được tốt đẹp, Bồ- tát nói lên bài kệ:

Hãy học điều cần học
Dẫu có kẻ cứng đầu
Kẻ quê khéo tiểu tiện
Làm đẹp lòng nhà vua.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Hãy thử lấy mắt Đạo Học nhìn Khoa Học

    19/03/2019Thượng tọa Thích Thông Huệ (1)Người ta nghĩ Khoa học chính là nền tảng của tiến bộ, phải là thước đo cho mọi tiến bộ. Người ta lấy mắt Khoa học nhìn vào mọi chuyện để định hay dở, đôi khi phải trái. Thế nhưng, cùng với cao độ của nền kinh tế thế giới nhờ Khoa học, những thống khổ của con người - thương vong và tử vong vì chiến tranh lan rộng, giết chóc, tàn phá, chạy chốn, giam cầm,tra tấn, tù đầy, căm thù, báo oán, đói khổ, phá hoại môi sinh..- vẫn không giảm sút, mà chỉ có chiều hướng gia tăng
  • Muốn tồn tại thì phải học, và học để sống tốt hơn

    07/08/2018Tiến sỹ Nguyễn Hữu LamTổ chức được xem là một "cơ thể sống" thường xuyên phải hoàn thiện. Do vậy, tổ chức phải tạo ra những cơ hội để mọi thành viên liên tục học tập, chia sẻ kiến thức tích lũy được để giải quyết vấn đề cụ thể của tổ chức.
  • Giáo dục Mỹ: Học để biết…tự học

    01/07/2016Hoa LưCác nền giáo dục văn minh thường hướng theo cách dạy trong trường sao cho đứa trẻ học để ra đời biết cách tự học…
  • Khoa học phức hợp – khoa học của thế kỷ 21

    22/04/2016CC biên dịch“Tôi tin chắc rằng những quốc gia thiện dụng khoa học phức hợp sẽ trở thành những siêu cường về kinh tế, văn hóa và chính trị trong thế kỷ 21” . Phát biểu trên của Heinz R. Pagels tác giả cuốn sách – Mơ ước của lý trí: Máy tính và sự phát nguyên của khoa học phức hợp là một lời kêu gọi các nhà khoa học, công nghệ và các nhà hoạch định chính sách nghiên cứu và triển khai khoa học phức hợp...
  • Sự học & đại học

    18/09/2013Tô Vĩnh Hà (ĐH Khoa học Huế)Liệu Cổng trường Đại học có nhất thiết phải là Con đường Duy nhất? Đây là một câu hỏi không phải là quá khó để trả lời, nếu xét theo cách duy lý của cuộc đời, nhưng là câu hỏi cực khó với thân phận của con người.
  • Học tại chức thời @

    30/12/2010Hà ThanhDưới đây là những điều có thật ghi được tại một lớp tại chức mà chính người viết tham dự. Có một thực tế là những lớp học như thế này đang hết sức phổ biến tại các giảng đường đại học, khi mà "căn bệnh" sính bằng cấp vẫn còn tồn tại...
  • Tiên học lễ, hậu học văn

    17/12/2010V. HKhẩu hiệu trên thường được treo trang trọng tại khắp các trường học trên cả nước, song việc triển khai, áp dụng cụ thể vào chương trình học tập thì dường như ít nơi để ý tới...
  • Đại học hay học đại?

    15/06/2010Nguyễn Lân DũngThành tích xây dựng hệ thống các trường đại học cao đẳng ở nước ta là rất lớn. Nhưng về chất lượng đào tạo thì quả thật là có quá nhiều vấn đề cần bàn.
  • Học hỏi từ câu chuyện về các nhà khoa học đoạt giải Nobel

    27/05/2010Trần Thanh Sơn – Trần Nhật Minhgay từ nhỏ, Einstein đã tỏ ra mình không giống những đứa trẻ khác, đến 3 tuổi vẫn chưa biết nói, cũng không khóc ầm ĩ, vô cùng yên lặng. lúc nào cậu cũng ngồi lặng lẽ quan sát thật kỹ những thứ mình thích, hoặc trốn vào một góc suy nghĩ. Cha mẹ cậu thậm chí còn lo lắng trí não của cậu không bình thường, để giúp đỡ ông nói chuyện, dù không giàu có nhưng họ cũng vẫn bỏ tiền thuê người giúp việc...
  • Học để biết hay học để làm

    23/01/2009Giang Phú Cường

    Khi còn bé chúng ta thường được ba mẹ khuyên rằng: "Con ơi cố học để biết thật nhiều, để thi tốt, để đạt điểm cao ". Ta lớn lên với tâm thế, học để lấy kiến thức là chính. Học để biết thật nhiều, nhưng học để biết liệu đã đủ, hay chăng chúng ta cần học để làm nhiều hơn...

  • Học để làm người và học để sống với nhau

    23/05/2007Sự mở rộng kinh tế thị trường vừa tạo điều kiện vật chất cho con người nhưng cũng đang tạo ra những thách thức gay gắt về đạo lý, về cách hưởng thụ văn hóa và thành tựu của văn minh, khoa học kỹ thuật. Đổi mới giáo dục ở nước ta nhất thiết phải bắt đầu từ bên trên, từ chuyển động ở cấp vĩ mô...

  • Bill Gates nói về Học đại học

    07/07/2005Phó Thiên TùngBuổi đến thăm và tâm sự của Bill Gates với học sinh trung học Trung Quốc, 1/7/2004. Hơn 2000 học sinh trung học thực nghiệm thuộc trường đại học sư phạm Bắc Kinh đã dành cho thần tượng của mình những tràng vỗ tay nhiệt liệt nhất...
  • Triết học học đường

    07/02/2006Đỗ Anh ThơĐề cập tới hai chữ “triết học”, các em học sinh sinh viên đều có một cách nhìn giống nhau, cho rằng đây là một môn học khô khan, trừu tượng , khó hiểu. Do đó phần lớn thời gian khi ngồi trên ghế nhà trường các em đều học một cách đối phó, bị động, học thuộc lòng, không hề có chút nào động não...
  • Cơn khát bằng cấp, học hàm, học vị

    14/11/2005GS. Hồ Ngọc ĐạiNhân loại đang cơn khát tư hữu và cơn khát quyền lực. Cơn khát ấy là chuyện tất nhiên, nó thế là nó thế, không nên đặt ra vấn đề tốt xấu, sang hèn (mà có chăng thì chỉ ở cách thức thỏa mãn thôi)...
  • Cần một phương pháp học ở đại học

    31/08/2005Nguyễn PhanĐã nộp xong luận văn và chỉ hơn một tuần sau sẽ bảo vệ tốt nghiệp tại khoa xây dựng (ĐH Bách khoa, ĐHQG TP.HCM), nhưng SV Đ.H.T. (khóa 99) đã đột ngột ra đi. Kết luận sau khi giám định pháp y cho thấy SV T. đã chết vì nhồi máu cơ tim. Hậu quả tất yếu của việc học căng thẳng và không khoa học. “Bình thường T. học đến 3g30 sáng và hôm sau ngủ bù đến khi ăn cơm trưa.
  • Khoa học hoá cách suy nghĩ, làm việc, học tập

    13/07/2005Tác giả Đào Văn TiếnCuốn sách do nhà xuất bản Thanh Niên xuất bản năm 1982 với lời tựa của tác giả: "Tặng các bạn thanh niên, niềm hy vọng của đất nước". Mở đầu là lời nói của Vladimia Cuocganop: ".... Nếu thanh niên không quan tâm tới khoa học, xã hội sẽ nhanh chóng suy thoái về văn hóa và vật chất..."
  • Học những gì và học thế nào?

    06/07/2005Trần Trọng Gia VinhMột doanh nhân trẻ, chủ một doanh nghiệp tư nhân có tinh thần cầu tiến. Và mặc cho áp lực công việc hằng ngày, anh vẫn thu xếp để tham gia vào một chương trình đại học tại chức vào buổi tối. Tuy nhiên, anh luôn cómột câu hỏi: “Liệu sẽ ứng dụng những cái gì học được vào công việc quản lý như thế nào?”. Câu hỏi đó từ hơn hai năm qua vẫn chưa có lời giải đáp.
  • Giáo dục Việt Nam phải học lại cách học và cách dạy

    11/11/2003Việt Nam muốn phát triển nhanh thì phải học lại cách học và cách dạy theo hướng tích cực, chủ động và sáng tạo từ người học và người dạy. Chúng ta hết sức tránh khuynh hướng học thụ động, "tầm chương, trích cú" theo kiểu "thầy đồ nho"...
  • Gán nhãn chất lượng cho học hiệu, học hàm

    03/11/2003Trong nhiều năm qua đã có biết bao bài viết phân tích nguyên nhân làm nền giáo dục của chúng ta, phổ thông cũng như đại học, có chất lượng yếu kém. Nhưng hình như chưa mấy ai nhấn mạnh đúng mức tới vai trò đặc biệt quan trọng của những nhà khoa học, những người thầy trong việc nâng cao chất lượng giáo dục...
  • Học sinh trung học muốn gì: “Hãy lắng nghe chúng em”

    20/08/2003“Đau lòng lắm khi nhìn những hiện tượng dạy và học đó” - một cô bé học sinh Quảng Ninh đã phát biểu như vậy. Hãy lắng nghe các em nói và nhìn lại trách nhiệm của người lớn – đó là nội dung chính của diễn đàn “Chúng em nói về giáo dục” được tổ chức từ 18 đến 20-8 tại Hà Nội với sự tham gia của 160 em từ 10 - 17 tuổi đến từ 11 tỉnh thành. Đây là một cơ hội hiếm có để các em nói về những suy nghĩ của chính mình...
  • Từ học để biết đến học để biết làm

    14/02/2003Nền giáo dục đại học của Việt Nam muốn có hiệu quả thì phải có chương trình đào tạo có chất lượng ngày một cao, nhưng chất lượng này do ai đặt ra? Chúng ta thường quên là sản phẩm mà đại học đào tạo - nghĩa là số sinh viên theo học cấp đại học - không phải là để cho đại học sử dụng mà là để cho xã hội nói chung sử dụng. Thế mà đại học không hề để ý đến phản ứng của xã hội đối với sản phẩm mà mình đào tạo...
  • Điều cơ bản là phát huy nội lực tự học của người học

    10/02/2003Tôi đã đọc bài: "Giáo dục từ xa ở Việt Nam - Vấn đề và triển vọng", đăng trên Nhân Dân điện tử ngày 3-5-2000 của Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn ở Đại học New South Wales, Sydney, Australia (xin đừng nhầm với Giáo sư Phạm Quang Tuấn). Điều đáng mừng là tôi thấy có nhiều điểm nhất trí với tác giả. Tuy nhiên vẫn có những điều vênh nhau.
  • xem toàn bộ