Gạch nối giữa giáo dục và tự do

11:52 SA @ Thứ Hai - 30 Tháng Mười, 2017

Hôm nay một cuộc khảo sát trên tờ tạp chí khoa học Health Affairs xác nhận “giáo dục” là yếu tố quan trọng trong dự đoán số tuổi của con người. Một người xong đại học có tuổi thọ khoảng 10 năm lâu hơn là một người chỉ mới học xong trung học (kiểu ra chợ mua bằng cấp ở VN không tính).

Tôi thường nghĩ là người làm việc lao động linh hoạt hơn với cơ bắp và không phải bận rộn với suy tư, áp lực từ trí tuệ chắc phải sống lâu hơn. Nhưng tôi lầm và cuộc khảo sát này cho thấy tiềm năng của giáo dục cao hơn chúng ta nghĩ. Ai cũng biết là “giáo dục” thường gia tăng lợi tức của một nhân viên ở Mỹ khoảng $6,000 cho mỗi năm học trên cấp đại học. Theo cảm nhận cá nhân, tôi nghĩ giáo dục cũng sẽ đem lại cho mình một tâm linh sâu đậm hơn, một tinh thần mạnh mẽ hơn (vì con người thường sợ hãi những điều họ không biết). Thêm vào đó, tôi nghĩ một người học thức thường cư xử văn minh hơn với đồng loại.

Tóm lại trong 6 yếu tố (sức khỏe, trí tuệ, tâm linh, tinh thần, xã hội, tài chánh) mà tôi cho rằng quan trọng trong cuộc sống hạnh phúc, trí tuệ đóng góp một phần đáng kể. Cái đòi hỏi của bao tử và hormone rất cần thiết (một người đói dài sẽ bỏ quên mọi thứ khác); nhưng muốn cuộc đời thăng hoa đúng nghĩa, chúng ta cần trí tuệ.

Cho nên khi Mao Trạch Đông gọi “trí thức là đống phân” hay khi Pol Pot diệt chủng để đưa đồng loại về thời ăn lông ở lỗ (vì giáo dục làm hư con người) hay khi chủ thuyết “tam vô” của đảng Lao Động TQ (vô tổ quốc, vô gia đình, vô tôn giáo) được hô hào khắp năm châu, tôi đã nghĩ chắc mình sống nhầm thế kỷ. Mọi người thì đã phải im lặng ngao ngán vì quá sợ hãi trước cái ngạo mạn của bạo lực.

Tuy nhiên, trời sẽ lại sáng và giáo dục phải là vũ khí bén nhọn nhất của người yếu thế. Kiến thức trên đám mây của Google là ánh mặt trời đang soi sáng cho nhân loại. Tôi không tin vào một siêu nhân hay một anh hùng nào sẽ xuất hiện để thay đổi thời thế. Đây là việc làm của từng người, gieo rắc kiến thức, khoa học…mỗi ngày vào từng cá nhân một trong xã hội; bắt đầu với những người thân yêu và các bằng hữu. Chúng ta sẽ nói KHÔNG với sự ngu xuẩn, dối trá và bất nhân. Đó cũng là lý do tại sao tôi cho việc tiếp cận với kiến thức Internet của các trẻ vừa lớn quan trọng hơn bất cứ chương trình nào của quốc gia này.

Với giáo dục, chúng ta khỏe mạnh hơn (không ăn nhậu bừa bãi và tự đầu độc), chúng ta sáng suốt hơn (không bị những lời hoa mỹ bịp), thương người khác nhiều hơn (vì chúng ta biết so sánh chínhmình với thế giới) và gần với Thượng Đế hơn (khi biết đọc và tìm hiểu thêm về văn hóa nghệ thuật). Quên, chúng ta cũng giàu hơn (nếu không lúc này thì sẽ có một ngày). Trên hết, một người có “giáo dục” là một con người tự do đúng nghĩa.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Không chi bằng học

    26/05/2013Lê Ngọc Sơn thực hiệnTheo tôi, thanh niên bây giờ phải làm nhiều việc nhưng trước hết phải học. Học thực sự, học có mục đích để giúp ích cho bản thân và cho đất nước. Vì vậy, tôi muốn nhấn mạnh đến việc chúng ta cần một nền giáo dục "trung thực, lành mạnh, tiên tiến"...
  • "Lẽ thường" và "lẽ biến" trong đời nhà giáo

    26/06/2019Phạm ToànMột cuộc cải cách giáo dục tử tế sẽ phải giúp cho nhà giáo sống có chất lượng nhất toàn bộ những ngày lao động bình thường của đời mình...
  • Có giáo dục mà vẫn đáng ghét

    04/03/2020Thảo HảoCó những tài liệu in đã lâu, nhưng tính thời sự và đúng đắn của chúng vẫn còn thích hợp với ngày hôm nay. Nếu chúng ta đọc được, và đưa ra cho mọi người cùng đọc (thay vì giữ riêng làm tài liệu), thì đó là một cách tiết kiệm chất xám, của người đi trước, cho người đi sau...
  • “Làm giàu” là ”Lý tưởng” cần giáo dục cho tuổi trẻ sao?

    26/09/2019GS. Tương LaiTôi không nghĩ vậy. Vì thế, xin được traođổi đôi điều về vấn đề rất hệ trọng này.
  • Chúng ta muốn dạy con mình thành người như thế nào?

    22/04/2018Ngô Tự LậpMuốn có một nền giáo dục tốt thì phải có một triết lý giáo dục đúng đắn. Điều này không phải bàn cãi. Tầm quan trọng của triết lý giáo dục đã được nhiều tác giả, trong đó có tôi, bàn đến trong nhiều dịp khác nhau. Nhà văn Nguyên Ngọc, chẳng hạn, viết trong bài "Triết lý giáo dục: Đã đúng đắn chưa?": "Triết lý giáo dục chi phối, chỉ đạo toàn bộ các khâu, các lĩnh vực cụ thể của giáo dục...
  • Hôm nay con học được điều gì?

    04/07/2016HoanDesign (Hà Nội)Rất nhiều câu hỏi liên quan đến giáo dục Đại học nhưng dường như thay cái ngọn đó chỉ là giải pháp tình thế. Ngồi trên xe bus về nhà, tôi suy nghĩ thêm một chút. Có lẽ phải thay đổi từ cái gốc là việc giáo dục con cái từ lúc nhỏ.
  • Tự xét mình, ngẫm thấy...

    15/10/2015Nguyễn Chí ThànhNhìn mọi sự ở đời, anh thường truy nguyên nguồn gốc rồi triết lý. Rất hay nhắc câu nói của triết gia cổ Hy Lạp Socrates: “Phải tự xét mình, vì sống mà không suy xét không đáng gọi là sống”...
  • Con người tự do là đích đến của giáo dục

    22/09/2015Lê Ngọc Sơn thực hiệnTuy nhiên, nếu bắt buộc phải gọi tên một khủng hoảng thế hệ, thì có lẽ đó là việc phần lớn người trẻ đã để mặc đời sống vật chất cuốn đi mà không nhận ra đang có khủng hoảng về các giá trị tinh thần. Nói một cách khó nhọc và tù mù kiểu truyền thống thì đó là cuộc khủng hoảng không có khủng hoảng. Tức là anh bình chân như vại, vô cảm với các giá trị tinh thần.
  • Bàn về “Cái vô lý” và “Cái thiếu hiểu biết” trong xã hội

    01/07/2015Vũ Duy PhúLâu nay, những ai quan tâm đến cải cách giáo dục, đều thấy rõ tầm quan trọng của việc xác định “Triết lý Giáo dục". Có lẽ cũng không thừa, nếu nói một chút về khái niệm Triết lý nói chung...
  • Khủng hoảng giáo dục là do không có triết lý giáo dục

    17/04/2014Nhà giáo Ưu tú, TS Lê Vinh DanhTS Lê Vinh Danh thu hút tôi vào một hướng khác, đó là những suy tư của ông đối với nền giáo dục nước nhà. Ông cho rằng khủng hoảng lớn nhất của hệ thống giáo dục VN trong vòng 60 năm qua là việc không chỉ ra được triết lý của nền giáo dục...
  • Không yêu lịch sử dân tộc là con người không có tâm hồn

    13/02/2014Hà Văn ThùyĐó là cách làm tàn hại nhất với con người. Con người, với tư cách một tiểu vũ trụ duy nhất, trước hết phải được nuôi dạy thành CON NGƯỜI chứ không phải thành những công cụ cho bất cứ mục địch kiếm lợi nào. Cố nhiên, con người phải kiếm sống, nhưng anh ta phải được kiếm sống với tư cách CON NGƯỜI. Vì vậy, ngoài phần xác cùng kỹ năng kiếm tiền, anh ta phải được đào tạo để có một tâm hồn cao thượng, một vốn tri thức phong phú về văn, về nhạc, về họa… những thứ không trực tiếp làm ra tiền nhưng giúp anh ta sống như con người có nhân cách!
  • "Nên tạo môi trường tự do học thuật….”

    26/08/2013Lâm Tuyền thực hiệnTôi rất thích câu châm ngôn của người Ấn Độ: “Thà đốt một que diêm còn hơn là ngồi yên nguyền rủa bóng tối”. Góp sức vào đổi mới giáo dục bằng những việc có thể là nhỏ,  nhưng thiết thực...
  • “Nền giáo dục nước mình còn… nghênh ngang lắm”

    23/08/2013“…phải cố ngăn mình đừng nản, vì quả thật là rất dễ nản. Bởi nỗi, nền giáo dục nước mình, tôi thấy nó vẫn còn có vẻ “nghênh ngang” lắm, thế nên mới khó dịch chuyển…”
  • Nghĩ về nâng cao dân trí!

    14/06/2012Thành LuậnCó những sự việc xảy ra gần đây khiến nhiều người không khỏi nghĩ về dân trí và nâng cao dân trí...
  • Giáo dục khai sáng

    01/09/2011TS. Hồ Thiệu HùngNgày khai giảng năm học mới đang đến gần. Guồng máy giáo dục sẽ lại được
    huy động hết công suất cho việc dạy và học. Trong bối cảnh giáo dục
    “phải đổi mới căn bản và toàn diện” nhằm phục vụ công cuộc đào tạo nguồn
    nhân lực, tương lai của nước nhà đang được định hình qua tầm vóc trí
    tuệ và bản lĩnh của thế hệ ngồi trên ghế nhà trường hôm nay. Tầm vóc này
    phụ thuộc vào mức độ được khai sáng của thế hệ trẻ.
  • Tinh thần Đại học

    28/06/2011Nguyễn Thị Từ HuyNhững suy nghĩ trong bài viết này tập trung xung quanh một vấn đề: thế nào là tinh thần đại học. Những gì được nói ra ở đây cũng không phải là mới mẻ, tuy thế dường như đã bị lãng quên hay chưa được ý thức đầy đủ. Những suy nghĩ này cũng không có tham vọng bao quát hết mọi phương diện, mà chỉ dừng lại ở những phương diện đã không còn gây tranh cãi khi các nhà giáo dục thế giới đề cập đến giáo dục đại học...
  • Thay đổi cho đại học thế kỷ 21

    19/06/2011Thanh TuấnNhững thay đổi của xã hội hiện đại đòi hỏi cách tiếp cận mới đối với đại học (ĐH) thế kỷ 21. Cuộc hội thảo quốc tế với chủ đề “ĐH nào cho thế kỷ 21?” do Trung tâm giáo dục Trí Việt tổ chức trong hai ngày 16 và17-10 tại TP.HCM đi tìm câu trả lời...
  • xem toàn bộ