Giáo dục Mỹ: Học để biết…tự học

05:54 CH @ Thứ Sáu - 01 Tháng Bảy, 2016

Các nền giáo dục văn minh thường hướng theo cách dạy trong trường sao cho đứa trẻ học để ra đời biết cách tự học…

Chuyện học bên ta: Biết rồi…khổ lắm, nói mãi

Báo chí nói quá nhiều đến cải cách giáo dục, kêu gọi từ ý kiến của người dân đến trí thức. Nói chuyện với một số bạn trong ngành giáo dục sẽ thấy, viết về cải cách dễ, nói dễ, bàn tới bàn lui dễ, ra nghị quyết dễ, nhưng làm…khó. Người viết bài này từng làm “giáo sư” một thời gian ở Đại học Thăng Long nên cũng hiểu tại sao.

Đứng trước bảng đen, bụi phấn bay mù, học sinh ngủ gật gù, thầy nói khản cả giọng, trời nóng hầm hập, điện đóm phập phù thì chỉ muốn lật giáo án cho nhanh. Mỗi tiết 60 phút thì bớt đi 10 phút hay gộp hai tiết liền để còn chạy sô. Thầy trò nào chả mong trống trường.

Hỏi các em có muốn nghỉ sớm không, cả lớp giơ tay và hò reo, kể cả khi nghe thầy, cô ốm... Học sinh trốn học là vì đến trường chán quá, lại cái ông thầy, “lão” rồi mà chưa vợ, nên hâm hâm, toàn bắt chẹt học trò, ngồi khoanh tay để trên bàn hay cấm cãi.

Thầy “cáo cụ” ra bài tập và bắt các em lên bảng để câu giờ. Học trò cũng khôn chán, chúng cử một đứa giỏi làm vèo vài phút là xong. Thế là thầy chịu, đành nói tiếp để chúng còn…ngủ.

Tại sao thế? Vì cách dạy và học của chúng ta là thầy nói, thầy đọc, trò nghe, trò ghi, trò học thuộc lòng, trò thi lấy điểm và khi ra đời…trò quên. Chuyện này ai cũng biết rồi…khổ lắm, nói mãi. Năm này qua năm khác, người đòi cải cách cứ việc kêu gào, người đứng trên bục giảng và sỹ tử ngồi nghe vẫn như xưa.

Sự học bên Tây: Vui như tết

Tôi có anh bạn có con học ở Mỹ. Anh bạn email kể về “sự học”, mới nghe tôi thấy cũng chướng vì nghĩ anh ta khoe khoang dị hợm. Nhưng vài cái mail, tôi thấy hay hay nên chép lại cho độc giả tham khảo.

Cái trường con anh ta học ngay gần nhà, lại thuộc “xã” bên nên anh muốn cho “thằng cu” vào đó cho tiện. Lúc xin chuyển trường trái tuyến chỉ mong như ở Việt Nam, làm cái phong bì cho cô hiệu trưởng thế là xong.

Nhưng bên Mỹ thì trời ơi, bao nhiêu thủ tục giấy tờ, hối lộ thì đi tù. Trái tuyến xe bus không đón đưa mà mình lại không đút lót được tài xế. Những lúc ấy thấy cho trẻ đi học ở Việt Nam sướng thế (!)

Lúc con vào học rồi anh mới ngỡ ngàng, bên đây không có sách giáo khoa. Thầy cô "tự nghĩ" ra giáo án của mình. Mỗi hôm vài tờ photocopy trong cặp bọn trẻ. Làm toán thì như vẽ hươu vẽ vượn, trong khi môn vẽ thì tha hồ sáng tạo. Hai thằng con nhà anh chỉ biết đến siêu nhân, tầu thủy, máy bay nên vở chằng chịt toàn cảnh đánh nhau kiếm súng, máu đỏ tung tóe. Thế mà cô toàn cho điểm good (tốt).

Anh bạn tôi đau khổ nhất là mỗi tuần có một bài văn luận cho thằng cu lớp 2. Có bài ra như sau “Nếu em là hiệu trưởng thì em sẽ làm gì hôm thứ hai?” hay “Em thức dậy buổi sáng thấy mình bé như cái kẹo thì em sẽ thế nào?”. Thằng bé chịu, hỏi ông bố.

Bố nó đã làm hiệu trưởng bao giờ đâu nhưng cũng bịa, sáng thứ hai thì đến phải chào mọi người, xem công văn (Mỹ làm gì có công văn) và đi vòng quanh trường xem có trộm cắp gì không (trộm cắp Mỹ không tới trường học, ăn gì ở đó). Thằng con cứ thế chép vào vở theo kiểu câu cú nó nghĩ ra.

Bài “cái kẹo” thì ông bố hỏi vặn thằng con, bé như cái kẹo thì cái giầy của con như thế nào, ăn sáng mất nhiều không. Ông tướng con gật gù và thán phục lắm. Đoạn sau nó tự nghĩ ra và viết vào vở.

Không ngờ đến lớp cô giáo cho điểm cao nhất vì có trình độ…sáng tác. Chả hiểu ở lớp có nhiều học sinh được điểm cao như thế không. Có lẽ điểm này là chấm cho ông bố chứ không phải thằng con.

Bé tý mà học sinh, đứa nào cũng có một cuốn vở ghi những cuốn sách truyện đã đọc trong tuần. Mỗi tối phải đọc 15-20 phút truyện rồi mới lơ mơ, ngáp và “Good night, dady”.

Mãi sau bạn tôi đi họp phụ huynh, cô giáo mới bật mí là những bài kiểu đó cần có gia đình tham gia và cũng là cách kiểm tra xem ở nhà bố mẹ có quan tâm đến học hành của trẻ. Cô dạy ở lớp, bố mẹ cùng con học ở nhà và đó chính là gia đình và nhà trường cùng tham gia vào giáo dục, xây dựng nhân cách cho đứa trẻ, dạy chúng tự tư duy, tìm tòi và sáng tạo.

Thấy con mình chỉ một ít điểm khá, còn lại toàn trung bình nên anh lo lắm. Đến báo cô giáo là gia đình bắt các cháu học thêm ở nhà. Cô gạt đi, các cháu đã học từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều, thế là đủ lắm với một đứa trẻ. Nếu có bài tập về nhà thì chỉ làm trong 15 phút. Đọc truyện thì thoải mái. Nhưng học thêm nhồi nhét thì nhà trường không khuyến khích, vì trẻ sẽ chơi vào lúc nào?

Đi học về anh bạn hỏi, ở lớp làm những gì, vở chép của con đâu? Thằng con trợn tròn mắt, chép cái gì hả bố, toàn là tick tick (đánh dấu đúng sai) vào bài tập (trắc nghiệm). Thỉnh thoảng phải tóm tắt câu chuyện đọc trên lớp qua những câu hỏi và trả lời trên một trang giấy không dòng kẻ, chữ như gà bới. Thích viết tay trái, tay phải tùy. “Vẽ” chữ xuôi ngược cũng được.

Bọn trẻ nhà ấy từ bé đi học mẫu giáo đến nay là lớp 3 rồi, ngày nào phải nghỉ học là chúng tiếc lắm. Chúng bảo, ở lớp được “tranh luận” bố ạ. Câu chuyện đọc lên, các câu hỏi được đặt ra. Cô giáo chả phải nói mấy, toàn bọn con tự học, tự tranh cãi và tự cho điểm, vui như tết. Cả lớp quanh vài cái bàn tròn, tha hồ “đấu khẩu”…

Có lẽ bọn trẻ được tham gia vào “giảng dạy” nên thời gian mới qua nhanh thế. Là người trong cuộc nên chúng cảm thấy thú vị. Học mà chơi và chơi mà học có thể là thế chăng?

" Nếu em là hiệu trưởng thì em sẽ dậy sớm, ăn mặc tề chỉnh. Sau đó em sẽ đeo cravat và..."

Thay đổi tận gốc hay hãy thay trên ngọn một tý?

Học như dân ta thì thi Olympic dễ được giải cao, thi vào các trường đại học dễ đỗ và ra đời có bằng cấp. Nhưng bằng cấp cao mà mặt bằng xã hội không cao. Có phải ai cũng đi đại học đâu, chả lẽ 85 triệu dân toàn là giáo sư, lấy ai quét rác, đào cống, xây cầu.

Có lẽ vì thế các nền giáo dục văn minh thường hướng theo cách dạy trong trường sao cho đứa trẻ học để ra đời biết cách tự học tiếp. Có thể không có bằng cấp gì nhưng vì biết tự học, tự tìm hiểu thì gặp chuyện gì khó khăn con người ta sẽ biết tìm lối thoát. Ở ta, gọi là “giải quyết những vấn đề từ thực tiễn”…

Nước Nhật sau 30 năm chiến tranh đã trở thành cường quốc kinh tế vì đơn giản họ rất coi trọng giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, hướng tới dạy con người cách suy nghĩ, sáng tạo và tự học trong suốt quãng đời còn lại sau khi ra trường.

Có 20.000 tiến sỹ, gấp đôi hay gấp ba thế nữa, nhưng cả dân tộc 85 triệu người không biết cách tự học sau khi ra trường thì coi như chiến lược giáo dục đã thất bại.

Có lẽ cách giáo dục trên của Mỹ nhằm tạo ra đứa trẻ có trí thông minh, biết xử lý tình huống hợp lý hơn là một cậu học sinh, tinh thông kim cổ, nhưng lóng ngóng không biết luộc quả trứng lòng đào hay rửa cái bát cho sạch.

Kêu gọi thay đổi giáo dục tận gốc thì cao siêu quá. Thay gốc thì ai sẽ làm cái gốc tiếp theo đây. Để rồi khi vào ngồi vào ghế của Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân hay đứng trước giảng đường mới thấy cái gốc mới ấy cũng khó nhằn.

Tuy vậy, thay đi chút trên ngọn, giáo dục không hướng tới bằng cấp mà dậy cho thế hệ trẻ biết cách tự học. Biết đâu mình lại vượt Mỹ cũng nên vì dân ta vốn thông minh và nhanh nhẹn hơn người…

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Dạy sai có thể khiến cả một dân tộc sai lầm

    30/07/2018“Hiện nay từ đào tạo mẫu giáo đến đào tạo tiến sĩ phương pháp dạy đều giống nhau. Cách làm này sẽ thủ tiêu sức sống cá nhân. Cứ học dồn, cứ nghĩ rằng làm trước là xong mà không thấy chất lượng cuộc sống của mỗi giai đoạn một khác... Bản thân tôi cả một đời dạy học. Với tôi, “trẻ em là cứu tinh của dân tộc”. Giáo sư Hồ Ngọc Đại trăn trở.
  • Thư của một thầy giáo gửi học trò nhân ngày 20-11

    19/11/2017Lê Thị Liên HoanTuy vẫn tôn trọng những thứ đó, nhưng Tý ơi, thầy nói thật với em nếu mấy chục năm dạy học, thầy chất tất cả các món quà ấy trong phòng thì chắc chắn thầy đã ở trên nóc nhà từ lâu rồi, do nhà thầy rất bé.
  • Phát triển hứng thú học văn từ góc độ tâm lý học

    07/04/2016Đỗ Tiến Sĩ (Giáo viên trường THPT Yên Lãng - Vĩnh Phúc)Văn học nhà trường là vấn đề bức xúc thời sự khiến cả xã hội quan tâm. Mục tiêu của giáo dục hiện đại là phát triển và hoàn thiện nhân cách con người. Đã đến lúc chúng ta phải thay đổi cách nhìn về con người,về giáo dục con người, trong đó có vấn đề dạy và học văn - một môn học hướng con người vươn tới chân, thiện, mỹ trong quá trình phát triển nhân cách...
  • Biết người, cần biết cả… ta

    06/01/2009GS-TSKH Lê Ngọc TràTiếp tục bước trên sân chơi quốc tế 2009, chúng ta vừa phải nhập cuộc, vừa phải tỉnh táo biết mình là ai, không thu mình lại, không bắt chước rập khuôn. Làm thế nào để tiếp nhận và lên qua làn sóng toàn cầu. Đó là thách thức đối với giáo dục Việt Nam, trước hết là với những người có trách nhiệm lãnh đạo, với nhà quản lý giáo dục hiện nay.
  • Cần sự nổi dậy của tư duy giáo dục

    22/12/2008Bùi Hoàng Tám (Thực hiện)Loạn trường đại học, loạn giáo sư, loạn tiến sỹ… là thực trạng buồn của giáo dục Việt Nam. Thế nhưng, cái cần “nổi loạn” nhất là sự nổi loạn của tư duy thì lại trì trệ, lại không dám, chỉ biết cam chịu - GS. TSKH Hồ Ngọc Đại bày tỏ.
  • Trước hết phải biết yêu thương

    21/11/2008Thầy Văn Như Cương (đã ngoài 70 tuổi) và giảng viên trẻ Mai Quốc Khánh (mới ngoài 20 tuổi) đã cùng tham gia cuộc đối thoại thế hệ kỳ này, nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11.
  • Phương pháp tiếp cận nhân văn: nhân cách người dạy - nhân cách người học

    21/12/2006Phạm Minh HạcCách tiếp cận nhân văn trong giáo dục, trong nhà trường, trong phương pháp dạy-học gắn liền vôi cách tiếp cận giá trị là một quy luật tổng quát trong xã hội có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trước hết mỗi một con người, mỗi một hoạt động như hoạt động dạy và hoạt động học ở đây, mỗi một cuộc sống riêng của cá thể người phải được coi là một giá trị, mà trong thời cổ đại Protagor (khoảng 490 - 420 TCN) đã coi "con người là thước đo của vạn vật".
  • Học chỉ cốt lấy điểm cao

    01/01/1900Thu LinhThách thức của giáo dục là thách thức của phát triển. Kinh nghiệm thành công trong mở cửa để phát triển của các nước đi trước đã khẳng định điều này. Việt nam là dân tộc có truyền thống hiếu học
  • Thiên đường của trái tim

    07/10/2005Là một nhà giáo dục, nhà tư tưởng và nhà văn, Komensky đã để lại những tác phẩm có giá trị tư tưởng lớn. Các chuyên gia sư phạm coi Komensky là người đặt nền móng cho lý luận dạy học tiên tiến hiện đại. Những nhận định của ông về xã hội, về con người và cuộc đời… vẫn giữ nguyên tính thời sự và đầy sức thuyết phục. Những ước mơ của ông về một thế giới công bằng của những con người biết hành động theo lẽ phải và ánh sáng của trí tuệ, những khát vọng của ông về một thiên đường “nơi mà cái thiện sẽ ngự trị trong trái tim của mọi người” mãi mãi sẽ còn là mục tiêu hướng tới của các thế hệ...
  • Học như vẹt!

    02/07/2005Lê Vương Kiều TrangVới cái nhìn của một người trong cuộc đang trực tiếp giảng dạy môn lịch sử ở nhà trường phổ thông, tôi cho rằng học sinh bây giờ không nhớ, không hiểu sử và không thích học môn lịch sử là kết quả tất yếu của cách dạy - học - thi cử hiện nay.
  • Dạy học theo tình huống

    24/11/2003Đó là hai trong những vấn đề mà ngành giáo dục (GD) Nhật Bản đặt ra cho học sinh (HS) của họ từ cách đây hơn nửa thế kỷ. Trong quản lý GD và quản lý dạy học, ngành GD Singapore và Hàn Quốc cách đây rất lâu cũng đề ra một yêu cầu chặt chẽ: “cần có cái gì đây để phân biệt một bên là thợ dạy, bên kia là thầy giáo; một bên là thợ học, bên kia là HS”. Với họ, không thể đánh đồng giữa thợ với thầy, giữa người học theo lối “cầm tay chỉ việc” với người học theo kiểu tìm tòi nghiên cứu...
  • Phát triển trí tuệ trong nhà trường

    21/11/2003Trí tuệ là một thuật ngữ rất lâu đời, song giờ đây khi loài người bước vào thế kỷ 21 với một nền kinh tế tri thức, nhiều nước đã đưa việc đào tạo con người có trí tuệ vào các nguyên tắc và mục tiêu giáo dục. Trí tuệ đòi hỏi tri thức, hay kiến thức song tâm điểm của trí tuệ là cái tri thức ngầm, không chính thức, học được ở trường đời chứ không phải là loại kiến thức hiển lộ được dạy chính thức trong nhà trường...
  • Để có chất lượng cần nhất là cái tâm của người thầy

    20/11/2003Tại cuộc gặp mặt với các đại biểu Quốc hội trong ngành giáo dục (GD) ngày 29-10-2003, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Minh Hiển đã cho biết quy mô học sinh (HS) ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông đều tăng hơn năm trước và sẽ tiếp tục tăng nữa. Như vậy, ngành GD-ĐT sẽ vẫn phải tiếp tục giải một bài toán khó và ngân sách dành cho GD, cơ sở vật chất trường lớp cũng như đội ngũ giáo viên ...
  • Để có phương pháp dạy học tích cực

    25/10/2003Nói phương pháp dạy học tích cực là bao hàm tất cả những phương pháp dạy học hiện đại có hiệu quả để phân biệt với các phương pháp dạy học lạc hậu, tiêu cực, kém hiệu quả đang tồn tại trong nhiều nhà trường chúng ta hiện nay...
  • Trường lớp châu Á

    10/02/2003Dự đoán của hai báo Asiaweek và The Christian Science Monitor về viễn cảnh trường lớp châu Á sẽ thay đổi ra sao trong thế kỷ tới
  • xem toàn bộ